Bệnh Chướng Hơi Dạ Cỏ Cấp Và Mãn Tính

2.5.4. Tiên lượng

Cần phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị phù hợp vì nếu bệnh mới phát thì con vật bình phục trở lại sau 3 - 5 ngày.

2.5.5. Chẩn đoán

Tuy nhiên, biểu hiện bệnh thường giống vơí các loại bệnh khác như: Dạ cỏ chướng hơi (bệnh phát ra đột ngột, vùng bụng trái phồng to, căng như quả bóng, con vật ngạt thở, niêm mạc tím bầm, nếu can thiệp không kịp thời con vật sẽ chết); Viêm dạ tổ ong ngoại vật (con vật cũng liệt dạ cỏ, thay đổi tư thế đứng, dạng hai chân trước khi xuống dốc, đau, nghiến răng, phù yếm). Bệnh thường gây viêm phúc mạc, viêm ngoại tâm mạc kế phát. Viêm dạ dày ruột cấp tính (gia súc hơi sốt, trong dạ cỏ không tích hơi và đọng lại thức ăn, nhu động ruột tăng, tiêu chảy).

2.5.6. Điều trị

Nguyên tắc là làm tăng nhu động dạ cỏ, làm giảm chất chứa. Khi mới mắc bệnh cho gia súc uống nước bình thường, cần nhịn ăn 1 - 2 ngày sau đó cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa, cho ăn ít và nhiều lần trong ngày. Xoa bóp vùng dạ cỏ ngày từ 3 - 5 lần, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút) cho gia súc vận động nhẹ nhàng.

Không nên xoa bóp vùng dạ cỏ nếu trường hợp gia súc đau nhiều. Dùng thuốc:

- Dùng một trong các loại thuốc sau để làm tăng cường nhu động dạ cỏ

Magiesulfat: trâu, bò (300 g/con); bê, nghé (200 g/con). Hòa với 1 lít nước cho con vật uống 1 lần trong ngày đầu điều trị.

Hoặc Pilocacpin 3%: trâu, bò (3 - 6 ml/con); bê, nghé (3 ml/con). Tiêm bắp ngày 1 lần. Hoặc dung dịch NaCl 10%: trâu, bò (200 - 300 ml/con); bê, nghé (200 ml/con). Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần. Những gia súc có chửa không dùng thuốc kích co bóp cơ trơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Dùng thuốc ức chế lên men sinh hơi của dạ cỏ.

- Điều chỉnh hệ thần kinh, tránh những kích thích bệnh lý (dùng thuốc an

thần).

- Dùng thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng và tăng cường giải

độc. Tiêm chậm vào tĩnh mạch ngày 1 lần như sau:

Glucoza 20%: Trâu, bò: 1.000 - 2.000 ml; Bê, nghé: 300 - 500 ml.

Cafein natribenzoat 20%: Trâu, bò: 20 ml; Bê, nghé: 5 - 10 ml.

Canxi clorua 10%: Trâu, bò: 50 - 70 ml; Bê, nghé: 15 - 20 ml.

Urotropin 10%: Trâu, bò: 50 - 70 ml; Bê, nghé: 20 - 30 ml. Vitamin C 5%: Trâu, bò: 20 ml; Bê, nghé: 10 ml.

- Trường hợp viêm mạn tính dùng nước muối nhân tạo cho uống

- Nếu liệt dạ cỏ do thần kinh giao cảm quá hưng phấn: Dùng Novocain 0,25% 40 ml phong bế vùng bao thận.

- Để tăng cường quá trình tiêu hóa: Dùng HCl 0,5% 500 ml cho uống; dùng rượu tỏi 40 - 60 ml cho uống.

- Nếu chướng hơi dạ cỏ kế phát: Cho uống thuốc để ức chế lên men trong

dạ cỏ.

- Nếu kế phát tiêu chảy: Cho uống tanin và thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn đường ruột.

2.6. Bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp và mãn tính

Đặc điểm bệnh nguy hiểm là khi dạ cỏ căng phồng, chứa đầy hơi sẽ chèn ép xoang bụng, xoang ngực, gây khó thở, chèn ép tim, dẫn đến trở ngại tuần hoàn - hô hấp.

2.6.1. Nguyên nhân

Sốt cao: giảm nhu động dạ cỏ dẫn đến giảm ợ hơi do ức chế thần kinh.

Do tăng sinh quá trình sinh hơi: do thay đổi thức ăn, thức ăn chứa nhiều tinh bột, cỏ non lên men nhanh, sinh hơi nhiều.

Do nghẽn thực quãn.

Do thức ăn tạo bọt: thực ăn chức nhiều Saponin, là một loại đường thực vật có nhiều trong cây bình linh, đậu ma…Khi gia súc nuốt vào dạ cỏ sẽ tạo bọt hơi nhớt trên bề mặt dạ cỏ, không ợ hơi được.

2.6.2. Cơ chế sinh bệnh

Dạ cỏ chứa đầy hơi căng phồng, ép tim gây trở ngại tuần hoàn hô hấp, cơ thể thiếu oxy dễ dẫn đến chết đột ngột.

2.6.3. Triệu chứng

Bệnh phát nhanh. Bụng trái ngày càng to. Thú khó thở.

Dạ cỏ căng phồng ép tim trở ngại tuần hoàn, hô hấp. Thú ngã xuống, co giật và chết.

2.6.4. Tiên lượng và chẩn đoán

Tốt : Nếu thú còn đứng được có thể điều trị. Xấu : thú đứng không vững, ngã xuống.

2.6.5. Điều trị

Dắt đứng 2 chân trước cao hơn 2 chân sau. Phục hồi nhu động dạ cỏ:

+ Chà sát vùng bụng trái, cho vận động nhẹ (dắt đi)

+ Sử dụng thuốc tăng nhu động : Pilocarpine, Strychnin 1%, NaCl 10% tiêm tĩnh mạch 150 – 200ml (kích thích cơ trơn hoạt động)..

Lấy thức ăn ra khỏi dạ cỏ:

+ Rửa dạ cỏ: sử dụng ống thông bơm khoảng 20 lít nước vào dạ cỏ, xong hạ đầu ống xuống nước sẽ trào ngược ra kéo theo thức ăn.

+ Mổ dạ cỏ.

+ Thuốc xổ: Na2SO4 (300 – 400g) hoặc Mg SO4 .

Cho nhịn ăn 1 – 2 ngày.

Giúp ợ hơi: kéo lưỡi, hòa 250ml rượu + 100g(tỏi + gừng), giã nhuyễn, lấy nước cho uống. Tác dụng gừng và tỏi ức chế quá trình lên men sinh hơi. Hoặc cho uống bia, nước ngọt có gas…

- Nếu do ăn nhiệu cây họ đậu: cho uống 250ml dầu ăn.

- Uống dấm + dầu ăn. Tiêm Vitamin B- compklex.


Hình 4 2 Kéo lưỡi bò gây phản xạ ợ hơi 2 6 6 Phòng bệnh Kiểm tra động tác 1

Hình 4.2: Kéo lưỡi bò gây phản xạ ợ hơi

2.6.6. Phòng bệnh

Kiểm tra động tác nhai lại của thú trước khi về chuồng.

Khi điều trị cc bệnh truyền nhiễm, dùng kháng sinh, hoá chất cho gia s úc cần đề phòng bệnh.

Khẩu phần thức ăn phải đầy đủ chất xơ cần thiết.

2.7. Viêm dạ tổ ong do ngoại vật

2.7.1. Cách sinh bệnh

Vật nhọn bị thú ăn phải rớt xuống sàn dạ cỏ và theo nhu động đến dạ tổ ong, đây là dạ thấp nhất.

Sự co thắt ở dạ tổ ong và sự cử động của thú làm cho ngoại vật cọ sát với dạ tổ ong gây trầy trụa, từ đó xảy ra quá trình viêm dạ tổ ong. Nhiều trường hợp ngoại vật chọc thủng cả cơ hoành từ đó chứa vật thoát ra ngoài gây viêm màng bụng,ngoại vật chọc vào bao tim gây viêm màng tim do vật lạ hoặc viêm cơ tim, viêm màng ngực.

2.7.2. Triệu chứng

Bệnh thường phát ra sau khi thú vận động mạnh, rặn đẻ... bỏ ăn, giảm sản lượng sữa, giảm nhai lại, giảm nhu động ruột, có dấu hiệu táo bón, nhiều khi liệt dạ cỏ.

Thú đau đớn, thích đứng hơn nằm, ngại đi xuống dốc, khi đứng thường chọn chỗ dốc, lúc nằm rất thận trọng và đứng lên bằng hai chân trước. Gõ, sờ nắn vùng dạ cỏ có phản ứng đau.

Thú sốt 40-410C tùy vào mức độ viêm, niêm mạc mắt sung huyết. Thở nông và ngắn, thường thở thể ngực.

Nhịp tim > 100 lần/ phút.

2.7.3. Tiên lượng

Chỉ có giải phẫu để láy vật lạ ra ngoài, nếu vật lạ đâm vào tim thì rất khó chữa.

2.7.4. Chẩn đoán

Bệnh phát ra đột ngột.

Biểu hiện đau khi vận đông.

2.7.5. Điều trị

Lấy vật lạ ra bằng cách mổ dạ cỏ, lấy bớt ½ - 1/3 thức ăn, thò tay đến dạ tổ ong và lần tìm ngoại vật để lấy ra.

Thú sốt cao thì dùng kháng sinh Tetramycine, Chlotetrasol. Dùng thuốc trợ lực (glucose), trợ tim (cafein) và các loại vitamin Cho ăn cháo, cỏ non và ăn ít.

2.7.6. Phòng

Làm sạch đồng cỏ, dọn gai, đinh và kẽm gai. Kiểm tra kỹ thức ăn hỗn hợp.

2.8. Tắc nghẽn dạ lá sách

2.8.1. Nguyên nhân

Thiếu ăn hay ăn thức ăn khô, ít uống nước hay uống nước quá lạnh .

Ăn thức ăn tinh trong thời gian dài, thức ăn ít kích thích nhu động dạ cỏ Kế phát từ các bệnh viêm phúc mạc, ký sinh trùng máu và các bệnh truyền

nhiễm gây sốt cao.

Các trường hợp mất nước nặng, kèm theo triệu chứng giảm nhu động đường tiêu hóa.

2.8.2. Cách sinh bệnh

Các nguyên nhân kể trên làm dạ lá sách kém hoạt động thức ăn tích lại trở nên cứng như đất nung, thành dạ lá sách bị hoại tử, thú bị sốt cao.

2.8.3. Triệu chứng

Giảm ăn, kém nhai lại, đau bụng. Chướng hơi nhẹ dạ cỏ do nhu động giảm.

Thú ít đi phân do thức ăn không di chuyển được. Nếu dạ lá sách hoại tử, thú sốt cao.

2.8.4. Điều trị

Cho nhịn ăn vài ngày.

Xổ bằng Na2SO4, MgSO4 (300-400g/trâu bò, hòa với 1 lít nước cho uống. NaCl 10% (200-300ml) chích tĩnh mạch.

Pilocarpin 0,05-0,1g, tiêm dưới da. Cấp serum glucose và các loại vitamin.

2.9. Bệnh viêm ruột cata cấp tính

2.9.1. Nguyên nhân

Do chất lượng thức ăn kém, thay đổi thức ăn đột ngột.

Do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột hoặc gia súc bị lạnh đột ngột . Do gia súc bị ngộ độc bởi các loại hóa chất, thuốc trừ sâu.

Do kế phát từ một số bệnh: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tắc dạ lá sách,...

2.9.2. Triệu chứng

Con vật ăn kém, uể oải, khát nước, không sốt hoặc sốt nhẹ, giai đoạn đầu nhu động ruột giảm giai đoạn đầu táo sau tiêu chảy. Tính chất bệnh lý tùy thuộc vào vị trí viêm trên ruột.

Viêm ruột non: ruột chứa đầy hơi, khi ruột co giật sinh chứng đau bụng.

Nếu viêm chưa lan xuống ruột già thì chưa có hiện tượng tiêu chảy.

Viêm ruột già: nhu động ruột tăng, nghe như tiếng sấm, gia súc tiêu chảy, phân nhão như bùn hoặc loãng như nước, trong chứa những mảnh thức ăn chưa tiêu hóa, phân lẫn dịch nhày, máu và tế bào thượng bì, phân thối khắm và tanh, phân dính vào hậu môn, kheo chân và đuôi. Gia súc tiêu chảy lâu ngày thì bụng hóp, mắt trũng, lông xù, da thô, cơ vòng hậu môn bị liệt, phân tự do chảy ra ngoài.

2.9.3. Tiên lượng

Bệnh ở thể nguyên phát, sau khi chất chứa trong ruột thoát ra ngoài 2 -3 ngày sau con vật sẽ khỏi.

Bệnh nặng: con vật tiêu chảy kéo dài, cơ thể mất nước, mất điện giải, cơ thể nhiễm độc con vật sẽ chết sau 1-2 tuần mắc bệnh (tiêu chảy nhiều 4-5 ngày chết).

2.9.4. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng của bệnh.

2.9.5. Điều trị

Cho ăn ít, thức ăn dễ tiêu. Xoa bóp vùng bụng.

Dùng thuốc trị:

Dùng thuốc chống tiêu chảy.

Tiêu diệt vi sinh vật: Streptomycin, Neomycine, furazolidone,.. Chống lên men đường: Ichthyol.

Nếu phân quá thối thì dùng thuốc tẩy: Na2SO4, MgSO4. Cung cấp nước vào xoang bụng hoặc cho uống.

2.10. Chứng táo bón

2.10.1. Nguyên nhân

Do vật ăn những thức ăn khó tiêu.

Do chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật.

Do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, do cơ thể suy ngược. Do kế phát từ các bệnh về răng, ruột, viêm phúc mạc,...

2.10.2. Triệu chứng

Tùy theo vị trí tắc mà trên lâm sàng có các triệu chứng khác nhau .

-Thức ăn tích trong ruột non: ủ rủ, gật đầu, chân lảo đảo, đau bụng nhẹ, vẫy đuôi ngoảnh lại nhìn bụng, thường muốn nằm. Nếu kế phát đau dạ dày thì đau bụng kịch liệt, niêm mạc mắt sung huyết, vùng bụng không to. Khi bị nặng con vật sốt cao, tần số tim và hô hấp tăng. Con vật có thể tiêu chảy.

-Nếu phân đọng lại trong ruột già: bệnh phát ra chậm hơn con vật đi phân khó, phân tròn, rắn và ít, gia súc ít uống nước ăn giảm hoặc không ăn. Con vật đau bụng từng cơn nhẹ, chân trước cào đất, chân sau đá bụng, đầu ngoảnh lại nhìn bụng có con còn lăn lộn, dạng 4 chân và kêu rên rỉ .

2.10.3. Tiên lượng

Táo bón ở ruột non: con vật ủ rủ, bụng bình thường, niêm mạc vàng, môm khô và hôi.

Táo bón ở ruột già: con vạt đau bụng từng cơn, nằm lì, 4 chân duỗi, nhu động ruột yếu hay ngưng hẳn,con vật bí ỉa.

Khi rách ruột con vật thường vã mồ hôi, run rẩy, sốt cao, mạch yếu.

2.10.4. Điều trị

Hộ lý tốt cho vận động, uống nhiều nước, ăn thức ăn nhuận tràng . Dùng thuốc.

Nếu táo bón ở ruột non: dùng nước và xà phòng thụt vào ruột, sa u đó bôi parafin. Dùng NaCl 10% (200-300ml) tiêm vào tĩnh mạch.

Nếu táo bón ở ruột già: dùng nước ấm thụt ruột (10-20 lít) cho uống Na2SO4(200-400g) hoặc Ichthyol (10-15 g). Dùng đơn thuốc (NaCl 10%

=200ml, cafein natribenzoat 20% =15-20 ml, brommua natri10% = 200ml) tiêm chậm vào tĩnh mạch.

Trường hợp nặng phải chích máu, tiêm Novocain 0,25% 100ml vào tĩnh mạch. Dùng trợ sức,trợ lực.

3. Thực hành

Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ tiêu hóa ở chó, mèo. Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ tiêu hóa ở heo.

Khám lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh hệ tiêu hóa ở trâu, bò.

3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Các nguyên liệu dụng cụ cần thiết trong công tác khám hệ tiêu hóa, vật mẫu (chó, heo, trâu bò).

3.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách khám và chẩn đoán sau đó đưa ra phác đồ điều trị trên vật mẫu.

3.3. Nội dung thực hành Trình tự khám bệnh:

Hỏi bệnh

Ghi nhận bệnh

Kiểm tra ngoại hình: màu lông, đuôi, tai, mõm,...... Kiểm tra thể chất: to con, nhỏ con, dáng đi, đứng..... Kiểm tra các đặc điểm có liên quan đến hệ tiêu hóa.

Chẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng. Dựa vào nguyên nhân.

Viết đơn thuốc điều trị bệnh hệ tiêu hóa

Theo nguyên nhân. Theo triệu chứng.

Đưa ra phác đồ điều trị tổng thể.

3.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 19/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí