– Thông qua đó bài thơ muốn gửi gắm điều gì/thông điệp sâu kín nào? Tức là nói điều gì?
– Nói bằng cách nào? Nội dung thông điệp ấy được nhà thơ thể hiện bằng hình thức nào độc đáo (thể thơ, âm hưởng, ngắt nhịp, từ ngữ, hình ảnh, tu từ...)?
– Tình cảm, cảm xúc của người viết (nhà thơ) ở bài thơ này là gì? Được thể hiện như thế nào? Có ý nghĩa gì?
– Bài thơ có tác động gì tới tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ, hành vi và lối sống của người đọc?
– Muốn hiểu và đánh giá được giá trị của bài thơ thì nên bắt đầu từ đâu và cần chú ý những gì?
… Nghĩa là HS phải nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB thông qua một số yếu tố về thi luật của thơ như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ; qua những nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ. Trong khi với VB nghị luận thì đặc trưng của loại VB này là sử dụng phương thức lập luận là chủ yếu. Vì thế khi đọc cần chú ý khai thác nội dung (VB nêu lên vấn đề, quan điểm, tư tưởng gì?) thông qua các yếu tố hình thức nào? (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, cách lập luận, ngôn ngữ, giọng điệu và bố cục, kết cấu của VB...).
Đặt ra các câu hỏi khi tổ chức các HĐ cho HS đọc các VB theo cách bám sát các đặc trưng thể loại thực chất là hình thành cách ĐHVB. Từ yêu cầu hiểu nội dung tường minh (nghĩa đen) của VB; yêu cầu hiểu nội dung hàm ẩn không nói rò trên VB; đến các yêu cầu yêu cầu hiểu, phân tích và đánh giá về hình thức VB; yêu cầu chỉ ra và phân tích chủ thể người viết, cái tôi trữ tình vốn là đặc trưng của thơ; yêu cầu nêu và phân tích tác động của VB đối với người đọc (giá trị giáo dục phẩm chất, tác dụng thanh lọc tâm hồn, tình cảm và cũng là làm sáng lên giá trị của thơ ca); yêu cầu về phương pháp đọc thơ,...
“Nhiệm vụ của giáo viên là từ những câu hỏi trên, biết đặt ra các tình huống, nêu lên các vấn đề để học sinh tìm hiểu (cá nhân hoặc nhóm), tổ chức cho các em trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời hợp lí. Qua nhiều giờ hướng dẫn đọc hiểu như thế giáo viên sẽ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tiếp nhận văn bản – tác
phẩm văn học đúng hướng và có hiệu quả. Đặc biệt, dần dần các em sẽ biết tự đọc, tự xử lí, tự tiếp nhận được các bài thơ tương tự” [180].
GV hướng dẫn HS sử dụng chiến thuật đọc để hiểu ý đồ tác giả thông qua “giải mã” các yếu tố hình thức. Chẳng hạn, HS giải nghĩa nhan đề, từ, cụm từ, hình ảnh, chi tiết,… trong VB gây sự chú ý có thể đặt câu hỏi: tại sao tác giả lại đặt nhan đề, dùng từ ngữ, hình ảnh, tổ chức câu văn, lập luận, số liệu,… như vậy? Nghĩa là phải cảm nhận dấu hiệu hình thức biểu đạt nội dung. Trong việc hướng dẫn HS đọc “bề nổi” của VB thì việc tìm phương thức thể hiện VB diễn ra cùng với việc phát hiện các yếu tố về ngữ liệu (từ, cụm từ, câu, đoạn,…), về lập luận, giọng điệu,… sẽ giúp cho việc đi sâu khám phá nội dung VB có cơ sở khoa học.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Quá Trình Tổ Chức Hoạt Động Của Gv Trong Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Ở Thpt Theo Định Hướng Phát Triển Nl
- Bảng Hệ Thống Các Hoạt Động Của Gv Trong Dạy Học Đọc Hiểu Văn Bản Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực.
- Tổ Chức Hoạt Động Cho Hs Đọc Hiểu Trên Lớp (Đhtl)
- Hđ Hướng Dẫn Thực Hành, Vận Dụng (Thvd)
- Xác Định Mục Đích Ktđg Năng Lực Đọc Hiểu Vb Của Hs Thpt
- Mục Đích Và Yêu Cầu Của Hoạt Động Thực Nghiệm Sư Phạm
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
Khi trao đổi, thảo luận về tác phẩm, GV cần sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, giải quyết tình huống để khơi gợi HS thể hiện thái độ, hoặc nói về những lựa chọn hành xử có thể có khi đặt mình vào hoàn cảnh của nhân vật, liên hệ bối cảnh của tác phẩm với những trải nghiệm của các em. Làm như vậy sẽ giúp khuyến khích các em có những phát biểu đa dạng, phát tiển tư duy phê phán. Nhờ những nhận xét và phát biểu đó, GV có thể biết được cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, nhu cầu và sự phát triển nhân cách của từng HS. Và bằng cách đó, bài học giúp các em trưởng thành trong tình cảm và nhận thức, có bản lĩnh, nghị lực và khả năng đối mặt với những tình huống phức tạp, éo le, khó khăn, những thách thức không lường trước được trong cuộc sống. HS cũng cần có được cơ hội đánh giá cách viết của tác giả, đặc biệt là hiệu quả sử dụng ngôn ngữ và nghệ thuật tạo dựng bối cảnh, cốt truyện, nhân vật,… Với tinh thần đó, GV cần tôn trọng tính cách và cá tính sáng tạo của mỗi HS, khích lệ những suy nghĩ độc đáo, mới lạ và tích cực, những ý kiến tranh luận, phản biện có lí lẽ.
“Hệ thống câu hỏi trong bài học phải đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực ngữ văn của học sinh, giúp học sinh biết cách đọc văn bản (giải mã và kiến tạo ý nghĩa, đặt văn bản trong mối quan hệ đa chiều với thế giới được thể hiện trong đó, với phương thức thể hiện, với nhà văn, và với người đọc) chứ không phải gợi ý, dẫn dắt học sinh đi đến cách hiểu (về nội dung tư tưởng) mà các nhà giáo dục muốn áp đặt” [180].
Như đã nói ở trên, nhiều HS bị “rối” khi xử lí thông tin không chỉ ở thao tác truy xuất (Retrieve), lựa chọn thông tin mà ở bước tích hợp và diễn giải (Integrate and
interpret) liên quan đến việc xử lý nội dung thông tin đã đọc để làm chúng trở nên có ý nghĩa trong VB. VB luôn tồn tại như một chỉnh thể, nghĩa là các yếu tố tạo nên VB từ nhan đề, đề mục, cách lập luận, dùng từ, đặt câu, sử dụng chi tiết, số liệu,… đều có ý nghĩa khi nằm trong VB. GV giúp HS kết nối những mẩu thông tin khác nhau từ các yếu tố nói trên (trong VB) và kết nối kiến thức có được từ sự hiểu biết của bản thân về những vấn đề xã hội, nhân sinh liên quan đến chủ đề của VB, phù hợp với trình độ, tâm lý HS THPT. Chẳng hạn, đọc Vợ chồng A Phủ, qua hình ảnh Mị với vẻ mặt u sầu ngồi bên tảng đá cạnh tàu ngựa trước nhà thống lý Pá Tra, căn buồng của Mị,… gợi ấn tượng về tình cảnh bị áp bức của nhân vật Mị. Tiếp đến, Tô Hoài mô tả cảnh Tết đến ở bản Hồng Ngài với hình ảnh: những chiếc váy hoa sặc sỡ, tiếng sáo thiết tha, bồi hồi gợi tình đêm xuân,… Liên kết những chi tiết, hình ảnh trong đoạn đầu của Vợ chồng A Phủ, cho thấy ý đồ của nhà văn Tô Hoài muốn đánh thức tuổi xuân, khơi dậy sức sống trong tâm hồn Mị,… Tiếp đến, những chi tiết như: Mị mặc quần áo để đi chơi xuân, Mị cởi trói cho A Phủ,… cho thấy lôgic của sự vận động trong tính cách của Mị: Mị ý thức về tự do cho mình, từ đó có sức mạnh đứng lên cởi trói cho người khác. Để rút ra nhận thức như trên, rò ràng HS phải biết kết nối mạch lạc những chi tiết, hình ảnh trong hình tượng nhân vật Mị. Đó là hướng kết nối bên trong VB. Liên kết ngoài trong trường hợp VB Vợ chồng A Phủ, HS có thể từ hình tượng nhân vật Mị liên hệ cuộc sống và đấu tranh của đồng bào các dân tộc Tây Bắc trong giai đoạn kháng chiến chống pháp 1945 – 1954. Cách mạng không thể giành thắng lợi nếu người dân không tự đứng lên tự cởi trói cho mình. Đó là một thực tế lịch sử được nhà văn Tô Hoài khái quát bằng hình tượng nghệ thuật sinh động, chinh phục người đọc.
Để đi đến sự “giải mã” VB như trên, rò ràng HS phải có kiến thức về thể loại để tiếp xúc với VB, HS biết khai thác những yếu tố nào mang tính đặc thù của thể loại để tiếp nhận giá trị cốt lòi của VB mà không bị chệch hướng. Trong trường hợp ĐHVB Vợ chồng A Phủ, HS phải nhận diện đặc điểm của thể loại truyện thể hiện qua các yếu tố: nhân vật, tổ chức cốt truyện, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu, v.v. để tiếp nhận VB đúng với thực chất giá trị hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Nghĩa là người đọc (HS) không áp đặt cách hiểu, không suy diễn tùy tiện để tránh sai lầm của việc tiếp
nhận VB một cách thô thiển của phương pháp xã hội học đã từng diễn ra trong nhà trường trước đây.
Đi cùng với việc kết nối các yếu tố (chi tiết, hình ảnh,… trong VB văn học (trường hợp VB Vợ chồng A Phủ là một ví dụ), sự lập luận, giọng điệu (VB nghị luận), hoặc số liệu, biểu đồ,… (VB thông tin), việc định hướng để ĐH nội dung VB ở HĐ này là rất cần thiết. Sự định hướng của GV ở đây chính là lưu ý HS ở hai điểm: i) Chú ý cảm xúc, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của VBĐH để giúp HS trong khi phân tích VB không bị chệch hướng, ii) Chú ý phạm vi ngữ cảnh của VB.
Tất nhiên, GV phải ý thức rằng, không được áp đặt cách hiểu, nhận thức của mình cho người đọc (HS). Hiểu như thế, trong quá trình hướng dẫn đọc VB, đến công đoạn này, GV để cho HS tự rút ra nhận thức, đề xuất cách hiểu. Phải tuân thủ cách làm như vậy thì mới rèn giũa được HS hình thành kĩ năng để ĐHVB rộng và sâu. Họ (HS) tự huy động tri thức của bản thân (kiến thức nền), biết “thu” và “nhận”, lựa chọn thông tin từ VB, liên kết – so sánh ngoài VB,…) để hiểu VB. Vậy, làm thế nào để HS phát huy được tính năng động, sự khai phóng cho tư duy của họ ở HĐ này? Theo chúng tôi, để HĐ đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các chi tiết, yếu tố của VB đạt hiệu quả, GV dạy ĐHVB cần chủ động tạo sự tương tác giữa GV với HS, giữa cá nhân HS hoặc nhóm HS với nhau. GV tạo tình huống cho HS thảo luận, tranh luận bằng cách yêu cầu HS tự đặt câu hỏi trong quá trình tiếp nhận (GV giúp HS chỉnh sửa lại câu hỏi của người hỏi cho đúng cách diễn đạt, đúng ý người hỏi; sắp xếp các câu hỏi hợp lý (theo mạch khai thác VB (từ hình thức đến nội dung); nếu có màn hình trình chiếu, cho HS đánh máy câu hỏi và trình chiếu lên màn hình để cả lớp tiện theo dòi).
Mỗi một vấn đề GV cần thực hiện các công việc sau: i) Giao, phân công nhiệm vụ; ii) Tổ chức để HS làm việc (cá nhân, cặp đôi, nhóm); iii) Tổ chức để HS trình bày kết quả làm việc, trao đổi và tranh luận; iv) HS thống nhất rút ra kết luận và GV tham gia bình luận, bổ sung, chỉnh sửa.
Đây là HĐ GV giúp HS triển khai vấn đề từ VB: GV và HS, HS với nhau có sự trao đổi để làm sáng tỏ thông tin từ VB. Cách làm như sau: GV cùng với ban cán sự lớp, phân chia lớp theo nhóm học tập và bố trí chỗ ngồi theo nhóm (mỗi nhóm từ 5 – 7 thành viên).
+ Dành thời gian cho HS trao đổi (theo nhóm) về câu hỏi mà GV đã “chốt” lại và trình chiếu trên màn hình (nếu có); thời gian thảo luận nhanh từ 5 đến 7 phút.
+ GV quan sát và điều khiển thảo luận với những việc sau đây:
Cho HS thảo luận về các câu hỏi, các ý kiến (GV và HS đã chọn lọc, sắp xếp trước đó). Khi HS nêu ý kiến (hoặc câu hỏi), GV đề nghị các HS khác cùng tham gia tranh luận, trong đó có HS đã nêu câu hỏi. Với yêu cầu là tất cả HS đều HĐ, nghĩa là cùng đọc VB, tham gia tìm hiểu, cùng trao đổi và đưa ra cách hiểu về VB, GV phải đảm bảo rằng mọi HS đều có cơ hội tranh luận, chia sẻ cách hiểu và kĩ năng đọc VB. HS HĐ chú tâm, hứng thú trong thảo luận, tranh luận sẽ tăng hiệu quả thẩm thấu VB, rèn luyện kĩ năng, thái độ trong giờ học ĐHVB theo thể loại.
Hướng dẫn HS khái quát lại những điểm đã thảo luận; nhận xét, đánh giá NL của HS (so với yêu cầu đặt ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ) thông qua thảo luận (đánh giá bằng điểm số đối với từng nhóm, từng cá nhân).
Bằng cách làm như trên, GV đã rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích các yếu tố thuộc nội dung và hình thức của VB; kĩ năng liên hệ, kết nối, so sánh đồng thời rèn luyện cách diễn đạt bằng cách nói, cách nghe, cách trao đổi, thảo luận,… tức là kĩ năng
giao tiếp cho HS trong giờ dạy ĐHVB.
Tóm lại, HĐ hướng dẫn HSĐH chi tiết về hình thức và nội dung của VB là bước khó khăn nhưng rất hấp dẫn, thách thức tài năng sư phạm của GV trong hướng dẫn HS ĐHVB trên lớp. Nói như vậy là vì một mặt GV phải nắm vững thể loại để định hướng cho HS khai thác VB có cơ sở khoa học; mặt khác GV phải biết tổ chức cho HS một giờ học sinh động bằng các HĐ như thảo luận, thuyết trình, sân khấu hóa tác phẩm,… Sự khác nhau giữa cách dạy truyền thụ nội dung và cách dạy theo định hướng phát triển NL là ở công đoạn này. Bởi vì quá trình “đọc” và “hiểu” VB, không ai có thể làm thay người đọc. Để hiểu ý nghĩa của VB, người đọc (HS) huy động sự hiểu biết (kiến thức đã có), tự đặt mình vào các tình huống, biết các khía cạnh khai thác VB,… tự “giải mã” VB để “hiểu” VB, chứ không phải lấy sự “hiểu” của người khác thay vào sự “hiểu” của mình. Để người đọc (HS) đủ tự tin và độc lập trong việc tiếp nhận VB ở công đoạn này, “bí quyết” của nó chính là người tiếp nhận VB phải nắm
115
được đặc trưng thể loại VB. Đây chính là “nút thắt” của NLĐHVB của HS mà người GV có NL, có tài năng sư phạm phải giúp HS gỡ những “nút thắt” để mở ra cánh cửa tiếp nhận VB có căn cứ khoa học, đủ tự tin, tự lập ĐHVB.
Việc 3. Hướng dẫn HS đánh giá VB, liên hệ, so sánh mở rộng
Đây như là sự khái quát, tổng kết, liên hệ, mở rộng vấn đề đã khai thác ở việc 2.
Trong HĐ này, GV đảm bảo cho HS 2 yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, HS đánh giá mức độ thành công và hạn chế về nội dung và nghệ thuật của VB, về tầm văn hóa, triết lý nhân sinh thể hiện trong VB.
Thứ hai, rèn luyện cho HS kĩ năng kết nối thông tin bên trong VB với thông tin bên ngoài để mở rộng sự hiểu biết của HS, thể hiện thái độ sống, cách thức ứng xử của HS từ kiến thức thu nhận được ở VB đọc hiểu.
Cách làm;
1– HS vận dụng sự hiểu biết qua phân tích, đánh giá các chi tiết, yếu tố, lập luận,… của VB, liên hệ với VB khác cùng loại (thể) để hiểu kĩ hơn cách làm (cách miêu tả, cách tổ chức, sắp xếp các yếu tố,… trong tính chỉnh thể của VB) mà tác giả sử dụng để đạt hiệu quả từ sự tiếp nhận của người đọc.
2– HS từ sự khái quát ý nghĩa của VB, vận dụng sự hiểu biết mà bản thân đã trải qua, hoặc chứng kiến các hiện tượng xã hội có liên quan, rút ra bài học hoặc bày tỏ thái độ, chủ kiến của bản thân; liên hệ so sánh với VB cùng thể loại trong hoàn cảnh khác
nhau của lịch sử để thấy rò hơn ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội thể hiện trong VB.
2.2.2.4. HĐ4. Tổng kết và hướng dẫn HS cách đọc hiểu thể loại VB đã học
Yêu cầu về nội dung HĐ để GV hướng dẫn HS:
Thứ nhất, nhận xét được nhưng nét khái quát, nổi bật về nội dung và hình thức nghệ thuật của VB.
Thứ hai, nhận diện được một số đặc điểm nổi bật về thể loại của VB. Đây là yêu cầu về mặt kiến thức VB đối với người học nhưng cũng là thao tác về phương pháp giúp người đọc (HS) tiếp cận VB đúng hướng.
Thứ ba, xác định được những kĩ thuật, thao tác, chiến lược đọc đã vận dụng khi đọc VB. Vì vậy cần lưu ý HS hình thành phương pháp đọc dựa trên kinh nghiệm khi
HS trải qua quá trình đọc VB .
Thứ tư, kết hợp rèn luyện kĩ năng đọc VB theo thể loại với việc ôn tập kiến thức đã học ở từng VB, liên quan đến thể loại VB, gắn với hoàn cảnh xã hội, lịch sử, phong trào, phong cách văn học của thời đại, tác giả, tác phẩm; hướng dẫn HS biết trân trọng các giá trị mà VB đóng góp cho văn hóa, tinh thần của dân tộc, nhân loại.
Cách làm như sau:
– GV yêu cầu HS nêu nhận xét khái quát về đặc sắc nội dung và hình thức nghệ thuật của VB. Có thể dùng PHT hoặc giao nhiệm vụ cho các nhóm chuẩn bị nhận xét theo yêu cầu tổng kết. Đại diện các nhóm phát biểu trình bày, các HS khác bổ sung và GV chốt lại các nội dung chính.
– GV hướng dẫn HS nêu các lưu ý khi ĐHVB theo thể loại cần chú ý những điểm nào; cần thực hiện các kĩ năng đọc nào; chẳng hạn:
+ Khi đọc VB em đã thực hiện những HĐ, thao tác nào trong quá trình ĐH (trước khi đọc, trong khi đọc, sau khi đọc)? Thử so sánh với việc đọc một VB thuộc thể loại khác?
+ Nếu đọc VB có thể loại tương tự, em sẽ chú ý những yếu tố hình thức nào của thể loại này?
Sơ đồ tổ chức hoạt động dạy đọc hiểu trên lớp:
HĐ TỔ CHỨC ĐỌC HIỂU TRÊN LỚP CHO HS
HĐ1. Khởi động Mục đích: Tạo không khí, tâm thế cho giờ học đọc hiểu VB
HĐ2. Đọc lướt và tìm hiểu chung về VB
Mục đích: Nhận xét, đánh giá kĩ năng đọc và những hiểu biết nền
Kiểm tra việc đọc VB và chuẩn bị bài ở nhà của HS
HS trình bày theo yêu cầu của GV về việc chuẩn bị bài ở nhà
VHướng dẫn HS giải nghĩa một số từ ngữ khó,thuật ngữ, tìm bố cục VB
HS tìm hiểu theo VB trong SGK
GV đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm cho HS
HS đọc một số đoạn tiêu biểu
Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại.
HS trình bày hiểu biết về tác giả, tá phẩm, loại thể VB của bài ĐH
Hình 2.2: Sơ đồ 1.
Thuyết minh Sơ đồ 1. Sơ đồ này gồm 2 HĐ: HĐ Khởi động và HĐ Đọc lướt, tìm hiểu chung về VB. Đây là 2 HĐ đầu (trong 4 HĐ) của bước II, trong mỗi HĐ có các việc như đã miêu tả ở phần trước. Tổ chức hoạt động đọc hiểu trên lớp (ĐHTL). HĐ Khởi động với nội dung HĐ là tạo không khí và tâm thế cho HS vào bài ĐH ở trên lớp. HĐ Đọc lướt, tìm hiểu chung về VB và hình thành các kĩ năng “trải nghiệm cùng VB”. Nội dung của HĐ này gồm 4 việc: i) Kiểm tra việc đọc và chuẩn bị bài ở nhà; ii) Hướng dẫn tìm hiểu, giải nghĩa các từ khó; iii) Hướng dẫn HS đọc đúng, đọc diễn cảm và iv) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm, thể loại.
Kí hiệu mũi tên ( ) chỉ trình tự của HĐ, một chiều.
Kí hiệu 2 mũi tên ngược nhau ( ) chỉ HĐ tương tác 2 chiều.