Giải pháp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc Đoạn từ khách sạn La Thành đến nút Núi Trúc, đợt 2 - 12

- Tạo đầy đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn; tăng cường khả năng nghiên cứu hoạch định chính sách và phân tích tình hình thực thi các chính sách trong thực tiễn; làm tốt việc kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của thành phố và UBND.

- Tổ chức bộ máy phải được kiện toàn để có đủ đội ngũ cán bộ, công chức có kiến thức và năng lực công tác phù hợp; làm việc mang tính nghề nghiệp chuyên trách và ổn định.

- Niêm yết công khai thông tin, chủ trương chính sách, chỉ giới dự án và phương án bồi thường cho các hộ dân đều nắm được thông tin một cách minh bạch.

- Trong quá trình điều tra, khảo sát cần cử các cán bộ đo đạc có năng lực để quá trình đo đạc chính xác thể hiện đúng hiện trạng đất và tài sản gắn liền với đất tránh sai sót.

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động và chức năng cơ quan thực hiện công tác bồi thường. Việc phân công trách nhiệm, quyền hạn cho tổ chức bộ máy chuyên trách rõ ràng, sẽ giảm bớt các đầu mối phải làm các thủ tục hành chính, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước. Đồng thời đề cao trách nhiệm phối hợp giải quyết công việc khi có một tổ chức đứng ra chủ trì xem xét các vấn đề có liên quan đến nhiều ngành quản lý Nhà nước.

- Khâu đo đạc, kiểm đếm là một khâu quan trọng trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án. Việc đo đạc không chính xác sẽ dẫn đến sai sót cho cả quá trình thu hồi, bồi thường hỗ trợ của các hộ gia đình, cá nhân. Vì vậy cần có những cán bộ có năng lực thật sự, đo vẽ chính xác diện tích, ranh giới thửa đất và kiểm đếm tài sản trên đất đầy đủ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.

- Cần bố trí kịp thời nguồn vốn để bồi thường và hỗ trợ cho các hộ gia đình cá nhân. Việc bố trí nguồn vốn chậm dẫn đến tình trạng một số hộ gia đình chưa có quyết định bồi thường làm cho dự án kéo dài.

- Cần đẩy nhanh tiến độ bàn giao nhà để các hộ gia đình cá nhân giải quyết được những khó khăn về chỗ ở, sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến không gian chất lượng cuộc sống, từ có thể yên tâm, ổn định đời sống.

- Không chỉ dừng lại ở việc bố trí tái định cư, việc ổn định lại cuộc sống cho người bị thu hồi đất cũng là một trong những vấn đề cần thiết phải có sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương. Một mặt phải đảm bảo cho người dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác phải tránh những tác động tiêu cực mà quá trình tái định cư đem lại

- Phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đủ quỹ nhà, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để các hộ gia đình cá nhân chủ động di dời khi Nhà nước thu hồi đất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Theo khảo sát thực tế tính đến hết tháng 12 năm 2019 toà nhà 30T1 hiện tại vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chậm hơn so với kế hoạch là hoàn thiện đưa vào sử dụng từ năm 2018, chưa đáp ứng được đầy đủ về mặt cơ sở hạ tầng và các yếu tố cần thiết cho các hộ gia đình dọn về sinh sống. Vì vậy cần bố trí nhà tái định cư sẵn sàng cho các hộ có đất bị thu hồi để cho các hộ gia đình có thể dọn vể ở ngay khi mất đất.

Đối với các hộ dân thực hiện nghiêm túc, chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong công tác bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng sớm để thực hiện thi công thì cần có một số ưu đãi nhất định đối với các hộ dân (ví dụ như: được lựa chọn vị trí đẹp trong khu tái định cư, thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng, hỗ trợ nhân lực để tháo dỡ công trình xây dựng). Nếu không hợp tác trong trường hợp về mặt pháp luật đã đầy đủ thì UBND quận sẽ tiến hành cưỡng chế để răn đe và xử lý dứt điểm.

Giải pháp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc Đoạn từ khách sạn La Thành đến nút Núi Trúc, đợt 2 - 12

Cần nâng cao và phát huy hơn nữa chính sách xã hội hóa công trình phúc lợi xã hội để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cùng với đó là tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa người dân và chính quyền địa phương nâng cao trách nhiệm của người dân trong quá trình đổi mới, xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp văn minh hơn xứng tầm là một thành phố du lịch đáng sống.

3.5. Một số giải pháp khác.‌

- Giải pháp về tuyên truyền, vận động

+ Xây dựng tủ sách pháp luật đặt tại nhà văn hóa sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư với đầy đủ các văn bản pháp lý, chính sách bồi thường hỗ trợ và tái

định cư để người dân có thể tiếp cận, tìm hiểu nâng cao trình độ nhận thức về pháp luật cũng như về các chính sách bồi thường hỗ trợ của nhà nước áp dụng cho dự án.

+ Nâng cao nhận thức của người dân về công tác GPMB. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu được công tác GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển đất nước

+ Công tác quy hoạch phải tuyên truyền, phổ biến sớm cho người dân biết.

+ Giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của chủ đầu tư và các hộ dân trong công tác bồi thường GPMB. Những trường hợp đã được bồi thường thỏa đáng, đúng chính sách và thuyết phục nhiều lần mà không chấp hành thì cũng phải có những biện pháp xử lý thích đáng theo đúng quy định của pháp luật

- Xây dựng, triển khai các chương trình, dự án giải quyết các tác động tiêu cực của việc thu hồi đất đối với người có đất bị thu hồi

+ Đối với những hộ gia đình đang có hoạt động kinh doanh cho thuê nhà việc thu hồi đất làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người dân. Tuy nhiên những trường hợp này không thực hiện nộp thuế cho nhà nước nên theo quy định sẽ không được bồi thường hỗ trợ.

+ Có các chương trình định hướng, hỗ trợ tìm việc làm ổn định cuộc sống đối với những hộ gia đình không có việc làm ổn định (đối với những hộ cho thuê bị mất đất).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài: “Giải pháp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc ( Đoạn từ khách sạn La Thành đến nút Núi Trúc, đợt 2)”. Học viên rút ra được một số kết luận sau:

1. Quận Ba Đình là một quận có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền kinh tế xã hội phát triển mạnh, quận được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực.

2. Việc quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn quận luôn được chính quyền, nhân dân hết sức quan tâm và đạt được những kết quả tốt. Quận Ba Đình có tổng diện tích tự nhiên là 924,95 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.53 ha chiếm 0,38% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 916,39 ha chiếm 99,07% tổng diện tích đất tự nhiên và diện tích đất chưa sử dụng là 5,03 ha chiếm 0,55% tổng diện tích tự nhiên.

3. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và thực hiện của các ngành, các cấp từ thành phố đến cơ sở, có sự nhất quán trong chính sách bồi thường hỗ trợ.

4. Dự án “Xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc ( Đoạn từ khách sạn La Thành đến nút Núi Trúc, đợt 2)”: Tổng diện tích đất thu hồi là 3776,23 m2 đất tại 3 phường Kim Mã, phường Đội Cấn, phường Liễu Giai gây ảnh hưởng đến 91 hộ gia đình. Với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 189.654.951.877 đồng.

Giá bồi thường tại dự án: Thực hiện theo đúng quy định của UBND thành phố Hà Nội tuy nhiên giá bồi thường về đất còn thấp chưa phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế. Giá bồi thường hỗ trợ công trình, vật kiến trúc và các tài sản khác được tính toán một cách chi tiết theo đúng các quy định của Nhà nước nhưng do việc ban hành chậm, không thay đổi thường xuyên nên giá bồi thường chưa thực sự sát với giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất.

Chính sách hỗ trợ và ổn định đời sống: UBND quận và bên dự án đã đưa ra các phương án hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng đã một phần nào đó đảm bảo cho cuộc sống người dân được ổn định như trước khi bị thu hồi đất.

5. Về giải pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ: Cần có các chính sách điều chỉnh tăng giá bồi thường và hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân về việc làm cũng như trong ổn định cuộc sống của những hộ nằm trong diện GPMB. Bên cạnh đó cần tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của nhà nước đến người dân để công tác thu hồi đất diễn ra được thuận lợi hơn.

Kiến nghị

1. Với Thành phố Hà Nội

Về ban quản lý: cần hoàn thiện đội ngũ của ban quản lý dự án phụ trách về từng khâu trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công tác bồi thường GPMB: Trên cơ sở quy hoạch đã có cần công khai thông tin một cách chi tiết, minh bạch, rõ ràng thời điểm quy hoạch để người dân xác định được họ nằm trong diện các hộ bị thu hồi, giải phóng mặt bằng.

2. Với UBND quận Ba Đình

Cần hoàn tất công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, hoàn thiện các thủ tục giấy tờ xác mình nguồn gốc sử dụng đất.

Tăng cường đối thoại giữa ban lãnh đạo của Quận và các cơ quan chuyên môn với các hộ dân có đất bị thu hồi để giải thích với người dân, tháo gỡ những khúc mắc liên quan đến đất đai.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ của phường và của ban giải phóng mặt bằng của quận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Giải phóng mặt bằng quận Ba Đình (2018). Tổng hợp các hộ dân dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc;

2. Ban Giải phóng mặt bằng quận Ba Đình (2019). Phương án điều chỉnh đơn giá đất dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc;

3. Chính phủ (2014). Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

4. Chính phủ (2014). Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất;

5. Chính phủ (2014). Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

6. Chính phủ (2017). Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai của Chính phủ;

7. Chính phủ (2015). Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 15/10/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở;

8. Nguyễn Kim Sơn (2000). “Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới”, Báo cáo khoa học chuyên đề 1, Tổng cục địa chính.

