Độ Tin Cậy Của Thang Đo Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Học Tập Theo Học


+ Phần 1: Đánh giá mức độ KNHT theo HCTC, gồm 3 kỹ năng: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

+ Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

+ Phần 3: Câu hỏi về các biện pháp phát triển KNHT.

+ Phần 4: Một số thông tin về khách thể điều tra (cơ sở đào tạo, năm học, giới tính, điểm trung bình chung tích lũy tín chỉ).

- Cách thức tiến hành: Căn cứ vào biểu hiện, tiêu chí đánh giá các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, các yếu tố ảnh hưởng tới KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND để thiết kế sơ bộ bảng hỏi. Tiến hành khảo sát thử trên 60 sinh viên Học viện ANND để tính độ tin cậy và độ hiệu lực của các item trong phiếu trưng cầu ý kiến.

Thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên:

- Mục đích: hình thành phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên để điều tra thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Nội dung: Phiếu trưng cầu ý kiến gồm 4 phần. Cụ thể:

+ Phần 1: Đánh giá về thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên.

+ Phần 2: Nhận định về các yếu tố chi phối đến KNHT theo HCTC của sinh viên.

+ Phần 3: Nhận định về các biện pháp phát triển KNHT của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

+ Phần 4: Một số thông tin về khách thể (lĩnh vực công tác, thâm niên công tác).

- Cách thức tiến hành: Căn cứ vào chương trình học tập, đặc điểm học tập, biểu hiện các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND để xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giảng viên, chuyên viên quản lý đào tạo và cán bộ quản lý sinh viên ở 3 cơ sở đào tạo.

Thiết kế phiếu quan sát hoạt động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên:

- Mục đích: Hình thành phiếu quan sát KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND làm công cụ hỗ trợ cho quá trình quan sát được


tiến hành khoa học, đầy đủ các biểu hiện của kỹ năng, làm rõ được mức độ biểu hiện các kỹ năng: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

- Nội dung: Quan sát các hành động, lời nói, biểu hiện, kết quả của sinh viên trong hoạt động học tập trên các kỹ năng: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

- Cách thức tiến hành: Căn cứ vào khung lý luận của luận án, chương trình học của sinh viên, đặc điểm hoạt động học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND để xây dựng phiếu quan sát.

Thiết kế phiếu phỏng vấn sâu dành cho sinh viên và giảng viên:

- Mục đích: Hình thành phiếu phỏng vấn dành cho sinh viên và giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên để làm rõ hơn các vấn đề trong phiếu trưng cầu ý kiến và các nội dung quan sát được.

- Nội dung: Phỏng vấn sâu về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý đào tạo theo HCTC của các học viện, trường đại học CAND; Làm rõ thực trạng KNHT theo HCTC và các yếu tố ảnh hưởng tới KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Cách tiến hành: Căn cứ vào khung lý luận của luận án, biểu hiện của các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, các nội dung trong phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu quan sát để xây dựng nội dung phiếu phỏng vấn sâu. Sau khi xây dựng, phiếu được dùng để phỏng vấn 30 sinh viên và 35 giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Thiết kế phiếu bài tập kiểm tra kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên:

- Mục đích: Hình thành các bài tập đánh giá KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Nội dung: Phiếu gồm các bài tập đánh giá 3 KNHT theo HCTC của sinh viên: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.


- Cách tiến hành: Phiếu bài tập được xây dựng dựa trên biểu hiện của 3 kỹ năng: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC. Phiếu gồm hệ thống các bài tập tình huống. Sau khi thiết kế, phiếu bài tập được giao cho sinh viên để giải quyết, từ đó đánh giá mức độ các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Giai đoạn 2: Điều tra thử

* Mục đích: Xác định độ tin cậy của phiếu khảo sát và chính xác hóa phiếu khảo sát bằng cách chỉnh sửa những item không đạt yêu cầu.

* Nội dung: Khảo sát thử bằng các công cụ đã thiết kế và tính độ tin cậy, độ giá trị của chúng.

* Cách tiến hành:

Khảo sát thử trên 60 sinh viên thuộc Học viện ANND.

Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 trong môi trường Window. Chúng tôi phân tích độ tin cậy bằng phương pháp tính hệ số Conbach's Alpha và phân tích nhân tố để xác định độ giá trị của các thang đo trong bảng hỏi và nội dung của các nhân tố trong từng thang đo.

Độ tin cậy của các thang đo:

Hệ số Conbach's Alpha được xác định trên việc tính toán phương sai của từng item trong từng thang đo, toàn bộ phép đo và tương quan điểm của từng item với điểm của các item còn lại trên từng thang đo và cả phép đo. Nếu hệ số Conbach's Alpha của thang đo lớn hơn 0,6 nghĩa là thang đo có độ tin cậy.

Hệ số Conbach's Alpha còn được sử dụng nhằm đánh giá mức độ ổn định của các item cụ thể trong từng mặt biểu hiện của KNHT theo HCTC. Trên cơ sở so sánh hệ số Conbach's Alpha của toàn thang đo lúc đầu với hệ số Conbach's Alpha khi item bị loại bỏ, chúng tôi xác định ý nghĩa của item đó với toàn bộ thang đo. Khi bỏ đi một item nào đó, nếu hệ số Conbach's Alpha nhỏ hơn hệ số Conbach's Alpha lúc đầu thì item đó được xem là có giá trị. Nếu hệ số Conbach's Alpha đó lớn hơn hệ số Conbach's Alpha lúc


đầu thì cần xem lại giá trị của item đó và cân nhắc việc loại bỏ item này hay chỉnh sửa để có độ tin cậy như mong muốn.

Kết quả phân tích độ tin cậy kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Độ tin cậy của thang đo kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học

chế tín chỉ


Các tiểu thang đo/thang đo

Hệ số Cronbach's Alpha

(N=60)

Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo

0,765

Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần

thực hiện

0,762

Viết kế hoạch học tập

0,661

Toàn bộ thang đo kỹ năng lập kế hoạch học tập

theo học chế tín chỉ

0,808

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 12

Kết quả phân tích ma trận tương quan các chỉ số đều >0,3. Hệ số của phép thử KMO and Bartlett's = 0,680 và ở mức có ý nghĩa (Sig.=0,000), do vậy thích hợp cho việc chiết xuất yếu tố. Hệ số tải (loading factor) của 19 chỉ báo đều >0,3 và đều được coi là phù hợp với cấu trúc của phép đo. Tổng trích phương sai > 50% do đó thang đo có độ hiệu lực. Như vậy, đây là phép đo có độ tin cậy, độ hiệu lực tốt. Kết quả này cho phép chúng tôi sử dụng nội dung này vào điều tra chính thức (Xem phụ lục 11).

Kết quả phân tích độ tin cậy kỹ năng thực hiện hoạt động học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Độ tin cậy của thang đo kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC


Các tiểu thang đo/thang đo

Hệ số Cronbach's Alpha

(N=60)

Kỹ năng học trên lớp

0,766

Kỹ năng tự học

0,827

Toàn bộ thang đo kỹ năng thực hiện hoạt động

học tập theo học chế tín chỉ

0,882


Kết quả phân tích ma trận tương quan các chỉ số đều >0,3. Hệ số của phép thử KMO and Bartlett's Test = 0,673 và ở mức có ý nghĩa (Sig.=0,000), do vậy thích hợp cho việc chiết xuất yếu tố. Hệ số tải (loading factor) của 26 chỉ báo đều > 0,3 và đều được coi là phù hợp với cấu trúc của phép đo. Tổng trích phương sai > 50% nên thang đo có độ hiệu lực. Do vậy, đây là phép đo có độ tin cậy và giá trị tốt. Kết quả này cho phép chúng tôi sử dụng nội dung này vào điều tra chính thức (Xem phụ lục 11).

Độ tin cậy kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3: Độ tin cậy của thang đo kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập

theo HCTC


Các tiểu thang đo/thang đo

Hệ số Cronbach's Alpha

(N=60)

Tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

0,629

Điều chỉnh kế hoạch học tập

0,736

Toàn bộ thang đo kỹ năng điều chỉnh hoạt động

học tập theo học chế tín chỉ

0,820

Kết quả phân tích ma trận tương quan các chỉ số đều >0,3. Hệ số của phép thử KMO and Bartlett's Test = 0,770 và ở mức có ý nghĩa (Sig.=0,000), do vậy thích hợp cho việc chiết xuất yếu tố. Hệ số tải (loading factor) của 12 chỉ báo đều > 0,3 và đều được coi là phù hợp với cấu trúc của phép đo. Tổng trích phương sai > 50% nên thang đo có độ hiệu lực. Do vậy, đây là phép đo có độ tin cậy và giá trị tốt. Kết quả này cho phép chúng tôi sử dụng nội dung này vào điều tra chính thức (Xem phụ lục 11).

Kết quả phân tích cho thấy, độ tin cậy và độ hiệu lực của nội dung trong bảng hỏi tương đối cao, sự chỉnh sửa là không đáng kể. Với kết quả trên, bảng hỏi hoàn toàn có thể được sử dụng trong điều tra chính thức mà vẫn đảm bảo tính khoa học trong nghiên cứu.


Giai đoạn 3: Điều tra chính thức

* Mục đích:

Khảo sát và đánh giá thực trạng mức độ biểu hiện của các kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Từ thực trạng, đánh giá, phân tích ưu điểm, hạn chế nhằm xây dựng các biện pháp và thực nghiệm nâng cao KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

* Nội dung:

Khảo sát và đánh giá thực trạng biểu hiện KNHT theo HCTC qua 3 kỹ năng thành phần: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

Phân tích làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố tới KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

* Phương pháp: Sử dụng bảng hỏi, phiếu phỏng vấn sâu, phiếu quan sát, phiếu bài tập tình huống.

* Khách thể điều tra:

- Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu bài tập tình huống đối với 503 sinh viên; phỏng vấn sâu 30 sinh viên và 35 giảng viên, cán bộ đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên tại 3 cơ sở đào tạo: Học viện ANND, Học viện CSND, Đại học KT-HC CAND.

* Cách tiến hành:

- Điều tra bẳng bảng hỏi: Mỗi khách thể trả lời độc lập một phiếu điều tra và xử lý một phiếu bài tập tình huống về KNHT theo HCTC. Các khách thể được hướng dẫn để hiểu mục đích và cách thức trả lời các câu hỏi. Điều tra viên không đưa ra những gợi ý hoặc những câu hỏi gây phản ứng tiêu cực ở khách thể.

- Tiến hành quan sát: Tiến hành quan sát hoạt sinh viên khi tham gia các hoạt động học tập trên lớp (ghi chép bài, nghe giảng, phát biểu ý kiến,


tham gia học tập nhóm), quan sát sinh viên khi trao đổi với giảng viên và cố vấn học tập…

Giai đoạn 4: Xử lý kết quả

- Mục đích: Xử lý số liệu đã được thu thập ở giai đoạn điều tra chính thức để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu, viết báo cáo.

- Nội dung: Dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20 trong môi trường Windows.

3.1.3.3. Giai đoạn thực nghiệm tác động

- Mục đích: Khẳng định tính khả thi của các biện pháp tác động tâm lý sư phạm nhằm nâng cao KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Nội dung: Chúng tôi phối hợp với các chuyên gia là giảng viên giảng dạy tại các học viện, trường đại học CAND soạn giáo án rèn luyện KNHT theo HCTC cho sinh viên, tổ chức giảng lý thuyết và thực hành các kỹ năng học tập theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

- Cách tiến hành: Giảng dạy trên 50 sinh viên trong học kỳ II năm học 2020 - 2021 tại Học viện ANND.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

* Mục đích nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp và đánh giá các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên. Từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

- Xác định khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan đến đề tài: kỹ năng, kỹ năng học tập, học chế tín chỉ, kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên; vấn đề lý luận về các kỹ năng thành phần của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND gồm: Kỹ năng lập kế hoạch học


tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

- Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu và phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu.

* Nội dung nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả về kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên, viết tổng quan về vấn đề nghiên cứu, chỉ ra những thành tựu và những vấn đề còn tồn tại ở các công trình này, từ đó xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan: kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên.

- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn:

+ Xác định mức độ và biểu hiện của các kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, gồm: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC.

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND: động cơ học tập theo HCTC của sinh viên; tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên; hiểu biết của sinh viên về học tập theo HCTC; kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập; năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên; cách thức tổ chức đào tạo theo HCTC; cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC.

* Cách thức nghiên cứu lý luận

Để nghiên cứu lý luận, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, gồm: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề kỹ năng, kỹ năng học tập, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia.

3.2.2. Phương pháp chuyên gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022