người dân một cách sâu rộng và thiết thực hơn. Không chỉ nâng cao nhận thức về lợi ích của BHYT mà còn phải kết hợp với việc nâng cao nhận thức về lợi ích cộng đồng, sự chia sẻ để góp phần hạn chế hành vi rủi ro đạo đức.
-Nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT. Theo báo cáo của UBTVQH (2013), chất lượng KCB bằng BHYT là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tham gia BHYT thấp.Việc nâng cao chất lượng KCB bằng BHYT sẽ làm tăng giá trị BHYT.
- Điều chỉnh giá các dịch vụ y tế, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến KCB ngoại trú nhằm hạn chế rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú. Tuy nhiên, những chính sách về giá cần phải được tính toán thận trọng, nhằm có thể hạn chế rủi ro đạo đức lại vừa đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó là việc phải thiết kế mức phí BHYT phù hợp nhằm tránh việc tăng giá dịch vụ dẫn đến vỡ quỹ.
-Thiết kế nhiều gói BHYT hơn phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng 1(Đồng bằng sông Hồng) và vùng 5 (Đông Nam Bộ) có tỷ lệ tham gia BHYT thấp mặc dù đây là những vùng có thu nhập bình quân cao. Vì vậy, có thể đưa ra loại BHYT theo hướng nâng cao bên cạnh loại BHYT cơ bản, cho phép người sử dụng được hưởng dịch vụ tốt hơn, nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu về KCB hơn.
Hạn chế của đề tài.
Do nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu VHLSS, vì vậy yếu tố về sức khỏe, yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu này chưa được đánh giá một cách hoàn toàn chính xác. Bên cạnh đó, các yếu tố khác có tác động đến khả năng mua BHYT cũng như số lần KCB như khoảng cách đến cơ sở y tế, mức phí, chất lượng dịch vụ chưa được xem xét, dẫn đến mức độ giải thích của các mô hình chưa cao.
Nghiên cứu chỉ đưa ra mô hình kết luận về việc có hay không có lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức mà chưa thể so sánh giữa các giai đoạn chính sách khác nhau để có thể đánh giá mức độ rủi ro đạo đức và lựa chọn ngược có giảm hay không sau khi thực hiện chính sách mới.
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Có thể bạn quan tâm!
- So Sánh Số Người Kcb Ngoại Trú Trên 12 Lần Theo Vùng
- Hồi Quy Kiểm Định Rủi Ro Đạo Đức Đối Với Kcb Ngoại Trú Kiểm Tra Overdispersion
- Kết Quả Hồi Quy Đối Với Số Lần Kcb Nội Trú
- Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong Bảo hiểm Y tế Việt Nam - 13
- Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong Bảo hiểm Y tế Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Sử dụng dữ liệu chuyên về y tế hơn với các thông tin nhiều hơn về sức khỏe, bổ sung các yếu tố có liên quan đến quyết định mua BHYT cũng như số lần KCB nhằm có được sự chính xác hơn trong các kết luận và hàm ý chính sách.
Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét đến việc lựa chọn mô hình có thể đánh giá mức độ gia tăng hay giảm xuống của lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức qua các lần thay đổi chính sách cũng như nghiên cứu một cách chuyên sâu, riêng biệt hơn về hành vi rủi ro đạo đức đối với từng loại hình BHYT.
Yếu tố vùng có tác động đến cả xác suất mua BHYT và cả số lần KCB nội, ngoại trú, nghiên cứu tiếp theo có thể đi sâu vào các đặc điểm về vùng miền để có thể giải thích một cách sâu hơn sự khác biệt về số lần KCB và hành vi rủi ro đạo đức giữa các vùng miền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Bộ Y tế, 2011. Báo cáo kết quả nghiên cứu khả năng thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
Đào Văn Dũng, 2009. Thực hiện chính sách BHYT ở nước ta: Thành tựu, thách thức và giải pháp. Tạp chí Tuyên giáo, số 08- 2009.<http://tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=871> [Ngày truy cập: 02 tháng 02 năm 2015]
Hà Thúc Chí, 2011. Cân đối quỹ khám chữa bệnh BHYT nhìn từ góc độ quản lý. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội.
<http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/lyluan_nghiepvu/12715/news.htm#>[Ngày truy cập: 02 tháng 02 năm 2015]
Hồ Sĩ Sà, 2000. Giáo trình bảo hiểm. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Lê Mạnh Hùng, 2012. Nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến thu chi quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, giai đoạn 2002-2006. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Dược Hà Nội.
Luật Bảo hiểm Y tế , 2008. Số 25/2008/QH12
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế, 2014. Số 46/2014/QH13
Nguyễn Văn Ngãi và Nguyễn Thị Cẩm Hồng, 2012. Thông tin bất đối xứng trong thị trường Bảo hiểm Y tế tự nguyện: Trường hợp tỉnh Đồng Tháp.Tạp chí khoa học Trường Đại học Mở TP.HCM , số 4(27) 2012.
Pindyck, R. S., and Rubinfeld, D. L., 1991. Kinh tế học vi mô. Ấn bản thứ 3. Dịch từ tiếng Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 1999. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, 2013. Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012, số 525/BC- UBTVQH13.
Viện nghiên cứu lập pháp, 2013. Bảo hiểm Y tế toàn dân- Thực trạng và Kiến
nghị.
Viện nghiên cứu lập pháp, 2013. Kinh nghiệm nước ngoài về tổ chức khám
bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, kiến nghị góp phần xây dựng Luật Bảo hiểm Y tế Việt Nam.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
Adhikari, B. K. and O’Leary, V. E., 2008. Gender differences in risk aversion: A developing nation’s case. Journal of Personal Finance , Vol 10, Issue 2, pp.122- 147.
Akerlof, G.A., 1970. The Market for “Lemon”: Quality Uncertainly and the MarketMechanism. The Quarterly Journal of Economics, Vol.84, No.3, pp.488- 500.
Albert, S.M. and Duffy, J., 2012. Differences in risk aversion between young and older adults. Neurosci Neuroecon. doi:10.2147/NAN.S27184.
Baker, T. and Jha, S., 2012. The economics of Health Insurance. Journal of the American College of Radiology, Vol.9, Issue 12, pp.866-870.
Barros, P.P. et al., 2008. Moral hazard and the demand for health services: A matching estimator approach. Journal of Health Economics, 27 (2008) 1006–1025.
Cameron, A. C. and Trivedi, P. K., 2005. Microeconometrics Methods and Applications. Cambridge University Press.
Carrin, G. and James, C., 2005. Social health insurance:Key factors affecting the transition fowards universal coverage. International Social Security Review, Vol.58, 1/2005.
Cuong, N.V., 2011. The impact of voluntary health insurance on health care utilization and out of pocket payments: new evidence for VietNam.Health Economics, Published online in Wiley Online Library (wileyonlinelibrary.com). DOI: 10.1002/hec.1768.
Dong,Y., 2012. How Health Insurance affects health care demand – A structural analysis of behavioral moral hazard and adverse selection. Economic Inquiry, Vol 51, Issue 2, pp.1345-1356.
Feldstein, M. S., 1973. The Welfare Loss of Excess Health Insurance. The Journal of Political Economy, Vol. 81, No. 2, pp. 251-280.
Ha, N.T. and Leung, S., 2010.Dynamics of health insurance ownership in Vietnam, 2004 – 06.The Australian National University. CEPR Discussion Paper,No. 643.
Hutchinson, M. K. and Holtman, M. C., 2005. Analysis of Count Data Using Poisson Regression. Research in Nursing & Health, 2005, 28, 408-418.
Jowett, M., 2001. Voluntary Health Insurance in VietNam: An evaluation.
Health and Population- Perspectives and Issues 24(1): 29-44, 2001.
Kefeli, Z. and Jones, G., 2012. Moral Hazard and the Impact of Private health insurance on the utilisation of health care in Malaysia. Jurnal Ekonomi Malaysia, Vol. 46, No. 2, pp. 159 – 175.
Long, J. S. and Freese, J., 2005. Regression Models for Categorical Dependent Variables Using Stata. Stata Press.
Minh, N. T. et al., 2012. The impact of Asymmetric Information in Vietnam’s Health Insurance: An Empirical Analysis.Journal of Economics and Development,Vol.14, No. 3, pp. 5-21.
Normand, C. and Weber, A., 2009. Social Health Insurance. A guide book for planning. World Health Organization and International Labour Office.
OECD, 2004. Private Health Insurance in OECD Countries. OECD, 2004. Proposal for a taxonomy of Health Insurance.
Pauly, M.V., 1974. Overinsurance and Public Provision of Insurance: The Roles of Moral Hazard and Adverse Selection. The Quarterly Journal of Economics, Vol. 88, No. 1, pp. 44-62
Phương, N.V., 2013. Moral Hazard Problems Under Public Health Insurance Evidence from Vietnam. VNU Journal of Economics and Business, Vol. 29, No. 5E (2013) 56-66.
Savage, E. and Wright, D. J., 2003. Moral hazard and adverse selection in Australian private hospitals: 1989–1990. Journal of Health Economics, Vol 22 (2003), pp.331–359.
Tomislav, V. and Danijel, N., 2008. Asymmetric Information in Health Insurance: Some Preliminary Evidence from the Croatian Sate- Administered Supplemental Plan. Privredna kretanja I ekonomska politika, 115/2008.
Wang, H. et al., 2006. Adverse selection in a voluntary Rural Mutual Health Care health insurance scheme in China. Social Science & Medicine 63 (2006) 1236– 1245.
Wolferen, J. V. et al., 2013. Moral Hazard in the insurance industry. The Netspar Panel papers 33.
World Health Orgainzation and Ha Noi Medical University, 2012. Assessment of Financial Protection in the VietNam health system: analyses of VietNam Living Standard Survey Data 2002 -2010.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Mô hình của một số nghiên cứu liên quan.
Nghiên của Tomislav and Danijel Vukina và Danijel Nestic (2008)
Hệ thống BHYT nhà nước của Croatia bao gồm BHYT bắt buộc và BHYT bổ sung. Tất cả mọi công dân của Croatia đều có BHYT bắt buộc. BHYT bắt buộc ở Croatia chỉ miễn phí các dịch vụ y tế cơ bản cho người dân, còn các dịch vụ y tế khác phải cùng chi trả từ 15-50% , do đócòn có BHYT bổ sung. Người có BHYT bổ sung sẽ được miễn phí hầu hết các dịch vụ y tế với mức chi phí tối đa quy định trước, và có thể lựa chọn mua hoặc không mua loại hình BHYT bổ sung này.
Kiểm tra tồn tại lựa chọn ngược:
Tomislav and Danijel cho rằng, với loại hình BHYT bổ sung sẽ dễ xảy ra vấn đề lựa chọn ngược do chỉ có người có sức khỏe kém và nghĩ rằng mình cần phải sử dụng các dịch vụ y tế nằm ngoài danh mục khám chữa bệnh miễn phí mới mua.
Để nghiên cứu sự lựa chọn của cá nhân, tác giả sử dụng bộ dữ liệu khảo sát bao gồm các thông tin cá nhân như tuổi, giới tính, hôn nhân, học vấn, nghề nghiệp và 2 câu hỏi về y tế.
Câu hỏi 1: loại BHYT mà cá nhân sử dụng ( BHYT bắt buộc, BHYT bổ sung, BHYT tư nhân hoặc không có BHYT)
Câu hỏi 2: tình trạng sức khỏe cá nhân ( rất tốt, tốt, trung bình, kém, rất
kém).
Việc kiểm định giả thuyết có tồn tại lựa chọn ngược trong việc quyết định
mua BHYT bổ sung được thực hiện trên mô hình logit, với biến phụ thuộc Y = 1 hoặc 0 (=1 nếu người đó có mua BHYT bổ sung và = 0 nếu không có). Tomislav and Danijel sử dụng 02 mô hình logit.
Mô hình logit thứ 1: Y = β0 + βiXi + ui
với các biến giải thích Xigồm: giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, thành thị, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập.
Mô hình logit thứ 2 : Y = β0 + βiXi+ αHi + ui
kém)
Với Hi là biến bổ sung về tình trạng sức khỏe (rất tốt, tốt, trung bình, kém, rất
Nếu việc thêm biến về tình trạng sức khỏe Hi cải thiện được độ phù hợp của
mô hình và các tham số có ý nghĩa thống kê thì có thể nghĩ vấn đề lựa chọn ngược là quan trọng.
Sau khi thực hiện so sánh 2 mô hình cho thấy, độ phù hợp của mô hình không được cải thiện nhiều và các tham số thay đổi không đáng kể. Tác giả kết luận không tồn tại lựa chọn ngược trong chương trình BHYT bổ sung của Croatia.
Kiểm tra sự tồn tại của rủi ro đạo đức:
Tomislav and Danijel đưa ra giả thuyết người có BHYT bổ sung sẽ thích sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn người chỉ có BHYT bắt buộc.Ông sử dụng mô hình hồi quy OLS để kiểm định sự tồn tại của rủi ro đạo đức.
Mô hình hồi quy OLS : biến phụ thuộc Y là số lần khám bệnh
Biến giải thích của mô hình gồm: loại BHYT sử dụng, giới tính, tuổi, nghề nghiệp.
Kết quả cho thấy người có BHYT bổ sung hoặc BHYT miễn phí đều có số lần khám bệnh nhiều hơn so với người chỉ có BHYT bắt buộc. Ngoài ra, số lần khám chữa bệnh của người có BHYT bổ sung cũng cao hơn so với người có BHYT miễn phí. Điều này là do tác động của cả lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức. Số lần khám chữa bệnh của người có BHYT bổ sung có thể do tác động của lựa chọn ngược ( người có sức khỏe kém mới mua và vì vậy thường khám chữa bệnh nhiều hơn do sức khỏe) và do tác động của rủi ro đạo đức ( thích sử dụng dịch vụ nhiều hơn do đã mua BHYT), còn người có BHYT miễn phí chỉ chịu tác động từ rủi ro đạo đức. Tác giả kết luận sự chênh lệch giữa số lần khám chữa bệnh giữa 2 đối tượng này so với người có BHYT bắt buộc chính là tác động của rủi ro đạo đức.
Nghiên cứu của Hong Wang et al et al (2006)
Hong Wang et al (2006) thực hiện nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu 3492 cư dân từ 1020 hộ gia đình ở một vùng nông thôn của Trung Quốc
Tác giả sử dụng hồi quy logit với biến phụ thuộc Y là tình trạng đăng ký BHYT (với giá trị 1 là có đăng ký BHYT và 0 là không đăng ký). Các biến độc lập bao gồm:
Tình trạng sức khỏe: Chỉ số sức khỏe được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa trên hai câu hỏi về sức khỏe. Câu hỏi 1: “Bạn có gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe trong tháng trước khi phỏng vấn?”. Câu hỏi 2: “ Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe trong tháng trước khi phỏng vấn, vấn đề sức khỏe đó nghiêm trọng như thế nào?” với câu trả lời là “không nghiêm trọng” hoặc “nghiêm trọng”. Dựa vào hai câu hỏi trên, tình trạng sức khỏe được phân loại thành 3 nhóm: sức khỏe tốt, sức khỏe trung bình và sức khỏe kém.
Các biến kiểm soát khác: Tuổi, giới tính, kích cỡ hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, trình độ giáo dục, thu nhập, và khoảng cách từ nhà đến trung tâm y tế.
Kết quả hồi quy cho thấy người có sức khỏe kém hoặc trung bình tham gia BHYT nhiều hơn gấp 2.59 và 1.26 lần so với người có sức khỏe tốt trong các hộ gia đình đăng ký một phần. Ngoài ra, tuổi, tình trạng hôn nhân và khoảng cách đến cơ sở y tế gần nhất cũng có ý nghĩa thống kê. Thêm vào đó, để thấy được tác động ẩn của lựa chọn ngược, tác giả thống kê về chi tiêu y tế và kết luận các cá nhân tham gia BHYT thường có mức chi tiêu y tế cao hơn người không tham gia.
Nghiên cứu của Kefeli and Jones (2012)
Ở Malaysia,BHYT tư nhân (PHI) ở Malaysia chỉ chi trả đối với việc điều trị nội trú hoặc nhập viện. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình probit để kiểm tra sự tồn tại của rủi ro đạo đức lên việc sử dụng dịch vụ y tế của những người có BHYT PHI so với người không có BHYT PHI, với giả thuyết người có BHYT PHI có khả năng sử dụng dịch vụ y tế nhiều hơn hoặc chi tiêu nhiều hơn cho việc chăm sóc sức khỏe bởi vì họ biết họ được bảo vệ. Tác giả cho thấy có bằng chứng về sự tồn tại rủi ro đạo đức trong năm 1996 nhưng không tìm thấy ở năm 2006. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy những cá nhân có thu nhập thấp, trình độ giáo dục thấp, sống ở các