Hđ Hướng Dẫn Thực Hành, Vận Dụng (Thvd)


HĐ 3. Đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị nội dung và hình thức VB

Mục đích: Nhận xét, đánh giá kĩ năng đọc kĩ, đọc sâu của HS

Tổ chức cho HS xác định ấn tượng chung, khái quát về VB

HS trình bày cảm nhận, ấn tượng chung về VB

Tổ chức cho HS phân tích chi tiết, tìm ra nội dung, ý nghĩa VB

HS vận dụng kiến thức thể loại, dùng kĩ năng đọc để tìm hiểu VB


Hướng dẫn HS đánh giá VB, liên hệ, so sánh, mở rộng

vv

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

HS nhận xét đánh giá VB, liên hệ với bối cảnh lịch sử, kinh nghiệm cá nhân và các tác phẩm khác,…


Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông - 17

Mục đích: Khái quát lại giá trị của

VB và lưu ý về phương pháp đọc

Tổng kết các điểm nổi bật về nội

dung và hình thức

HS thực hiện theo nhóm, trình bày,

trao đổi và thống nhất

Sau khi HS rút ra cách đọc hiểu VB theo thể loại, GV lưu ý HS phương pháp đọc VB theo loại

thể đã học Sau khi HS rút ra

HS rút ra cách đọc hiểu VB theo

thể loại

HĐ 4

Tổng kết và hướng dẫn HS cách đọc VB theo thể loại

Hình 2.3: Sơ đồ 2.

Thuyết minh sơ đồ 2: Sơ đồ thể hiện HĐ 3 và HĐ 4 trong bước II của MHHĐ


của GV trong dạy ĐHVB. Ở HĐ 3, GV hướng dẫn HS thực hiện 3 việc: i) Tổ chức cho HS xác định ấn tượng chung, khái quát về VB. ii) Tổ chức cho HS phân tích chi tiết, tìm ra nội dung, ý nghĩa của VB. iii) Hướng dẫn HS đánh giá VB, liên hệ, so sánh mở rộng. HĐ 4 là HĐ kết lại sau khi đi sâu phân tích chi tiết, cụ thể ở HĐ 3. HĐ 4 có 2 việc: GV hướng dẫn HS tổng kết về nội dung và nghệ thuật của VB đọc; và tổ chức cho HS rút ra cách đọc VB theo thể loại.

Kí hiệu mũi tên ( ) chỉ trình tự của HĐ, một chiều.

Kí hiệu 2 mũi tên ngược nhau ( ) chỉ HĐ tương tác 2 chiều.

Tóm lại, HĐ tổ chức đọc VB trên lớp là HĐ quan trọng để thực hiện yêu cầu rèn luyện NL HS về ĐHVB. Việc thiết kế bài học mà GV chuẩn bị trước đó chỉ là những phương án “giả định”. Chỉ khi tiếp xúc trực tiếp với HS qua tương tác trong giờ dạy, GV mới có phương pháp dạy phù hợp với đối tượng cụ thể là cá nhân HS cho phù hợp với VB đọc hiểu. Để giờ dạy ĐHVB trên lớp đạt hiệu quả, cần lưu ý:


– GV là người thiết kế bài học, cần xác định rò yêu cầu rèn luyện NL cho HS qua bài dạy ĐH cụ thể mà mình lên lớp.

– GV phải là “chuyên gia” ĐHVB, đảm bảo cho HS được rèn luyện ở 3 phương diện: 1– nắm chắc VB ở đặc điểm thể loại; 2– biết cách tiếp cận VB ở phạm vi

văn cảnh; và 3 – biết cách khai thác VB ở các khía cạnh của nội dung như: truy xuất thông tin VB, kết nối thông tin trong VB và các nguồn thông tin ngoài VB, đánh giá thành công và hạn chế của VB (cả nội dung và nghệ thuật).

– Có trình độ ĐHVB ở mức cao chưa đủ, GV dạy ĐHVB phải là người thiết kế, tổ chức giờ dạy ĐHVB đảm bảo tính tương tác. Giờ ĐHVB phải đảm bảo HS được phát huy NL cá nhân khi giao tiếp với cá nhân khác, với nhóm, lớp (biết cách trình bày sự hiểu của mình trước tập thể qua việc đọc, viết; biết cách nghe, cách tranh luận, biết cách điều chỉnh hành vi, thái độ của mình trong giao tiếp, v.v.).

– Để duy trì, đảm bảo sự tương tác diễn ra có hiệu quả trong giờ học ĐHVB, rất cần sự điều khiển của người thầy với vai trò “trọng tài”. Người “cầm cân nẩy mực” để đánh giá sự hiểu biết, kĩ năng tiếp nhận VB của HS, giúp HS kịp thời điều chỉnh thái độ,

hành vi, khích lệ tinh thần phấn đấu, rèn luyện của HS theo yêu cầu đặt ra.

2.2.3. HĐ hướng dẫn thực hành, vận dụng (THVD)

Để có NL ĐHVB, HS không chỉ thực hành đọc các VB trong giờ ĐH mà còn cần thực hành đọc nhiều VB tương tự , cùng thể loại, cùng đề tài, chủ đề, độ khó tương đương với các VB đã học. Tức HS phải biết vận dụng cách đọc đã học vào các tình huống mới, đọc các VB mới,...

2.2.3.1. GV hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản

Việc hướng dẫn HS thực hành trong HĐ dạy ĐHVB trước hết GV cần tìm và hướng dẫn HS thu thập các VB tương đương, nhất là về thể loại và kiểu VB, Chẳng hạn khi học truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười…) thì thực hành đọc các thể lọai truyện dân gian tương tự. Khi học thơ Đường luật thì đọc các bài thơ đường luật (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt…); khi học tiểu thuyết chương hồi Tam quốc diễn nghĩa thì đọc thêm các tiểu thuyết chương hồi khác như Thủy hử, Tây du kí… Tương tự như thế khi học thơ hay truyện hiện đại, GV nên có một danh sách các VB, tác phẩm cần đọc mở rộng và khuyến khích HS thực hành đọc bằng nhiều cách khác nhau như thi đọc sách, tọa đàm trao đổi, giới thiệu sách đã đọc, viết lời giới thiệu…

Khi đã có danh mục các VB thực hành đọc, GV cần chú ý hướng dẫn HS biết cách đọc VB, trang bị cho HS các kĩ năng như: đọc lướt, dự đoán, theo dòi, hình dung, tưởng tượng, suy luận, liên kết, đọc sáng tạo,…

Đọc lướt là đọc để tìm hiểu chung về VB, chú ý nhan đề, bố cục và một số thông tin liên quan đến tác giả và VB như hoàn cảnh ra đời của VB, tiểu sử của tác giả, thể loại VB,…

Đọc dự đoán là cảm nhận về VB khi đọc nhan đề, tiên lượng về số phận nhân vật, dự đoán kết thúc câu chuyện (nếu là VB truyện); từ cách đặt vấn đề của VB, tiên đoán về hướng giải quyết vấn đề theo lập luận của tác giả (nếu là VB nghị luận),...

Đọc theo dòi là kĩ năng đọc hướng sự chú ý vào sự tiến triển, vận động nội tại của các chi tiết, yếu tố theo cách tổ chức VB để làm nổi rò chủ đề, cảm hứng chủ đạo, tư tưởng của tác giả VB. Kĩ năng đọc theo dòi thể hiện kết nối giữa hình thức và nội dung VB trong HĐ đọc của người đọc (HS).

Đọc suy luận là cách đọc biết phân tích, đánh giá để xuyên qua bề ngoài của hiện tượng, khám phá nội dung bên trong, tìm ra mối liên hệ bản chất của con người, sự vật, hiện tượng. Thiếu kĩ năng đọc suy luận, sự tiếp nhận VB của người đọc nông cạn, người đọc không có sự phản hồi tích cực, do vậy, không thể có chủ kiến trước vấn đề xã hội, nhân sinh đặt ra từ VB.

Đọc liên kết là người đọc biết cách kết nối thông tin bên trong của nội dung VB, kết nối thông tin bên ngoài VB để thông tin tiếp nhận được sâu, rộng, huy động được vốn văn hóa, vốn sống, kinh nghiệm sống,… từ đó rút ra bài học, triết lý sống, biết lựa chọn cách sống hài hòa,… để trở thành thành viên của gia đình, cộng đồng, tham gia tích cực vào đời sống xã hội.

“Dạy – học đọc văn thơ, thực chất là dạy – học cách giải mã, kiến tạo các giá trị nội dung/ hình thức của VB văn học. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, người học cần được thường xuyên luyện tập, sử dụng một số kĩ năng nhất định, để chính bản thân họ sẽ phải tự biết cách giải mã hình thức và bóc tách từng lớp nội dung của VB. Có như thế, sau khi học xong một bài thơ trữ tình (ví dụ: bài thơ Vội vàng), người học mới có thể sử dụng một số kĩ năng đã được rèn luyện để độc lập giải mã những bài thơ trữ tình hiện đại khác – chẳng hạn, giải mã bài thơ Giục giã của Xuân Diệu, hay Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử – ở những mức độ nhất định, tùy theo khả năng của mình”[180].

Kĩ năng đọc VB ở trình độ cao, người đọc trở thành người đồng sáng tạo. Với sự ra đời của khoa học về mỹ học tiếp nhận, giúp chúng ta đánh giá đóng góp của nhiều công trình nghiên cứu về các VB là TP văn học, VB nghị luận, VB thông tin. Đó là những công trình in dấu ấn về sự tiếp nhận của người đọc như tiếng nói tri âm. Sức sống, sự lan tỏa của các VB đó vượt thời gian, không gian nhờ sự “đồng sáng tạo” của độc giả.

Với sự hiểu ĐHVB như vậy, chúng tôi cho rằng thực hành trong dạy ĐHVB diễn ra trong suốt quá trình ĐHVB của HS. Vì vậy, vai trò của “cỗ máy cái”, tầm ảnh hưởng của người thầy – “chuyên gia đọc hiểu” – trong dạy ĐHVB là truyền cảm hứng cho HS trong khi đọc Văn, HS “tự nguyện” đọc VB.

Về cách làm:

– Giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và danh mục văn bản gợi ý thực hành đọc.

– Hướng dẫn HS đọc ở nhà: HĐ của GV ở bước CBDĐ cần đầu tư thời gian hướng dẫn HS cách đọc.

– Hướng dẫn HS đọc khi dạy trên lớp, chú trọng rèn luyện các kĩ năng “đọc trải nghiệm”: đọc lướt, đọc dự đoán, đọc suy luận, đọc sáng tạo.

– Hướng dẫn HS đọc sau giờ dạy trên lớp. Trong CTNV có quy định HS đọc VB mở rộng. GV giúp HS chọn VB, hướng dẫn HS cách đọc để hướng tới mục tiêu rèn luyện phẩm chất, NL (kiến thức, kĩ năng, thái độ) cho HS.

Tổ chức các hình thức nhằm khuyến khích việc thực hành đọc và đọc mở rộng.

HS tự đọc VB là một HĐ đòi hỏi HS sự nghiêm túc, tập trung khi đọc VB, nhất là HS THPT: đọc với tất cả sự hứng thú, đọc là rèn trí não, đọc để lắng nghe chính mình, đọc bằng năng lượng dồi dào, bằng tư duy sáng tạo,... Do vậy, GV phải có yêu cầu cao để các em đọc kỹ VB, vừa rèn cách nghĩ, cách viết để diễn tả cảm xúc, nhận thức của mình. Đây cũng là cách “trải nghiệm” để HS nhận ra rằng để có một bài viết, bài nói trôi chảy, người viết, người nói phải trải qua việc phân xuất tình cảm, cảm xúc; phải trừu tượng hóa những ấn tượng cảm nhận từ VB để phân tích, đánh giá, phân loại, tổng hợp những điểm đã tiếp nhận từ VB, v.v. để tổ chức thành VB viết, VB nói. Chỉ có sự hứng thú trong đọc sách, chịu khó suy nghĩ, ghi chép khi đọc mới có sự hiểu rộng, hiểu sâu VB. Tự đọc VB của HS là quá trình thể hiện tính tích cực của chủ thể, thể hiện NL phản tỉnh, suy ngẫm những điều đã đọc. Khi HS đã hình thành thói quen đọc VB một cách nghiêm túc mới tránh được tình trạng HS bị phụ thuộc vào bài văn “mẫu”.

2.2.3.2. GV hướng dẫn HS vận dụng kết quả đọc

Để kiến thức HS không phải là “lý thuyết màu xám” thì thầy, trò trong dạy học ĐHVB không thể thiếu HĐ ứng dụng thông qua hệ thống bài tập ĐH. Hệ thống bài tập phải đáp ứng yêu cầu phát triển NL ngữ văn của HS, giúp HS biết cách đọc VB (giải mã và kiến tạo ý nghĩa) chứ không phải gợi ý, dẫn dắt HS đi đến cách hiểu mà các nhà giáo dục muốn áp đặt. Bài tập vận dụng phải giúp HS có hứng thú để nói những gì các em nhìn thấy, cảm nhận suy nghĩ, đánh giá khi đọc tác phẩm; huy động được những hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân; kích thích được khả năng suy luận, liên tưởng của

HS; giúp các em liên hệ nội dung của tác phẩm với kiến thức, trải nghiệm cá nhân mà HS có được trước khi đọc (ví dụ: VB này gợi nhớ cho em điều gì mà em đã chứng kiến hay trải qua? Em có ấn tượng gì trong khi đọc và sau khi đọc VB. Vì sao em có ấn tượng đó?; Nếu là nhà văn...; Nếu là nhân vật....;), và nói về những thay đổi về quan điểm đối với cuộc sống, cách nhìn đối với con người, sở thích, mối quan tâm và mục tiêu cuộc đời,... mà tác phẩm có thể tạo ra ở người học, nhờ đó bài học giúp HS phát triển được nhận thức và hoàn thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ.

Bài tập ứng dụng gồm:

+ Vận dụng kiến thức đọc hiểu để giải thích, phân tích một hiện tượng văn học, văn hóa khác tương ứng. Ví dụ, giải thích câu tục ngữ, phân tích bài ca dao, nêu ý kiến về một hiện tượng văn hóa,…

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt để giải quyết một số vấn đề, như: giải nghĩa, tìm từ loại, xác định cấu tạo từ,… trong các hiện tượng ngôn ngữ của đời sống.

+ Đọc một VB mới cùng kiểu loại hoặc cùng chủ đề.

+ Bài tập vận dụng là bài tập yêu cầu viết bài văn, đoạn văn. Loại bài tập này một mặt kiểm tra, được kết quả ĐH, mặt khác đánh giá được kĩ năng viết, tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm văn [24].

Với loại bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn, theo Đỗ Ngọc Thống, “Tập làm văn không còn chủ yếu là viết bài nghị luận văn học nữa mà tập làm văn chỉ là một trong các dạng của kiểu VB nghị luận. Và ngay trong kiểu VB này, các dạng khác như nghị luận về chính trị, đạo đức, xã hội, kinh tế, văn hóa, môi trường cũng đều được coi trọng”. Cùng với việc thực hành các dạng của kiểu VB nghị luận, bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn “Tập trung cho việc rèn luyện nhằm hình thành kĩ năng tạo lập các kiểu VB một cách năng động theo những yêu cầu và các tình huống giao tiếp khác nhau”. Ý kiến của Đỗ Ngọc Thống gợi suy nghĩ về đổi mới dạy học làm văn, nhất là cấp THPT. Dạy làm văn không chỉ hướng dẫn HS biết cách làm một bài phân tích, bình luận, giải thích,… về một tác phẩm, một vấn đề văn học mà còn phải biết kết hợp vận dụng những kiến thức đã học được và những kinh nghiệm về đời sống để chứng tỏ NL hiểu biết về chính trị, đạo đức, về môi trường, về cảm quan thẩm mỹ, v.v. vào từng hoàn cảnh, tình huống thực tế. Có được như vậy, HS vào đời mới làm chủ được bản thân, tham gia tích cực vào đời sống

124

cộng đồng, không bị lạc lòng trước xu thế phát triển của xã hội, ngoảnh mặt làm ngơ trước bất công, a dua với thói hư tật xấu. Nhận thức về yêu cầu rèn luyện kĩ năng cho HS làm văn như trên, GV không thể không chú trọng việc kết hợp luyện kĩ năng viết trong giờ dạy học ĐH. Cách dạy bắt HS viết theo “văn mẫu”, hay viết theo dàn ý chi tiết là tạo một thói quen nguy hại trong suy nghĩ của HS về việc học văn. Để tránh cách làm đối phó, chạy theo thành tích trong dạy học môn Ngữ văn, GV phải khuyến khích HS “nhập cuộc” với đời sống cộng đồng, xã hội. Trong điều kiện phương tiện thông tin như Internet, mạng điện thoại đã “phủ sóng” khắp cả nước, mỗi gia đình đều có các thiết bị điện tử hiện đại, thông minh như máy tính cá nhân, điện thoại di động,… HS có thể ứng dụng công nghệ đa phương tiện trong học tập. Cho nên, ngoài cách làm bài luận viết trên giấy ở lớp, GV nên hỗ trợ các em thực hiện bài tập qua E–mail, Facebook, Blog cá nhân, Goole Classroom,…

Sự “trải nghiệm” qua ĐH, thẩm thấu và vận dụng VB là nền tảng tạo động lực giúp người đọc tiềm năng khám phá đời sống đầy hấp dẫn. Tính nhân văn và tính hiệu quả của việc dạy ĐH trong môn Ngữ văn theo CT định hướng phát triển NL chỉ có thể trở thành hiện thực khi tri thức ĐH từ VB luôn vẫy gọi người đọc khám phá thực tiễn.

Để thực hiện mục tiêu của môn Ngữ văn ở cấp THPT đạt hiệu quả, HĐ THVD là HĐ cần thiết, không thể thiếu để phát triển NLĐH cho HS.

GV tập cho HS biết cách ghi lại cảm xúc và trình bày (bằng cách nói hoặc viết ra) để phân tích cảm xúc khi đọc VB; Chú trọng rèn luyện cho HS đi sâu phân tích VB theo đặc trưng thể loại bằng cách gợi ý cho HS chú ý những dấu hiệu mang dấu ấn của phương thức phản ánh của VB, từ đó thể hiện cách nhìn vấn đề, cách đánh giá con người, sự việc đươc phản ánh trong VB.

Yêu cầu HS trình bày thành bài viết có mở đầu, có triền khai nội dung vấn đề, có kết luận, thể hiện chủ kiến của HS và liên hệ với bàn thân để có giải pháp trước thực tiễn đời sống hàng ngày mà HS đang phải đối mặt.

Khi HS hoàn thành bài viết, GV yêu cầu HS xem lại yêu cầu của thể loại bài viết để nhắc họ lưu ý đặc điểm thể loại VB họ cần viết (giải thích, phân tích, bình luận), đồng thời suy nghĩ, cân nhắc về dẫn chứng HS tìm được. Cho HS làm việc nhóm và nêu phản hồi cho nhau từ việc đọc chéo bài viết (HS này đọc bài viết của HS khác).

Dựa vào thực tế khả năng viết của HS, GV xác định hình thức hỗ trợ cần thiết cho HS. Ví dụ: Lưu ý HS đọc kĩ VB (nếu HS trình bày không chính xác về tính cách nhân vật (với ĐHVB truyện) cần rèn luyện HS kĩ năng đọc theo dòi); hoặc trò chuyện với HS gợi cho họ chú ý quan sát, phát hiện nét đẹp, sự tinh tế,…trong đời sống từ những điều, những biểu hiện tưởng như quen thuộc hàng ngày.

Về việc hướng dẫn HS đọc thêm các VB có liên quan đến loại (thể) VB, HĐ của GV cần lưu ý: Yêu cầu cần đạt của ĐHVB ở từng khối lớp THPT, cùng với việc xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, CT Ngữ văn yêu cầu HS đọc các VB văn học tự chọn với số lượng VB tối thiểu với từng khối lớp. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng của việc đọc, các VB được chọn cần có hướng dẫn cách đọc và câu hỏi giúp HS tiếp xúc VB đáp ứng yêu cầu cần đạt đã đề ra.

HĐ hướng dẫn THVD diễn ra không chỉ trên lớp học mà cả ngoài giờ lên lớp. Sự tương tác này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả nếu GV và HS cùng phối hợp nhịp nhàng, tích cực. HĐ này vừa đòi hỏi NL sư phạm, vừa rất cần tâm huyết nghề nghiệp của người thầy. GV hỗ trợ các em bằng cách góp ý sửa chữa bài bài viết của các em qua E–mail, trao đổi trực tuyến qua Facebook, Zalo, Google Meet…

Tóm lại, việc tổ chức HĐ đọc cho HS (trên lớp học) trong dạy học ĐHVB như đã trình bày đã quán triệt tinh thần dạy học lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động ở người học. HS tương tác với VB (đọc, xem), dưới sự hướng dẫn của thầy, cùng làm việc với bạn cùng nhóm, cùng lớp (thảo luận, tranh luận, viết bài luận,…) để tiếp nhận VB một cách hiệu quả. Người đọc được phát triển NL đọc và trở thành chủ thể kiến tạo VB, bồi đắp thêm các giá trị ứng dụng của VB. Song song với mục tiêu rèn luyện các kĩ năng đọc, đọc trên lớp, tự đọc VB mới và đọc thường xuyên, đọc để tự học suốt đời,… việc rèn luyện các kĩ năng đọc kết hợp bài tập ứng dụng đem lại cơ hội cho người đọc nhận thức thấu đáo các giá trị sống và hình thành thái độ, quan niệm sống đúng mực, lành mạnh. Đi cùng với việc rèn luyện các kĩ năng, HS được khơi dậy động lực, hứng thú trong học tập, tạo thói quen ham đọc, đọc VB mới một cách độc lập, đọc để học, để sống và làm việc.

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí