được những mục tiêu, yêu cầu và nội dung cụ thể của từng công việc. Việc xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện được tiến hành thông qua các biểu hiện cụ thể như: Xác định số học phần cần tích lũy cho từng học kỳ, từng năm học phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo; xác định khối lượng tín chỉ cần tích lũy của mỗi học phần, mỗi học kỳ, năm học; xác định được năng lực học tập của bản thân; Xác định mục tiêu đối với từng học phần; xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động học tập của bản thân; xác định các hành động học tập cần phải thực hiện
- Viết kế hoạch học tập: Việc xây dựng kế hoạch học tập được hoàn thành khi sinh viên các học viện, trường đại học CAND viết ra được một bản kế hoạch cụ thể, làm căn cứ để thực hiện trong thực tiễn. Sinh viên được coi là có kỹ năng viết kế hoạch học tập khi có các biểu hiện: Xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhiệm vụ học tập và từng học phần cần tích lũy; lập thời gian biểu, lịch trình công việc; xác định các biện pháp cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập; xác định các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; dự kiến các phương án thực hiện kế hoạch học tập. Kế hoạch học tập được viết rõ ràng, khoa học là cơ sở để sinh viên thực hiện thành hành động học tập trong thực tiễn đạt hiệu quả.
* Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ:
Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ được biểu hiện thông qua hai nhóm kỹ năng thành phần: học tập trên lớp và tự học.
- Học tập trên lớp:
Sinh viên học tập trên lớp nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng mà giảng viên truyền thụ, đồng thời học tập từ bạn học, cũng là cơ hội để sinh viên rèn luyện, thể hiện bản thân. Một sinh viên được coi là có kỹ năng học tập trên lớp khi có các biểu hiện: Biết chủ động lĩnh hội kiến thức của bài học; biết hệ thống hóa kiến thức; biết giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Biết chủ động lĩnh hội kiến thức của bài học: Lĩnh hội kiến thức một cách chủ động là nền tảng để sinh viên có thể tiến hành các hành động học tập
ở mức độ cao hơn. Chủ động lĩnh hội kiến thức của bài học được biểu hiện thông qua việc sinh viên tập trung nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, khoa học; chủ động tư duy và đặt câu hỏi trong quá trình học; phân tích, đánh giá nội dung học tập; chủ động chia sẻ ý kiến cá nhân trong giờ học. Đây là những kỹ năng học tập trên lớp cơ bản nhất. Bên cạnh đó, sinh viên phải thực hiện được các kỹ năng bậc cao, đặc biệt cần thiết trong học tập theo HCTC để phát huy được năng lực của bản thân, gồm: Phản biện ý kiến của giảng viên và bạn học khi thấy chưa thuyết phục; tích cực tham gia vào các buổi thảo luận, seminar; biết đàm phán với các thành viên trong nhóm học tập để hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao.
+ Biết hệ thống hóa kiến thức: Những kiến thức đã lĩnh hội cần được hệ thống theo logic phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực học tập của sinh viên để thuận lợi cho việc lưu trữ, sử dụng vào các hành động học tập cụ thể, đặc biệt là giải quyết các nhiệm vụ học tập. Hệ thống hóa kiến thức được biểu hiện thông qua việc người học có thể hệ thống lại nội dung bài học sau mỗi buổi học, tuần học; liên hệ các kiến thức đã có với nội dung bài giảng; lưu trữ nội dung học tập theo các chủ đề.
+ Biết giải quyết nhiệm vụ học tập: Kỹ năng này đòi hỏi sinh viên phải huy động được tri thức để giải quyết các bài tập, nhiệm vụ thảo luận, semiar; vận dụng tri thức đã học để làm bài kiểm tra, bài thi; đặc biệt là hình thành được các kỹ năng tương ứng với nội dung môn học.
- Tự học:
Sinh viên được coi là có kỹ năng tự học khi có các biểu hiện: biết tìm kiếm tài liệu tự học; biết thực hiện hoạt động tự học; biết sử dụng sản phẩm tự học.
