Hồi Quy Kiểm Định Rủi Ro Đạo Đức Đối Với Kcb Ngoại Trú Kiểm Tra Overdispersion


Vùng 1 (Đồng bằng sông Hồng ) và Vùng 5 (Đông Nam Bộ) là hai vùng có thu nhập bình quân cao nhất, và hai vùng này là những vùng có kinh tế, xã hội phát triển nhưng có xác suất mua BHYT thấp hơn so với vùng 6 (Đồng bằng sông Cửu Long). Tác giả cho rằng có thể là do người dân ở hai vùng này có nhiều sự lựa chọn hơn với nhiều dịch vụ y tế tư nhân, các loại hình bảo hiểm khác ở hai vùng này cũng phát triển hơn ( sự phát triển của các công ty bảo hiểm nhân thọ kèm các loại hình bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe). Vì vậy mặc dù thu nhập ở 2 vùng này cao hơn (Bảng 5.3), đời sống kinh tế xã hội phát triển hơn, có được thông tin nhiều hơn nhưng xác suất mua BHYT thấp hơn vùng 6 do họ có nhiều sự lựa chọn y tế khác hơn.

Vùng 4 (Tây Nguyên) có thu nhập bình quân cao hơn so với vùng 2, vùng 3 và thấp hơn vùng 6 (Bảng 5.3). Có lẽ vì vậy mà vùng 4 có số đối tượng được hỗ trợ ngân sách ít hơn vùng 2, 3 nên khả năng tuyên truyền về BHYT trong cộng đồng không nhiều bằng và với thu nhập bình quân thấp hơn vùng 6 nên xác suất mua BHYT cũng thấp hơn.

5.2.2 Hồi quy kiểm định rủi ro đạo đức đối với KCB ngoại trú Kiểm tra overdispersion

Bảng 5. 7 Thống kê chi tiết biến số lần KCB ngoại trú



Percentiles

Smallest



1%

1

1



5%

1

1



10%

1

1

Obs

9186

25%

1

1

Sum of Wgt.

9186

50%

2


Mean

3.680383



Largest

Std. Dev.

4.927582

75%

4

72



90%

8

74

Variance

24.28107

95%

12

80

Skewness

5.772207

99%

24

80

Kurtosis

56.78304

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức trong Bảo hiểm Y tế Việt Nam - 10


Nếu biến phụ thuộc (số lần KCB ngoại/ nội trú) có phương sai lớn hơn trung bình, kết luận overdispersion và hồi quy Negative Binomial regression phù hợp hơn Poisson (Hutchinson and Holtman, 2005; Cameron and Trivedi, 2005).

Dựa vào Bảng 5.7, ta thấy biến số lần KCB ngoại trú có phương sai lớn hơn trung bình và lệch phải, kết luận có overdispersion. Vì vậy, Negative Binomial regression phù hợp hơn so với Poisson.

Hồi quy với số lần KCB ngoại trú


Đối với số lần KCB ngoại trú, nghiên cứu thực hiện hồi quy OLS, Poisson và Negative Binomial regression.

Với OLS, R2 hiệu chỉnh không cao. Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình OLS chỉ giải thích được 8,66% cho sự biến động của biến phụ thuộc. Việc R2 trong hồi quy OLS thấp có thể là do số lần KCB còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài nghiên cứu như giá viện phí, giá thuốc phải trả, chất lượng bệnh viện, thủ tục và thời gian chờ đợi KCB …Do nghiên cứu chỉ tập trung vào hành vi rủi ro đạo đức của cá nhân và thiếu thông tin về biến nên không thể đưa đầy đủ các yếu tố tác động khác vào mô hình. Tuy nhiên, Prob>F=0.0000 nên mô hình vẫn phù hợp với mẫu nghiên cứu (phụ lục 3.1)

Tiến hành các kiểm định cho mô hình (phụ lục 3.2). Kiểm định đa cộng tuyến sau hồi quy OLS bằng lệnh VIF, các biến có VIF <10 nên kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến. Tiếp theo là phát hiện phương sai thay đổi bằng kiểm định Breusch-Pagan, với Prob> chi2 =0.0000 <0.05 nên kết luận có hiện tượng phương sai thay đổi.

Chạy lại mô hình hồi quy OLS, Poisson, Negative Binomial với tùy chọn robust nhằm khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và sử dụng lệnh mfx để tính tác động biên của mô hình Poisson và Negative binomail. Kết quả được trình bày ở Bảng 5.8


Bảng 5.8 Kết quả hồi quy đối với số lần KCB ngoại trú



solanNGT

OLS

Poisson

Negative Binomial


Hệ số


Sai số chuẩn


Tác động biên

Sai số chuẩn của tác động

biên


Tác động biên

Sai số chuẩn của tác động

biên

sdBHYTMP (d)

1.174***

0.149

1.144***

0.19

0.962***

0.156

sdBHYTTN (d)

1.426***

0.158

1.287***

0.172

1.282***

0.163

sdBHYTBB (d)

0.397*

0.189

0.460**

0.161

0.383*

0.149

sdBHYTSV (d)

0.752

0.579

0.819

0.64

0.628

0.572

sdBHYTCN (d)

0.718

0.41

0.679

0.384

0.774

0.402

GTNam (d)

-0.232*

0.104

-0.202*

0.099

-0.241**

0.087

Tuoi

0.020***

0.004

0.018***

0.004

0.018***

0.004

ChuaKH (d)

-0.448*

0.206

-0.443**

0.154

-0.494***

0.139

SKTot (d)

-0.57

0.699

-0.606*

0.25

-0.597*

0.253

SKKem (d)

0.727***

0.165

0.627***

0.185

0.615***

0.164

tsnguoiHoGD

-0.02

0.031

-0.022

0.028

-0.018

0.025

lnthunhap

0.022

0.085

0.019

0.079

0.048

0.074

Vung1 (d)

-2.497***

0.159

-1.800***

0.093

-1.765***

0.091

Vung2 (d)

-2.850***

0.196

-2.023***

0.102

-1.993***

0.099

Vung3 (d)

-2.316***

0.147

-1.658***

0.096

-1.606***

0.091

Vung4 (d)

-2.133***

0.216

-1.460***

0.133

-1.467***

0.124

Vung5 (d)

-1.306***

0.173

-0.865***

0.136

-0.873***

0.134

Thanhthi (d)

0.152

0.123

0.168

0.118

0.075

0.101

DTKinh (d)

0.443*

0.193

0.389*

0.192

0.303

0.181

DTHoa (d)

-0.326

0.593

-0.184

0.487

-0.075

0.493

Daihoc (d)

-0.065

0.301

-0.043

0.225

0.04

0.218

Bangnghe (d)

0.425

0.417

0.451

0.362

0.461

0.359

THPT (d)

-0.243

0.173

-0.267*

0.124

-0.195

0.119

THCS (d)

-0.023

0.132

-0.026

0.114

0.023

0.107

NhaLD (d)

-0.192

0.534

-0.295

0.311

-0.302

0.3

GiaosuKysu (d)

0.097

0.282

-0.008

0.211

0.04

0.205

VPDV (d)

0.248

0.171

0.231

0.16

0.204

0.147

Congnghiep(d)

-0.244

0.163

-0.305*

0.132

-0.267*

0.125

LDgiandon (d)

-0.359

0.294

-0.302

0.253

-0.296

0.223

Huutri (d)

0.349

0.192

0.188

0.184

0.241

0.169

Thatnghiep(d)

1.468***

0.231

1.263***

0.31

1.219***

0.276

dihoc (d)

0.065

0.475

-0.215

0.318

-0.183

0.296

_cons

3.329***

0.673





N=9,186

* p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001


Về cơ bản, dấu tác động của các biến độc lập đến số lần KCB ngoại trú ở 03 mô hình đều giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ tác động. Vài biến có ý nghĩa ở mô hình này nhưng không có ý nghĩa ở mô hình khác (SKTot, DTKinh, THPT, Congnghiep) còn lại các biến trong 03 mô hình hầu như tương đồng về có ý nghĩa hoặc không có ý nghĩa thống kê ( bảng 5.8)

Xem xét hồi quy Zero-truncated.


Do biến số lần KCB ngoại trú có phương sai lớn hơn trung bình (Bảng 5.7) và kiểm định estat gof của mô hình hồi quy Poisson cho kết quả không phù hợp (phụ lục 3.3) nên Negative Binomial regression phù hợp hơn ( Hutchinson and Holtman, 2005). Bên cạnh đó, biến số lần KCB ngoại trú trong nghiên cứu này có giá trị ít nhất là 1 (không có giá trị 0) do chỉ thực hiện kiểm định rủi ro đạo đức với các quan sát có KCB ngoại trú, nên dữ liệu phù hợp với mô hình zero –truncated, cụ thể trong trường hợp này Zero-truncated Negative Binomial. (Cameron and Trivedi, 2005).

Thực hiện hồi quy Zero-truncated Negative Binomial và so sánh kết quả giữa Zero-truncated Negative Binomial và Negative Binomial. Ta thấy các biến có sự giảm nhẹ về mức độ tác động trong zero-truncated Negative Binomial nhưng dấu tác động và mức ý nghĩa là như nhau. Nghiên cứu sử dụng zero-truncated negative binomial để đưa ra kết luận (Bảng 5.9)


Bảng 5.9 Kết quả hồi quy theo zero-truncated negative binomial regression.



solanNGT

Negative Binomial

zero-truncated Negative Binomial

Tác động biên

Sai số chuẩn

Tác động biên

Sai số chuẩn

sdBHYTMP(d)

0.962***

0.156

0.677***

0.121

sdBHYTTN(d)

1.282***

0.163

0.988***

0.135

sdBHYTBB(d)

0.383*

0.149

0.281*

0.122

sdBHYTSV(d)

0.628

0.572

0.374

0.473

sdBHYTCN(d)

0.774

0.402

0.667

0.346

GTNam (d)

-0.241**

0.087

-0.210**

0.066

Tuoi

0.018***

0.004

0.014***

0.003

ChuaKH (d)

-0.494***

0.139

-0.426***

0.102

SKTot (d)

-0.597*

0.253

-0.468*

0.201

SKKem (d)

0.615***

0.164

0.456***

0.123

tsnguoiHoGD

-0.018

0.025

-0.013

0.018

lnthunhap

0.048

0.074

0.057

0.054

Vung1 (d)

-1.765***

0.091

-1.207***

0.067

Vung2 (d)

-1.993***

0.099

-1.354***

0.067

Vung3 (d)

-1.606***

0.091

-1.090***

0.066

Vung4 (d)

-1.467***

0.124

-0.999***

0.081

Vung5 (d)

-0.873***

0.134

-0.595***

0.095

Thanhthi (d)

0.075

0.101

0.006

0.074

DTKinh (d)

0.303

0.181

0.191

0.138

DTHoa (d)

-0.075

0.493

0.055

0.387

Daihoc (d)

0.04

0.218

0.097

0.174

Bangnghe (d)

0.461

0.359

0.398

0.306

THPT (d)

-0.195

0.119

-0.118

0.095

THCS (d)

0.023

0.107

0.048

0.085

NhaLD (d)

-0.302

0.3

-0.269

0.227

GiaosuKysu(d)

0.04

0.205

0.032

0.163

VPDV (d)

0.204

0.147

0.131

0.112

Congnghiep(d)

-0.267*

0.125

-0.196*

0.095

LDgiandon(d)

-0.296

0.223

-0.224

0.156

Huutri (d)

0.241

0.169

0.172

0.124

Thatnghiep(d)

1.219***

0.276

0.943***

0.213

dihoc (d)

-0.183

0.296

-0.219

0.242

N= 9,186

* p<0.05, ** p<0.01, *** p<0.001


Kết luận có tồn tại rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú.


Đầu tiên, xem xét các biến độc lập được dùng để đánh giá rủi ro đạo đức trong BHYT là các biến về sử dụng BHYT. Ta thấy các biến sdBHYTMP, sdBHYTTN, sdBHYTBB đều có ý nghĩa thống kê và dấu tác động dương. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, người có sử dụng BHYT tự nguyện có số lần KCB ngoại trú cao hơn so với người không sử dụng BHYT 0,988 lần, người có BHYT miễn phí và bắt buộc có số lần KCB ngoại trú cao hơn so với người không sử dụng BHYT 0,677 và 0,281 lần. Hai biến sdBHYTSV và sdBHYTCN không có ý nghĩa thống kê, cho thấy không có sự khác biệt số lần KCB ngoại trú giữa người sử dụng BHYT sinh viên, BHYT cận nghèo với người không sử dụng BHYT.

Với kết quả trên, ta thấy số lần KCB ngoại trú của người có sử dụng BHYT tự nguyện cao nhất, tiếp đến là loại hình BHYT miễn phí và cuối cùng là BHYT bắt buộc. Nghiên cứu kết luận tồn tại rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú đối với loại hình BHYT miễn phí, tự nguyện, bắt buộc và không có bằng chứng về rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú ở loại hình BHYT sinh viên, BHYT cận nghèo. Kết luận này ủng hộ kết quả nghiên cứu của Minh et al (2012) khi cho rằng có rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú ở BHYT tự nguyện và bắt buộc, Phương (2013) không cụ thể từng loại hình BHYT nhưng cũng tìm thấy rủi ro đạo đức trong KCB ngoại trú.

Việc đối tượng sử dụng BHYT cận nghèo không có rủi ro đạo đức mặc dù mức cùng chi trả chi phí KCB thấp (5%) có thể là do điều kiện kinh tế khó khăn, nên dù mức chi trả thấp, đối với họ cũng là một khoản chi phí cần phải cân nhắc. Tiếp theo là đối tượng sử dụng BHYT sinh viên, tác giả cũng có cách lý giải tương tự. Thêm vào đó, sinh viên là những người ở độ tuổi khỏe mạnh, ít quan tâm đến KCB cũng như không thích sử dụng thời gian vào việc đi KCB nhiều lần.


Phân tích các biến kiểm soát khác.


Ngoài các biến về sử dụng BHYT, các biến độc lập khác có tác động đến số lần KCB ngoại trú bao gồm: GTNam, Tuoi, ChuaKH, SKTot, SKKem, Vung1, Vung2, Vung3, Vung4, Vung5, Congnghiep, Thatnghiep.

Giới tính và tình trạng hôn nhân cũng có tác động đến số lần KCB ngoại trú với việc nữ có số lần KCB ngoại trú cao hơn 0,21 lần so với nam giới trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và người chưa kết hôn có số lần KCB ngoại trú ít hơn người đã kết hôn 0,426 lần. Kết quả này khác với Jowett (2001) khi không tìm thấy tác động của giới tính và hôn nhân đến số lần KCB, Tomislav and Danijel (2008) cũng không tìm thấy tác động của giới tính, không có biến tình trạng hôn nhân trong nghiên cứu. Ở đây, tác giả thiên về hướng giải thích là do sự lo ngại rủi ro và quan tâm sức khỏe của nữ giới cũng như người đã kết hôn nhiều hơn so với nam giới và người chưa kết hôn.

Xét về tuổi và sức khỏe, ta thấy tuổi có tác động làm gia tăng số lần KCB ngoại trú và người có sức khỏe tốt ít KCB ngoại trú hơn so với người có sức khỏe trung bình, kém. Điều này phù hợp với hầu hết kết quả của các nghiên cứu và hợp lý khi tuổi cũng đại diện cho tình trạng sức khỏe, tuổi càng cao sức khỏe càng kém và người có sức khỏe kém thường sử dụng KCB nhiều hơn.

Đối với các biến về nghề nghiệp, ta thấy chỉ có hai biến có ý nghĩa là congnghiep và that nghiep. Người làm trong lĩnh vực công nghiệp sẽ có số lần KCB ngoại trú thấp hơn người làm nông nghiệp 0,196 lần và người thất nghiệp có số lần KCB ngoại trú cao hơn so với người làm nông nghiệp 0,943 lần. Điều này có thể là do người làm trong lĩnh vực công nghiệp ít có thời gian hơn so với người làm nông, còn người thất nghiệp thường có nhiều thời gian hơn so với người đang làm việc, vì vậy người thất nghiệp có điều kiện sử dụng các dịch vụ KCB ngoại trú nhiều hơn còn người làm công nghiệp thì ít hơn.

Đối với tác động của vùng miền đến việc KCB ngoại trú, ta thấy trong mô hình các biến về vùng đều có ý nghĩa thống kê và đều có tác động âm đến số lần


KCB ngoại trú cho thấy người ở vùng 6 có số lần KCB ngoại trú cao hơn so với các vùng còn lại. Kết quả này ủng hộ một phần kết quả của Jowett (2001) khi ông tìm thấy người sống ở Hải Phòng ( thuộc vùng 1) ít sử dụng dịch vụ y tế hơn so với người ở Đồng Tháp (vùng 6). Ông cho rằng nguyên nhân có thể đến từ sự khác biệt về môi trường sống và khí hậu. Ở nghiên cứu này, tác giả cho rằng ngoài nguyên nhân về môi trường, khí hậu thì còn có thể do điều kiện kinh tế xã hội, vị trí địa lý của từng vùng cũng ảnh hưởng đến sự khác biệt về số lần KCB ngoại trú giữa các vùng.

5.2.3 Hồi quy kiểm định rủi ro đạo đức đối với KCB nội trú‌


Các bước tương tự như đối với KCB ngoại trú. Tuy nhiên, biến phụ thuộc solanNT có mean bằng variance (Bảng 5.10) nên không có overdispersion và khi sử dụng lệnh estat gof để kiểm tra độ phù hợp của mô hình Poisson (phụ lục 4), Prob

>chi2=1.0000 – hàm Poisson phù hợp với dữ liệu mẫu vì vậy không sử dụng Negative Binomial.


Bảng 5.10 Thống kê chi tiết biến solanNT (số lần KCB nội trú)



Percentiles

Smallest



1%

1

1



5%

1

1



10%

1

1

Obs

2141

25%

1

1

Sum of Wgt.

2141

50%

1


Mean

1.446053



Largest

Std. Dev.

1.202998

75%

1

12



90%

2

15

Variance

1.447205

95%

3

17

Skewness

7.573665

99%

6

25

Kurtosis

103.5149







Nghiên cứu thực hiện hồi quy OLS, Poisson và Zero-truncated Poisson. Kết quả được trình bày ở bảng 5.11

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2023