Kinh tế du lịch Phần 2 - 20


- Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, được xác định thông qua các chỉ tiêu:


HCSVC =

Kết quả kinh doanh Chi phí cơ sở vật chất

Trong đó, chi phí cơ sở vật chất kỹ thuật được đo lường bằng chi phí khấu hao tài sản cố định, diện tích kinh doanh, số phòng, số ghế ngồi.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra mức doanh thu hay lợi nhuận kinh doanh là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng tốt.

Ngoài ra, trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng còn sử dụng các chỉ tiêu sau:


Công suất buồng =

Số buồng hoặc ngày buồng có khách sử dụng

Tổng số buồng hoặc ngày buồng có khả năng cung ứng


x 100

Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh lưu trú của doanh nghiệp càng tốt.

Công suất phòng ăn (công suất nghế)

Số ghế có khách sử dụng

= x 100

Tổng số ghế

có khả năng cung ứng

Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh ăn uống. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh ăn uống của doanh nghiệp càng tốt.

Hộp 8.6


Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Thái Dương

Nguồn: Khách sạn Thái Dương

Về hiệu quả sử dụng khấu hao tài sản cố định: Sức sản xuất và sức sinh lợi năm 2019 so với năm 2018 đều tăng, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận đều mạnh hơn tốc độ tăng của chi phí khấu hao tài sản cố định. Về hiệu quả sử dụng diện tích kinh doanh lưu trú: Doanh thu và lợi nhuận đạt được trên một đơn vị diện tích kinh doanh lưu trú năm 2019 đều tăng so với năm 2018, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của diện tích kinh doanh lưu trú. Về hiệu quả sử dụng phòng: Doanh thu và lợi nhuận đạt được trên một phòng năm 2019 tăng so với năm 2018. Như vậy, có thể đánh giá rằng hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn qua hai năm là tốt.



STT


Chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019

So sánh 2019

với 2018

+/-

%

1

Doanh thu lưu trú

Trđ

20.412

23.594

+3.182

115,59

2

Lợi nhuận lưu trú

Trđ

6.150

7.588

+1.438

123,38

3

Chi phí khấu hao TSCĐ

Trđ

870

940

+70

108,05

4

Diện tích kinh doanh

m2

2.300

2.400

+100

104,35

5

Tổng số phòng

Phòng

60

64

+4

106,67


6

Hiệu quả sử dụng chi phí khấu hao TSCĐ






- HKHTSCĐ = D/FKHTSCĐ


23,46

25,1

+1,64


- HKHTSCĐ = L/FKHTSCĐ


7,07

8,07

+1



7

Hiệu quả sử dụng diện tích kinh doanh






- HS = D/S

Trđ/m2

8,87

9,83

+0,96


- HS = L/S

Trđ/m2

2,67

3,16

+0,49



8

Hiệu quả sử dụng phòng kinh doanh lưu trú






- Hphòng = D/Phòng

Trđ/phòng

340,2

368,66

+28,46


- Hphòng = L/Phòng

Trđ/phòng

102,5

118,56

+13,06


9

Công suất phòng

%

80

85

+5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch Phần 2 - 20


Hộp 8.7


Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh lữ hành nội địa của CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội



STT


Các chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019

So sánh 2019 với 2018

+/-

%

1

Doanh thu lữ hành nội địa

Trđ

14.589,26

16.907,26

+2.318

115,89

2

Lợi nhuận kinh doanh lữ hành nội địa

Trđ

1.271,68

1.356,58

+84,9

106,67

3

Tổng chi phí

CSVCKT (FCSVC)

Trđ

5.286,18

6.199,74

+913,56

117,28


4

Hiệu quả sử dụng CSVCKT

- HCSVCKT = D/FCSVC

- HCSVCKT = L/FCSVC



2,76

0,24


2,73

0,22


-0,03

-0,02


Nguồn: CTCP Đầu tư Dịch vụ Du lịch Việt Nam, Hà Nội


Qua số liệu trên cho thấy: Tổng chi phí cho cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) năm 2019 của công ty tăng so với năm 2018. Điều này chứng tỏ rằng công ty đang dần chú trọng đầu tư nâng cấp CSVCKT, trang thiết bị. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí CSVCKT mà công ty bỏ ra năm 2019 đều giảm so với năm 2018. Như vậy, có thể đánh giá rằng hiệu quả sử dụng CSVCKT của công ty không tốt. Mặc dù chi phí dành cho đầu tư CSVCKT ngày càng tăng nhưng hiệu quả kinh doanh lữ hành nội địa giảm. Trong thời gian tới công ty nên có các biện pháp sử dụng chi phí CSVCKT hiệu quả hơn, cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, gia tăng thêm lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.


(2) Hiệu quả kinh doanh của từng nghiệp vụ: Được xác định qua 2 công thức


Trong đó H i Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ i D nghiệp vụ i Doanh thu của 1


Trong đó:

Hi: Hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ i. Dnghiệp vụ i: Doanh thu của nghiệp vụ i.

Lnghiệp vụ i: Lợi nhuận của nghiệp vụ i. Fnghiệp vụ i: Chi phí của nghiệp vụ i.


Các chỉ tiêu trên cho biết mức doanh thu hay mức lợi nhuận của mỗi nghiệp vụ kinh doanh đạt được từ một đồng chi phí của nghiệp vụ kinh doanh đó bỏ ra trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của các lĩnh vực kinh doanh đó càng tốt.

* Một số chỉ tiêu hiệu quả khác

Trong kinh doanh du lịch có thể sử dụng một số chỉ tiêu khác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp như hiệu quả khai thác khách, tỷ lệ khách hàng hài lòng ở những chỉ tiêu cơ bản, tỷ lệ khách hàng bỏ đi,...

Hiệu quả khai thác khách trong kinh doanh du lịch được xác định thông qua các chỉ tiêu:


Chỉ tiêu này được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú kinh doanh ăn uống 2

Chỉ tiêu này được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh lữ hành.

Chỉ tiêu này được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành 3

Chỉ tiêu này được áp dụng cho lĩnh vực kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành.


8.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

Trong quá trình kinh doanh có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. Có nhân tố là chủ quan và có nhân tố khách quan, có nhân tố tác động trực tiếp, có nhân tố tác động gián tiếp đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. Để giúp cho quá trình quản lý, thường người ta chia thành 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch, đó là các nhân tố vĩ mô và các nhân tố vi mô.

8.3.1. Các nhân tố vĩ mô

Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội: Cơ sở hạ tầng của địa phương nơi doanh nghiệp kinh doanh (hệ thống đường sá, sự phát triển mạng lưới thông tin liên lạc,...), các chủ trương chính sách của chính quyền trung ương và địa phương, tình trạng dân trí,... Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch thông qua nguồn khách và chính sách giá cả đối với các dịch vụ hàng hóa.

Chủ trương, chính sách của chính phủ như các chủ trương đối ngoại của chính phủ, chính sách thuế, vốn trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách du lịch từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch. Chủ trương, chính sách của chính phủ càng nới lỏng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thì hiệu quả kinh tế - xã hội càng có xu hướng tăng lên.

Cơ chế quản lý kinh tế là một yếu tố quan trọng, nó chi phối, tác động tới hiệu quả kinh tế của cả nền kinh tế nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng.

Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp du lịch mà nhất là số lượng khách sạn tăng lên nhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.


Giá cả là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, nó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch cả ở góc độ giá cả đầu ra và giá phí đầu vào. Giá bán đầu ra tăng lên thì hiệu quả kinh doanh tăng và ngược lại. Giá phí đầu vào tăng thì hiệu quả kinh doanh giảm và ngược lại.

Tính thời vụ ảnh hưởng đến nhu cầu và cầu của khách du lịch, từ đó cũng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Thông thường, vào chính vụ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp rất cao. Trong khi đó, vào trái vụ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại thường rất thấp. Đặc biệt là các doanh nghiệp mà quá trình kinh doanh gắn liền với điều kiện tự nhiên như khách sạn nghỉ biển, nghỉ núi,...

Sự phát triển của nền sản xuất tác động chủ yếu đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, trình độ phát triển của nền sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo đó cũng có xu hướng tăng lên.

8.3.2. Các nhân tố vi mô

Đội ngũ lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch thông qua công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động, chính sách khuyến khích đãi ngộ lao động,... do đó, gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ lao động, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch theo các mức độ và chiều hướng khác nhau, thường việc đầu tư ban đầu sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế đạt được. Song đầu tư là đòi hỏi của mục tiêu không ngừng nâng cao văn minh phục vụ khách hàng, thu hút khách du lịch và cũng là mục tiêu chiến lược nâng cao hiệu quả kinh tế về lâu dài.


Việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả hay không cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đầu ra và chi phí kinh doanh đầu vào của doanh nghiệp, do đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như chất lượng dịch vụ du lịch; cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp...


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Phân tích khái niệm và bản chất của hiệu quả? Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả?

2. Trình bày các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế của ngành du lịch? Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch trong nền kinh tế quốc dân và trong doanh nghiệp?

3. Trình bày các chỉ tiêu đo lường hiệu quả xã hội của ngành du lịch? Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả xã hội của du lịch trong nền kinh tế quốc dân và trong doanh nghiệp?

4. Phân tích các tác động kinh tế của ngành du lịch? Ý nghĩa nhận thức?

5. Phân tích các tác động xã hội của ngành du lịch? Ý nghĩa nhận

thức?

6. Trình bày các quan điểm đo lường hiệu quả kinh doanh trong

doanh nghiệp du lịch? Ý nghĩa nhận thức?

7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của du lịch? Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong doanh nghiệp du lịch ở nước ta hiện nay?


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 8

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội.

2. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ.

3. https://hutong.com.vn/

4. https://phoenixresortbacninh.com/

5. http://thaiduonghotel.com.vn/

6. http://thequeenhotel.com.vn/

7. http://www.hta.org.vn/

8. https://www.opentour.vn/

9. https://www.rosalizahotel.com.vn/

10. https://www.wttc.org/


TIẾNG ANH

11. A.M Sheela (2007), Economics of hotel management, New Age International.

12. Mike Stabler & cộng sự (2010), The Economics of tourism, Routledge New York.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024