+ Biết tìm kiếm tài liệu tự học: Trong học tập theo học chế tín chỉ, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND phải biết tìm kiếm tài liệu tự học từ những nguồn khác nhau (thư viện, sách báo, internet...); lựa chọn tài liệu tối ưu để tự học; chủ động tìm sự hỗ trợ từ giảng viên, bạn bè khi khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tự học
+ Biết thực hiện hoạt động tự học: Sinh viên phải biết phối kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện để tự học đạt hiệu quả; diễn đạt, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, sơ đồ hóa nội dung kiến thức tự học; tự đặt câu hỏi đối với các vấn đề chưa rõ để tìm cách giải quyết; phê phán các nội dung đã học; đề xuất thắc mắc của mình với giảng viên và bạn bè; chủ động tham gia học tập nhóm ngoài giờ lên lớp; hoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm đúng thời hạn.
+ Biết sử dụng sản phẩm tự học: Những tri thức sinh viên tích lũy thông qua tự học cần được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ học tập như chủ động chia sẻ thông tin tự học với bạn bè; huy động được kiến thức tự học để tham gia học tập trên lớp; vận dụng tri thức tự học vào giải quyết nhiệm vụ học tập trên lớp và làm bài thực hành, bài kiểm tra.
* Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ:
Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được biểu hiện thông qua việc sinh viên biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; trên cơ sở đó biết điều chỉnh hoạt động học tập để phù hợp với điều kiện học tập mới hoặc khắc phục được những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập theo HCTC.
- Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Sinh viên đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ của môn học, bài học để xác định mức độ đạt được của bản thân; kết hợp nhiều nguồn thông tin (ý kiến đánh giá của giảng viên, cố vấn học tập, bạn học…) để đưa ra đánh giá về hoạt động học tập của bản thân; thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng buổi học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ; sẵn sàng thừa nhận hạn chế của bản thân; rút kinh nghiệm từ những tình huống học tập đã gặp để đánh giá bản thân
- Điều chỉnh hoạt động học tập: Sinh viên theo dõi kết quả học tập của từng học phần để thay đổi chiến lược và phương pháp học tập hợp lý; xác
định cách khắc phục hạn chế, khó khăn của bản thân và những nhiệm vụ cần làm để nâng cao chất lượng học tập; sau khi kết thúc mỗi hoạt động học tập, cá nhân nhanh chóng dự định các bước tiếp theo; đưa ra các giải pháp học tập khác nhau để cải thiện hiệu quả học tập phù hợp cho mỗi học phần; xin lời khuyên từ giảng viên, cố vấn học tập, bạn học để tìm hướng giải quyết những khó khăn trong học tập mà bản thân gặp phải; thay đổi thứ tự ưu tiên cho các học phần khi điều kiện, kế hoạch học tập thay đổi; thay đổi phương pháp làm bài kiểm tra, bài thi thi khi kết quả học tập chưa cao.
Biểu hiện KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:
Bảng 2.1: Biểu hiện KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND
Biểu hiện | ||
KỸ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP THEO HCTC | Xác định các yêu cầu của chương trình đào tạo | Xác định được tổng số tín chỉ cần tích lũy trong toàn khóa học |
Xác định được các học phần bắt buộc cần tích lũy trong toàn khóa học | ||
Xác định được các học phần tự chọn trong toàn khóa học | ||
Xác định được các học phần kiến thức đại cương, nền tảng của ngành | ||
Xác định được các học phần kiến thức chuyên ngành | ||
Xác định được những yêu cầu về kết quả học tập của từng kỳ học và của toàn khóa học | ||
Xác định được chuẩn mực về chính trị đối với sinh viên CAND | ||
Xác định được những chuẩn kỹ năng mềm cần đạt của sinh viên CAND (bơi lội, lái xe, tin học, ngoại ngữ...) | ||
Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện | Xác định số học phần cần tích lũy cho từng học kỳ, từng năm học phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo | |
Xác định khối lượng tín chỉ cần tích lũy của mỗi học phần, mỗi học kỳ, năm học | ||
Xác định được năng lực học tập của bản thân | ||
Xác định mục tiêu đối với từng học phần |
Có thể bạn quan tâm!
- Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ Tại Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân
- Hoạt Động Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân
- Kỹ Năng Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân
- Hiểu Biết Của Sinh Viên Về Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ
- Đại Học Kỹ Thuật - Hậu Cần Cand
- Độ Tin Cậy Của Thang Đo Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Học Tập Theo Học
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động học tập của bản thân | ||
Xác định các hành động học tập cần phải thực hiện | ||
Viết kế hoạch học tập | Xác định thứ tự ưu tiên cho từng nhiệm vụ học tập và từng học phần cần tích lũy | |
Lập thời gian biểu, lịch trình công việc | ||
Xác định các biện pháp cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ học tập | ||
Xác định các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập | ||
Dự kiến các phương án thực hiện kế hoạch học tập | ||
KỸ NĂNG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HCTC | Học tập trên lớp | Tập trung nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ, khoa học |
Chủ động tư duy và đặt câu hỏi trong quá trình học | ||
Phân tích, đánh giá nội dung học tập | ||
Chủ động chia sẻ ý kiến cá nhân trong giờ học | ||
Phản biện ý kiến của giảng viên và bạn học khi thấy chưa thuyết phục | ||
Tích cực tham gia vào các buổi thảo luận, seminar | ||
Biết đàm phán với các thành viên trong nhóm học tập để hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao | ||
Hệ thống lại nội dung bài học sau mỗi buổi học, tuần học | ||
Liên hệ các kiến thức đã có với nội dung bài giảng | ||
Lưu trữ nội dung học tập theo các chủ đề | ||
Huy động tri thức để giải quyết các bài tập, nhiệm vụ thảo luận, seminar | ||
Vận dụng tri thức đã học để làm bài kiểm tra, bài thi | ||
Hình thành được các kỹ năng tương ứng với nội dung môn học | ||
Tự học | Tìm kiếm tài liệu tự học từ những nguồn khác nhau (thư viện, sách báo, internet...) | |
Lựa chọn tài liệu tối ưu để tự học | ||
Chủ động tìm sự hỗ trợ từ giảng viên, bạn bè khi khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tự học | ||
Phối kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện để tự học đạt hiệu quả | ||
Diễn đạt, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, sơ đồ hóa nội |
dung kiến thức tự học | ||
Tự đặt câu hỏi đối với các vấn đề chưa rõ để tìm cách giải quyết | ||
Phê phán các nội dung đã học | ||
Đề xuất thắc mắc của mình với giảng viên và bạn bè | ||
Chủ động tham gia học tập nhóm ngoài giờ lên lớp | ||
Hoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm đúng thời hạn | ||
Chủ động chia sẻ thông tin tự học với bạn bè | ||
Huy động được kiến thức tự học để tham gia học tập trên lớp | ||
Vận dụng tri thức tự học vào hoạt động học tập trên lớp và làm bài thực hành, bài kiểm tra | ||
KỸ NĂNG ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO HCTC | Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập | Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ của môn học, bài học để xác định mức độ đạt được của bản thân |
Kết hợp nhiều nguồn thông tin (ý kiến đánh giá của giảng viên, cố vấn học tập, bạn học…) để đưa ra đánh giá về hoạt động học tập của bản thân | ||
Thực hiện việc tự kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong từng buổi học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ | ||
Sẵn sàng thừa nhận hạn chế của bản thân | ||
Rút kinh nghiệm từ những tình huống học tập đã gặp để đánh giá bản thân | ||
Điều chỉnh kế hoạch học tập | Theo dõi kết quả học tập của từng học phần để thay đổi chiến lược và phương pháp học tập hợp lý | |
Xác định cách khắc phục hạn chế, khó khăn của bản thân và những nhiệm vụ cần làm để nâng cao chất lượng học tập | ||
Sau khi kết thúc mỗi hoạt động học tập, cá nhân nhanh chóng dự định các bước tiếp theo | ||
Đưa ra các giải pháp học tập khác nhau để cải thiện hiệu quả học tập phù hợp cho mỗi học phần | ||
Xin lời khuyên từ giảng viên, cố vấn học tập, bạn học để tìm hướng giải quyết những khó khăn trong học tập mà bản thân gặp phải | ||
Thay đổi thứ tự ưu tiên cho các học phần khi điều kiện, kế hoạch học tập thay đổi | ||
Thay đổi phương pháp làm bài kiểm tra, bài thi thi khi kết quả học tập chưa cao |
Các kỹ năng học tập theo HCTC thành phần có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với nhau, mỗi kỹ năng đều đóng vai trò nhất định và có liên hệ chặt chẽ với các kỹ năng còn lại. Vì vậy khi tìm hiểu KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân phải tìm hiểu đồng bộ tất cả các kỹ năng trên.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
Tổng kết các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập, cũng như các công trình nghiên cứu về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ, chúng tôi nhận thấy có một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND:
2.3.1. Động cơ học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
Vũ Dũng (2008), Từ điển tâm lý học [24], cho rằng động cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể, là toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của chủ thể và xác định tính xu hướng của nó [24, tr.182].
S. D. Crarol (1986), "Ảnh hưởng của tạo động lực đến việc học" [96], đã chỉ ra rằng động cơ học tập ảnh hưởng đến việc chuyển giao và sử dụng tri thức, đặc biệt là hình thành kỹ năng của người học. Động lực học tập chi phối chất lượng hoạt động nhận thức của người học, có thể làm tăng hiệu suất học tập, góp phần tạo nên thành công hay thất bại của người học.
J. Trudi, X. Lijuan (2002) "Tạo động lực cho sinh viên trong các khóa học về đào tạo theo tín chỉ: Lý thuyết và thực hành" [141], khẳng định vai trò của động cơ học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ cho sinh viên. Động lực học tập có thể tác động đáng kể đến bầu không khí trong các lớp học.
S.M. Scole, S.H. Field và G.S. Harris (2017), "Động cơ học tập của sinh viên và tính tích cực: Ảnh hưởng tới hoạt động của sinh viên trong lớp học quản lý" [125], đã khẳng định ảnh hưởng của yếu tố động cơ học tập tới hoạt động học tập và kết quả học tập của người học. Kết quả nghiên cứu của nhóm
tác giả đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữa động cơ học tập và hiệu quả của hoạt động học tập [125, tr.64-85].
Nguyễn Ngọc Quang và Nguyễn Văn Lượt (2019), "Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của thang đo động lực học tập trong bối cảnh Việt Nam hiện nay" [118] cho rằng động cơ học tập tỉ lệ nghịch với sự trì hoãn học tập.
Trong giáo dục đại học, động cơ học tập là một hệ thống các yếu tố vừa có tính chất định hướng, vừa có chức năng kích thích, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập. Để học tập đạt kết quả cao, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cần xác định động cơ học tập đúng đắn. Động cơ tâm lý không phải là những cái thuần túy tinh thần bên trong cá thể. Nó phải được vật thể hóa ở đối tượng của hoạt động.
Động cơ học tập theo HCTC là yếu tố thúc đẩy sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND tiến hành các hoạt động học tập theo HCTC. Động cơ hoc tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND không có sẵn, không áp đặt từ bên ngoài mà nó được hình thành trong hoạt động học tập. Động cơ học tập tạo nên sự say mê, ý thức tự giác của sinh viên trong học tập và dẫn đến những kết quả cụ thể của hoạt động học tập.
Có nhiều cách phân loại động cơ học tập khác nhau, trong luận án, chúng tôi chọn phân loại động cơ bên trong và động cơ bên ngoài để tìm hiểu các động cơ ảnh hưởng đến kỹ năng học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Từ đó, hoạt động học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thúc đẩy bởi các động cơ cụ thể như: Học để học hỏi, thu nhận kiến thức; học để có kỹ năng thực hành nghề công an; học để có bằng đại học; học để có điểm số học tập tốt; học để được thăng cấp bậc quân hàm sớm; học để có kỹ năng thực hành nghề công an; học để được giảng viên và gia đình khen ngợi, học để khẳng định vị thế bản thân trong nhóm bạn và tập thể.
Động cơ học tập theo HCTC ở mức độ cao là điều kiện để sinh viên tiến hành các KNHT theo HCTC, đồng thời cũng là sản phẩm của hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên. Trong việc phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên, cần quan tâm đến sự phát triển động cơ học tập theo HCTC.