Ẩm Nhạc, Mỹ thuật, số tiết toàn khoá 20 lớp là 4000 tiết, chia đều cho 2 đến 3 năm học, như vậy mỗi năm học khoảng 1300 tiết. Với định mức giảng dạy công tác hiện nay, số giáo viên bộ môn này cần có ít nhất 3 người/bộ môn. Với biên chế hiện tại, mỗi môn Nhạc, Mỹ thuật cần được bổ sung 2 giảng viên để đảm trách nhiệm vụ đào tạo trên chuẩn ngành học này.
Đội ngũ giảng dạy hiện hữu cần có sự phân loại, sắp xếp, bố trí hợp lý theo hướng, những người có điều kiện, có thể học tập nâng cao phải được đào tạo tiếp; những người không có khả năng đào tạo nâng cao được bố trí công tác khác.
Các giảng viên phải được tham gia thực tế ở trường tiểu học, phải gắn chặt chương trình giảng dạy ở trường CĐSP với chương trình giảng dạy ở trường tiểu học, nhất là phần PPDH các bộ môn ở trường tiểu học. Giảng viên giảng dạy các học phần về PPDH tiểu học phải là những người dạy tốt nhất ở tiểu học khi cần. V1 vậy, ngoài nhiệm vụ giảng dạy ở trường CĐSP, giảng viên phải có nhiệm vụ thường xuyên, liên tục dự giờ, t1m hiểu thực tế giảng dạy ở trường tiểu học để vừa cập nhật vừa kiểm định, đối chứng lý thuyết giảng dạy ở trường sư phạm với thực tế trường tiểu học.
Các đề tài NCKH của giảng viên cần được ưu tiên thực hiện trên các lĩnh vực gắn nội dung đào tạo với thực tế giảng dạy ở tiểu học cả về kiến thức và phương pháp.
Đội ngũ cán bộ quản lý, tham mưu giúp việc nhà trường sư phạm không ngừng được bồi dưỡng kiến thức quản lý đào tạo, quản lý sự thay đổi, nhất là bồi dưỡng, tập huấn năng lực lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng các tiêu chí và thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo; năng lực quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý chuyên môn nghiệp vụ khác. Có như vậy, bộ máy nhà trường CĐSP mới hoạt động liên hoàn, thông suốt.
4. CÁC GIẢI PHÁP VỀ Cơ SỞ VẬT CHÂT-KINH PHÍ.
Cùng với các giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về vật lực, tài lực được đề cập đến như diều kiện không thể thiếu để thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo của trường sư phạm.
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Xuất Một Sô Giải Pháp Của Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nhằm Đào Tạo Trình Độ Trên Chuẩn Giáo Viên Tiểu Học Tại Tỉnh Bà Rịa
- Các Giải Pháp Về Chương Trình Đào Tạo.
- Các Giải Pháp Về Chương Trình Đào Tạo Chính Quy Tập Trung.
- Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 13
- Một số giải pháp của hiệu trưởng trường CĐSP nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nếu các giải pháp về đội ngũ giáo viên, giải pháp về quản lý GDĐT có vai trò là bước đột phá quan trọng, có tác dụng làm tiền đề cho các giải pháp khác, thì giải pháp về tài chính và cơ sở vật chất có vai trò là điều kiện để thực hiện các giải pháp nói riêng và thực hiện toàn bộ hoạt động đào tạo nói chung.
Giải pháp này liên quan đến ngân sách nhà nước, vận động sức dân, đóng góp của các tổ chức xã hội , của toàn dân và các nguồn tài trợ, hợp tác quốc tế và vai trò tự chủ của các đơn vị giáo dục.
Cơ sở vật chất nhà trường hiện tại đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo nâng chuẩn nói riêng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng phải được nâng cấp, hiện đại hoa tương xứng với quy mô đào tạo, quy hoạch, kế hoạch đào tạo. cần xây dựng, trang bị các phòng học chuyên dùng về âm nhạc, hội hoa hiện đại, đồng bộ, đầy đủ và phù hợp; hệ thống thư viện, thiết bị dạy học, các phòng chức năng khác phải được bổ sung, nâng cấp và trang bị thêm.
Tăng cường cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm và thiết bị kỹ thuật khác, trước hết tăng tỷ trọng chi cho mua sắm trang thiết bị dạy học (hiện nay khoảng 10-15% trên tổng chi thường xuyên đối với các trường ĐH,CĐ và khoảng 5% đối với các trường khác). Thiết bị phải hiện đại, đồng bộ, đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, đặc biệt chú trọng trang bị các thiết bị dạy học để sử dụng trong việc thể hiện phương pháp giảng dạy mới như hệ thống nghe-nh1n, máy chiếu, máy tính, băng h1nh. Các thiết bị phù hợp, sát thực tế chương trình giảng dạy và học tập của nhà trường, chống lãng phí hoặc không sử dụng hết công năng của các thiết bị, đồng thời có kinh phí và chế độ bảo tr1, bảo dưỡng thiết bị nhằm tăng tuổi thọ và khả năng sử dụng của các thiết bị.
Về kinh phí, với số liệu tính toán, hàng năm số sv bình quân 600 người, thì kinh phí cần thiết để thực hiện hàng năm là 1,3 tỷ đồng. Để đạt được kế hoạch đào tạo trên chuẩn vào năm 2010, cần khoản kinh phí gần lo tỷ đồng.
Huy động nguồn tài chính này, hiện nay chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước cấp hàng năm trong chỉ tiêu ngân sách đào tạo của tỉnh. Mức kinh phí này (chiếm khoảng 5% kinh phí cho đào tạo cả tỉnh hàng năm) là tương đối lớn, v1 vậy cần được huy động từ
nhiều nguồn. Với ngân sách, cần được cấp từ kinh phí đào tạo (trong chỉ tiêu kế hoạch TW duyệt cấp) và nguồn kinh phí sự nghiệp do ngân sách địa phương (tỉnh) cấp.
Tài chính còn được huy động từ các nguồn tài ượ, hợp tác thông qua các chương trình, dự án để tăng cường csvc, trang thiết bị và thực hiện các chương trình thể nghiệm, các công tr1nh, đề tài NCKH, đặc biệt là các chương trình mục tiêu.
Nguồn tài chính còn có thể huy động từ nguồn đóng góp của người học (không phải học phí) dưới dạng mua sắm tài liệu học tập, thực hành thực tập, sinh hoạt chuyên đề.
Tóm lại, giải pháp về tài chính và csvc cho việc đào tạo trên chuẩn giáo viên thực chất là các giải pháp về tài chính. Tài chính cho giáo dục được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó từ ngân sách nhà nước (tài chính công cộng) chiếm vai trò chủ đạo, với xu hướng tăng thu từ đóng góp của cá nhân và các tổ chức kinh tế-xã hội. Tài chính cho đào tạo được sử dụng chi cho con người (lương, bổng), chi thường xuyên (chi cho công việc) và chi tăng cường cơ sở vật chất, chi khác, trong đó ưu tiên chi cho việc tăng cường csvc, mua sắm trang thiết bị dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo, đạt mục tiêu đề ra.
5. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH.
Chế độ chính sách cho công tác đào tạo trên chuẩn GVTH bao gồm chế độ hỗ trợ người đi học, chính sách khuyến khích người đi học, chế độ đãi ngộ GVTH trình độ trên chuẩn, chế độ ưu tiên đầu tư cho "máy cái"- trường SƯ phạm và các chế độ chính sách khác.
