2.3.2. Hiểu biết của sinh viên về học tập theo học chế tín chỉ
Nguyễn Tuấn Khanh (2017), Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ [42], chỉ ra yếu tố hiểu biết về bản chất, đặc điểm đào tạo theo tín chỉ và hiểu biết về kỹ năng học tập có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ.
Nguyễn Mai Hương (2015), Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên một số trường Sư phạm [40], khẳng định hiểu biết của sinh viên về học tập theo học chế tín chỉ sẽ giúp sinh viên thuận lợi trong việc hình thành các kỹ năng học tập. Trong đó, quan trọng nhất là hiểu biết về vai trò, mục đích, cách tiến hành và yêu cầu của các hành động học tập theo tín chỉ; cách thức tiến hành các hình thức học tập theo tín chỉ; cách thức kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả tích lũy tín chỉ.
Khi tiến hành hoạt động nào đó, con người phải có những hiểu biết nhất định về bản thân hoạt động, từ đó mới tiến hành hoạt động đạt kết quả và có ý nghĩa. Muốn hình thành được các KNHT theo HCTC chỉ đòi hỏi sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND phải có những hiểu biết nhất định về hoạt động học tập theo HCTC cũng như từng kỹ năng bộ phận. Cụ thể: Sinh viên phải biết được tầm quan trọng và tác dụng của đào tạo theo HCTC, thấy được tính ưu việt của HCTC so với đào tạo theo niên chế, đó là: Người học hình dung được các yêu cầu đối với bản thân trong quá trình tiến hành học tập; Người học chủ động lên kế hoạch và thực hiện học tập dựa vào năng lực bản thân và điều kiện thời gian của mình; Người học tự ý thức được nhiệm vụ học tập, phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân; Người học có thể chuyển đổi linh hoạt từ khóa học này sang khóa học khác trong cùng một hệ thống; Đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học; Nâng cao năng lực tự học của sinh viên; Người học tự làm chủ được quá trình học tập; Thuận lợi trong việc công nhận các nội dung đào tạo, các học phần đào tạo có giá trị sử dụng cao…
Muốn sinh viên tự giác, tích cực trong việc hình thành kỹ năng học tập thì cần hình thành ở họ nhu cầu luyện tập, bằng cách giúp cho sinh viên hiểu về hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, lợi ích của các kỹ năng học tập trong tiến hành
học tập theo học chế tín chỉ, để học tập đạt hiệu quả cao cần có những kỹ năng gì, cách thức thực hiện từng kỹ năng …
Hiểu biết của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND về hoạt động học tập theo HCTC và các KNHT theo HCTC là cơ sở để hình thành các kỹ năng học tập cụ thể. Hiểu biết là điều kiện cần thiết đến mức có ý kiến cho rằng đây là một thành phần của kỹ năng. Không có hiểu biết về hoạt động, cá nhân không thể học và có được kỹ năng.
2.3.3. Tính tích cực, chủ động học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân
- Kỹ Năng Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Công An Nhân Dân
- Biểu Hiện Knht Theo Hctc Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Cand
- Đại Học Kỹ Thuật - Hậu Cần Cand
- Độ Tin Cậy Của Thang Đo Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Học Tập Theo Học
- Phương Pháp Đánh Giá Sản Phẩm Hoạt Động Thông Qua Giải Bài Tập Tình Huống
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
D. Alfiani (2018), "Triển khai mô hình học tập hợp tác nhằm nâng cao tính tích cực của học sinh trong các môn xã hội" [87], cho rằng tính tích cực học tập của sinh viên là sự tham gia nghiêm túc về thể chất và tinh thần của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động học tập. Tính tích cực học tập của sinh viên là rất cần thiết, không chỉ giúp sinh viên có nhiều kiến thức mà còn có được những kỹ năng hữu ích. Đồng thời tác giả đề xuất mô hình học tập hợp tác để cải thiện tính tích cực học tập cho sinh viên.
Theo I. Nuryasintia (2018), "Tính chủ động trong học tập thông qua phương tiện học tập và quản lý lớp học"[117], cho rằng tính tích cực học tập của sinh viên được đặc trưng bởi sự tham gia tối ưu cả về trí tuệ, tình cảm và thể chất. Những sinh viên tích cực học tập thường biểu hiện bằng sự chủ động trong các hoạt động học tập, nhiệt tình trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra, hoàn thành nhiệm vụ sớm so với các thành viên khác.
Phạm Văn Cường (2011), "Tìm hiểu tính tích cực học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ "[15], cho rằng học tập theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tích cực học tập nhiều hơn mới có thể tiếp thu, lĩnh hội được khối lượng tri thức đồ sộ ở bậc đại học. Tính tích cực học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ được thể hiện trên các lĩnh vực hoạt động học tập: lĩnh hội tri thức mới; ghi chép bài; chuẩn bị bài trước khi đến lớp; xây dựng kế hoạch học tập; làm việc tại thư viện; thực hành chuyên môn; tự học; ôn tập; hệ thống hóa tri thức; công tác chuẩn bị và kết quả thi, kiểm tra.
Tính tích cực, chủ động học tập theo HCTC của sinh viên thể hiện qua việc sinh viên tự ý thức được động cơ, mục đích, biện pháp học tập, nhận thức được vai trò chủ thể của bản thân, từ đó định hướng, lập kế hoạch, cụ thể hóa quá trình học tập, chủ động giải quyết các nhiệm vụ học tập do giảng viên và do chính bản thân mình đề ra, tích cực tích lũy các tín chỉ để đạt được mục đích học tập.
Trong quá trình học tập, sinh viên có thể gặp nhiều trở ngại. Để vượt qua được những khó khăn này, đòi hỏi bản thân sinh viên phải có sự nỗ lực rất lớn, phải có động cơ, tính tích cực đủ mạnh để thôi thúc sinh viên vượt qua những trở ngại này để tiến hành các hoạt động học tập, hình thành các kỹ năng cần thiết.
Sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND ngoài trang bị những kiến thức đại cương còn trang bị những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công an. Trước tình hình phức tạp của các loại tội phạm với những phương thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt, đòi hỏi người chiến sĩ công an phải có năng lực nhận định tình huống, phán đoán và xử lý tình huống linh hoạt, mưu trí, bắt kịp tình hình thực tiễn. Mặt khác, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND không chỉ học tập trong khuôn khổ nhà trường mà còn học tập thông qua thực tiễn, điển hình là hoạt động dân vận - một trong những công tác quan trọng của cán bộ công an, được chú trọng rèn luyện ngay từ khi học tập tại các học viện, trường đại học CAND. Sinh viên được bố trí đến các địa phương ăn ở, lao động cùng nhân dân, qua đó tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cơ sở. Do đó, tính tích cực, chủ động trong học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND không chỉ giúp họ hình thành được những kỹ năng học tập hiệu quả mà còn có giá trị lớn trong việc hình thành các kỹ năng nghề nghiệp, giúp họ thích ứng linh hoạt với các môi trường, tình huống và các hình thức học tập khác nhau, là cơ sở để sau khi tốt nghiệp có thể tự bồi dưỡng năng lực công tác thực tiễn. Sinh viên càng tích cực, chủ động trong học tập sẽ càng rèn luyện được các KNHT, đồng thời hoạt động học tập càng đạt được hiệu quả cao.
2.3.4. Kinh nghiệm hướng dẫn của cố vấn học tập
G.S. Leland (2016) "Lời khuyên của khoa chuyên ngành và các cựu sinh viên: Những khám phá trong nghiên cứu và đào tạo" [111], chỉ ra rằng cố vấn học tập, đặc biệt là các giảng viên làm cố vấn học tập có đóng góp rất lớn vào thành công trong học tập của sinh viên.
Nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Thị Ánh Dương, Trần Hiếu, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Hồng Sơn (2007) "Quan điểm về đội ngũ cố vấn học tập trong đào tạo theo tín chỉ" [94] khẳng định vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Trong môi trường giáo dục theo tín chỉ, hệ thống cố vấn học tập là thành phần thiết yếu giúp người học đạt được thành công trong học tập, các lời khuyên của cố vấn học tập sẽ được người học tiếp thu và điều chỉnh hoạt động học tập để đạt kết quả cao. Cố vấn học tập hỗ trợ sinh viên trong việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch học tập, cung cấp thông tin về khóa học, góp ý để người học có sự điều chỉnh hành vi...
Trong quá trình đào tạo theo HCTC không thể thiếu đội ngũ cố vấn học tập. Cố vấn học tập được xem như một chỗ dựa xã hội quan trọng bậc nhất của sinh viên để giải quyết các vấn đề khúc mắc, khó khăn và căng thẳng trong học tập theo tín chỉ (cách tính điểm trung bình chung của mình, phương pháp học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ). Cố vấn học tập cần thoả mãn 3 yêu cầu: Có kiến thức về tâm lý học sư phạm, biết tìm hiểu năng lực, hoàn cảnh của sinh viên để tư vấn việc lập tiến độ tích luỹ phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của từng sinh viên; nắm chắc chương trình và quy trình đào tạo dẫn tới một văn bằng của từng ngành học trong từng khóa học để giúp từng sinh viên lựa chọn và đăng ký môn học phù hợp với năng lực, thời gian. Nhờ đó mà sinh viên lập kế hoạch học tập tối ưu nhất cho mình; hướng dẫn cho sinh viên tìm hiểu chương trình học tập và cách lựa chọn môn học, đăng ký môn học cho từng học kỳ.
2.3.5. Năng lực và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên
L.David, S.Richard, P. Steven, M. Jake (2016), "Nâng cao năng lực giảng dạy để cải thiện thành tích của học sinh: Vai trò quan trọng của việc chia sẻ thông tin từ ban giám hiệu nhà trường" [99], tiến hành nghiên cứu trên một
trường học ở miền Nam nước Úc, khẳng định trong một trường học, nếu cải thiện được năng lực giảng dạy của giảng viên sẽ nâng cao được thành tích học tập của sinh viên. Trong đó nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên, tăng cường tương tác giữa giảng viên và học sinh. Đồng thời, cải cách được thực hiện theo hướng các nhà lãnh đạo ra quyết định dựa trên dữ liệu, chế độ bồi dưỡng giảng viên, cố vấn và phản hồi thông tin cho giảng viên.
I. Lawrence, R. Ken Rowe (2008) "Khái niệm và đánh giá chất lượng giáo viên: Các vấn đề cơ bản và phương pháp luận" [110], chỉ ra rằng giảng viên là nguồn tài nguyên quý giá nhất của cơ sở đào tạo. Cần có sự tập trung nghiên cứu để đề xuất chính sách nâng cao chất lượng giảng viên, có chế độ lương thưởng xứng đáng, quan tâm đến nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên. Xây dựng các tiêu chuẩn giảng dạy, chú ý đến những gì giáo viên nên biết và những gì giáo viên có thể làm.
Trong hoạt động dạy học theo HCTC, giảng viên ở các học viện, trường đại học CAND đóng vai trò như người huấn luyện viên với khả năng tổ chức và điều khiển sư phạm. Với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, người giảng viên phải chuẩn bị sẵn sàng từ mục tiêu, nội dung, phương pháp học tập…. và tổ chức cho sinh viên tự học tập theo sự định hướng của giảng viên. Giảng viên đại học sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để hiểu được năng lực và nhân cách của sinh viên, từ đó có phương pháp hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng người học. Trong quá trình sinh viên tự học, tự nghiên cứu, người thầy luôn ở phía sau để điều khiển, hướng dẫn, giúp đỡ kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.
Đặc thù tại các học viện, trường đại học CAND là tập trung dạy các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ công an cho sinh viên, do đó đội ngũ giảng viên chủ yếu được lấy từ nguồn sinh viên tốt nghiệp tại các học viện, trường đại học CAND hoặc các đơn vị công an làm công tác thực tiễn. Sau khi nhận công tác tại các học viện, trường đại học CAND, các giảng viên này được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo vừa nắm vững chuyên môn vừa có kỹ năng sư phạm. Giảng viên vừa là người thiết kế, vừa là
người thi công nhằm đạt được sự thành công của bài giảng, là người chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình đào tạo và là người có vai trò động viên, khuyến khích, định hướng nhu cầu đào tạo của người học. Giảng viên không chỉ đơn thuần làm công tác giảng dạy, truyền thụ mà còn đóng nhiều vai trò khác như tư vấn cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên học tập.
Để phát huy được vai trò của người học trong đào tạo theo HCTC, giảng viên cần thay đổi quan điểm về đào tạo: định hướng phục vụ sinh viên từ khâu thiết kế chương trình, soạn bài và sử dụng phương pháp giảng dạy mới. Giảng viên phải nghiên cứu khoa học, cải tiến chương trình và phương pháp giáo dục, xây dựng môn học mới để sinh viên có nhiều lựa chọn phù hợp với thực tiễn. Mặt khác, giảng viên phải tự đầu tư về chuyên môn và có năng lực thực hành để giảng dạy giỏi và đào tạo sinh viên học cách giải quyết vấn đề, có tinh thần dám nghĩ, dám làm. Giảng viên phải được chuẩn bị đầy đủ về nghiệp vụ sư phạm phù hợp với tinh thần của nền sư phạm tích cực.. Để đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo HCTC, đội ngũ giảng viên phải đủ về số lượng và mạnh về chất lượng để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu học tập của sinh viên. .
2.3.6. Cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ
Nguyễn Mai Hương (2015), Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên một số trường Sư phạm [40] cho rằng cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên.
Đào tạo theo HCTC thực chất là việc tổ chức quá trình dạy học theo một sơ đồ linh hoạt, với những ưu điểm: Dạy học bằng chính hoạt động học tập của người học; Dạy học cá thể hóa trong hoạt động hợp tác của người dạy - người học và giữa những người học với nhau; Dạy học thông qua việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học; Dạy học thông qua việc đánh giá và tự đánh giá của người dạy và người học.
Trong đào tạo theo HCTC tại các học viện, trường đại học CAND, có 3 hình thức tổ chức dạy học cơ bản: việc giảng dạy của giảng viên; thực hành, thực tập của sinh viên; quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Cách
thức tiến hành, tỉ lệ thời gian phân bổ cho các hình thức tổ chức dạy học được quy định bởi mục đích, yêu cầu và đặc thù của môn học, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của người dạy, các yếu tố xuất phát từ người học, cũng như điều kiện thực tế của từng đơn vị đào tạo.
Các học viện, trường đại học CAND phải xác định rõ cách thức tổ chức đào tạo để phổ biến cho sinh viên: Tổng số tín chỉ phải tích lũy để đủ điều kiện tốt nghiệp, tổng số tín chỉ tối thiểu và tối đa trong từng học kỳ, phương thức đăng ký môn học; hình thức kiểm tra, đánh giá, xếp hạng kết quả môn học; cách tính điểm học tập; giới thiệu cụ thể từng môn học để sinh viên nghiên cứu, đăng ký và thực hiện.
Cách thức đào tạo theo HCTC của các học viện, trường đại học CAND là cơ sở để sinh viên tiến hành các hoạt động học tập phù hợp, đảm bảo đúng quy định, đạt được mục đích học tập, từ đó hình thành các KNHT cụ thể. Hằng năm, các học viện, trường đại học CAND xuất bản một cuốn số tay sinh viên, phần lớn nội dung thông báo những yêu cầu mà người học cần phải thực hiện để được tốt nghiệp theo ngành đào tạo, bao gồm: Tổng số tín chỉ phải tích lũy để được tốt nghiệp, tổng số tín chỉ tối thiểu và tối đa trong từng học kỳ, cách thức đăng ký môn học, thời gian và địa điểm có thể gặp cố vấn học tập; cách kiểm tra đánh giá xếp hạng kết quả môn học tính điểm trung bình chung...; giới thiệu cụ thể từng môn học (mã số, tín chỉ, nội dung tóm tắt, học phần tiên quyết...) để sinh viên nghiên cứu, lập kế hoạch học tập và đăng ký học. Việc đánh giá, tính điểm chuyên cần và trọng số các bài kiểm được thực hiện thông qua các đầu điểm chuyên cần, seminar, kiểm tra giữa phần, thi kết thúc học phần. Việc đánh giá trong cả quá trình như vậy phần nào kiểm tra được thực chất việc tiếp thu kiến thức của sinh viên.
2.3.7. Cơ sở vật chất phục vụ học tập theo học chế tín chỉ
C. L.Uline, M.Tschannen-Moran, D. W. Thomas (2008), "Tác động qua lại giữa cơ sở vật chất, môi trường học tập và thành tích của học sinh" [143] khẳng định cơ sở vật chất có thể nuôi dưỡng bầu không khí tích cực trong học
đường, ảnh hưởng đến thái độ và hành vi học tập của học sinh, từ đó tác động đến kết quả học tập của họ.
S. Worchel, & C. Teddlie (1976), "Kinh nghiệm đám đông: Lý thuyết hai nhân tố" [145], nhận thấy rằng phương tiện phục vụ học tập đã cải thiện sự kiên trì của học sinh khi hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
T. Tiburcio & E. F. Finch (2005), "Ảnh hưởng của lớp học thông minh đến sự tương tác của học sinh"[139]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các phương tiện học tập hiện đại tạo điều kiện để người học tương tác với nhau thường xuyên hơn, người học bị hấp dẫn với hoạt động học tập hơn, bản thân hoạt động học tập cũng linh hoạt hơn [139, tr.262-278].
C. K. Tanner (2000), "Ảnh hưởng của kiến trúc trường học đến thành tích học tập"[134], đã nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố cơ sở vật chất nhà trường đối với thành tích học tập của người học và chỉ ra rằng hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hà Nam Khánh Giao và Nguyễn Lê Vinh (2012), Hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo - Điều kiện cần thiế để đào tạo tín chỉ [27], cho rằng chất lượng đào tạo của một trường đại học phụ thuộc nhiều vào số lượng của hệ thống giáo trình và tài liệu tham khảo. Giáo trình môn học là xương sống của môn học mà các hoạt động dạy và học, các chủ thể thực hiện hoạt động đó dựa vào để thực thi nhiệm vụ của mình. Để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ cần ban hành danh mục môn học kèm theo giáo trình, tài liệu tham khảo đã được chắt lọc để đảm bảo tính xuất sắc và tiên tiến nhất.
Đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động học tập giúp tạo ra sự toàn diện của hoạt động, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học; cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để người dạy và người học thực hiện được chức năng, nhiệm vụ dạy học đặt ra, giúp sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị được nhanh chóng và thuận tiện.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ học tập theo HCTC ở các học viện, trường đại học CAND gồm: Hệ thống trường sở, giảng đường; Hệ thống các