Tam Vị Thánh Mẫu Phủ Giày Qua Tư Liệu Hán Nôm


Yên (An) Thái, năm Tự Đức thứ 14 (1861) đổi là Tiên Hương” [80, tr. 39]. Tuy nhiên, cần khẳng định lại, là chuyện xã An Thái được đổi tên thành xã Tiên Hương ở đây là có thật nhưng không phải vào năm Tự Đức thứ 14 (1861) hoặc năm Tự Đức thứ 15 (1862) mà diễn ra trong khoảng những năm 1844 - 1850 (cuối thời Thiệu Trị - đầu thời Tự Đức) nhưng không thể muộn hơn ngày Hai mươi nhăm tháng Giêng năm Tự Đức thứ 3 - 1850, bởi sắc cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh phu nhân Trung đẳng thần phong ngày Hai mươi tháng Năm năm Thiệu Trị 4 (1844) hiện lưu tại phủ Tiên Hương xác nhận: Ngày Hai mươi tháng Năm năm Thiệu Trị 4 (1844) An Thái vẫn là đơn vị cấp xã; Tục lệ xã Tiên Hương, tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định lập xong ngày Hai mươi nhăm tháng Giêng năm Tự Đức thứ 3 (1850) xác nhận: Ngày Hai mươi nhăm tháng Giêng năm Tự Đức thứ 3 (1850) xã Tiên Hương đã chính thức xuất hiện [186], tức xã An Thái đã được đổi tên thành xã Tiên Hương - Tiên Hương, với nghĩa là làng của Tiên/quê của Tiên, ý khẳng định: xã này (Tiên Hương) là làng của Tiên/quê của Tiên, tức Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Đây là một chi tiết đáng tin cậy, được rút ra trong quá trình khảo cứu tư liệu Hán Nôm, có thể góp phần bổ sung, đính chính cho địa chí Nam Định và chính sử (Đồng Khánh Địa dư chí).

Rõ ràng, dòng ghi chú (Bản triều Gia Long năm thứ tư (1805), xã An Thái đổi thành xã Tiên Hương) trong Tiên từ phả ký - Phả ký đền thiêng như hàm chứa điều gì “uẩn khúc”? Mặt khác, thần tích/huyền tích về Mẫu Liễu Hạnh, dù đã có hàng trăm dị bản còn truyền đến nay, cơ bản đều lấy cốt truyện Vân Cát thần nữ - Thần nữ ở Vân Cát làm nền và không phủ mờ bóng dáng của Nữ thần ở Vân Cát - Khi Vân Cát trở thành một giáp/thôn, thuộc xã An Thái (mới) thì Vân Cát vẫn luôn giữ vai trò Giáp Nhất, oai nhất chốn đình chung.

Vậy tại sao xã An Thái lại được đổi thành xã Tiên Hương?

Nếu hồi cố lại từ bối cảnh sáp nhập hai xã Vân Cát và An Thái thành xã An Thái (mới) vào đầu thời vua Gia Long (những năm 1805 - 1811) thì đây là câu hỏi không khó trả lời.

Khi ấy, trước khi sáp nhập, mỗi bên đều giữ được lợi thế riêng để đi đến hạ hồi phân định - An Thái giữ tên, Vân Cát giữ ngôi Giáp Nhất trong xã An Thái


(mới) sau sáp nhập (như đã đề cập ở trên). Sự kiện sáp nhập hai xã ở giai đoạn này, cũng là một tiền đề đặc biệt quan trọng cho việc xác lập truyền thống thờ Thánh Mẫu ở phủ Tiên Hương, để sau xã Tiên Hương có được tư cách chính tự riêng do triều đình xác nhận.

Tân Biên Nam Định tỉnh Dư địa chí lược cho biết: “Đến thời Tự Đức thì Vân Cát ít người không lo được bèn giao cho đền Tiên Hương, đến nay Tiên Hương vẫn giữ lệ này” [80, tr. 101]. Vậy nội tình sự thật câu chuyện này thế nào?

Bia Cả huyện Vụ Bản tiến cúng tiền ruộng lệ ở phủ Vân Cát, tục gọi là phủ Giày, tại phủ Vân Cát, khắc vào mùa xuân niên hiệu Khải Định thứ 6 (1921), do Đệ tam giáp Tiến sỹ Khoa Tân Sửu, Đốc học Hải Phòng Nguyễn Văn Tính soạn, cho biết như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 312 trang tài liệu này.

Hai đền Vân Cát và Tiên Hương vốn dĩ chung nguồn gốc. Làng (hương) này trước hợp, sau phân - Xã An Thái, thôn Vân Cát, vốn dĩ là một, sau được tách làm đôi. Sau tách làm đôi lại nhập về làm một.

Tục truyền, hội “hoa trượng” bắt nguồn từ Thái phi của chúa Trịnh. Dưới thời Lê Trung hưng, bà đến cầu ở đền Tiên Thánh, sau được ứng nghiệm, đã tâu lên trên miễn cho dân huyện nghĩa vụ đắp đê khơi nước ở Hà Thành. Dân huyện nhớ ơn ấy bèn đổi mai cuốc thành gậy kéo chữ. Hằng năm, cứ đến kỳ lễ kị thì kính cẩn làm lễ tạ, hội hợp chụm đầu, lâu ngày dần thành lệ.

Tín ngưỡng thờ mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm - 14

Khoảng năm Tự Đức, bên Vân Cát vì thấy dân đinh thưa ít, lo việc không nổi, bèn đem nguyên lệ giao cho bên Tiên Hương nhận làm. Tới nay đã hơn 60 năm, việc này mọi người còn biết cả.

Vào năm Khải Định thứ 3, thứ 4 (1918 - 1919), người quý tổng thăng thụ Chánh Bát phẩm, Nghị viên Tư vấn xứ Bắc Kỳ, Chánh tổng Trần Khắc Kiệm thương lượng với chức sắc kỳ dịch xã ấy, có lời với lý dịch và Chánh Phó tổng mới, cũ của cả huyện, thỏa thuận về các điều lệ, có văn bản đóng dấu của huyện quan, lấy đó chiểu theo lệ trước làm hội “hoa trượng” ở đền, ngõ hầu cùng đội ơn thần, tỏ ý kính thành. Trong huyện bàn bạc thống nhất, ký kết, trình quan Đốc Bộ đường bản tỉnh Phạm Tướng công thương lượng với Quý tòa chuẩn duyệt thi hành….

Trở lại bối cảnh lịch sử địa chính giữa Vân Cát và An Thái vào đầu thời


Nguyễn. Sau sáp nhập, có thể nhận thấy, trong cơ cấu xã/làng An Thái (mới), ban đầu, bên Vân Cát giữ ngôi Giáp Nhất, “oai” nhất chốn đình chung, có đền thờ Mẫu (chung cho cả An Thái (mới)), đã được triều đình chứng nhận tư cách chính tự, chính từ đóng trên địa bàn, trong khi Tiên Hương lại là bên giữ mộ phần, có nhiều đất hương hỏa. Lâu dần, vị thế của Vân Cát bị lung lay khi bên An Thái ngày càng của đông, người lắm, lại có điều kiện thờ tự ngày một tốt hơn (nhiều ruộng hương hỏa), để rồi: “Đến thời Tự Đức thì Vân Cát ít người không lo được (khoản đóng góp chung) bèn giao cho đền Tiên Hương, đến nay, Tiên Hương vẫn giữ lệ này” như văn bia đền Vân Cát dãi bày. Sau khi thôn Vân Cát tách tách khỏi xã An Thái (mới) tái lập xã Vân Cát, đương nhiên, xã Vân Cát sở hữu riêng đền thờ Mẫu của xã An Thái trước khi chia tách vì đền nằm trên đất Vân Cát. Bên An Thái sau khi tách (Vân Cát) nghiễm nhiên cũng được thừa hưởng tư cách chính chính tự (thờ tự hợp pháp) Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ truyền thống xã An Thái trước khi chia tách (Vân Cát và An Thái) do chính các triều trước đó xác nhận qua sắc phong. Từ đó, hai bên cùng thờ riêng Thánh Mẫu. Đó là tiền đề quan trọng để bên An Thái sau khi tách (Vân Cát) củng cố vai trò và cơ sở thờ tự Thánh Mẫu bên mình. Và, sau khi chia tách không lâu, bên An Thái sau khi tách (Vân Cát) đổi tên thành xã Tiên Hương, với ý khẳng định: Tiên Hương có nghĩa là làng của Tiên/quê của Tiên, ý khẳng định: xã này (Tiên Hương) là làng của Tiên/quê của Tiên, tức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bên Vân Cát thì “dương cao và khuếch trương” biển đề tên đền thờ Thánh Mẫu - “Đền Cố Trạch”, với ý khẳng định, đền này (Đền Cố Trạch) là nhà ở của Mẫu khi xưa. Có lẽ, cũng trong bối cảnh lịch sử địa - văn hóa và quan hệ làng xã giữa hai bên như vậy mà những huyền tích về Mẫu Liễu Hạnh gắn riêng với mỗi bên được gia cố không ngừng, dẫn đến việc “co kéo” ngôi vị thờ tự, tư cách chính tự của bản đền. Bên Vân Cát, nơi gắn với truyền thuyết về Thần nữ ở Vân Cát ra sức củng cố thuyết Mẫu giáng sinh ở Vân Cát. Bên Tiên Hương, vốn giữ đất mộ phần (tương truyền là mộ của Thánh Mẫu), với nòng cốt là họ Trần Lê (mà theo họ là dòng dõi Mẫu), từng bước, từng bước “đưa” Mẫu, cùng lai lịch, thế thứ rất rõ vào trong gia phả, sau còn được triều đình xác nhận (phong sắc), giao cho thờ tự. Cuối cùng, bên Vân Cát có phần “hụt hơi” khi việc thờ tự chính là việc gánh vách nghĩa


vụ không hề nhẹ mà triều đình giao phó, đành đem “nguyên lệ giao cho Tiên Hương”, sau lại xin chính quyền cho phép mở lại hội và được đồng thuận như văn bia phủ Vân Cát ghi nhận, trong khi truyền thống thờ Mẫu bên Tiên Hương kế thừa An Thái liên tiếp được kéo dài qua hàng loạt sắc của các triều phong cho xã Tiên Hương, qua các thời Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải định:

- Sắc ngày Mười bảy tháng Mười năm Tự Đức thứ 5 (1852), phong cho Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh Phu nhân (Hiện lưu tại nhà thờ họ Trần Lê);

- Sắc ngày Hai mươi bốn tháng Mười một năm Tự Đức thứ 33 (1880), phong cho Liễu Hạnh Công chúa, Duy Tiên Phu nhân và Quế Anh Phu nhân (Hiện lưu tại phủ Tiên Hương);

- Sắc ngày mùng Một tháng Bảy năm Đồng Khánh thứ 2 (1886), phong cho Liễu Hạnh Công chúa, Duy Tiên Phu nhân và Quế Anh Phu nhân (Hiện lưu tại phủ Tiên Hương);

- Sắc ngày Mười một tháng Tám năm Duy Tân thứ 3 (1909), phong cho Liễu Hạnh Công chúa Thượng đẳng thần, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh cung Duy Tiên Phu nhân Trung đẳng thần, Đệ tam Ngọc nữ Quảng cung Quế Anh Phu nhân Trung đẳng thần (Hiện lưu tại nhà thờ họ Trần Lê);

- Sắc ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định thứ 2 (1917), phong cho Đế Thích Tiên Đình Ngọc nữ Liễu Hạnh Công chúa (Hiện lưu tại nhà thờ họ Trần Lê).

- Sắc ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định thứ 2 (1917), phong cho Thân phụ Lê Đức Chính (Hiện lưu tại phủ Tiên Hương);

- Sắc ngày Mười tám tháng Ba năm Khải Định thứ 2 (1917), phong cho Thân mẫu Trần Thị Phúc (Hiện lưu tại phủ Tiên Hương);

- Sắc ngày Hai mươi nhăm tháng Bảy năm Khải Định thứ 9 (1924), phong cho Thân phụ Lê Đức Chính (Hiện lưu tại phủ Tiên Hương);

- Sắc ngày Hai mươi nhăm tháng Bảy năm Khải Định thứ 9 (1924), phong cho Thân mẫu Trần Thị Phúc (Hiện lưu tại phủ Tiên Hương)…

… Chuyện “co kéo” huyền tích Mẫu về bên mình (Vân Cát - Tiên Hương) còn được phản ánh qua nhiều giai thoại li kỳ khác nữa, mà điển hình là sự kiện Phát


hiện cuốn sách đồng tại đền Sòng Thanh Hóa ghi về gia phả Thánh Mẫu Mẫu Liễu bên Vân Cát gây chấn động cả nước và giới nghiên cứu Đông Dương vào năm 1939

[69] nhưng thiết nghĩ không tiện nói thêm tại đây…

Như vậy, qua những ảnh xạ văn hóa hiếm hoi còn rơi rớt, đâu đó như thoáng thấy bóng giáng của vùng lõi văn hóa Kẻ Giày xưa trong cơ cấu 4 giáp phân đôi = Vân Cát + Bảo Ngũ và An Thái + Kim Bảng/Xuân Bảng (đâu đó vào khoảng cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI). Đó là màn mở đầu trong câu chuyện văn hóa làng xã li kỳ giữa Vân Cát và An Thái ở Kẻ Giày trong mối quan hệ vốn thờ chung thần, để rồi, tới khoảng đầu thứ kỷ XIX, xã Vân Cát sáp nhập với xã An Thái thành xã An Thái (mới), sau lại tách ra thành xã Vân Cát và xã An Thái (sau đổi thành Tiên Hương) trong cơ chế hợp - phân (từ một thành hai, tuy hai mà một), để rồi, sau hợp thêm xã Kim Bảng thành xã Kim Thái (năm 1947), nơi có hai phủ Giày, thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hiện nay.

Đó là lược sử vùng lõi không gian văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại khu vực phủ Giày Nam Định. Nếu xét trên phạm vi mở rộng thì không gian văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trước Cách mạng tháng Tám đã bao trùm không gian văn hóa của khu vực Bắc Bộ và một số địa bàn khác có liên quan, thậm chí có thể tạm tính ít nhất từ Thừa Thiên Huế trở ra.

Trong lịch sử, phủ Giày - phủ Vân Cát - phủ Tiên Hương đều được gọi/gọi được là phủ Giày, gắn với nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh trong ý thức về cội nguồn và tư duy hồi cố dân gian của cộng đồng làng xã liên quan, đến nay vẫn vậy. Đó là “thương hiệu văn hóa” của phủ Giày ở Kẻ Giày, thuộc sở hữu chung, không của riêng ai, riêng của bên nào dù đã trải qua nhiều bước thăng trầm hợp - li/li hợp. Theo đó, câu hỏi “Vì sao Vân Cát - Tiên Hương là một hồi sau tách đôi và rồi đã đang lần kết đôi?” [79. 398] mà tác giả Trần Quốc Vượng đặt ra cách đây gần 20 năm vẫn là một tồn tại lịch sử, phần nào cũng phản ánh câu chuyện biến đổi văn hóa của các cộng đồng liên quan quanh việc thờ Thánh Mẫu ở phủ Giày Nam Định trong diễn trình lịch sử.

3.2. Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày qua tư liệu Hán Nôm


Theo thần tích thần sắc của xã Vân Cát, xã Tiên Hương và Hương ước của hai xã này thì đến cuối thời Nguyễn, phủ Giày (ở Vân Cát và Tiên Hương) phụng Tam vị/Tam tòa Thánh Mẫu, gồm Mẫu Đệ nhất - Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Đệ nhị - Quỳnh cung Duy Tiên Phu nhân, Mẫu Đệ tam - Quảng cung Quế Anh Phu nhân. Ngoài ra, còn phối thờ đức Khải sinh Thánh phụ, Khải sinh Thánh Mẫu, tức thờ cha và mẹ của Mẫu Liễu Hạnh và con của Thánh Mẫu…

Tư liệu Hán Nôm và tâm thức dân gian khu vực Kẻ Giày cùng khẳng định, từ khi được phụng thờ, Mẫu Liễu Hạnh đã được suy tôn là vị thần chủ ở phủ Giày. Qua sắc phong, ít nhất là từ thế kỷ XVII, hệ Mẫu Tam vị/Tam tòa ở phủ Giày đã được định hình. Tuy nhiên, trong tư liệu Hán Nôm, ghi chép về Mẫu Liễu Hạnh đặc biệt chiếm ưu thế, còn ghi chép về Quỳnh cung Duy Tiên Phu nhân, Quảng cung Quế Anh Phu nhân và các nhân vật khác lại khá mờ, thường chỉ được chép cùng thần tích Mẫu Liễu, với thông tin tương đối khái lược...

Theo thời gian huyền thoại, qua tư liệu Hán Nôm, về sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh, cơ bản có thể tổng hợp thành một số thuyết cơ bản sau:

3.2.1. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý Nam Đế

Chuyện Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh dưới thời Lý Nam Đế (thế kỷ VI) được phản ánh qua phong tục và thần tích xã Di Trạch, tổng Kim Thi, huyện Đan Phượng tỉnh Hà Đông, được ghi chép trong Khảo đồng sự ký [152], có thể lược thuật như sau:

Từ xa xưa, dân xã Di Trạch, tổng Kim Thi, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông đã có đền thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu Cung phi - bạn của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Vì trong xã có một bà vợ quan, một hôm bà đi gốc mộc trèo lên mái nhà đi lại như thường mà không bị ngã nên mọi người cho rằng, hồn của Địa Tiên (Thánh Mẫu Liễu Hạnh) nhập vào người này nên mới làm được như vậy. Từ đó, trong xã luôn có nhiều làm đồng thờ Thiên Tiên, Địa Tiên và Thủy Tiên và có lệ bầu ra một bà đồng chính. Hằng năm, vào ngày Ba mươi tháng Mười hai, dân làng và người làm đồng chính sắm sửa lễ vật mang ra đền cúng Lý Nam Đế và Hoàng hậu Cung phi, sau đó chuẩn bị kiệu, cờ, quạt rước bát hương thờ Lý Nam Đế tại đền về điện thờ của bà đồng chính để phụng thờ. Đúng sáu giờ sáng ngày mùng Bảy tháng Giêng, già trẻ trong làng cùng các bà đồng


đóng khăn, mặc áo chỉnh tề đến nhà bà đồng chính, đưa bát hương lên kiệu rước về đền thờ Lý Nam đế an vị. Sau khi rước xong thì dâng bánh chay để tế. Tế xong, bà đồng chính vào đền, trước tiên lễ thánh, sau múa hương, múa quyết, múa bông, múa cờ, múa trượng, múa kiếm, vừa múa vừa hát chúc tụng thần để cầu cho dân được an khang, trường thọ. Nếu năm nào không rước bát hương từ đền về điện thờ tại nhà bà đồng chính thì bà đồng chính sẽ không lên đồng tại đền, không chúc tụng thần, năm đó nhân dân bất an, vật thường mắc bệnh. Vì vậy, năm nào xã này cũng tổ chức rước bát hương và mời bà đồng chính lên đồng chúc tụng thần để cầu cho toàn dân một năm luôn được an khang trường thọ.

3.2.2. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý

Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý được chép trong Liễu Hạnh Băng Nương Công chúa ngọc phả cổ lục 柳 杏 冰 娘 公 主 玉 譜 古 籙 (bản chữ Hán), thuộc tập Hà Đông tỉnh, Thanh Trì huyện, Vĩnh Ninh tổng các xã thần tích đệ thập sách 河 東 青 池 縣 永 寧 總 各 社 神 蹟 第 十 冊 , AE.A2/86 [123]. Về thuyết này, có thể

lược thuật như sau:

Dưới thời Lý Thánh Tông, tại khu Đài, phường An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, đạo Sơn Nam có ông Lê Công Thưởng, thuộc dòng dõi thi thư, lấy bà Trần Thị Hiên. Ông là người tinh thông nghề thuốc, tin theo đạo pháp, làm nhiều việc thiện, lại hay trợ cấp người nghèo, trong nhà thờ Phật chẳng dứt khói hương nhưng đến quá ngũ tuần

(50) mà vẫn chưa có một mống con nối dõi…

Một hôm gió mát, trong lúc thanh nhàn dư hứng, ông bà ngủ thiếp bên đường. Trong giấc mộng, bỗng ông mơ thấy mình lên trời, được hai vị quan báo rằng: “Vâng lệnh Ngọc Hoàng, triệu ông vào Long môn bái yết”. Ngọc hoàng phán bảo: “Nguyệt Tiên Công chúa bưng chén ngọc, lỡ tay đánh vỡ, nay cho giáng xuống trần gian làm con của nhà họ Lê”. Ngọc hoàng sai các tiên nữ dẫn nàng Nguyệt Tiên giao cho ông đưa về dương thế theo hướng Nam cửa Long môn. Sau đó, Thái bà cảm động mang thai, đúng ngày Hai mươi chín tháng Một năm Giáp Thân, sinh hạ được một cô con gái vô cùng xinh đẹp, đặt tên là Băng Nương. Lên 3


tuổi, không may cha mẹ đều mất, Băng Nương trở thành con gái nuôi của người cậu ruột là Thái phó Trần Công Bình. Gia đình Thái phó yêu thương nàng như con ruột. Năm 13 tuổi, Băng Năng đã có tài sắc, đức độ nổi trội trong đám nữ nhi. Trên người tỏa ra hương thơm tự nhiên, thường thích hoa thơm, đồ chay, thích nghe đàn ca, làm thơ vịnh cảnh… Thấy vậy, Thái phó liền cho con theo học Đặng công Tiên sinh. Học được mấy năm thì tinh thông kinh điển Nho gia, Phật đạo, thấu hiểu huyền cơ, văn võ song toàn. Năm 17 tuổi, nàng được gả cho vị thư sinh tên là Minh, từng thi đỗ Tam trường, có tài văn chương tuyệt thế, vốn là đồng hương. Vợ chồng hòa hợp, loan phượng thành bầy, sắt cầm hòa hợp.

Khi Trần công nhậm chức Phủ Doãn ở phủ Phụng Thiên, có nhà ở Nam Phố, trước của thành Thăng Long. Một lần Băng Nương trên đường từ quê lên kinh thành thăm cha mẹ, đến huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, xứ Sơn Nam Thượng, đúng lúc trời vừa xẩm tối, nàng trú chân ở lại huyện nha. Quan dịch của khu Vĩnh Bảo, tổng Vĩnh Đặng và các viên chức huyện nha tiếp đón rất long trọng, nhưng khi thấy nhan sắc của nàng thì có ý đùa cợt, ai cũng mong lấy được nàng làm vợ. Khi đang đùa cợt thì bỗng nhiên ai cũng nôn ọe rồi phát bệnh, nóng, lạnh thất thường, nói năng lảm nhảm, bò lăn ra đất, uống thuốc mãi mà bệnh tình không thuyên giảm. Sau đó, họ lập đàn cầu khấn thì được một vị thần báo mộng rằng: “Ta phụng mệnh Thượng đế, quyền làm chúa tể của khu nói cho các ngươi biết: Băng Nương vốn là con gái của Ngọc hoàng Thượng đế, không phải người chốn nhân gian, nay đến huyện nha, các ngươi cười cợt thị phi nên bị trách tội, phát bệnh, phát cuồng. Nếu muốn được yên thì mau tìm Băng Nương tạ tội”. Nghe biết vậy thì dân chúng bái tạ, hành lễ cầu khấn, tới quan huyện trình rõ đầu đuôi, rồi lễ tạ mà được bình yên… Năm 19 tuổi, Băng Nương sinh được một người con trai, sau đó không bệnh tự nhiên mà hóa. Từ đó, nàng thường hiện về thăm thú gia đình bên chồng và con cái, lại thường biến hóa khôn lường, giao du nay đây mai đó ban phúc, giáng họa khắp nơi. Vua hay tin vô cùng tức giận, nhiều lần sai binh mã đến Hoành Sơn diệt trừ nhưng đều thất bại, đành lệnh cho người tạ

Xem tất cả 312 trang.

Ngày đăng: 25/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí