TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHÍNH SÁCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 2
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Doanh Nghiệp
- Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng
Lớp : Anh 16
Khóa : 44D
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Phương Lan
Hà Nội, 05/2009
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 3
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 3
1. Các khái niệm 3
1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính 3
1.2. Khái niệm độ bẩy tài chính 6
2. Vai trò của đòn bẩy tài chính đối với các doanh nghiệp 9
2.1. Đòn bẩy tài chính là một công cụ để tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 9
2.2. Đòn bẩy tài chính là một công cụ giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính 9
3. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp 10
3.1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp 10
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp 11
3.3. Rủi ro tài chính do sử dụng đòn bẩy tài chính 15
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp 17
4.1. Các nhân tố chủ quan 17
4.2. Các nhân tố khách quan 18
II. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 19
1. Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ... 19
1.1. Khái niệm 19
1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 22
2. Tầm quan trọng của đòn bẩy tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 26
2.1. Bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 26
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 26
2.3. Nâng cao uy tín của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 27
2.4. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 29
2.1. Hiệu quả sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 29
2.1.1. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 29
2.1.2. Hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính đối với hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 39
2.2. Những hạn chế trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 44
2.2.1. Hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại một số doanh nghiệp và trong một số ngành chưa cao 44
2.2.2. Sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều rủi ro 46
2.2.3. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp 49
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế kể trên 51
2.3.1. Nguyên nhân chủ quan 52
2.3.2. Nguyên nhân khách quan 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM 62
3.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 62
3.1.1. Biến động của thị trường thế giới và thị trường trong nước thời gian qua 62
3.1.2. Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới 64
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 67
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ 67
3.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ 70
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 74
3.3. Một số kiến nghị với các tổ chức cho vay và các cơ quan quản lý Nhà nước 75
3.3.1. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay
........................................................................................................... 75
3.3.2. Những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Việt Nam qua các năm 29
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam theo lĩnh vực hoạt động 31
Bảng 3: Mức độ hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam 32
Bảng 4: Tỷ trọng các nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 33
Bảng 5: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp 36
Bảng 6: Thị phần của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam từ 2004- 2007 37
Bảng 7: Tổng hợp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm 40
Bảng 8: Tổng hợp chỉ tiêu hoạt động của một số ngành trong năm 2007 42
Bảng 9: Tổng hợp các chỉ số nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ 43
Bảng 10: Tổng hợp chỉ số ROE của doanh nghiệp vừa và nhỏ 45
Bảng 11: Dư nợ cho vay theo ngành 46
Bảng 12: Tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm 47
Bảng 13 : Lãi suất cho vay phổ biến của khối ngân hàng trong năm 2008 49
Bảng 14: Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng 51
Biểu đồ 1: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm 30
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008 33
Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng ngân hàng từ năm 2005 - 2008 34
Biểu đồ 4: Biến động lãi suất trong năm 2008 48
Biểu đồ 5: Khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...50
LỜI NÓI ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ là một tất yếu của tất cả các nền kinh tế và loại hình kinh tế quy mô nhỏ này đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, với hơn 90% trong tổng số doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, loại hình doanh nghiệp này đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế khi thu hút khoảng 50% số lao động trong cả nước và đóng góp từ 30 - 40% vào tổng sản phẩm quốc nội GDP của quốc gia 23.
Tuy nhiên, do đặc điểm là số vốn tự có thấp nên các doanh nghiệp này đều phải huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phần lớn các doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn đó hiệu quả để mang lại thu nhập cao hơn cho các nhà đầu tư hay các chủ sở hữu doanh nghiệp. Nhưng cũng có những doanh nghiệp đã sử dụng không hiệu quả, gây ra sự lãng phí lớn cho các nguồn lực của xã hội và dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lâm vào khó khăn và bị phá sản.
Do vậy, việc nghiên cứu cách thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các khoản nợ này hay nói cách khác là nghiên cứu chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp này đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn.
Xuất phát từ mục tiêu đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Bằng cách vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, suy luận logic, bài viết của tôi sẽ đi vào phân tích thực trạng của việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm rõ một số chỉ tiêu từ đó tìm ra các mặt được và chưa được của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Việt Nam. Sau đó, tôi sẽ đưa ra một vài giải pháp với mong muốn các doanh nghiệp này sẽ có thể ngày càng nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Bài viết của tôi gồm các phần chính sau:
Chương 1: Những hiểu biết chung về đòn bẩy tài chính và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Chương 2: Thực trạng sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Trong quá trình thực hiện, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Phương Lan đã tận tình chỉ bảo và có những đóng góp, gợi ý rất quý báu để giúp tôi hoàn thành bài viết này.
Tất nhiên, do hạn chế về tầm hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu, và đây cũng là một đề tài khá mới nên chắc chắn bài viết của tôi còn nhiều sai sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp và gợi ý của tất cả mọi người, đặc biệt là các thầy cô giáo để tôi có thể hoàn thiện bài viết của mình hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH VÀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính và cấu trúc vốn của doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, để hiểu được đòn bẩy tài chính là gì, trước hết chúng ta sẽ đi nghiên cứu vấn đề cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Vậy cấu trúc vốn là gì?
Cấu trúc vốn đề cập tới cách thức doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài chính thông qua các phương án tài trợ kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Hay nói cách khác, cấu trúc vốn là việc lựa chọn giữa tài trợ bằng vốn vay nợ hay vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần). Cấu trúc vốn tối ưu là phương án theo đó doanh nghiệp có chi phí vốn thấp nhất và có giá trị cổ phiếu cao nhất.
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc vốn và tác động của nó tới giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tôi chỉ xin đề cập đến lý thuyết nổi tiếng nhất về cấu trúc vốn, đó là lý thuyết của Modilligani và Miller (còn gọi là mô hình M-M). Luận điểm của Modilligani và Miller cho rằng việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu đưa ra năm 1958, với các giả định: thị trường vốn hoàn hảo, không có việc đánh thuế và nguy cơ được hoàn toàn tính toán bởi biến đổi của các luồng tiền, Modilligani và Miller chỉ ra rằng việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính là việc bù đắp cho việc rủi ro của chủ sở hữu tăng lên do tăng tỷ lệ vốn vay/ tổng số vốn. Từ đó dẫn đến phương trình: