Cấp tín dụng | Giám sát sau khi cho vay | |
Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu | ||
quả khi cho vay dài hạn. | ||
BB | Hạn chế mở rộng tín dụng; chỉ tập trung vào | Chú trọng kiểm tra việc sử dụng |
các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện | vốn vay, tình hình tài sản bảo | |
pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả. | đảm. | |
Việc cho vay mới hay các khoản cho vay | ||
dài hạn chỉ thực hiện với các đánh giá kỹ về | ||
chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả | ||
nợ của phương án vay vốn. | ||
B | Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu | Tăng cường kiểm tra khách |
hồi vốn cho vay. | hàng để thu nợ và giám sát hoạt | |
Các khoản cho vay mới chỉ được thực hiện | động. | |
trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh | ||
giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách | ||
hàng và các phương án bảo đảm tiền vay. | ||
CCC | Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng; Các biện | Tăng cường kiểm tra khách |
pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu | hàng. Tìm cách bổ sung TSBĐ. | |
có phương án khắc phục khả thi. | ||
CC | Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện | Tăng cường kiểm tra khách |
pháp để thu hồi nợ, kể cả việc gia hạn nợ | hàng. | |
chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục | ||
khả thi. | ||
C | Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện | Xem xét phương án phải đưa ra |
pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài | toà kinh tế. | |
sản bảo đảm. | ||
D | Không mở rộng tín dụng; Tìm mọi biện | Xem xét phương án phải đưa ra |
pháp để thu hồi nợ kể cả việc xử lý sớm tài | toà kinh tế. | |
sản bảo đảm. |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Và Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội - Chi Nhánh Quảng Ninh
- Đánh Giá Về Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội - Chi Nhánh Quảng Ninh
- Xếp Hạng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Tmcp Quân Đội - Chi Nhánh Quảng Ninh
- Một Số Giải Pháp Đối Với Hoạt Động Công Tác Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cố Phần Quân Đội – Chi Nhánh Quảng Ninh
- Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh - 13
- Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Quy trình sếp hạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh, 2019)
Hạng khách hàng phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro của mỗi khách hàng. Vì vậy, hạng khách hàng được đánh giá lại mỗi năm 1 lần. Ngoài ra, các Cán bộ tín dụng phải đánh giá lại hạng khách hàng bất kỳ lúc nào có sự kiện xảy ra có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, và nếu cần thiết thì hạng khách hàng phải được điều chỉnh kịp thời.
6063 khách hàng được Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh cấp tín dụng, được Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh chấm điểm xếp hàng như sau:
Bảng 2.13: Tổng hợp xếp loại khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh
Chỉ tiêu | Số lượng | Tỷ trọng (%) | |
01 | Doanh nghiệp hạng AAA | 364 | 6,0% |
02 | Doanh nghiệp hạng AA | 728 | 12,0% |
03 | Doanh nghiệp hạng A | 3638 | 60,0% |
04 | Doanh nghiệp hạng BBB | 849 | 14,0% |
05 | Doanh nghiệp hạng BB | 364 | 6,0% |
06 | Doanh nghiệp hạng B | 121 | 2,0% |
07 | Doanh nghiệp hạng CCC | 0 | 0% |
08 | Doanh nghiệp hạng CC | 0 | 0% |
09 | Doanh nghiệp hạng C | 0 | 0% |
10 | Doanh nghiệp hạng D | 0 | 0% |
Tổng số DN được xếp hạng | 258 | 100% |
(Nguồn: Quy trình xếp hạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh, 2019)
2.3.3. Công tác kiểm soát rủi ro và xử lý, khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng
2.3.3.1. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Để kiểm soát rủi ro tín dụng tài trợ Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh xây dựng quy trình tín dụng XNK và quản lý tín dụng XNK như sau:
Hoạt động QLRR tín dụng hiện nay của gân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Nin dựa trên các văn bản hướng dẫn của MB trong đó nòng cốt là các văn bản: Quyết định 3533/QĐ-MB-HS ngày 08/7/2010 về việc “Ban hành quy trình tín dụng”; Quyết định số 278/QĐ-HĐQT-NHQĐ ngày 28/4/2008 về việc “phê duyệt kết quả sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính thức áp dụng hệ thống XHTDNB trên toàn hệ thống”; Quyết định số 279/QĐ-NHQĐ-HS ngày 28/4/2008 về việc “Ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng, áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội”.
Căn cứ vào sự chỉ đạo chung của Khối QLRR, ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh xây dựng mô hình QTRR tín dụng theo quy trình gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xây dựng danh mục khách hàng theo ngành hàng, theo quy mô và theo vùng:
Tỉnh Quảng Ninh có đặc thù địa bàn dài và hẹp trải dài từ Đông Triều đến Móng Cái với các ngành thế mạnh như Khai thác than chế biến than, sản xuất Vật liệu xây dựng, Kinh tế cửa khẩu, Du lịch, Nuôi trồng thủy hải sản, nhà hàng khách sạn, cảng biển, đóng tầu, kinh doanh phân phối hàng tiêu dùng...và mỗi ngành kinh doanh nằm phân bố tại các khu vực khác nhau, ví dụ: huyện Đông Triều mạnh về Sản xuất vật liệu xây dựng, thành phố Uông Bí và thành phố Cẩm Phả có thế mạnh về khai thác chế biến than, Thành phố Hạ Long có thế mạnh về Du lịch, cảng biển, đóng tầu, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến than, thành phố Móng cái có thế mạnh về kinh tế cửa khẩu, du lịch, kinh doanh thương mại…
Tại ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh có đặc thù các phòng giao dịch nằm cách xa Chi nhánh, chính vì vậy Ban giám đốc Chi nhánh đã
xác định cần phải xây dựng một danh mục khách hàng có chọn lọc chung cho chi nhánh được phân loại theo vùng, theo ngành nghề để làm định hướng kinh doanh cho chi nhánh nói chung và cho các phòng giao dịch nói riêng khai thác.
Đây là tuyến đầu trong quy trình Quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh.
Bước 2: Phân giao khách hàng trong danh mục cho các Phòng QHKH/Phòng giao dịch/QHKH
Căn cứ vào chính sách tín dụng từng thời kỳ, Ban lãnh đạo Chi nhánh tiến hành phân giao danh mục khách hàng cho các Phòng QHKH, các phòng giao dịch để Ban lãnh đạo các phòng triển khai phân giao cho từng QHKH tiếp cận để thu thập hồ sơ khách hàng (hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý, thông tin CIC…), lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng và chuyển lên phòng Quản lý tín dụng.
Bước 3: Thẩm định độc lập
Chuyên viên Thẩm định phòng Quản lý tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng, phối hợp định giá tài sản đảm bảo, thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng để lập báo cáo thẩm định trình cấp phê duyệt để duyệt.
Bước 4: Quyết định cho vay và thông báo khách hàng
Sau khi Bộ phận QLTD lập báo cáo thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền của Giám đốc phòng giao dịch, thẩm quyền của Giám đốc Chi nhánh thì cấp phê duyệt sẽ xem xét các nội dung, đánh giá khách hàng, thị trường ngành, định hướng tín dụng…để quyết định cho vay.
Trường hợp khoản vay thuộc quyền phê duyệt của Giám đốc khối kinh doanh hoặc khoản vay trình lên Hội đồng tín dụng thì Khối thẩm định sẽ thẩm định lại hồ sơ và lập báo cáo thẩm định chuyển sang Giám đốc khối kinh doanh (phê duyệt trong thẩm quyền)/Hội đồng tín dụng quyết định.
Khi khoản vay được phê duyệt hoặc từ chối cấp tín dụng, CV QHKH đều lập thông báo để thông báo cho khách hàng.
Bước 5: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo.
Khi có quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, bộ phận Hỗ trợ QHKH tiến hành lập các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, giấy nhận nợ cùng các văn bản khác có liên quan để tiến hành ký kết giữa khách hàng và ngân hàng, sau đó tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo (công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, mua bảo hiểm (nếu có)…) trước khi tiến hành giải ngân khoản vay.
Bước 6: Giải ngân, lưu trữ hồ sơ, trích lập dự phòng chung.
Khi tiến hành giải ngân, CV QHKH và CV HTQHKH cần đảm bảo tuân thủ theo đúng phê duyệt và quy trình cho vay. Thu thập và lưu trữ hồ sơ thực hiện theo đúng quy định.
Bộ phận Quản lý tín dụng phối hợp với phòng Kế toán dịch vụ tiến hành trích lập dự phòng chung theo quy định của pháp luật và của MB.
Bước 7: Quản lý, giám sát sau cho vay
Để đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay. CV QHKH cần thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, quản lý dòng tiền của khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng và bán chéo sản phẩm khác cho khách hàng sử dụng…
Bước 8: Xử lý nợ xấu/Quản lý các vấn đề tín dụng, trích lập dự phòng cụ thể.
Khi phát sinh nợ quá hạn, các QHKH, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên HTQHKH của Chi nhánh/Phòng giao dịch ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh họp bàn phương án thu nợ, tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, chuyên viên thẩm định lập báo cáo phân tích khả năng thu hồi nợ quá hạn thích hợp trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt phương án xử lý nợ.
Khi phát sinh nợ xấu (từ nhóm 3 – 5): các QHKH, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên HTQHKH của Chi nhánh/Phòng giao dịch QHKH họp bàn phương án thu nợ, tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, chuyên viên thẩm định lập báo cáo phân tích khả năng thu hồi nợ xấu để báo cáo Giám đốc Chi nhánh xét xét cho ý kiến chỉ đạo rồi trình Khối QLRR chỉ đạo hoặc chuyển sang Công ty xử lý nợ và quản lý Tài sản của MB theo quy định về quản lý nợ xấu hoặc Khối QTRR đề xuất xét duyệt từng trường hợp cụ thể.
2.3.3.2. Xử lý, khắc phục hậu quả rủi ro tín dụng
* Một số biện pháp xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh:
- Thực hiện trích lập dự phòng cụ thể khoản vay bị quá hạn.
- Bảo đảm quá trình quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời gian trả nợ, gia hạn nợ một cách khoa học, phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
- Phản ánh đúng thực trạng tín dụng, đảm bảo quản lý và xử lý nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ đúng bản chất của khoản nợ, nguồn thanh toán khoản nợ.
- Rà soát và bổ sung phương án đảm bảo tiền vay: Định giá lại thường xuyên tài sản đảm bảo, tiến hành ký lại phụ lục hợp đồng thế chấp, cùng với khách hàng tiến hành ký giấy ủy quyền toàn quyền xử lý tài sản thế chấp…
- Báo cáo khối QTRR thường xuyên về tình trạng nợ quá hạn của khách hàng và xin chủ trương xử lý nợ quá hạn.
- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ và đạo đức của các nhân viên có liên quan đến quá trình xét duyệt cho vay.
2.3.4. Công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng
Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh đã nghiêm chỉnh thực hiện chủ chương “giảm dần nguồn tiền gửi của TCTD, công ty bảo hiểm, v.v…”
tích cực tìm các nguồn vốn từ các tổ chức khác để bù đắp. Xác định thị trường khách hàng của Chi nhánh mới ra đời trên địa bàn cạnh tranh gay gắt, ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh luôn xây dựng định hướng cho công tác tín dụng là an toàn và hiệu quả, hết sức thận trọng khi cho vay, luôn nắm chắc tình hình kinh doanh của khách hàng, tư vấn, giúp đỡ cac đơn vị tháo gỡ khó khăn, đồng thời cương quyết và cứng rắn đối với các khách hàng có thái độ không đúng trong quan hệ tín dụng. Thành lập tổ chuyên thu nợ và dừng cho đơn vị vay thêm khi có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Đặc biệt coi trọng công tác quản lý và kiểm tra sau khi đơn vị giải ngân.
2.4. Đánh giá về hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh
2.4.1. Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, theo chủ trương chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng TMCP Quân Đội về việc cải thiện chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu, Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh đã đạt được kết quả như sau: Tổng nợ xấu (nhóm 3,4,5) đến 31/12/2019 là: 151,27 tỷ đồng, giảm 21,93 tỷ đồng, giảm 45,3% so với cùng kỳ năm trước; giảm 25,5 tỷ đồng, giảm 14,5% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu 1,32%/tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu giảm 0,3% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu thấp hơn 0,08% so kế hoạch năm 2019 Ngân hàng TMCP Quân Đội giao.
Nhận biết rủi ro tín dụng và ngăn ngừa rủi ro tín dụng: Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh yêu cầu tất cả các cán bộ tín dụng thực hiện tra cứu thông tin CIC để có cơ sở về tình trạng tín dụng của khách hàng. Nhằm nâng cao trình độ của cán bộ, hàng năm, Chi nhánh thực hiện tập huấn về rủi ro tín dụng, cách thức nhận biết giấy tờ hồ sơ, nâng cao khả năng thẩm định. Riêng trong năm 2019, tại Bộ phận đạo tạo trực thuộc chi nhánh đã tổ chức trên 12 khóa học, ngoài ra cán bộ tại chi nhánh còn thường xuyên được được cử đi học tập và trao đổi kinh nghiệm tại các địa phương, chi nhánh khác.
Về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng: Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh phân cấp cho các Chi nhánh ngân hàng huyện, thị, thành phố mức cho vay tối đa với một khách hàng trên địa bàn phù hợp với các yêu cầu
điều kiện sau: Phù hợp với mạng lưới hoạt động; Đảm bảo việc cho vay chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng, thực hiện theo định hướng của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh; Hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Quyết định phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được lập thành văn bản và xen xét lại hằng năm. Mức phán quyết cho vay tối đa được xác định đối với một khách hàng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh dựa trên nguyên tắc sau: Tính chất, khả năng hoạt động của từng thành phần kinh tế; Mức độ phức tạp của đối tượng cho vay; Trình độ quản lý, mức độ thu nhận thông tin của từng loại Chi nhánh ngân hàng; Mức độ cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên cùng một địa bàn; Giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật.
Mức phán quyết cho vay tối đa bao gồm: Số tiền ngân hàng bảo lãnh; dư nợ cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ. Khi khoản vay có nhu cầu vay vượt quyền phán quyết, cán bộ tín dụng tại ngân hàng cho vay phải lập hồ sơ theo quy định gửi Ngân hàng TMCP Quân Đội cấp trên xem xét phê duyệt. Khi có thông báo của bậc phê duyệt cấp trên, đơn vị tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng mới được thực hiện giải ngân.
Về nhân biết rủi ro tín dụng: Ngân hàng đã thực hiện nhiều phương pháp giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh của khách hàng và việc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn và những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng: Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh đã nghiêm chỉnh thực hiện chủ chương “giảm dần nguồn tiền gửi của TCTD, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, v.v…” tích cực tìm các nguồn vốn từ các tổ chức khác để bù đắp.
Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra: Nhận biết, đo lường, cùng ngăn ngừa rủi ro tín dụng giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Và khi rủi ro xảy ra ngân hàng đã có những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế tổn thất tới mức thấp nhất có thể. Chi nhánh