Kỹ Năng Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân


này gồm: K.K. Platonov và G.G.Golubev (1974) [62]; I.F. Kharlamov (1978) [43]; Phạm Tất Dong (1984) [19]; X.I.Kixegof (1973) [44]; G . Theodorson

(1969) [135]; Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2011) [35]; Bùi Kim Chi (2010) [10]… Theo các tác giả, kỹ năng được biểu hiện ở khả năng vận dụng tri thức đã có vào một lĩnh vực hoạt động thực tế, đảm bảo cho hoạt động diễn ra đạt hiệu quả. Theo hướng nghiên cứu này, kỹ năng vừa có tính ổn định, vừa có tính mềm dẻo, linh hoạt và tính mục đích.

Điểm chung của các quan niệm trên là đều cho rằng để có kỹ năng trước tiên cá nhân phải có những tri thức, kinh nghiệm cần thiết và vận dụng những tri thức đó để lựa chọn, điều chỉnh biện pháp nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Nghĩa là cá nhân phải xác định được mục đích, biết cách thức tiến hành, làm chủ được quá trình hành động/hoạt động và tiến hành có hiệu quả.

Từ các cách tiếp cận trên, có thể khái quát: Kỹ năng là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có vào thực hiện hiệu quả một hành động/ hoạt động nào đó.

Theo đó, kỹ năng có một số đặc điểm sau:

- Kỹ năng là biểu hiện năng lực của chủ thể hành động/hoạt động. Người có kỹ năng vừa nắm vững tri thức về cách thức hành động/hoạt động, vừa thực hiện được nó trong khi hành động nhằm đạt kết quả mong muốn. Do đó, khi hình thành kỹ năng cho cá nhân, cần chú ý đến việc trau dồi các tri thức về hành động/hoạt động đó cho cá nhân.

- Mức độ thuần thục của kỹ năng thể hiện ở việc cùng một khối lượng kiến thức cá nhân có thể giải quyết được nhiều nhiệm vụ khác nhau và mang lại hiệu quả cao.

- Tiêu chí để xác định một hoạt động/hành động có kỹ năng là tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt và tính hiệu quả.

* Tiêu chí đánh giá kỹ năng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất các tiêu chí đánh giá là có kỹ năng là tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt và tính hiệu quả.

Tính đầy đủ:

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 8


Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có vào thực hiện một cách hiệu quả hành động/ hoạt động trong điều kiện cụ thể, xác định. Để hình thành được kỹ năng, chủ thể phải có đầy đủ hiểu biết về hành động/hoạt động, về cách thức, quy trình hành động/ hoạt động, tri thức về phương pháp giải quyết nhiệm vụ, hiểu rõ mục đích hoạt động, các phương tiện và điều kiện để tiến hành hoạt động đạt hiệu quả… Trên cơ sở đó, chủ thể vận dụng vào giải quyết các tình huống thực tiễn, luyện tập theo đúng quy trình về mặt lý luận và thực tiễn.

Tính thuần thục:

Tính thuần thục của kỹ năng là vận dụng các thao tác của kỹ năng phù hợp với mục đích, điều kiện hoạt động. Tính thuần thục thể hiện ở việc chủ thể phối hợp trí óc và chân tay, sử dụng các công cụ, phương tiện một cách thành thạo; các hành động được tiến hành liên tục, nhanh chóng, chính xác, không có những thao tác thừa, không gặp vướng mắc khi hành động. Các thao tác được kết hợp hợp lý về số lượng và trình tự; tần số thao tác, hành vi sai giảm, mức độ hoàn thiện của những thao tác đúng mẫu cao.

Tính linh hoạt:

Trong quá trình thực hiện hoạt động, các điều kiện có thể thay đổi. Tính linh hoạt là khả năng của chủ thể trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau có thể vận dụng được tri thức, kinh nghiệm phù hợp thực tế; có thể di chuyển hành động từ đối tượng này sang đối tượng khác; từ sử dụng công cụ, phương tiện này sang công cụ phương tiện khác và điều chỉnh các thao tác cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện hoạt động…. Đồng thời, chủ thể biết chọn lọc để bỏ đi những thao tác không cần thiết trong những tình huống nhất định hoặc thêm những thao tác phù hợp để thực hiện có hiệu quả hành động.

Tính hiệu quả:

Có thể coi tính hiệu quả là một trong những tiêu chí để đánh giá một cá nhân có kỹ năng, là đích cuối cùng của hành động có kỹ năng. Một cá nhân chỉ được coi là có kỹ năng khi tiến hành hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Tính hiệu quả thể hiện ở mức độ thời gian, tiêu hao các nguồn lực để tạo ra chất


lượng, số lượng sản phẩm, giải quyết được các tình huống, các bài tập khác nhau. Tính hiệu quả được coi là biểu hiện năng lực của cá nhân. Để có được tính hiệu quả, cá nhân phải có đầy đủ các đặc điểm của kỹ năng đã nêu trên.

Các đặc điểm của kỹ năng là cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Trên thực tế, hiệu quả hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, điều kiện, hoàn cảnh, không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên. Do đó, trong phạm vi luận án, kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được đánh giá dựa trên ba tiêu chí: tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt.

* Cấu trúc của kỹ năng

Kỹ năng chứa đựng trong nó cả tri thức về hành động, mục đích hành động và thao tác hành động. Tùy theo từng loại kỹ năng mà các thành phần trên tham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau. Theo khái niệm kỹ năng, nội hàm của kỹ năng gồm các thành phần sau:

- Mặt nhận thức: Vận dụng tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để hiểu nhiệm vụ, mục tiêu, quy trình, kỹ thuật thực hiện hành động.

- Mặt hành động: Tiến hành hành động theo đúng yêu cầu, đúng quy trình, kỹ thuật trong điều kiện thực tế.

- Mặt kết quả: Được đánh giá thông qua việc so sánh với mục tiêu đã xác định.

* Các giai đoạn hình thành kỹ năng

Có nhiều tác giả phân chia giai đoạn hình thành kỹ năng. Trong đó có thể kể đến các quan điểm:

Các tác giả K.K.Platonov (1993) [61], X.I . Kixegof (1976) [44] phân chia thành 5 giai đoạn hình thành kỹ năng. Tương ứng với 5 giai đoạn là 5 mức độ phát triển kỹ năng từ thấp đến cao.

Các tác giả Vũ Dũng (2008) [24]; Trần Quốc Thành (1992) [70] phân chia giai đoạn hình thành kỹ năng thành 3 giai đoạn.


Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về các giai đoạn hình thành kỹ năng, song điểm chung nhất là đều phải trải qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ làm quen, luyện tập đến đạt được độ thuần thục, có hiệu quả cao. Để hình thành được kỹ năng cho mỗi cá nhân, đòi hỏi phải qua các bước rèn luyện.

Kế thừa các quan niệm về quá trình hình thành kỹ năng, luận án xác định quá trình hình thành kỹ năng phải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nhận thức về mục tiêu, cách thức hoạt động. Giai đoạn 2: Làm thử theo cách thức đã xác định.

Giai đoạn 3: Luyện tập.

Giai đoạn 4: Vận dụng vào các tình huống khác nhau.

Việc xác định các giai đoạn hình thành kỹ năng là cơ sở để chúng tôi tiến hành các biện pháp thực nghiệm tác động nhằm phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

* Các mức độ kỹ năng

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về việc chia các mức độ của kỹ năng. Trong đó có các tác giả X.I. Kixegof (1976) [44]; K.K. Platonov & G.G. Gulobev (1974) [62]; Trần Quốc Thành (1992) [70]. Điểm chung của các quan điểm là kỹ năng được hình thành theo các cấp độ từ thấp đến cao, từ yếu, kém ở giai đoạn nhận thức đến tốt ở giai đoạn hoàn thiện kỹ năng.

K.K. Platonov & G.G. Gulobev (1974), Tâm lý học tập 2 [62] đưa ra 5 mức độ của kỹ năng tương ứng với 5 giai đoạn: Kỹ năng còn rất sơ đẳng; Kỹ năng đã có nhưng chưa đầy đủ; Kỹ năng đã đầy đủ nhưng còn mang tính riêng lẻ; Kỹ năng đạt trình độ cao, cá nhân đạt đến sự thành thạo của kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề; Kỹ năng tay nghề cao, cá nhân vừa thành thạo vừa sáng tạo trong khi sử dụng các kỹ năng ở các điều kiện khác nhau.

Căn cứ theo quan điểm trên, luận án đánh giá KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo 5 mức độ:


- Mức yếu: Ít khi đáp ứng được yêu cầu của hành động, còn rất sơ đẳng.

- Mức kém: Đôi khi đáp ứng yêu cầu của hành động. Đã có kỹ năng nhưng còn chưa đầy đủ, còn yếu.

- Mức trung bình: Đáp ứng yêu cầu cơ bản của hành động. Làm đầy đủ nhưng còn vụng về, lúng túng.

- Mức khá: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hành động. Làm đầy đủ, ổn định nhưng chưa sáng tạo.

- Mức tốt: Đáp ứng hiệu quả cao yêu cầu hành động. Làm thuần thục, sáng tạo.

2.2.1.2. Kỹ năng học tập

Có nhiều tác giả đã đưa ra quan niệm về kỹ năng, kỹ năng học tập. K.K. Platonov (1993) [61], Phạm Tất Dong (1984) [19], Nguyễn Quang Uẩn (1992) [82]... coi kỹ năng là năng lực thực hiện hành động.

Từ phân tích khái niệm chung về kỹ năng, khái niệm hoạt động học tập

và kế thừa quan điểm của một số tác giả về kỹ năng học tập, luận án xác định:

Kỹ năng học tập là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của người học vào thực hiện có hiệu quả các hành động học tập nhằm lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

Kỹ năng học tập có những đặc điểm cơ bản sau:

Kỹ năng học tập trước tiên phải là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của sinh viên về hoạt động học tập, trong đó bao gồm những hiểu biết về các kỹ năng học tập cụ thể để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ học tập.

Mục đích cuối cùng của việc thực hiệc các hoạt động/hành động học tập là người học lĩnh hội được những tri thức mới, hình thành và phát triển được các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

Cấu trúc của kỹ năng học tập gồm 3 thành phần cơ bản: Mặt nhận thức: Người học có những hiểu biết về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, cách thức tiến hành, các điều kiện, phương tiện cần thiết cho học tập; Mặt hành động: Người học tiến hành các hành động học tập theo đúng yêu cầu, quy trình, kỹ


thuật; Mặt kết quả: Người học lĩnh hội được tri thức và hình thành được các kỹ năng, kỹ xảo theo mục đích học tập đã đề ra.

2.2.2. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ mang đầy đủ những đặc trưng của kỹ năng học tập nói chung, tuy nhiên mang những điểm riêng cho phù hợp với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Từ những phân tích về kỹ năng, kỹ năng học tập, đặc điểm của hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, có thể hiểu: Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của người học vào thực hiện có hiệu quả các hành động lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ, thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ… nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và tích lũy đủ số lượng tín chỉ tối thiểu theo quy định của chuyên ngành đào tạo.

KNHT theo HCTC được biểu hiện trước tiên qua khả năng sử dụng những tri thức, kinh nghiệm của người học (tri thức, kinh nghiệm về hoạt động học tập, về các kỹ năng học tập), từ đó vận dụng vào giải quyết các nhiệm vụ cụ thể.

KNHT theo HCTC vừa là KNHT nói chung, đồng thời là KNHT đặc trưng của sinh viên đang trực tiếp theo học chế tín chỉ ở bậc đại học. Đặc điểm nổi bật của hoạt động học tập theo học chế tín chỉ là sinh viên phải chủ động tích lũy đủ số lượng tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo; chủ động tiến hành các hoạt động học tập, trong đó phải thường xuyên lập kế hoạch học tập, thực hiện các hoạt động học tập và điều chỉnh hoạt động học tập khi điều kiện, hoàn cảnh học tập bị thay đổi hoặc khi cá nhân học tập chưa đạt hiệu quả.

Từ những đặc trưng trên, luận án tập trung vào các nhóm kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ gồm: kỹ lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.


2.2.3. Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

2.2.3.1. Khái niệm

Từ các khái niệm kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo tín chỉ, hoạt động học tập của sinh viên, sinh viên CAND và đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên CAND, có thể đưa ra định nghĩa về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND như sau:

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân là khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm học tập của sinh viên Công an nhân dân vào thực hiện có hiệu quả các hành động lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ; thực hiện hoạt động học tập theo học chế tín chỉ; điều chỉnh hoạt động học tập theo học chế tín chỉ nhằm lĩnh hội tri thức, kỹ năng nghiệp vụ công an và tích lũy đủ số lượng tín chỉ tối thiểu theo quy định của chuyên ngành đào tạo Công an nhân dân.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân mang đầy đủ những đặc điểm của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên khái niệm chỉ ra những đặc thù cơ bản trong kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân. Đó là sự vận dụng các tri thức, kinh nghiệm của sinh viên công an nhân dân, tiến hành các hoạt động tác động vào nội dung bài học để chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng nghiệp vụ công an. Kỹ năng này chịu sự chi phối của các yếu tố từ bản thân sinh viên và các yếu tố khách quan trong môi trường đào tạo công an nhân dân.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được biểu hiện thông qua các kỹ năng thành phần gồm: kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC. Đây chính là cơ sở để xác định các biểu hiện KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường


đại học CAND, từ đó tiến hành khảo sát thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

2.2.3.2. Biểu hiện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Kỹ năng học tập theo HCTC là kỹ năng phức hợp gồm nhiều kỹ năng thành phần. Trên cơ sở đặc điểm hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, các hoạt động cơ bản của sinh viên trong học tập theo HCTC, đặc thù hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, đồng thời kế thừa quan điểm tiếp cận quá trình của các tác giả trong và ngoài nước về biểu hiện của KNHT theo HCTC, luận án tập trung nghiên cứu 3 kỹ năng học tập thành phần: kỹ lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC. KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được biểu hiện cụ thể thông qua các kỹ năng thành phần như sau:

* Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ:

- Xác định các yêu cầu của chương trình đào tạo: Để lập kế hoạch học tập theo HCTC, trước tiên sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND phải xác định được các yêu cầu khái quát và cụ thể của chương trình đào tạo. Trong đó, cơ bản nhất là xác định được tổng số tín chỉ cần tích lũy trong toàn khóa học; xác định được các học phần bắt buộc và các học phần tự chọn trong toàn khóa học; xác định các học phần kiến thức đại cương, kiến thức chuyên ngành; xác định những yêu cầu về kết quả học tập; chuẩn kỹ năng mềm để đủ điều kiện tốt nghiệp; Đặc biệt quan trọng đối với sinh viên CAND là xác định được chuẩn mực về chính trị. Đây là cơ sở để sinh viên có được những hiểu biết cơ bản nhất, từ đó xác định được các nhiệm vụ học tập cụ thể và mục tiêu, nội dung của từng nhiệm vụ.

- Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện: Để xây dựng kế hoạch học tập theo HCTC rõ ràng, phù hợp với điều kiện và năng lực, thuận lợi cho việc thực hiện, sinh viên CAND phải xác định

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí