Nhóm Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Xã Hội


Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ quy mô cho vay lại ODA của TCTD được tăng trưởng và hoạt động này được mở rộng, ngược lại nó cho thấy sự giảm sút và thu hẹp về quy mô và kém hiệu quả.

- Tốc độ tăng trưởng giải ngân vốn ODA. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:


Tốc độ tăng trưởng

giải ngân vốn ODA (%)


ODA giải ngân

năm nay

-

ODA giải ngân

năm trước



=

Vốn ODA giải ngân năm trước

x 100%

(2)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả cho vay lại vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - 8


Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng giải ngân vốn ODA hàng năm để đánh giá khả năng cho vay lại, ngoài ra chỉ tiêu này cho biết tiến độ giải ngân vốn ODA so với kế hoạch của TCTD hoặc kế hoạch của Nhà nước giao. Vốn ODA cho vay lại thông qua TCTD chỉ được giải ngân khi dự án đảm bảo các điều kiện theo quy định, vốn ODA được sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ. Chỉ tiêu này càng cao thì hoạt động cho vay lại ODA của TCTD càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại nó cho thấy sự yếu kém trong hoạt động cho vay lại vốn ODA.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay lại vốn ODA. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng về dư nợ vốn ODA cho vay lại và được xác định theo công thức:

Tốc độ tăng trưởng

dư nợ CVL vốn ODA (%)


Dư nợ năm nay - Dư nợ năm trước



=

Dư nợ CVL vốn ODA năm trước

x 100%

(3)


Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay lại vốn ODA qua các năm để đánh giá khả năng cho vay của TCTD. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ cho vay lại của TCTD càng ổn định, có hiệu quả và ngược lại.

- Mức độ thực hiện kế hoạch tăng trưởng vốn ODA cho vay lại. Được xác định bằng công thức:

Mức độ thực hiện

kế hoạch tăng trưởng vốn ODA


Vốn ODA CVL thực tế



=

Vốn ODA CVL theo kế hoạch

x 100%

(4)


Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tăng trưởng vốn


ODA cho vay lại của TCTD. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện việc thực hiện kế hoạch cho vay lại vốn ODA đạt kết quả tốt và đảm bảo hiệu quả.

(2) Chất lượng tín dụng cho vay lại vốn ODA

Hiệu quả cho vay lại vốn ODA được đánh giá trên các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng cho vay lại, đó là việc thực hiện mục tiêu quản trị vốn ODA cho vay lại của TCTD, bao gồm các chỉ tiêu định lượng như: tỷ lệ thu hồi nợ khoản vay ODA đến hạn, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng rủi ro so với nợ xấu theo hình thức TCTD chịu RRTD…

- Tỷ lệ thu hồi nợ khoản vay ODA đến hạn. Chỉ tiêu này cho biết mức độ thu hồi các khoản cho vay lại vốn ODA đến hạn từ đối tượng vay lại và được xác định:

Tỷ lệ thu hồi nợ khoản vay ODA đến

hạn (%)


Số nợ vốn ODA thu hồi



=

Tổng dư nợ ODA đến hạn

x 100%

(5)


Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi nợ vốn ODA của các khoản cho vay lại, khả năng đôn đốc thu hồi nợ của TCTD. Đây là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cho vay lại trong việc thu nợ, hiệu quả trong việc lập kế hoạch cho vay lại của ngân hàng. Số nợ ODA thu hồi cũng là cơ sở để chính phủ hoàn trả nợ vay nước ngoài và khẳng định uy tín của nhà nước đối với nhà tài trợ.

- Tỷ lệ nợ quá hạn. Chỉ tiêu này phản ánh tình trạng khoản nợ cho vay lại vốn ODA của TCTD. Nợ quá hạn là khoản nợ mà bên vay lại vốn ODA đã bị quá hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi và phí. Nợ quá hạn thường xuất phát từ nguyên nhân bên vay lại gặp khó khăn về tài chính hoặc không nỗ lực trả nợ cho TCTD.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho

vay lại vốn ODA (%)

=

Nợ quá hạn cho vay lại ODA

x 100%

(6)

Tổng dư nợ ODA cho vay lại


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý ODA cho vay lại của TCTD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại TCTD. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.


- Tỷ lệ nợ xấu. Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Tại Việt Nam, nợ xấu trong khái niệm nợ xấu được biết đến từ khi quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của TCTD theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam. Theo quy định hiện hành về cho vay lại vốn vay ODA, khoản vay lại được phân thành 5 nhóm [13]. Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm khoản vay có nợ quá hạn từ 02 kỳ trả nợ trở lên và khoản vay không có khả năng trả nợ. Nợ xấu trong cho vay lại vốn ODA là nhân tố gây nguy hiểm cho TCTD và cho Nhà nước, nó làm tăng chí phí và đe dọa khả năng trả nợ của Chính phủ cho khoản vay nước ngoài.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay

lại vốn ODA (%)

=

Nợ xấu cho vay lại vốn ODA

x 100%

(7)

Tổng dư nợ vốn ODA cho vay lại


Thông lệ quốc tế quy định, tỷ lệ nợ xấu ở mức có thể chấp nhận được là dưới 3%. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý tín dụng của TCTD trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi khoản vay ODA. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của TCTD càng kém, mức độ rủi ro tín dụng cho vay lại vốn ODA càng lớn, khả năng thu hồi khoản cho vay lại của TCTD càng giảm. Vì vậy, việc tăng cường các giải pháp kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và duy trì tỷ lệ này trong giới hạn an toàn luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong cho vay lại vốn ODA của TCTD.

- Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với nợ xấu. Chỉ tiêu này được sử dụng cho khoản cho vay lại ODA theo hình thức TCTD chịu RRTD và được xác định:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro

so với nợ xấu (%)

=

Số quỹ DPRR CVL vốn ODA

x 100%

(8)

Nợ xấu cho vay lại vốn ODA


Tỷ lệ dự phòng rủi ro so với nợ xấu phản ánh sự chuẩn bị của TCTD trước những tổn thất rủi ro cho vay lại ODA theo hình thức TCTD chịu RRTD, tỷ lệ này càng cao thì khả năng đảm bảo trước những tổn thất về vốn ODA cho vay lại càng lớn. Tỷ lệ dự phòng rủi ro càng cao cũng đồng nghĩa với việc chi phí hoạt động của TCTD cao và ngược lại.


(3) Kết quả tài chính cho vay lại vốn ODA của TCTD

Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá kết quả hoạt động cho vay lại và được thể hiện bằng chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ hoạt động cho vay lại vốn ODA.

Thu nhập từ hoạt động cho vay lại vốn ODA bao gồm:

+ Phí quản lý được hưởng từ hoạt động cho vay lại vốn ODA theo hình thức TCTD không chịu RRTD

+ Tiền lãi thu từ hoạt động cho vay lại đối với hình thức TCTD chịu RRTD

+ Các khoản thu nhập khác từ hoạt động cho vay lại vốn ODA như phí thu xếp cho vay lại vốn ODA, phí cam kết,…

Chi phí từ hoạt động cho vay lại vốn ODA bao gồm:

+ Trích lập dự phòng RRTD đối với hình thức cho vay lại TCTD chịu RRTD

+ Trả lãi vay lại vốn ODA từ chính phủ

+ Chi phí quản lý ngân hàng phân bổ cho hoạt động cho vay lại (như khấu hao thiết bị, tiền lương của bộ phận quản lý và thực hiện cho vay lại ODA…)

+ Các chi phí khác liên quan đến hoạt động cho vay lại vốn ODA

Để đánh giá thu nhập đối với hoạt động cho vay lại vốn ODA của TCTD, luận án sử dụng các chỉ tiêu gồm:

- Kết quả hoạt động cho vay lại vốn ODA. Được xác đinh theo công thức:


Kết quả cho vay lại

ODA

=

Thu nhập từ cho vay lại vốn ODA

-

Chi phí

(9)


Kết quả hoạt động cho vay lại vốn ODA của TCTD là chỉ tiêu để đánh giá khả năng tạo ra thu nhập và sinh lời từ hoạt động này. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ cho vay lại vốn ODA càng tăng trưởng cả quy mô, chất lượng và có hiệu quả.

- Mức độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay lại vốn ODA.


Mức độ tăng trưởng

thu nhập (%)

=

Thu nhập từ CVL ODA năm nay

x 100%

(10)

Thu nhập từ CVL ODA năm trước


Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá năng lực quản lý khoản vay, khả năng mở rộng hoạt động cho vay lại vốn ODA. Mức độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay lại vốn ODA càng cao chứng tỏ khả năng quản lý khoản vay ODA


của TCTD càng được tăng cường và có hiệu quả. Ngược lại, nó chứng tỏ quy mô hoạt động bị giảm sút và kém hiệu quả.

1.2.3.2. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Đối với các nước tiếp nhận, ODA đã trở thành một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho đầu tư phát triển, khắc phục sự thiếu vốn trong điều kiện nội lực còn hạn chế. Nhờ vậy, các quốc gia này có điều kiện thực hiện nhiều chương trình, dự án cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trong các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, thủy lợi, phát triển sản xuất, phát triển đô thị, bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, xóa đói nghèo, cũng như phát triển thể chế và tăng cường năng lực con người. Bên cạnh đó, thông qua các dự án ODA, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến được chuyển giao, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nghệ và quản lý các cấp, các nhà thầu, các tổ chức tư vấn trong nước có điều kiện tiếp cận, học hỏi để nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ của từng quốc gia. Với mục đích là sử dụng chủ yếu cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, các dự án kinh tế trọng điểm nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế, vốn ODA cho vay lại được xác định là một trong các nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước.

Đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, luận án tập trung nghiên cứu các tiêu chí phản ánh hiệu quả của dự án, lĩnh vực được đầu tư vốn ODA. Hiệu quả thực hiện đầu tư vốn ODA vào lĩnh vực, địa phương sẽ tác động đến phát triển bền vững nền kinh tế. Trên giác độ hiệu quả KTXH của hoạt động cho vay lại vốn ODA tại TCTD, hiệu quả bao gồm tổng cộng hiệu quả KTXH của các dự án sử dụng vốn ODA cho vay lại tại TCTD.

(1) Giá trị gia tăng thuần

Giá trị gia tăng thuần là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ các ảnh hưởng của dự án, lĩnh vực sử dụng vốn ODA đối với nền kinh tế. Đó là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào và được xác định theo công thức:

Giá trị gia tăng

thuần

=

Giá trị

đầu ra

-

Giá trị

đầu vào

-

Vốn đầu tư (hoặc

chi phí khấu hao)

(11)


Chỉ tiêu này cho biết mức đóng góp trực tiếp của dự án ODA cho tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Giá trị đầu ra thường là doanh thu của dự án, còn


giá trị đầu vào bao gồm các chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra. Đối với dự án ODA thường phát huy trong thời gian dài, để đánh giá hiệu quả KTXH, giá trị gia tăng thuần được tính theo năm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ sự đóng góp của dự án vào tăng trưởng kinh tế càng lớn, hoạt động đầu tư càng hiệu quả và ngược lại.

(2) Thu nhập hàng năm của người lao động

Thu nhập của lao động làm việc trong dự án ODA cần đủ mức để tái sản sinh sức lao động của bản thân, thực hiện nghĩa vụ gia đình và xã hội khác, nhằm mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống người lao động. Các thành phần trong thu nhập của lao động gồm tiền lương, tiền công hàng năm, bảo hiểm xã hội hàng năm và các khoản thu nhập khác.

Thu nhập của

người lao động

=

Tiền lương

+

Bảo hiểm

xã hội

+

Các

khoản khác

(12)


Dự án ODA tạo ra thu nhập cho người lao động để nâng cao chất lượng cuộc sống, càng thể hiện sự đóng góp trên phương diện hiệu quả xã hội và ngược lại, dự án kém hiệu quả nếu không đủ trang trải phần thu nhập cho cán bộ, nhân viên.

(3) Giá trị thặng dư xã hội hàng năm

Giá trị thặng dư xã hội là hiệu số giữa tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần và tổng thu nhập của người lao động của dự án. Giá trị thặng dư xã hội bao gồm các loại thuế (GTGT, thu nhập doanh nghiệp, môi trường, tiền thuê đất, thuế tài nguyên…) mà chủ đầu tư phải trả khi thực hiện dự án, lãi suất phải trả cho các TCTD, lợi nhuận của dự án, quỹ phúc lợi, quỹ dự trữ, quỹ đầu tư phát triển của dự án... Giá trị thặng dư xã hội hàng năm được xác định theo công thức:

Giá trị thặng dư

xã hội năm i

=

GTGT thuần

năm i

-

Thu nhập người lao động

năm i

(13)


Giá trị thặng dư xã hội của dự án là hiệu quả cơ bản cần đạt được của dự án. Giá trị thặng dư xã hội càng lớn thì hiệu quả KTXH của dự án càng cao, sự đóng góp của cho vay lại vốn ODA vào tăng trưởng nền kinh tế càng nhiều.


(4) Giá trị gia tăng gián tiếp

Cho vay lại vốn ODA nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề thu hút đầu tư vào các địa phương trong phạm vi dự án. Hiệu quả KTXH của dự án ODA cần phải đánh giá trên cả phương diện mối quan hệ nhân quả giữa dự án ODA và thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội. Dự án ODA ngoài việc tạo ra giá trị gia tăng thuần túy của nó, còn góp phần thu hút những dự án khác, hiện đại hoá hoặc mở rộng các đơn vị sản xuất đang hoạt động. Hơn nữa, dự án ODA đem lại những lợi ích gián tiếp khác như lợi ích của khu vực được thừa hưởng những công trình kết cấu hạ tầng của dự án, những lợi ích của các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của dự án ODA..., giá trị gia tăng gián tiếp của dự án ODA có thể bao gồm:

+ Tổng giá trị gia tăng do thu hút vốn đầu tư vào khu vực, địa phương;

+ Giá trị gia tăng bổ sung của những dự án có liên quan đối với hoạt động hiện đại hoá hoặc mở rộng;

+ Giá trị tăng thêm của các đơn vị trong phạm vi dự án do kết quả sử dụng tốt hơn nguồn lực sẵn có;

+ Lợi ích của kinh tế hộ gia đình được tạo ra...

(5) Đóng góp vào thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm

Tạo việc làm cho người lao động là một mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược phát triển của đất nước. Đánh giá hiệu quả xã hội hoạt động cho vay lại vốn ODA cần phân tích đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu tạo việc làm cho người lao động. Cần đánh giá tác động của dự án ODA đối với cả lao động lành nghề và không lành nghề, đối với số lao động làm việc trực tiếp và gián tiếp là những làm việc mới được tạo ra trong các dự án khác có liên quan tới dự án ODA trên 2 nhóm chỉ tiêu:

- Nhóm hiệu quả tuyệt đối bao gồm các chỉ tiêu: (1) Tổng số lao động lành nghề và không lành nghề cần thiết cho dự án ODA; (2) Tổng số lao động của dự án liên quan tăng lên (hoặc giảm đi) do dự án mới ra đời; (3) Tổng số lao động lành nghề và không lành nghề tăng lên cho khu vực kinh tế.

- Nhóm hiệu quả tương đối bao gồm các chỉ tiêu phản ánh số việc làm được


tạo ra trên một đơn vị vốn ODA cho vay lại: (1) Số việc làm trực tiếp cho lao động trên một đơn vị vốn đầu tư; (2) Số việc làm gián tiếp trên một đơn vị vốn đầu tư; (3) Số việc làm toàn bộ cho lao động trên một đơn vị vốn ODA cho vay lại.

(6) Đóng góp vào thực hiện mục tiêu phân phối thu nhập

Giá trị gia tăng được tạo ra trong các dự án được phân phối khác nhau giữa các nhóm dân cư trong xã hội cũng như giữa các vùng lãnh thổ. Một dự án ODA hoàn thành đưa vào khai thác sẽ đóng góp cho nền kinh tế bằng GTGT thuần túy và GTGT của các dự án có liên quan. Phần giá trị tăng thêm sẽ được phân bố cho các nhóm hưởng lợi khác nhau như người lao động, chủ dự án, nhà nước,… hoặc sẽ được phân phối theo các vùng khác nhau. Việc phân phối này sẽ tạo nên những tác động của dự án ODA đối với các mối quan hệ về thu nhập trong xã hội và từ đó sẽ có những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu phân phối GTGT của dự án tác động điều tiết thu nhập. Cơ cấu này được thể hiện qua các chỉ tiêu:

- GTGT phân phối hàng năm cho các nhóm đối tượng khác nhau;

- Tỷ trọng GTGT phân phối hàng năm cho từng nhóm đối tượng trên tổng giá trị tăng thêm hàng năm.

(7) Đánh giá tác động đối với bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là một mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Một dự án đầu tư bằng vốn ODA cần phải được đánh giá tác động tích cực và tiêu cực đến đến môi trường sinh thái và môi trường văn hoá xã hội (trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài…), trên các phương diện:

+ Thay đổi điều kiện hệ sinh thái;

+ Mức độ ô nhiễm môi trường;

+ Tác động đến các cảnh quan môi trường thiên nhiên, tiềm năng của ngành du lịch cũng như việc mở rộng các khu nghỉ dưỡng;

+ Ảnh hưởng đến những giá trị văn hoá truyền thống…

(8) Các tiêu chí khác đánh giá hiệu quả cho vay lại vốn ODA

(i) Tác động đến chính sách cơ cấu kinh tế

Vốn ODA cho vay lại tác động đến chính sách cơ cấu kinh tế ở các nước đang phát triển. Vốn ODA tham gia vào sự hình thành cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022