Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn - 3


hưởng xấu đến uy tín và mất đi sự hậu thuẫn tài chính từ phía ngân hàng. Do đó, BLNH mang hàm ý đốc thúc việc thực hiện hơn là bồi thường.

Chức năng bồi thường: khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết thì người thụ hưởng sẽ được nhận bồi thường cho những thiệt hại phát sinh.

Công cụ tài trợ: BLNH không chỉ là công cụ bảo đảm cho người thụ hưởng mà còn là công cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho bên được bảo lãnh. Trong nhiều trường hợp, thông qua BLNH, bên được bảo lãnh không phải ký quỹ, được thu hồi vốn nhanh, được vay nợ, được ứng trước, được kéo dài thời gian thanh toán,….vì vậy, dù không trực tiếp cấp vốn nhưng vẫn đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp.

1.1.2.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàngĐối với nền kinh tế‌

Sự tồn tại BLNH là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. BLNH thực sự trở thành công cụ thông dụng đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính, trong các giao dịch tài chính lẫn phi tài chính, giao dịch thương mại lẫn phi thương mại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Góp phần đẩy mạnh tín dụng thương mại giữa các đối tác và có tác dụng giải quyết đáng kể nhu cầu về vốn trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế do đó gia tăng sự hợp tác kinh tế trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới.

Đối với ngân hàng bảo lãnh

Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh, đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ và chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch


vụ của các ngân hàng hiện nay. Bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Mặt khác, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh giúp ngân hàng làm tốt hơn chính sách khách hàng, vừa giúp ngân hàng gắn bó với khách hàng truyền thống, vừa thu hút khách hàng mới. Ngoài ra, bảo lãnh nâng cao uy tín và tăng cường quan hệ của ngân hàng đặc biệt là trên trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh, ngân hàng tạo được thế mạnh, uy tín giúp tăng thêm khách hàng và lợi nhuận.

Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh

Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn - 3

BLNH hậu thuẫn cho bên được bảo lãnh: được đối tác tin tưởng hơn, được thuận lợi hơn trong chiếm dụng vốn hợp lý từ người bán, được ứng tiền trước… đồng thời nâng cao trách nhiệm của bên được bảo lãnh về nghĩa vụ họ phải thực hiện.

Đối với bên nhận bảo lãnh

Khi có sự bảo lãnh của ngân hàng, rủi ro đối với khách hàng sẽ giảm thiểu tới mức thấp nhất.

1.1.3. Phân loại bảo lãnh ngân hàng‌

Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân loại BLNH thành nhiều loại khác nhau. Dưới đây đề cập đến một số cách phân loại.

1.1.3.1. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh: 04 loại Bảo lãnh trực tiếp

Ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của bên được bảo lãnh. Sau

khi ngân hàng đã thanh toán cho bên thụ hưởng, ngân hàng có thể trực tiếp truy đòi bên được bảo lãnh. Thường có ba bên tham gia là ngân hàng phát hành bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh ở nước ngoài, có thể xuất hiện một ngân hàng trung gian ở cùng quốc gia, giữ vai trò ngân hàng thông báo, là đại lý của ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh.


Bảo lãnh gián tiếp

Bên được bảo lãnh yêu cầu NHTM phục vụ mình (gọi là Ngân hàng Chỉ thị) đề nghị ngân hàng thứ hai (gọi là Ngân hàng Phát hành) phát hành cam kết bảo lãnh (gọi là bảo lãnh chính) và chuyển cho bên nhận bảo lãnh. Bên được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho Ngân hàng Phát hành; mà Ngân hàng Chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho Ngân hàng Phát hành thông qua một cam kết bảo lãnh đối ứng có các điều khoản quy định như trong bảo lãnh chính nhưng thời hạn bảo lãnh dài hơn. Sau khi đã bồi hoàn cho Ngân hàng Phát hành, Ngân hàng Chỉ thị truy đòi bên được bảo lãnh.

Loại bảo lãnh này được sử dụng chủ yếu trong trường hợp bên nhận bảo lãnh ở nước ngoài và Ngân hàng Phát hành ở cùng quốc gia đó nên quyền lợi của bên thụ hưởng được bảo vệ chắc chắn hơn.

Xác nhận bảo lãnh

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bên xác nhận bảo lãnh) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết xác nhận bảo lãnh.

Đồng bảo lãnh

Là việc hợp vốn để bảo lãnh của từ hai tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh; hoặc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cùng tổ chức tín dụng nước ngoài bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.

1.1.3.2. Căn cứ vào điều kiện thanh toán: 02 loại

Trong thời hạn bảo lãnh, bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh xuất trình yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các hồ sơ, tài liệu, chứng từ kèm theo hợp pháp, hợp lệ (nếu có) thỏa mãn đầy đủ các


điều kiện đã quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc cam kết xác nhận bảo lãnh, chúng ta có 02 loại bảo lãnh là:

Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện

Đây là loại bảo lãnh thanh toán sẽ được thực hiện ngay sau khi ngân hàng nhận được yêu cầu đòi tiền đầu tiên của người thụ hưởng và xem đó như là một lệnh thanh toán không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo.

Loại bảo lãnh này có tính độc lập cao nhất với các giao dịch khác kể cả hợp đồng cơ sở mà theo đó nó được phát hành. Người bão lãnh không được viện dẫn bất cứ lý do gì để từ chối thanh toán do đó loại bảo lãnh này rất được sử dụng rất phổ biến.

Bảo lãnh thanh toán có điều kiện

Đây là loại bảo lãnh mà người thụ hưởng nếu muốn được trả tiền phải xuất trình chứng từ của phía thứ ba hoặc của Tòa án để chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của đối tác.

Loại bảo lãnh này gây ra sự chậm trễ trong thanh toán bồi thường cho người thụ hưởng và các ngân hàng cũng ngần ngại trong việc phát hành loại bảo lãnh này vì họ có thể dây vào những tranh chấp phát sinh giữa các bên trong quan hệ hợp đồng.

1.1.3.3. Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh Bảo lãnh đồng nghĩa vụ‌

Là loại bảo lãnh mà nghĩa vụ của NHTM phát hành bị chi phối bởi quy tắc đồng phạm vi: NHTM và bên được bảo lãnh được xem là cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh là nghĩa vụ đầu tiên; nghĩa vụ của NHTM là bổ sung và được thực hiện khi và chỉ khi nào có bằng cớ xác nhận rằng nghĩa vụ đầu tiên bị vi phạm.

Với loại bảo lãnh này, NHTM phát hành thường can thiệp sâu vào giao dịch giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng, nên ít được sử dụng trong quan hệ quốc tế.

Bảo lãnh độc lập


Cơ chế của bảo lãnh dựa trên hai quy tắc cơ bản là: độc lập và hoàn toàn phù hợp. Nghĩa vụ của NHTM hoàn toàn tách rời với nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng gốc và việc thanh toán chỉ căn cứ vào những điều kiện, điều khoản quy định trong cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên, sự độc lập của loại bảo lãnh này chỉ có tính tương đối và phụ thuộc vào các điều kiện thanh toán đã được quy định trong cam kết bảo lãnh. Loại bảo lãnh này đem lại sự thuận lợi cho bên nhận bảo lãnh và cả NHTM phát hành, nên được sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế.

1.1.3.4. Dựa trên mục đích bảo lãnh

Bảo lãnh vay vốn: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay.

Bảo lãnh thanh toán: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.

Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu) để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm quy định dự thầu mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính tham gia dự thầu thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.


Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc bên được bảo lãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm thỏa thuận về chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.

Các loại bảo lãnh khác: Là các loại bảo lãnh pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế do TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo đề nghị của bên được bảo lãnh.

1.1.4. Cơ sở pháp lý liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh trên thế giới

Đối với các giao dịch bảo lãnh, các ngân hàng hiện nay vẫn chưa nhất trí sử dụng một bộ quy tắc thống nhất nào cả. Ví dụ như các ngân hàng ở các nước Ả Rập chỉ phát hành bảo lãnh và chấp nhận bảo lãnh đối ứng tuân thủ theo luật quốc gia của mình, bất kể luật quốc gia đó có điều chỉnh giao dịch bảo lãnh hay không, trong khi một số ngân hàng khác sử dụng URDG hay UNCITRAL; các ngân hàng ở Mỹ và một số quốc gia khác – nơi thư bảo lãnh không được sử dụng – thường sử dung L/C dự phòng như một công cụ bảo lãnh và quy tắc áp dụng có thể là UCP 600, ISP98, UNCITRAL.

Các bảo lãnh dẫn chiếu luật/quy tắc điều chỉnh là quốc gia hay một nguồn luật/quy tắc không được phổ biến rộng rãi rất dễ không được người thụ hưởng chấp nhận, nhất là khi người thụ hưởng không rành nguồn luật/quy tắc đó quy định như thế nào về bảo


lãnh. Do vậy, việc các ngân hàng hướng tới sử dụng một nguồn luật hay một quy tắc thống nhất, chẳng hạn như URDG 758, để điều chỉnh giao dịch bảo lãnh là cần thiết.

Quy tắc thống nhất về bảo lãnh trả tiền ngay (The Uniform Rules for Demand Guarantee –URDG)

URDG có hiệu lực từ tháng 04/1992, phiên bản 758 do phòng thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce –ICC) ban hành có hiệu lực từ ngày 01/07/2010, là bản sửa đổi đầu tiên sau 18 năm kể từ ngày bản gốc URDG 458 có hiệu lực thi hành. Là một bộ quy tắc rò ràng hơn, chính xác hơn và toàn diện hơn, bảo đảm sự cân bằng hợp lý về lợi ích của các bên; URDG 758 có những đổi mới chưa từng có ở bộ quy tắc khác của ICC và sẽ tiếp tục chứng tỏ là một nguồn luật điều chỉnh đáng tin cậy và được sử dụng rộng rãi hơn khác trong hoạt động bảo lãnh quốc tế. URDG 758 gồm 35 điều, với những điểm mới nổi bật như sau:

- Với URDG 758 các bên tham gia giao dịch bảo lãnh đều có thể hưởng lợi từ sự cân bằng về lợi ích mà bộ quy tắc mới này mang lại, đó là: Người thụ hưởng có quyền nhận được thanh toán khi xuất trình yêu cầu đòi tiền hợp lệ mà không cần bên bảo lãnh phải hỏi xin ý kiến chấp thuận của bên có nghĩa vụ.

- Bộ quy tắc mới URDG 758 cũng khắc phục tình huống không công bằng đối với người thụ hưởng trong trường hợp ngày chấm dứt hiệu lực rơi vào ngày mà hoạt động kinh doanh của bên bảo lãnh bị gián đoạn do sự kiện bất khả kháng.

- Vai trò độc lập của bên bảo lãnh được diễn tả bằng những từ ngữ rò ràng hơn và mạnh mẽ hơn, và quan trọng hơn, nó được diễn tả bằng ngôn ngữ chứng từ. URDG 758 kỳ vọng bên bảo lãnh sẽ hành động cẩn trọng. Chẳng hạn, bên bảo lãnh chỉ có thể từ chối một yêu cầu đòi tiền bất hợp lệ trong vòng 5 ngày làm việc của ngân hàng bằng cách gửi một thông báo từ chối nêu tất cả các bất hợp lệ; nếu không thì


bên bảo lãnh sẽ bị mất quyền tuyên bố yêu cầu đòi tiền bất hợp lệ và buộc phải thanh toán.

- URDG 758 cũng ghi nhận quyền được thông báo của bên có nghĩa vụ về diễn biến của các gia đoạn chính trong chu kỳ hiệu lực của bảo lãnh.

URDG đã và đang được áp dụng rộng rãi trong giao dịch BLNH, đặc biệt là các giao dịch bảo lãnh với các nước châu Âu và vì những lợi ích nêu trên, các ngân hàng Việt Nam và các bên tham gia bảo lãnh nên lựa chọn URDG 758 là bộ quy tắc điều chỉnh giao dịch bảo lãnh.

Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế (The International Standby Practice Rules – ISP)

ISP được ICC chính thức phát hành và có hiệu lực trên toàn thế giới từ 01/01/1999, phiên bản hiện hành là 98, được áp dụng cho tín dụng thư dự phòng và “các cam kết tương tự, dù được gọi hay miêu tả thế nào”. Nó là sự kết hợp giữa tín dụng thư thương mại truyền thống và hình thức bảo lãnh độc lập, là một hình thức tín dụng chứng từ đặc biệt nên ngoài những đặc điểm chung của những một tín dụng chứng thừ thông thường nó còn thể hiện vai trò bảo lãnh của một thư bảo lãnh độc lập. Do đó, cam kết bảo lãnh, nếu có dẫn chiếu áp dụng, sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của ISP. Mặc dù URDG được soạn thảo cho bảo lãnh độc lập, nhưng trên thực tế lại không được hoan nghênh tại Mỹ, nên ISP đóng vai trò thay thế trong việc thiết lập một hành lang pháp lý không chỉ cho Tín dụng thư dự phòng mà còn cho cả các thư bảo lãnh. Đặc điểm của ISP là:

- Đặc trưng độc lập, chứng từ và vô điều kiện là những nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ bản quy tắc. ISP đi vào các giao dịch cụ thể, rò ràng và rất thực tế nhằm tạo ra sự chuẩn xác về nghiệp vụ trong các mối quan hệ cam kết giữa các bên.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí