Lưu Quang Vũ Trước Những Vấn Đề Bức Thiết Của Cuộc Sống

Đập nát những cây đàn quí. Ngồi nướng thịt cóc ăn.

Con mèo đi hai chân.


Kêu lên tiếng trẻ khóc…


(Chiều cuối)


Rồi đến những tháng ngày ngơ ngác, thất vọng, và đổ vỡ khi đứng trước cảnh đổ nát lầm than của đất nước thời kì chiến tranh và hậu chiến, một thế giới “xanh xao” với “những sự thực gày gò”.

Khi mặt đất mênh mông đầy biến loạn Khi bước chân lầm lạc

Khi con người giết nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.


Những lá thư không biết gửi về đâu Những hải cảng không có tàu cập bến..

Phong cách thơ Lưu Quang Vũ - 8

(Lá thu)


Thực tại hoang tàn là thế, và Lưu Quang Vũ đã nhìn đất nước ấy, quê hương ấy như thể một “thời đau khổ xung quanh đều đổ nát”, buồn thương, tê tái.

Có tiếng khóc của con chim gâỹ cánh Tiếng đau rên của ngôi nhà sập…

(Tôi chẳng muốn kỉ niệm về tôi là một điệu hát buồn)


Đất nước - hay đúng hơn là những quần thể người sống trên đó - Nhân dân – đã là một hình tượng ám ảnh trong thơ Lưu Quang Vũ cũng như thơ của nhiều tác giả thời bấy giờ, đó là chuyện bình thường, điều dễ hiểu do sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử. Nhưng sẽ là không bình thường nữa khi có một nhà thơ lại nói không giống bất kỳ ai, mà lại là thành thực nhất, thiết tha nhất về Tổ quốc, về nhân dân mình. Đó là trường hợp của bài thơ Việt Nam ơi. Giữa những giai điệu hào hùng của Bài ca Hà Nội, Hà Nội niềm tin và hi

vọng, giữa những Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Xuân 67, Xuân 69 (Tố Hữu), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng (Chế Lan Viên), hay Tình yêu và báo động của nhà thơ từng được in chung tập sách đầu tay với anh – Bằng Việt, ở đó đất nước được ngợi ca như một sinh thể lớn, một người mẹ vĩ đại đã sản sinh ra biết bao người con anh hùng, thì Việt Nam ơi của Lưu Quang Vũ lại là một sự giãi bày, cởi mở về cuộc sống đơn giản, thiếu thốn, đói rách và khốn khổ thời chiến tranh:

Tổ quốc là nơi tỏa bóng yên vui Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất

Nhưng nghĩ đến Người lòng tôi rách nát… Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Người Tất cả sẽ ra sao

Mảnh đất nghèo máu ứa Người sẽ đi đến đâu

Hả Việt Nam khốn khổ?


(Việt Nam ơi)


Nhưng cái động vào tâm thức người đọc nhất vẫn là những câu hỏi khép lại mỗi khổ thơ:

Người ta định làm gì Người nữa Việt Nam ơi?...

Người ta còn muốn gì Người nữa Việt Nam ơi?

Những câu hỏi đánh thức nỗi đau chứ không phải khơi lên sự hùng tráng, quả cảm thường thấy. Lưu Quang Vũ can đảm và có trách nhiệm trong việc nói ra thực tế này, bằng tình yêu quê hương của một người công dân bình thường, nhưng là người công dân giàu tinh thần nhân bản. Và vì thế, anh xứng

đáng được coi là “người hát rong của nhân dân trên đất nước đàn bầu – Đỗ Quang Nghĩa”.


2.2.2. Lưu Quang Vũ trước những vấn đề bức thiết của cuộc sống


Hiện thực dữ dội của chiến tranh đã khiến cho chất liệu được khai thác trong thơ Lưu Quang Vũ khác hẳn giai đoạn đầu cầm bút. Sức mạnh hiện thực đã thấm nhiều vào hồn thơ vốn dĩ mộng mơ ấy. Bất lực trước những vấn đề của cuộc sống, bức bối và nghẹt thở, thay vì sự ca ngợi ngọt ngào anh đưa ra những chất vấn bỏng rát:

Sao mọi người có thể dửng dưng Nhìn em đi trên đường tối

Mọi người đều có tội, trước tuổi thơ đã chết của em Em lăn lóc trong bùn lội

Mà tôi chẳng biết làm gì

(Những tuổi thơ)

Trong cái thời kì đặc biệt ấy, còn ai có tâm trí nghĩ về tuổi thơ, về số phận con người. Người ta nói về bài ca toàn thắng, về số phận với bước ngoặt hào hùng của đất nước và lịch sử. Nhưng Lưu Quang Vũ, cóp nhặt từ số phận của con người, để thấy trong đó có biết bao vấn đề của đời sống. Này là cái nghèo:

Những áo quần rách rưới

Những hàng cây đắm mình vào bóng tối Chiều mờ sương leo lét đèn dầu

Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ Lèo tèo mì luộc canh rau

Mấy mươi năm vẫn mái tranh này Dòng sông đen nước cạn

(Việt Nam ơi)

Những chị buôn chè Ngủ hè phố cũ

Con bò gầy đói cỏ


Đi trên đồng mê man…


(Không đề)


Này là thiên tai lũ lụt:


Những cánh đồng nằm trong lũ lụt Những xóm làng tan hoang Những người chết đuối

Những đê cao tưởng không gì phá nổi Bây giờ tan vỡ trong đêm

(Mấy đoạn thơ)


Nghèo đói, lũ lụt, khổ đau là vấn đề của đời sống. Nhưng cái khốn khổ là người ta sẽ không biết nghèo đói đến bao giờ? Chiến tranh sẽ bao giờ chấm dứt, để hết những loạn lạc, lầm than? Đó là vấn đề tâm lí của cả một thế hệ mà không phải lúc nào cũng có thể nói ra, dù với người thân nhất. Nên nó cứ trở đi trở lại băn khoăn trong tâm hồn con người.

Đến bao giờ ngày vui Như chim về bên cửa

Đến bao giờ Người mới được nghỉ ngơi Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ?

(Việt Nam ơi)


Và có khi, người ta phải tự dỗ mình “Đừng dò hỏi tương lai, đừng đắn đo e ngại”, bởi khi đó, con người ấy đã “Quen thất vọng tôi hồ nghi mọi chuyện” mất rồi. Nhưng làm sao có thể khác được, khi con người ấy đã xiết bao nỗ lực:

Người đau thương tôi gắng gượng mỉm cười Gắng tin tưởng nhưng lòng tôi có hạn

(Việt Nam ơi)


Một trong những vấn đề cũng trở đi trở lại trong thơ Lưu Quang Vũ, là chỗ đứng của thơ, của nghệ thuật, của những gì với anh là giá trị. Đôi khi anh lặng người trước những cảnh ngộ, và xót chua cho những gì đã mất.

Người hoạ sĩ nay giả điên Mắt buồn ngơ ngác

Mặc áo mưa đi lang thang


Giấy vụn lông chim dính đầy tóc bạc Tranh đẹp chẳng ai mua

Gác xép gió lùa


Hoạ sĩ già nằm dưới pho tượng cổ


(Không đề)


Sẽ ám ảnh mãi trong ta những cảm xúc như thế, về “những tranh đẹp chẳng ai mua”, về những “mắt buồn ngơ ngác”, và thậm chí, cả những gì được gọi là văn hoá hay kí ức của một thời, cũng đã chìm vào quên lãng.

Những đền đài thuở trước đã tan hoang Những chùa cổ chiều mưa rêu ướt lạnh

Chìm trong đất những chùm hương dĩ vãng…


(Hoa tầm xuân)


Bản thân là một người sáng tạo nghệ thuật, nên có lẽ nỗi niềm đó, trong Lưu Quang Vũ đau đáu hơn rất nhiều. Có thể thấy chính vì thế, mà người ta đã thấy những vần thơ của Lưu Quang Vũ thực sự “viển vông, cay đắng, u buồn”.

Nhưng nếu chỉ có thế, thì Lưu Quang Vũ chưa phải là một tiếng thơ được yêu mến đến vậy. Qua tất cả những vấ đề bức thiết, những âu lo nghi ngại, vẫn là một Lưu Quang Vũ tha thiết với mọi điều, khát khao dâng hiến cho mọi điều, bởi lẽ, anh nhận ra sâu thẳm của cuộc đời này, vẫn là một điều kì diệu.

Sự diệu kì của trời đất mông mênh Sự diệu kì của tia nắng mong manh Sự diệu kì của cuộc đời mạnh mẽ Vừa bí ấn vừa rõ ràng đến thế Không cho ai được sống nửa vời

(Chiều chuyển gió)


Và vì không thể sống nửa vời, nên Lưu Quang Vũ đã chọn một con đường tích cực, với một ý thức xây dựng rõ ràng.

Tôi chọn bài ca của mùa hạ nắng Tôi chọn bài ca của người gieo hạt Hôm nay là mầm, mai sẽ thành cây

Khổ đau dẫu nhiều, tôi chọn niềm vui…


(Tôi chẳng muốn kỉ niệm về tôi là một điệu hát buồn)


Cũng bởi vì khi đó, Lưu Quang Vũ đã nhận ra rằng “Nhưng đêm hội này , chỉ một lần tôi được hát - Chỉ sống một cuộc đời giữa vô cùng năm tháng…” Nhận ra một vấn đề khác - cái hữu hạn của đời người “Đường xa lắm mà đời người thật ngắn”, nhưng không phải để u buồn tuyệt vọng mà bình thản tự dặn mình và dặn người đồng hành.

Phải hiểu thấy mọi điều để thắng nỗi hoài nghi


Để sống với đời thường và sống cùng giấc mơ phía trước…


(Em)

Cùng với đó là một niềm tin bất diệt vẫn luôn tồn tại trong lòng anh, niềm tin lớn vào đất nước, và con người:

Niềm tin lớn giữa cuộc đời vô lí


(Lá thu)


Cùng với niềm tin đó, ý thức mãnh liệt hơn trong anh chính là ý thức xây dựng, nghĩa là những hành động thiết thực nhằm làm cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn:

Nịnh đời dễ, chửi đời cũng dễ.


Chỉ dựng xây đời là khó khăn thôi… Ta cúi xuống xòe tay hứng nước Vốc lên làn mi rửa sạch bụi đường Nghĩ việc dựng xây Hà Nội đep hơn

(Máy nước đầu ngõ)


Lưu Quang Vũ khi đối diện với từng bước lịch sử, anh luôn tự vấn mình. Đó là một quá trình ngoại nội sinh tổng hợp đã biến đổi Lưu Quang Vũ, khiến thơ anh không ngừng trưởng thành, chín chắn, sâu sắc và nhiều cung bậc hơn.


2.2.3. Lưu Quang Vũ trong những cảm nhận về chiến tranh


Lưu Quang Vũ được coi là một nhà thơ thuộc loại “bẩm sinh”, với dáng vẻ tự nhiên, không phải dụng công mà có được. Anh dễ dàng bày mọi vui buồn của mình trên trang giấy: những lúc vui với bạn bè - thể hiện bằng thơ; lúc buồn bã cô đơn - tự an ủi bằng thơ; khi cuộc đời nhiều đa đoan phiền phức - ghi nhật ký bằng thơ. Cũng chính vì thế, nhiều bài chưa được công bố rộng rãi, nó chỉ sống sót trong trí nhớ những người trong gia đình, bạn bè, độc giả thân thiết, hoặc nằm lặng im trong cuốn sổ tay của tác giả. Những cảm xúc của Lưu Quang Vũ về chiến tranh chính là một mảng thơ “nằm im” như vậy.

Cuộc sống thời chiến nhiều khó khăn: “Hà Nội như một người ngấm bệnhCác tường nhà lâu ngày không quét lại, phô ra hết vẻ mốc meo. Những hầm cầu thang trú ẩn tăm tối. Túp lều che tạm trên gác thượng, tơi tả trong gió”, trong thơ Lưu Quang Vũ đất nước đói nghèo của một thời kì lịch sử hằn sâu:

Những năm khó khăn


Hè phố đầy hầm, tường đầy khẩu hiệu Quần áo và mặt người màu cỏ héo Thiếu ăn thiếu mặc thiếu nhà

(Viết lại một bài thơ Hà Nội)


Với sự nhạy cảm riêng, cộng với những đổ vỡ trong cuộc sống gia đình, Vũ đã bắt lấy những điều đó rất nhanh, anh kết luận:

Thành phố thời anh 17 tuổi Viển vông cay đắng u buồn

(Nửa đêm tới thành phố lạ gặp mưa)


Đó là cái tâm trạng đi ngược lại với tâm trạng chung, cái lạc quan chung cần có bấy giờ nên những dòng thơ của Vũ bị coi là ngoài lề, vượt ra khỏi những quy định bình thường, và Lưu Quang Vũ đã phải trả giá khi báo chí không in thơ anh nữa. Vũ càng trở nên lạc lõng, cô độc giữa dòng người sôi nổi chiến đấu, thơ anh lạc dòng lạc điệu giữa những vần thơ chống Mỹ hào sảng:

Mười bảy tuổi chúng ta thường tới đó Nói rất nhiều về những cửa biển xa Cái tuổi trẻ ồn ào mà cay cực của ta

Trước ngưỡng cửa cuộc đời mênh mông khu rừng tối


(Quán cà phê ngoại ô)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/02/2023