Quy định chuẩn GVTH hiện tại cộng với sức ép về biên chế, định mức giáo viên/lớp, khối lượng công việc , mức thu nhập,... nếu không có chính sách, chế độ cụ thể, hợp lý thì rất khó vận động giáo viên tham dự các khoa đào tạo nâng chuẩn. V1 vậy, việc tham dự các khoa đào tạo trên chuẩn nói riêng và đào tạo nâng cao trình độ nói chung phải được đội ngũ CBQL, giáo viên tiểu học quán triệt, coi đó là nghĩa vụ và quyền lợi của người GVTH. Giáo viên là người vừa "phải" đi học , vừa "được" đi học các khoa nâng cao; nghĩa vụ phải gắn với quyền lợi và ngược lại.
Trước hết, về nội lực, cần có quy định của ngành giáo dục tỉnh về chỉ tiêu, kế hoạch, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn cho từng trường, từng địa phương (huyện, thị, thành phố) để quán triệt trong đội ngũ, thể hiện trong kế hoạch hàng năm của các trường, các địa phương, coi đó là nghĩa vụ mang tính pháp lệnh.
Đối với tỉnh, ngoài chính sách hỗ trợ cho người đi học như hiện nay, cần có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, đề bạt, thuyên chuyển, luân chuyển CBQL, GV có trình độ cao. Chẳng hạn, GVTH tham gia đào tạo trình độ CĐSP với phương thức chuyên tu, sau khi tốt nghiệp được bố trí vào các vị trí cũ hoặc các vị trí thuận lợi hơn trước khi đi đào tạo sẽ khuyến khích GV tham gia phương thức đào tạo này, nhằm nhanh chóng thực hiện được mục tiêu đề ra và đảm bảo chất lượng đào tạo như phân tích ở phần trên; chỉ đề bạt, tạo nguồn những CB, GV có trình độ cao hoặc có khả năng đào tạo ở trình độ cao hơn (về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ) hoặc chỉ luân chuyển, thuyên chuyển công tác về các trường chuẩn, trường điểm đối với GVTH có trình độ trên chuẩn là một trong những giải pháp khích lệ, tạo động cơ, động lực cho người học.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo trên chuẩn, các trường cần được sử dụng quỹ biên chế từ 5 đến 10% để giáo viên thay nhau đi đào tạo, bồi dưỡng; giảm định mức giờ dạy hàng tuần từ 1 đến 2 tiết để đảm bảo chế độ làm việc 40 giờ của giáo viên và có điều kiện để tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ , kiến thức.
Chế độ nâng lương, chuyển ngạch cũng sẽ mang lại hiệu quả cho việc khuyến khích GV tham gia các khoa đào tạo nâng chuẩn. Việc nâng lương sớm, điều chỉnh bậc lương cho người hoàn thành hoặc hoàn thành xuất sắc các khoa đào tạo không những khuyến khích GVTH đi học mà còn khuyến khích người học tích cực trong quá tr1nh học tập để đạt kết quả cao. Trong vài năm tới, khi ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch giáo viên tiểu học thì việc ưu tiên trong việc xếp ngạch, chuyển ngạch (GVTH, GVTH chính, GVTH cao cấp) cũng là động lực thúc đẩy việc tham dự các khoa đào tạo trên chuẩn, vượt chuẩn của GVTH.
Chế độ khen thưởng như trao tặng huân, huy chương, các danh hiệu nhà giáo, danh hiệu thi đua; chế độ tham quan, học tập trong và ngoài nước cũng phải được gắn với trình độ năng lực GV, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài ra, trình độ giáo viên phải là các tiêu chí cơ bản trong việc xây dựng trường chuẩn, cơ quan quản lý giáo dục chuẩn và là tiêu chí quan trọng cho việc kiểm định, đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục nói chung, chất lượng trường tiểu học nói riêng.
Song song với các chế độ chính sách đối với người học, với cơ sở giáo dục, chính sách, chế độ cho trường sư phạm-cơ sở đào tạo cũng cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Trước hết là chính sách đầu tư cho trường sư phạm, cả về đầu tư kinh phí, csvc và đầu tư về nguồn chất xám-đội ngũ. Trường sư phạm là trung tâm văn hoa, KHGD của địa phương, phải là nơi được quan tâm nhất, mô phạm nhất. Trường sư phạm phải là chuẩn trên mọi lĩnh vực, từ diện tích đất trên đầu sinh viên; đến đội ngũ trình độ cao, trang thiết bị dạy học hiện đại, đồng bộ; csvc hoàn thiện và không ngừng được nâng cấp; kinh phí tài chính đầy đủ ; đội ngũ cán bộ quản lý, cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, khoa học, mẫu mực.
Để học sinh giỏi vào trường sư phạm (để sản phẩm là có giáo viên giỏi ở các trường phổ thông, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông) ngoài chính sách, chế độ đãi ngộ chung cho giáo giới của nhà nước và chế độ hỗ trợ, ưu tiên đãi ngộ của địa phương đối với sinh viên trong thời gian học tập như trợ cấp học bổng, sinh hoạt phí, miễn giảm học phí hoặc vay quỹ tín dụng đào tạo, khi ra trường như bố trí phân công công tác, ữỢ cấp công tác vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, chế độ nhà ở, đất ở cho giáo viên thì hình ảnh một trường sư phạm chuẩn về mọi mặt, chất lượng đào tạo bảo đảm là một thực tế minh chứng.
Đội ngũ làm công tác đào tạo có thu nhập đảm bảo cuộc sống, chỉ tập trung chăm lo rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo là kết quả tích cực của các giải pháp về chế độ chính sách cho nhà trường SƯ phạm, nhất là các chủ trương, chế độ của địa phương. Bằng ưu đãi về vật chất, điều kiện công tác để thu hút người giỏi về trường sư phạm; để sinh viên là con em trong tỉnh tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học về trường sư phạm. Chế độ giao đất ở, bán nhà ở trả góp cho đội ngũ giảng viên nhà trường để học an tâm, miệt mài với công tác đào tạo thể hiện tính ưu việt của địa phương, có tác dụng tích cực đáng kể cần được duy tr1. Trường sư phạm tiếp tục phải được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh, coi
nhiệm vụ đào tạo của nhà trường là nhiệm vụ chung của địa phương, trong đó trường sư phạm giữ vai trò chủ đạo.
6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC.
6.1. Quan hệ hợp tác trong và ngoài nước là giải pháp hỗ trợ cho công tác đào tạo, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia cho phát triển giáo dục nói chung. Quan hệ hợp tác, liên kết giữa các cơ sở giáo dục trong nước, ngoài nước, nhất là trong nước để hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong quá trình đào tạo.
Trong nhiều năm qua, quan hệ hợp tác quốc tế đã mang lại nhiều kết quả quan trọng cho sự nghiệp chấn hưng phát triển giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng. Hơn 100 dự án quốc tế được đầu tư cho các cấp học như mầm non, tiểu học 42,3%, trung học 16,8%, THCN-dạy nghề 6,1%, đại học và SĐH 28,7% và quản lý 6,1%. Xét về mục tiêu đầu tư thì đầu tư cho đào tạo cán bộ và sư phạm chiếm 17,4%. Trong hơn 100 dự án này có nhiều dự án lớn, mang lại hiệu quả như các dự án về giáo dục tiểu học gồm Chương trình hợp tác Việt Nam -ƯNICEP, Dự án vay vốn Ngân hàng thế giới (WB), Dự án xây dựng các trường tiểu học vùng bão lụt bằng viện trợ ODA của Nhật Bản (nguồn : Hướng dẫn quan hệ quốc tế trong GD-ĐT, NXB Giáo dục, năm 2002).
Các giải pháp về quan hệ quốc tế có thể mang lại hiệu quả cho công tác đào tạo được tính đến như dành vốn viện trợ chính thức cho GD-ĐT để xây dựng không những các trường phổ thông mà ở cả các cơ sở đào tạo; mở rộng hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các nước phát triển để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo trao đổi thông tin, tư liệu, kinh nghiệm, trao đổi giáo viên nhằm tăng cường chất lượng đào tạo; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc gặp có tính chất chuyên môn ở trong nước và tổ chức các đoàn tham quan, học tập, khảo sát ở nước ngoài cho cán bộ giáo viên, nhất là cán bộ ở các địa phương; đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích Việt kiều tham gia liên doanh, liên kết với ngành để tăng nguồn lực cho GD-ĐT.
Quan hệ hợp tác trong nước gồm quan hệ giữa các cơ sở đào tạo, quan hệ giữa cơ sở đào tạo với các trường phổ thông, quan hệ giữa cơ sở đào tạo với cơ quan quản lý giáo dục và các mối quan hệ hợp tác khác.
Đào tạo trên chuẩn giáo viên tiểu học là phạm trù mới, tuy nhiên việc đào tạo này đã thực hiện từ nhiều năm, do nhiều địa phương, nhiều cơ sở đào tạo tiến hành. Các trường ĐH đã đào tạo trình độ ĐHSP tiểu học, nhiều trường CĐSP đã đào tạo chính quy trình độ CĐSP tiểu học, một số trường đã đào tạo tại chức, chuyên tu giáo viên tiểu học trình độ CĐSP. V1 vậy, mỗi cơ sở giáo dục có kinh nghiệm và lợi thế riêng cho công tác này. Các cơ sở đã và đang đào tạo cần được học tập kinh nghiệm lẫn nhau thông qua việc liên kết đào tạo, tổ chức các hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề và thông tin cho nhau.
6.2. Các giải pháp về mối quan hệ trách nhiệm giữa các đơn vị, tổ chức liên quan là điều kiện cho các giải pháp nêu trên khả thi.
Trước hết là tính đồng bộ, tổng thể của các giải pháp. Khung chương trình đào tạo do Bộ GD-ĐT quy định; trường sư phạm thực hiện chương trình đào tạo; các cơ quan quản lý giáo dục quyết định chỉ tiêu, kế hoạch và các chế độ chính sách; trường tiểu học quản lý, sử dụng và lựa chọn giáo viên đào tạo trên chuẩn. V1 vậy đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo trên chuẩn giáo viên phải được thực hiện trong mối quan hệ đồng trách nhiệm, trong đó thể hiện vai trò tự chủ của trường sư phạm.
Các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường tiểu học phải quán triệt sâi rộng trong đội ngũ giáo viên, đội ngũ CBQL giáo dục sự cần thiết, đòi hỏi phải nâng cao trình độ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn trước mắt và phát triển giáo dục theo xu thế chung của thời đại. Lãnh đạo địa phương với nhận thức giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, phải có tư duy đúng đắn về đào tạo nâng chuẩn, bồi dưỡng giáo viên các cấp học ngành học là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, hết sức nặng nề của ngành giáo dục và trường sư phạm. Từ đó có các chính sách, chế độ phù hợp, kịp thời tạo các nguồn lực đảm bảo cho công tác đào tạo. Chỉ tiêu phấn đấu để đạt tỷ lệ GVTH trên chuẩn phải được thể hiện trong chiến lược phát triển giáo dục, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương, của từng trường tiểu học. Trường sư phạm chịu trách
nhiệm về chất lượng đào tạo đối với xã hội, coi đây là vấn đề "sống còn" của nhà trường. Vì vậy phải phát huy nội lực, khai thác triệt để các lợi thế và điều kiện về nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đào tạo giáo viên trên chuẩn, vượt chuẩn.
Người học - "nguyên liệu" đầu vào của quá trình đào tạo phải thây rõ tầm quan trọng, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của việc đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài việc cập nhật, hoàn thiện, nâng cao kiến thức còn là người đối chứng, kiểm chứng kết quả đào tạo giúp trường sư phạm thu nhận thông tin phản hồi về nội dung, phương pháp đào tạo để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.