9. Phương Thảo, Ban nội chính trung ương, Kinh nghiệm thu hồi đất của một số quốc gia trên thế giới http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/kinh-nghiem-thu-hoi- dat-cua-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-292298/

10. Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Ba Đình (2018). “Báo cáo công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2017 quận Ba Đình”, Hà Nội.

11. Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận Ba Đình (2018). “Báo cáo thuyết minh thống kế đất đai năm 2017”, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Sở xây dựng (2017). Văn bản số 2066/SXD-PTĐT ngày 21/3/2017 của Sở Xây dựng về TĐC phục vụ GPMB thực hiện dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi

Trúc đoạn từ Khách sạn La Thành đến Núi Trúc (giai đoạn 2) trên địa bàn quận Ba Đình.

14. Sở Tài chính thành phố Hà Nội (2017). Văn bản số 8514/STC-BG ngày 25/12/2017 của Sở Tài chính Hà Nội thông báo đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu, sản lượng cá phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội 2018.

15. Tổng cục quản lý đất đai 2015). Báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất năm 2015.

16. Từ điển bách khoa Việt Nam. https://vi.wikipedia.org/wiki/Từ điển bách khoa Việt Nam

17. UBND Thành phố Hà Nội (2017). Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

18. UBND Thành phố Hà Nội (2006). Quyết định số 1096/QĐ-UB ngày 02/03/2006 của UBND Thành phố Hà Nội v/v phê duyệt dự án Xây dựng đường Liễu Giai - Núi Trúc (đoạn từ ngã tư Vạn Phúc đến nút Núi Trúc).

19. UBND Thành phố Hà Nội (2007). Quyết định số 1189/ QĐ-UB ngày 30/3/2007 của UBND Thành phố Hà nội v/ v thu hồi 8.520 m2 đất tại các phường Kim Mã, Đội Cấn, Liễu Giai – quận Ba Đình; giao cho Sở Giao thông công chính để thực hiện dự án xây dựng đường Liễu Giai - Núi Trúc đoạn từ khách sạn La Thành đến nút Núi Trúc (giai đoạn 2).

20. UBND Thành phố Hà Nội (2014). Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND TP Hà Nội v/v ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019.

21. UBND Thành phố Hà Nội (2017). Quyết định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 03/03/2017 của UBND TP HN về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TPHN.

22. UBND Thành phố Hà Nội (2016). Quyết định số 2337/QĐ-UBND ngày 13/6/2016 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện Dự án xây dựng đường Liễu Giai - Núi Trúc đoạn từ Khách sạn La Thành đến phố Núi Trúc (giai đoạn 2) và Dự

án Cống hóa mương, xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình.

23. UBND Thành phố Hà Nội (2019). Quyết định số 4865/QĐ-UBND ngày 06/09/2019 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh, giá đất cụ thể làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện Dự án xây dựng đường Liễu Giai - Núi Trúc đoạn từ Khách sạn La Thành đến phố Núi Trúc (giai đoạn 2) và Dự án Cống hóa mương, xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây, quận Ba Đình.

24. UBND thành phố Hà Nội (2017). Quyết định số 1066/QĐ-UBND ngày 14/4/2017; số 1139/QĐ-UBND ngày 05/05/2017 của UBND quận Ba Đình về việc thành lập Hội đồng BTHT&TĐC và Tổ công tác thực hiện dự án Xây dựng đường Liễu Giai - Núi Trúc, đoạn từ Khách sạn La Thành đến nút Núi Trúc (giai đoạn 2).

25. UBND thành phố Hà Nội (2018). Quyết định số 798/QĐ-UBND ngày 21/5/2018 của UBND quận Ba Đình về việc phê duyệt kết quả bắt thăm vị trí căn hộ tái định cư để GPMB thực hiện dự án Xây dựng.

26. UBND thành phố Hà Nội (2019). Quyết định số 224/QĐ-UBND ngày 22/03/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt giá bán nhà chung cư tái định cư năm 2019 đối với nhà 30T và nhà 21T tại lô ô đất A14 Khu đô thị Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy để phục vụ công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

27. UBND thành phố Hà Nội (2016). Văn bản số 259/UBND-XDGT ngày 18/01/2016 của UBND Thành phố về việc bố trí quỹ nhà tái định cư phục vụ GPMB thực hiện dự án cống hóa mương và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây và dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc đoạn từ Khách sạn La Thành đến Núi Trúc (giai đoạn 2).

28. UBND thành phố Hà Nội (2017). Văn bản số 1381/VP-ĐT ngày 20/02/2017 của UBND Thành phố về việc bố trí 90 căn hộ tái định cư.

29. UBND thành phố Hà Nội (2016). Văn bản số 9041/SXD-PTN ngày 12/10/2016 của Sở Xây dựng về việc thông báo vị trí, diện tích 09 căn hộ.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí