Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 1

NGUYỄN THỊ MỸ LỘC – NGUYỄN HỒNG KIÊN  CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH 1


NGUYỄN THỊ MỸ LỘC – NGUYỄN HỒNG KIÊN

------------


CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN


Hà Nội, 5/2013


CHỦ TRÌ BIÊN SOẠN:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


NGUYỄN THỊ MỸ LỘC – NGUYỄN HỒNG KIÊN TRƯỜNG ĐH GIÁO DỤC – ĐH QUỐC GIA HN


NHÓM TÁC GIẢ:

1. GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

2. PGS.TS. Đinh Thị Kim Thoa

3. PGS.TS. Đặng Hoàng Minh

4. ThS. Nguyễn Hồng Kiên


MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU… 1

Chương 1 2

KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN… 2

I. Khái niệm và thuật ngữ 3

II. Lịch sử phát triển nghành sức khỏe tâm thần 16

III. Mô hình sức khỏe tâm thần 18

IV. Các nghề nghiệp chuyên môn tong lĩnh vực sức khỏe tâm thần 25

V. Đạo đức nghề trong thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần 27

Chương II 31

VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CÁC DỊCH VỤ SỨC KHỎE TÂM THẦN….31

I. Khái niệm công tác xã hội 31

II. Vai trò công tác xã hội… 31

III. Các lý thuyết đặc trưng vận dụng trong công tác xã hội. 32

IV. Nhu cầu công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần 36

V. Thục hành ca và vai trò của công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần 42

VI. Các kỹ năng cơ bản khi hỗ trợ người rối nhiễu tâm trí. 49

Chương III 58

THỰC HÀNH HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG 58

I. Sự loại trừ xã hội. 58

II. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự xa rời xã hội. 60

III. Gia đình là thành tố quan trọng trong thực hành hòa nhập cho trẻ em và vị thành niên. 69

Chương IV 82

THỰC HÀNH VỚI TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN. 82

I. Các vấn đề pháp luật bảo hộ quyền trẻ em 82

II. Những lưu ý về sự phát triển tâm lý – xã hội ở tuổi vị thành niên 83

III. Nhu cầu đặc trưng của tuổi vị thành niên. 86

IV. Các vấn đề hướng nội. 88

V. Các vấn đề hướng ngoại. 94

VI. Các rối loạn phát triển ở trẻ nhỏ 104

Chương V 107

THỰC HÀNH VỚI NGƯỜI LỚN 107

I. Trường hợp điển cứu 107

II. Trầm cảm ở người lớn 117

III. Các hình thức can thiệp công tác xã hội khác 124

IV. Tâm thần phân liệt ở người lớn 134

Chương VI 145

THỰC HÀNH VỚI NGƯỜI GIÀ 145

I. Trường hợp điển cứu 145

II. Người già và các loại hình sức khỏe tâm thần 153

III. Các vấn đề sức khỏe tâm thần lâu dài ở người già. 167

LỜI GIỚI THIỆU


Cuốn giáo trình “Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần” dành cho Cao đẳng nghề CTXH (công tác xã hội) được các tác giả biên soạn nhằm giúp các nhà quản lý CTXH từ trung ương đến địa phương; cán bộ các trung tâm CTXH, làng trẻ SOS; nhân viên CTXH tại bệnh viện tâm thần và tại cộng đồng trong việc quản lý và trợ giúp người rối nhiễu tâm trí. Tài liệu hướng tới mục tiêu làm tăng thêm vốn hiểu biết về cách hỗ trợ cho những người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần, đặc biệt có thể làm cẩm nang trong thực hành CTXH với người rối nhiễu tâm trí.

Cuốn giáo trình được viết theo hướng thực hành mang tính thực tiễn cao. CTXH là ngành khoa học thực hành vì thế nhóm tác giả đã rất nỗ lực trong việc thực hành trị liệu các ca thực tế và chọn những trường hợp điển cứu để đưa vào tài liệu. Từ chính thực tế các ca mà nhóm tác giả can thiệp, chúng tôi lựa chọn những kiến thức lý thuyết phù hợp để đưa vào giáo trình nhằm thiết thực phục vụ công tác trợ giúp người rối nhiễu tâm trí cho các nhân viên CTXH. Kiến thức và kỹ năng để thực hành CTXH trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần rất mới mẻ đối với Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã dày công trong việc tiếp thu các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực này của các quốc gia phát triển như Mỹ, Ôtrâylia, Đức…

Trong cuốn sách này, sinh viên hệ đại học và học viên cao học ngành CTXH cũng có thể tham khảo để bổ sung thêm kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành và làm việc trong thực tế - một điều vô cùng quan trọng trong lĩnh vực CTXH.

Để hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Bộ Lao động – TB & XH đặc biệt là sự tạo điều kiện hết sức nhiệt tình của Cục bảo trợ xã hội, các Trung tâm BTXH tại Ba Vì, Trung tâm tham vấn Share - Hà Nội, Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, Khoa Tâm thần Bệnh viện quân đội 103. Nhóm biên soạn cũng xin vô cùng biết ơn các cá nhân như GS.TS. Paul Quang Trần (Mỹ), GS.TS. Lê Ngọc Hùng - Viện Xã hội học – HVHCQGHCM,TS. Trần Văn Kham - Trường ĐHKHXH & NV - ĐHQGHN đã nhiệt tình giúp đỡ để cuốn sách được hoàn thiện. Cuốn giáo trình này chưa thể đáp ứng đầy đủ những mong đợi của người sử dụng, nhóm tác giả trân trọng những đóng góp của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn.


Thay mặt nhóm tác giả


ThS. Nguyễn Hồng Kiên

Chương I

KHÁI QUÁT VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN

Mục đích chương này cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng về:

- Khái niệm về sức khỏe, sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần

- Quan niệm, thái độ, định kiến về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam

- Các mô hình lý thuyết về SKTT (mô hình y tế, xã hội)

- Thực hành SKTT dựa vào thực chứng

- Các lĩnh vực nghề nghiệp trong ngành SKTT

- Đạo đức trong thực hành về SKTT

L, nữ, 23 tuổi, đang học năm cuối trường Y. Việc học của L rất nặng, và L luôn cố gắng đạt điểm cao để thi đỗ nội trú. L là người cầu toàn, luôn đặt cho mình những yêu cầu cao. Khi thất bại, L thường đổ lỗi cho chính mình, cảm thấy thất vọng về bản thân mình. Vài tháng gần đây, L cảm thấy mệt mỏi, dễ tức giận, khó tập trung trong công việc. L không còn cảm thấy hứng thú với những việc trước đây cô thích như nói chuyện/chơi với các em nhỏ, nghe nhạc. Khi tiếp xúc với các bệnh nhân nhi, cô thường gắt gỏng, hoặc bỏ dở việc, không giống như cách cô làm trước đây, ân cần và quan tâm trao đổi với bệnh nhân.

H, nữ, 12 tuổi, đang học trung học cơ sở. Em có tình cảm với một bạn nam trong lớp và tìm mọi cách để tiếp cận bạn nam đó như đến gần nói chuyện, cùng làm bài, đi học về cùng, v.v. Gia đình và bạn bè cho rằng H “có vấn đề”. Bố mẹ ngăn cản H nói về chuyện tình cảm của mình, cũng như cho rằng những hành vi của H là “phát triển sớm”, bất thường. H hay cãi nhau với bố mẹ, và dần dần, do những bất đồng, H càng xa rời bố mẹ. Đi học về, H thường ở trên phòng một mình, không nói chuyện với ai trong nhà. H ăn uống bình thường, học tập bình thường.

S, nam, 20 tuổi, đang học đại học. 6 tháng vừa qua, S “đắm chìm” trong trò chơi trực tuyến mà trong đó, S là anh hùng. Bài vở của S ngày càng nhiều thêm và S không có thời gian để hoàn thành. Cuối kì, S “ngập” trong bài tập. S cũng không còn có nhu cầu đi chơi, giao lưu với bạn bè của mình vì trên mạng, cậu “có thể nói chuyện với tất cả các bạn mà không phải tốn sức đi đâu”.

Đây là những trường hợp mà chúng ta có thể gặp trong đời sống. Liệu những thân chủ trên có “mạnh khỏe” không? Mỗi trường hợp đều có những điểm mơ hồ và không chắc về các yếu tố bất thường, bệnh lý, hay chỉ là hệ quả của các yếu tố gia đình, xã hội như trường hợp của L, H; hoặc chỉ là một thói quen, cách sống “muôn thủa” của một thế hệ

như trường hợp S (không tổ chức tốt thời gian, luôn để công việc “nước đến chân mới nhảy”). Hơn nữa, trong những trường hợp trên, thông thường, các cá nhân liên đới đều không cảm thấy mình có vấn đề nhưng thái độ, cách mọi người nhìn nhận, phán xét, gọi tên/dán nhãn hành vi của họ lại thường có vấn đề và gây ra những tác động tiêu cực.

Không cần là những người chuyên gia về sức khỏe tâm thần, chúng ta thường dễ dàng nhận ra những dạng nghiêm trọng nhất của các bất thường về sức khỏe tâm thần. Khi nói đến các rối loạn tâm thần, chúng ta thường nghĩ đến những người có hoang tưởng, tách rời khỏi thực tại, hoặc những người có những hành vi phi nhân tính, v.v. Tuy nhiên, hầu hết những vấn đề sức khỏe tâm thần, giống như ba trường hợp trên, lại ít nguy kịch và thường dễ gặp, phổ biến ở nhiều người. Một số người có thể duy trì làm việc, sinh hoạt được, một số người thì không. Chương này sẽ giúp chúng ta hiểu được các khái niệm chung về sức khỏe tâm thần, các phân loại rối loạn từ nhẹ đến nặng. Chúng ta cũng hiểu vì sao có những thuật ngữ khác nhau (rối loạn tâm lý, rối loạn tâm thần, vấn đề sức khỏe tâm thần, v.v.) và việc chẩn đoán các vấn đề không giống như chẩn đoán các vấn đề y học thực thể như ung thư hay tiểu đường.

I. Khái niệm và thuật ngữ

Có nhiều sự nhầm lần về các khái niệm, định nghĩa về sức khỏe tâm thần. Rất nhiều người nghĩ rằng những hành vi bất thường - những hành vi lệch chuẩn là rối loạn tâm thần nhưng hai điều này không giống nhau. Một người có thể có những hành vi hiếm gặp ở số đông người khác (chẳng hạn như sưu tầm lợn sứ, rất thông minh về toán v.v) nhưng không hề có rối loạn tâm thần. Ngược lại, những rối loạn tâm thân như trầm cảm hay lo âu lại thường khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều người.

Rogers (2005), Parker et al. (1995) giải thích rằng những điều chúng ta biết về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: ngôn ngữ thông dụng hàng ngày (cách nói, chuyện, phim ảnh, bài hát, truyền thông v.v) và qua ngôn ngữ chuyên môn của những người làm nghề (bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý, công tác xã hội, luật). Hai yếu tố này tương tác với nhau theo một cách phức tạp, không có quy chuẩn đã tạo ra sự nhầm lần giữa các từ ngữ thông dụng (điên, hâm, tâm thần, v.v.) với những kiến thức khoa học. Chẳng hạn như trong đời thường, “sức khỏe”, “khỏe” thường được hiểu là sự không có bệnh tật thể chất, y tế. Liệu một người không có bệnh tật (được y học gọi tên) là mạnh khỏe? Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) về sức khỏe: “là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Định nghĩa của WHO là một định nghĩa tổng quát

mình mạnh khỏe hay không. Nhiều người có thể mắc một căn bệnh được y học biết đến, nhưng vẫn có thể tương đối khỏe mạnh. Sức khỏe không chỉ là khái niệm liên quan đến việc không bệnh tật, có những tổ chức, bộ phận cơ thể hoạt động tốt, có suy nghĩ tốt. Sức khỏe là khái niệm tổng thể, đề cập đến con người tổng thể. Không chỉ là con người mà chúng ta thấy, mà còn là người chúng ta “cảm”. Sức khỏe là thể thống nhất của ba phần: thể chất, tâm thần và xã hội.

Sức khỏe thể chất. Có thể được định nghĩa là trạng thái tất cả các bộ phận của cơ thể vẫn nguyên vẹn về mặt giải phẫu và hoạt động đúng chức năng sinh lý một cách hoàn hảo và hòa hợp. Nó có thể bao gồm: các bộ phận cơ thể vẫn ở đúng chỗ và vị trí tự nhiên, các bộ phận không có bệnh, các bộ phận làm đúng chức năng sinh lý, chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau; và cuối cùng các bộ phận này tạo thành một tổng thể tích hợp vẫn duy trì hoạt động trong trường hợp có stress.

Sức khỏe xã hội. Bao gồm mối quan hệ giữa cá nhân và mọi người, cách thức cá nhân giao tiếp, tương tác, liên kết xã hội với mọi người. Nó liên quan đến cách mọi người kết bạn và hình thành cảm giác thuộc về một nhóm/cộng đồng.

Phần cuối cùng nhưng rất quan trọng là sức khỏe tâm thần. Nó bao gồm một loạt các yếu tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự lành mạnh về tâm trí. Định nghĩa sức khỏe tâm thần là quan trọng, dù nó không luôn đặt được hoàn toàn thống nhất ở các nền văn hóa, tầng lớp, đất nước khác nhau do nó chịu sự ảnh hưởng của dân gian. Theo WHO, sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe và được định nghĩa là “trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp cho chính cộng đồng của mình” (WHO, 2001, 1). Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điểu khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường” (Vũ Dũng, 208, tr719). Cách định nghĩa của Việt Nam cũng thống nhất với cách định nghĩa của WHO. Theo nghĩa này, sức khỏe thể chất là nền tảng cho sự lành mạnh và hoạt động chức năng hiệu quả cho cá nhân và cộng đồng. Nó không chỉ là việc vắng những bệnh tâm thần, về trạng thái và khả năng. Sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất không thể tồn tại một mình.

Ở nước ta, khái niệm sức khỏe tinh thần và sức khỏe tâm thần thường được dùng lẫn lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như nhau và cùng có từ tương đương trong tiếng Anh là “mental health”. Trong Tiếng Việt, từ tâm thần mang rất nhiều định kiến vì nó gắn liền

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí