Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín –


nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ Ngân hàng về mặt thời hạn.

- Tài sản đảm bảo:

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng không đáng kể

1.3.2. Nhóm yếu tố bên trong

1.3.2.1. Quan điểm, nhận thức và phương pháp điều hành, quản lý của lãnh đạo

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng phản ánh định hướng tài trợ của một ngân hàng đối với khách hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng và các vấn đề liên quan tới việc cấp tín dụng như chính sách về đối tượng khách hàng, quy mô và giới hạn tín dụng, lãi suất tín dụng và phí, thời hạn, loại tài sản đảm bảo… Một chính sách tín dụng hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng, thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên mỗi NHTM có một chính sách tín dụng riêng phù hợp với cơ cấu, mục tiêu, nguồn vốn... của mình trong từng giai đoạn. Thực chất, chính sách tín dụng là chính sách khách hàng của NHTM, nhằm tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

- Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là chiến lược quan trọng hàng đầu đối với NHTM. Mỗi NHTM có một chiến lược kinh doanh khác nhau trong hoạt động của mình, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn có hiệu quả, giúp khai thác thế mạnh và nâng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng và quy mô hoạt động cho vay trong từng thời kỳ. Khi ngân hàng có một chiến lược tín dụng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng. Do vậy nhà quản trị ngân hàng phải đề ra được một chiến lược kinh doanh dài hạn một cách phù hợp, linh hoạt dựa trên quan hệ tổng thể với các chiến lược kế hoạch khác

- Quy trình tín dụng

Tín dụng, đặc biệt là cho vay, là hoạt động sinh lời cao nhất nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất cho NHTM. Do vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng phải xem xét, ước lượng khả năng sinh lời và rủi ro trước và trong khi tài trợ đó chính là quá trình phân tích tín dụng. Nội dung của phân tích tín dụng là thu thập các thông tin, phân tích, xử lý các thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý và khả năng tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả dự án … của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Do vậy quá trình phân tích tín dụng phải được tiến hành một cách nghiêm túc để loại bỏ những khoản vay xấu gây thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời cần có sự nhanh gọn, tiết kiệm chi phí

1.3.2.2. Cơ chế, nguyên tắc và hệ thống quản lý của ngân hàng

Quá trình kiểm tra phải được thực hiện liên tục thường xuyên cho chính bản thân ngân hàng và cho khách hàng. Đối với khách hàng, ngân hàng thực hiện kiểm tra, kiểm soát hồ sơ vay vốn, các thông tin báo cáo, sử dụng vốn vay…của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Mặt khác, đối với bản thân ngân hàng đó là quá trình kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách và quy trình các khoản tín dụng, trên cơ sở đó có thể khắc phục, loại bỏ những sơ hở có thể xảy ra trong hoạt động ngân hàng. Kiểm tra kiểm soát góp phần làm tăng chất lượng và hiệu quả tín dụng bởi nó giúp ngân hàng thực hiện được mục tiêu an toàn bên cạnh mục tiêu sinh lời.

1.3.2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị thực hiện nhiệm vụ

Cơ sở trang thiết bị cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Đó là các công cụ, phương tiện phục vụ cho việc quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tạo điều kiện thuận tiện nhanh chóng trong quá trình tác


nghiệp và thực hiện giao dịch với khách hàng. Việc hiện đại hoá công nghệ, đầu tư nâng cấp phần mềm cốt lõi, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng các sản phẩm tín dụng nói riêng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung, tạo sự tin tưởng và gia tăng tiện ích cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

1.3.2.4. Trình độ, năng lực đội ngũ nhân viên

Vấn đề nhân sự là vấn đề cực kì quan trọng đối với mỗi tổ chức, trong đó nổi bật lên 2 vấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đế trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động, sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm,… trong 1 chừng mực nào đó có thể giúp công ty bù đắp được những hạn chế về công nghệ. Bên cạnh đó thì công tác quản lý nhân sự cũng cần được chú ý, bởi lẽ không phải cứ cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người.

Cán bộ ngân hàng tác động trực tiếp đến chất lượng của hoạt động cho vay. Khi ngân hàng có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt, làm việc chuyên nghiệp, thực hiện đầy đủ chính xác các bước nghiệp vụ theo đúng quy trình quy định thì ngân hàng sẽ có chất lượng tín dụng cao và ngược lại.

Cán bộ tín dụng là những người trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu… cho khách hàng, xử lý quy trình tín dụng từ việc xem xét hồ sơ, thẩm định, phân tích, giải ngân, thu nợ, dự báo rủi ro và xử lý các phát sinh liên quan. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ hạn chế được những rủi ro và góp phần nâng cao được hiệu quả cho vay. Đặc biệt:

- Năng lực của cán bộ trong công tác thẩm định

Thẩm định là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán, là khâu quyết định chất lượng tín dụng của dự án/khoản vay. Công tác thẩm định nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang


lại các quyết định chính xác, lựa chọn được dự án có hiệu quả, xác định số tiền vay, thời gian cho vay, kỳ hạn trả nợ hợp lý, hạn chế được rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu việc thẩm định không được tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng sẽ rất lớn và khoản cho vay chắc chắn sẽ có hiệu quả không cao.

- Năng lực giám sát và xử lý các tình huống tín dụng của cán bộ

Công tác thẩm định dự án/khoản vay của khách hàng được tiến hành kĩ lưỡng, giúp cho ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, những phương án kinh doanh khả thi và khả năng sinh lời cao, song đó chưa phải là sự bảo đảm chắc chắn để có được chất lượng tín dụng hay hiệu quả cho vay cao. Bởi hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước những tình huống ngoài dự kiến có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Chính vì vậy mà công tác giám sát, xử lý tình huống tín dụng khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng.


CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN –

CHI NHÁNH BẮC NINH


2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín – Chi nhánh Bắc Ninh.

2.1.1. Lịch sử hình thành, bối cảnh

2.1.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

- Tên tiếng Anh: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

- Tên viết tắt: SacomBank

- Địa chỉ: Số 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - P. 8 - Q. 3 - Tp. HCM

- Điện thoại: (84.28) 3932 0420

- Fax: (84.28) 3932 0424

Trong quãng thời gian những năm đầu mới được thành lập, Sacombank thực chất vẫn chỉ hoạt động như một tổ chức tín dụng ở quy mô nhỏ với số vốn điều lệ vỏn vẹn 3 tỷ đồng. Đến giai đoạn từ năm 1995-1998, với ý tưởng đem đến bước ngoặt là cho phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank đã vươn mình và khẳng bản thân là một trong số những doanh nghiệp đầu tiên cho phát hành cổ phiếu đại chúng tại Việt Nam), Sacombank lúc này đã có thể tự nâng vốn điều lệ từ 23 tỷ chạm ngưỡng 71 tỷ đồng, cao hơn gấp nhiều lần so với quãng thời gian mới hoạt động.

Ngân hàng Sacombank đã phủ kín mạng lưới của mình tại các khu vực Bắc Trung Bộ, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt, Sacombank chính là Ngân hàng TMCP tiên phong mở rộng phạm vi hoạt động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với việc thành lập Ngân hàng con tại Lào và Campuchia.

Hiện tại, Ngân hàng Sacombank đang triển khai hơn 100 sản phẩm dịch vụ đa dạng về các loại thẻ, tiền gửi, tiền vay, dịch vụ, ngoại hối... thông qua các kênh giao dịch như POS, ATM, Internet Banking, Mobile Banking... dành cho khách hàng cá nhân lẫn doanh nghiệp. Ngoài ra, Ngân hàng Sacombank cũng liên tục cho ra mắt các gói vay lãi suất ưu đãi, kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp góp phần bình ổn thị


trường, đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển kinh doanh, xuất nhập khẩu, tiêu dùng...

2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh

Nằm trong định hướng mở rộng mạng lưới kinh doanh Sacombank trên cả nước, phát triển những chi nhánh tại địa bàn kinh tế lớn, trọng điểm, được sự chấp thuận của NHNN, tỉnh Bắc Ninh, Sacombank đã thành lập chi nhánh Bắc Ninh, trụ sở tại 202, Trần Phú, P. Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn, T. Bắc Ninh.

Ngày 25/9/2003, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sacombank – Chi nhánh Bắc Ninh chính thức khai trương và đi vào hoạt động với:

- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh

- Trụ sở: Số 202, Trần Phú, P. Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn, T. Bắc Ninh.

Sacombank – Chi nhánh Bắc Ninh được thành lập nhằm góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo định hướng của Chính phủ; phục vụ tốt hơn các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn; cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, chất lượng tốt và đa dạng nhất. Chi nhánh Bắc Ninh cũng tạo thêm một kênh huy động vốn mới, đồng thời mở rộng thị trường hoạt động đầu tư tín dụng, triển khai đồng bộ các dịch vụ của Sacombank, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Bắc Ninh.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ Sacombank Bấc Ninh

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Sacombank Bắc Ninh

- Chủ động, tích cực xúc tiến đầu tư tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, khơi dậy tiềm năng của địa phương, ưu tiên tài trợ tín dụng và các dịch vụ tài chính đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sinh kế bền vững cho người lao động, phát triển kinh tế vùng miền kết hợp an ninh quốc phòng.

- Nâng cao năng lực quản trị, điều hành trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện và chuẩn hóa cơ chế chính sách đảm bảo đơn giản hóa về thủ tục, quy trình nghiệp vụ; xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của Sacombank - chi nhánh Bắc Ninh.

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro và kiểm tra giám sát trong toàn hệ thống. Triển khai công tác phân tích rủi ro trên cơ sở phân tích đầy đủ các dữ liệu lớn theo toàn ngành, lĩnh vực, khu vực, sản phẩm và đối tượng khách hàng.


2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank Bắc Ninh


Hình 2 1 Cơ cấu tổ chức Sacombank – chi nhánh Bắc Ninh Nguồn Phòng Tổ chức 1

Hình 2. 1. Cơ cấu tổ chức Sacombank – chi nhánh Bắc Ninh

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính chi nhánh Sacombank Bắc Ninh)

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

- Ban Giám đốc: Kiểm tra, đôc đốc, xử lý các hoạt động của các phòng ban hàng ngày để đảm bảo chi nhánh hoạt động hiệu quả.

- Phòng Kế toán – Tài chính: Thực hiện công tác kế toán cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh: Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán của chi nhánh; tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán; thực hiện kế toán chi tiêu nội bộ.

- Phòng Tổ chức hành chính: Tổ chức, triển khai công tác tuyển dụng nhân sự theo đúng yêu cầu của ngân hàng, triển khai mô hình tổ chức của Chi nhánh, quy định về quản lý cán bộ công nhân viên, chế độ lương thưởng và quyền lợi, bên cạnh đó phổ biến các văn bản, quy định,…

- Phòng Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro có chức năng tham mưu, đề xuất các chính sách hiệu quả, biện pháp phát triển hoạt động tín dụng. Đề xuất các phương án, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, tham gia xử lý nợ xấu đồng thời quản lý, giám sát, đảm bảo hệ thống quản lý rủi ro vận hành tốt.

- Phòng Quản lý tín dụng: Phòng Quản trị tín dụng trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng, thực hiện lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ.


- Phòng khách hàng cá nhân

Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân (KHCN) qua các kênh giao dịch của ngân hàng, chịu trách nhiệm chăm sóc KHCN, quản lý và phát triển quan hệ với KHCN của chi nhánh thông qua việc ghi nhận và giải đáp các ý kiến thắc mắc của KHCN, tư vấn hướng dẫn KH về sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ, thực hiện báo cáo thống kê cho Giám Đốc chi nhánh về hoạt động tín dụng, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN, và tình hình phát triển quan hệ về chăm sóc KHCN của chi nhánh.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp

Tố chức triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN), quản lý, lưu trữ các hồ sơ và chứng từ khác liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp, quản lý tài khoản và thông tin của KHDN, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, thống kê kế toán, và thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, thanh toán quốc tế, huy động vốn, kinh doanh dịch vụ dành cho KHDN, thực hiện các công việc khác liên quan đến việc phát triển quan hệ và chăm sóc KHDN.

- Phòng Giao dịch khách hàng: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với các khách hàng; thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt; mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản; thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền cho khách hàng; tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng;...

- Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ: Quản lý các nghiệp vụ xuất nhập quỹ, tài khoản của ngân hàng, đưa ra những hạn chế trong quá trình làm việc, đề xuất các giải pháp khắc phục đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng.

- Các phòng giao dịch: Phòng giao dịch có nhiệm vụ xử lý nghiệp vụ giao dịch tiền gửi, chuyển tiền, cho vay các khách hàng trên địa bàn, mua, chuyển đổi ngoại tệ, séc du lịch bằng mọi hình thức tiếp nhận và mở các hồ sơ khách hàng mới, kiểm tra tính hợp lý chứng từ của khách hàng và xử lý.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí