Đại Học Kỹ Thuật - Hậu Cần Cand


phương tiện, thiết bị kỹ thuật dạy học (Sách, tư liệu trong thư viện, các phương tiện và thiết bị kỹ thuật dạy học, phương tiện kỹ thuật nghe nhìn...)

Để hình thành KNHT theo HCTC rất cần trang bị các điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC. Cụ thể: Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn học tập, sách giáo khoa, giáo trình… phong phú, đa dạng; Các phòng học được trang bị đầy đủ máy chiếu, mạng internet, đặc biệt là mạng nội bộ, máy tính Projector… đáp ứng yêu cầu của giờ học lý thuyết và giờ thảo luận, thực hành; có đầy đủ máy móc, phòng thực nghiệm, hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý sinh viên theo HCTC…Hệ thống cơ sở vật chất phải được thiết kế để đảm bảo cán bộ, giáo viên và sinh viên có thể tiến hành các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện cả ngày. Thư viện của trường đảm bảo trở thành trung tâm thông tin tư liệu với các dịch vụ thông tin, các phòng đọc mở, các phòng độc lập để sinh viên có thể học tập, làm việc theo nhóm, tổ chức seminar. Phải có hệ thống thông tin nội bộ đảm bảo có thể thông báo kịp thời và thu nhận các thông tin cần thiết.

Kết luận chương 2

Nghiên cứu, chọn lọc và kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận án theo nguyên tắc tiếp cận hoạt động, tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành, tiếp cận phát triển. Luận án xây dựng các khái niệm công cụ như: kỹ năng, KNHT, KNHT theo HCTC, từ đó khẳng định: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân là khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm học tập của sinh viên Công an nhân dân tác động vào nội dung bài học thông qua các kỹ năng thành phần như kỹ lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng nghiệp vụ ngành công an.

Luận án đã xác định ba KNHT theo HCTC cơ bản cần nghiên cứu là: kỹ năng lập kế hoạch học tập theo theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập


theo theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo theo HCTC. Các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được đánh giá trên ba tiêu chí: tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, kết hợp xin ý kiến chuyên gia, luận án xác định 05 mức độ biểu hiện làm cơ sở đánh giá KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Căn cứ vào những nghiên cứu trước đó về các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên và tính chất đặc thù của quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường CAND, luận án xác định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, bao gồm: động cơ học tập theo HCTC của sinh viên; hiểu biết của sinh viên về học tập theo tín chỉ; tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên; kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập; năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổ chức nghiên cứu

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 11

3.1.1. Địa bàn nghiên cứu

3.1.1.1. Học viện An ninh nhân dân

Học viện An ninh nhân dân tiền thân là Trường Huấn luyện Công an, được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Trải qua lịch sử phát triển, Trường lần lượt mang các tên gọi: Trường Huấn luyện Công an (1946 - 1949); Trường Công an trung cấp (1949 - 1953); Trường Công an Trung ương (1953 - 1974); Trường Sỹ quan an ninh (1974 - 1981); Trường Đại học An ninh nhân dân (1981 - 2001) và từ năm 2001 đến nay là Học viện An ninh nhân dân.


Trải qua hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Học viện An ninh nhân dân đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước, là cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của ngành Công an.

Học viện ANND có nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ An ninh trình độ đại học, sau đại học; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về an ninh nhân dân; Nghiên cứu khoa học về An ninh nhân dân phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Học viện An ninh nhân dân rất chú trọng việc tổ chức thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố giáo dục đào tạo, từ mục tiêu, nội dung chương trình, hình thức kiểm tra, đánh giá, cơ chế quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên… nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo. Học viện ANND tích cực đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học, tổ chức đào tạo bám sát mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra các chuyên ngành đào tạo. Học viện xây dựng được đội ngũ giảng viên có trình độ, kinh nghiệm, tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp đào tạo của ngành công an. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo ngày càng hoàn thiện và trang bị hiện đại. Sản phẩm đào tạo của Học viện ANND thời gian qua được Công an các đơn vị địa phương đánh giá cao về chất lượng.

Ngay sau khi Bộ Công an có chủ trương triển khai thí điểm đào tạo theo HCTC trong CAND, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện ANND đã chủ động tổ chức nghiên cứu chỉ đạo và ban hành Kế hoạch số 4327/KH-T31 ngày 24/11/2009 về việc triển khai thực hiện đào tạo theo HCTC tại Học viện ANND. Học viện ANND là đơn vị tiên phong trong các trường CAND về tổ chức đào tạo theo HCTC.

Kết thúc giai đoạn triển khai thí điểm 2010 - 2015, hình thức đào tạo theo HCTC tại Học viện ANND phát huy được tính ưu việt, nâng cao được chất lượng đào tạo, phù hợp với việc thực hiện rút ngắn thời gian đào tạo trong các học viện, trường đại học CAND từ 5 năm xuống 4 năm. Hiện nay, Học viện ANND đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 trong thực hiện đào tạo theo HCTC, loại hình đào tạo này đã được thực hiện rộng đối với hệ đào tạo chính quy tập trung và đào tạo hệ vừa làm vừa học.


3.1.1.2. Học viện Cảnh sát nhân dân

Học viện CSND cùng với Học viện ANND là hai cơ sở đào tạo hàng đầu của ngành Công an. Tiền thân của Học viện CSND là khoa Cảnh sát thuộc Trường Công an Trung ương (nay là Học viện ANND). Ngày 15 tháng 5 năm 1968, Bộ Công an ra quyết định 514/CA/QĐ “Tách phân hiệu Cảnh sát nhân dân ra khỏi trường Công an Trung ương, thành lập trường riêng, có nhiệm vụ đào tạo bậc trung học cho lực lượng cảnh sát nhân dân”, đánh dấu mốc chính thức thành lập Trường Cảnh sát nhân dân.

Ngày 27 tháng 11 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 231/CP “Công nhận Trường sĩ quan Cảnh sát nhân dân của Bộ Nội vụ thuộc hệ thống giáo dục Đại học quốc gia”. Trường đổi tên thành Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và bắt đầu đào tạo sĩ quan Cảnh sát trình độ đại học.

Ngày 15 tháng 11 năm 2001, theo Quyết định 969/2001/BCA (X13) của Bộ trưởng Bộ Công an, trường Đại học Cảnh sát nhân dân được nâng cấp thành Học viện Cảnh sát nhân dân.

Học viện CSND có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cảnh sát với trình độ đại học và sau đại học, đào tạo cán bộ nguồn cho lực lượng CAND Việt Nam; Nghiên cứu các đề tài khoa học về phòng chống tội phạm, Quản lý Nhà nước về An ninh trật tự, Luật Hình sự, Hoạt động Tư pháp điều tra; Hợp tác đào tạo quốc tế với các trường cảnh sát nước ngoài.

Ngay sau khi có Kế hoạch số 149/KH-BCA ngày 04/12/2009 của Bộ Công an về việc triển khai thí điểm đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học trong các trường CAND, Học viện CSND đã xây dựng Kế hoạch số 81/KH-T32-QLĐT ngày 13 tháng 01 năm 2010 về tổ chức đào tạo theo HCTC tại Học viện CSND để tổ chức thực hiện.

3.1.1.3. Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND

Ngày 08/9/1984, Bộ trưởng Bội Nội vụ (nay là Bộ Công an) ký Quyết định số 92/QĐ-BNV về việc tổ chức các trường Trung học CAND, trong đó có Trường Trung học Thông tin liên lạc và Trường Trung học Kỹ thuật nghiệp vụ III sát


nhập, đổi tên thành Trường Trung học kỹ thuật nghiệp vụ CAND; năm 2007, Trường chuyển đổi, nâng cấp thành Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ CAND.

Ngày 21/10/2010, Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND chính thức được thành lập trên cơ sở một trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ CAND. Trường có chức năng đào tạo cán bộ ngành kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần cho ngành Công an. Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo học viên Công an Việt Nam, nhà trường còn đào tạo cán bộ hậu cần, kỹ thuật cho nước bạn Lào và Campuchia. Đến nay, Nhà trường đã trải qua hơn 35 năm xây dựng và phát triển,

trong đó đã trải qua 10 năm thành lập trường Đại học.

Thực hiện kế hoạch triển khai thí điểm đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học trong các trường CAND, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND đã xây dựng Kế hoạch số 1624/KH-T36-P1 ngày 30/9/2015 về việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong đó xác định tiến độ, từng bước thực hiện chuyển đổi từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với đào tạo đại học chính quy.

3.1.2. Khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu là sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ ba, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân, gồm: Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND.

- Mẫu tổng khách thể nghiên cứu của cả ba cơ sở đào tạo: 503 sinh viên, gồm 172 sinh viên Học viện An ninh nhân dân; 181 sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân; 150 sinh viên Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND; 35 giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên tại các học viện, trường đại học CAND.

3.1.3. Các giai đoạn nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu và tiến hành từ năm 2018 đến năm 2021 theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và chuẩn bị phương pháp, công cụ nghiên cứu.

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn.


- Giai đoạn 3: Thực nghiệm tác động.

3.1.3.1. Các giai đoạn nghiên cứu lý luận

Giai đoạn nghiên cứu lý luận được thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu, tuy nhiên tập trung chủ yếu từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2020.

* Mục đích nghiên cứu

Tổng quan và hệ thống hóa các công trình trong và ngoài nước, từ đó xây dựng cơ sở lý luận, xác định cơ sở các cách tiếp cận, định hướng quy trình, phương pháp nghiên cứu của luận án.

* Quy trình nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận được tiến hành qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thu thập, phân tích các tài liệu có liên quan đến kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.

Giai đoạn 2: Xin ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học về những nội dung liên quan như khái niệm, các mặt biểu hiện, tiêu chí đánh giá… KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Giai đoạn 3: Bổ sung và chỉnh sửa các nội dung lý luận theo ý kiến đóng góp của các chuyên gia.

* Nội dung nghiên cứu lý luận

- Tổng quan các nghiên cứu về kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ ở nước ngoài và ở Việt Nam. Qua đó chỉ ra những đóng góp, tồn tại của các công trình đó để kế thừa và tiếp tục nghiên cứu.

- Xây dựng các khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu gồm: kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ, kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn: Dựa vào phần tổng hợp nghiên cứu lý luận, xác định các vấn đề cần nghiên cứu khảo sát thực tiễn. Gồm:

Thực trạng biểu hiện và mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.


Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

* Cách tiến hành

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, gồm: phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp xin ý kiến chuyên gia.

Trong đó, phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện qua các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước về các vấn đề có liên quan đến kỹ năng, kỹ năng học tập, KNHT theo HCTC của sinh viên.

Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, giảng viên giảng dạy, cố vấn học tập tại các học viện, trường đại học CAND về nội dung có liên quan đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

3.1.3.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Khảo sát các biểu hiện cụ thể của KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Giai đoạn này được tiến hành từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021.

* Mục đích nghiên cứu thực tiễn

- Làm rõ thực trạng biểu hiện và mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND như Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND.

- Làm rõ mức độ ảnh hưởng của động cơ học tập theo HCTC của sinh viên; hiểu biết của sinh viên về học tập theo HCTC; tính tích cực học tập theo HCTC của sinh viên; kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập; năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên; cách thức tổ chức đào tạo


theo HCTC; cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC tại các học viện, trường đại học CAND.

* Nội dung nghiên cứu thực tiễn

- Xây dựng công cụ nghiên cứu: bảng hỏi, mẫu quan sát, dàn ý phỏng vấn sâu.

- Điều tra thử và phân tích độ tin cậy của thang đo.

- Điều tra thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Phân tích kết quả điều tra thực trạng các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp được dùng để nghiên cứu thực tiễn gồm: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, chuyên gia, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và thống kê toán học.

* Quy trình nghiên cứu thực tiễn

Quy trình nghiên cứu thực tiễn gồm 4 giai đoạn: 1) Thiết kế công cụ điều tra; 2) Điều tra thử; 3) Điều tra chính thức; 4) Xử lý kết quả.

Giai đoạn 1: Thiết kế công cụ điều tra

Gồm thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên; phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giảng, chuyên viên đào tạo và cán bộ quản lý học viên; phiếu quan sát hoạt động học tập theo tín chỉ của sinh viên; phiếu phỏng vấn sâu sinh viên; phiếu bài tập kiểm tra KNHT theo HCTC của sinh viên.

Công cụ điều tra được xây dựng dựa trên các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND đã được xác định tại chương lý luận. Gồm: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

Thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến dành cho sinh viên:

- Mục đích: Hình thành phiếu trưng cầu ý kiến về thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Nội dung: Phiếu trưng cầu ý kiến gồm 4 phần cơ bản. Cụ thể:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022