Đo Lường Hiệu Quả Kinh Tế - Xã Hội Của Du Lịch


bằng cán cân thanh toán quốc tế. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế. Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã thu hàng tỷ USD mỗi năm thông qua phát triển du lịch.

Về mặt xã hội, du lịch góp phần tạo nhiều việc làm, kích thích khôi phục và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống. Làm thay đổi diện mạo nhiều địa phương - nơi có các khu du lịch phát triển.

Đối với nước ta, lợi ích ngành du lịch mang lại là rất lớn, không chỉ dưới góc độ đóng góp vào GDP, cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, mà nó còn là phương thức để kết nối - giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Ngoài ra, cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Với những thuận lợi mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

8.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả

Hiểu một cách chung nhất, hiệu quả là phạm trù kinh tế - xã hội, là chỉ tiêu phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia các hoạt động để đạt được kết quả với mục đích của mình. Đây là một khái niệm rộng, bao trùm mọi mặt đời sống xã hội, từ sản xuất kinh doanh đến y tế, giáo dục, quốc phòng,... Về cơ bản, hiệu quả được phản ánh trên 2 mặt: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh mức độ tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng nguồn lực sản xuất và mức độ hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền sản xuất xã hội. Có thể xem xét hiệu quả kinh tế với nhiều quan điểm khác nhau:

Thứ nhất, hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được của hoạt động kinh tế. Hiểu theo quan điểm này thì:

Hiệu quả = Doanh thu

Ưu điểm của quan điểm này là xác định hiệu quả đơn giản, nhanh gọn, phản ánh được quy mô hoạt động kinh tế; hạn chế của quan điểm


này là chỉ tiêu xác định không phản ánh được chất lượng hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh (mối tương quan tuyệt đối) giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó trong hoạt động kinh tế. Hiểu theo quan điểm này thì:

Hiệu quả = Kết quả - Chi phí = Lợi nhuận

Ưu điểm của quan điểm này là chỉ tiêu hiệu quả dễ xác định, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế; hạn chế của quan điểm này là chỉ tiêu không mang tính tổng hợp, khó có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh (giữa các bộ phận, giữa các doanh nghiệp), mặt khác do dễ đồng nhất giữa kết quả với hiệu quả nên không phân định được rõ ràng giữa hiệu quả và kết quả.

Thứ ba, hiệu quả kinh tế là mối tương quan tối ưu (mối tương quan tương đối) giữa các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào cần thiết của hoạt động kinh tế đó. Hiểu theo quan điểm này thì:

Hiệu quả = Kết quả/Chi phí

Ưu điểm của quan điểm này là chỉ tiêu phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế, cho phép đánh giá được hiệu quả ở nhiều góc độ khác nhau, có thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau; hạn chế của quan điểm này là việc xác định hiệu quả phức tạp và khó khăn, đòi hỏi phải xác định được mối quan hệ tương thích giữa các yếu tố đầu ra và các yếu tố đầu vào, nói cách khác là phải có quan điểm thống nhất để xác định kết quả đầu ra và tính toán được các khoản chi phí đầu vào.

Như vậy, trong kinh doanh du lịch, để đo lường hiệu quả kinh tế thường sử dụng quan điểm thứ ba. Bản chất của hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế hoặc trong doanh nghiệp; là việc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm nhất.

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan, phản ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất trong mỗi thời kỳ


xác định. Vì vậy, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp.

Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu của xã hội, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội; mức độ tạo việc làm cho xã hội; cải thiện điều kiện lao động; việc bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, hạn chế sự ô nhiễm môi trường; năng suất lao động xã hội, mức sống của người dân, mức phân phối lại thu nhập của ngành cho xã hội,... Để xem xét hiệu quả xã hội, có thể xem xét sự tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập, đây là mối quan hệ hữu cơ gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời. Đối với một doanh nghiệp bao giờ cũng phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

8.1.2. Các loại hiệu quả

Hiệu quả có thể được đánh giá ở các góc độ khác nhau, phạm vi khác nhau và thời kỳ khác nhau. Trên các cơ sở này, để hiểu rõ hơn bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cũng cần đứng trên từng góc độ cụ thể để phân biệt các loại hiệu quả.

Hiệu quả nền kinh tế và hiệu quả doanh nghiệp

Hiệu quả nền kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong phạm vi toàn nền kinh tế. Hiệu quả nền kinh tế bao gồm:

- Hiệu quả sản xuất: Thuộc lĩnh vực sản xuất, phản ánh mối quan hệ kết quả sản xuất và chi phí sản xuất.

- Hiệu quả phân bố: Hiệu quả phân bố các nguồn lực trong nền kinh tế phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hiệu quả phân phối: Việc phân phối hàng hóa, sản phẩm dịch vụ đầu ra sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng như thế nào.


Hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế trong phạm vi doanh nghiệp, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó, từ đó đánh giá cả đầu ra và đầu vào.

Hiệu quả tổng hợp và hiệu quả bộ phận

Hiệu quả tổng hợp (hiệu quả toàn phần) là hiệu quả được xem xét trong phạm vi toàn bộ doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Hiệu quả bộ phận (hiệu quả từng phần) là hiệu quả sử dụng của từng yếu tố sản xuất kinh doanh (hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật) hoặc là hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận nghiệp vụ trong doanh nghiệp (hiệu quả kinh doanh lưu trú, hiệu quả kinh doanh ăn uống, hiệu quả kinh doanh dịch vụ khác...).

Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả kinh tế được xác định cho một đơn vị hay một phương án kinh doanh, mang tính chất cá thể, cá biệt,... và thường được đo lường bằng số tuyệt đối.

Hiệu quả tương đối là hiệu quả kinh tế được xác định cho nhiều đơn vị hoặc nhiều phương án khác nhau.


8.2. ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DU LỊCH

8.2.1. Đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội của ngành du lịch

8.2.1.1. Đo lường hiệu quả kinh tế của ngành du lịch

a. Các tác động kinh tế

Khi du lịch phát triển tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế, bao gồm:

- Tác động đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập quốc dân của một quốc gia, địa phương. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp


liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác nhau: Hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng,... Du lịch là một ngành phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập, đóng góp ngày càng lớn vào GDP và thu nhập quốc dân của các quốc gia.

Ví dụ, theo Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP đạt hơn 2,3 nghìn tỷ USD, tăng trưởng 3,1% so với năm 201524. Mức tăng này cao hơn so với mức tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu (2,5%); và cũng cao hơn mức tăng trưởng của các ngành như xây dựng, dịch vụ tài chính, sản xuất, bán buôn bán lẻ; chỉ thấp hơn mức tăng trưởng của ngành thông tin và truyền thông (Hình 8.1).


Hình 8 1 Tăng trưởng đóng góp của các ngành vào GDP năm 2016 Nguồn Tổ chức Du 1

Hình 8.1. Tăng trưởng đóng góp của các ngành vào GDP năm 2016

Nguồn: Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC)



24 Nguồn: Theo WTTC, Travel & Tourism Economic Impact 2016 World.


Về đóng góp cho nền kinh tế chung, ngành du lịch trong năm 2017 đạt doanh thu 510,9 nghìn tỷ đồng tăng 27,78% so với năm 2016. Năm 2017, đóng góp trực tiếp cho GDP của ngành du lịch là 12,97 tỷ USD, chiếm 5,9% tổng GDP; và tổng đóng góp của ngành du lịch là 20,61 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng GDP (Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, 2018). Tại Nghị quyết số 08- NQ/TW, Chính phủ đặt ra mục tiêu tổng đóng góp của ngành du lịch đạt trên 10% tổng GDP vào năm 2020.

Theo báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam năm 2017”, tổng đóng góp của ngành Du lịch và Lữ hành Việt Nam vào GDP là 18,4 tỷ USD, chiếm 9,1% tỷ trọng GDP, xếp hạng 104/185 về tỷ trọng đóng góp vào GDP, trong khu vực ASEAN chỉ xếp trên Brunei, Myanmar và Indonesia. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của Việt Nam chỉ chiếm 4,5% tổng giá trị xuất khẩu, xếp hạng 142/185 và chỉ xếp trên Singapore. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP và tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của các nước trong khu vực như Campuchia là 28,3% và 26,5%, Lào là 14,2% và 23,1%, Myanmar là 6,6% và 26,4% (Nguồn: Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới).25

Năm 2015, đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP Việt Nam là 279.287 tỷ VND (6,6% GDP). Đóng góp này chủ yếu đến từ hoạt động kinh tế của các lĩnh vực như khách sạn, đại lý lữ hành, hàng không và các dịch vụ vận chuyển hành khách khác (trừ dịch vụ vận chuyển hành khách từ nhà đến nơi làm việc); đồng thời cũng bao gồm đóng góp trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ nghỉ ngơi giải trí phục vụ khách du lịch. Dự báo đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP sẽ tăng khoảng 7,2% mỗi năm trong thời gian tới và đạt 587.593 tỷ VND (7,2% GDP) vào năm 2026 (Hình 8.2).


25 Theo báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ hành ở Việt Nam năm 2017” của WTTC


Hình 8 2 Đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP năm 2015 Nguồn Hội 2

Hình 8.2. Đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP năm 2015

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC)

Năm 2015, tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP Việt Nam là 584.884 tỷ VND (13,9% GDP). Dự báo tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP sẽ tăng 7,2% mỗi năm trong giai đoạn tới và đạt 1.232.640 tỷ VND vào năm 2026 (15,2% GDP) (Hình 8.3).


Hình 8 3 Tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP năm 2015 Nguồn Hội 3

Hình 8.3. Tổng đóng góp của du lịch và lữ hành vào GDP năm 2015

Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC)


Theo Bảng 8.1 cho thấy, trong giai đoạn 2000 - 2018, tổng thu từ khách du lịch tăng dần qua các năm. Đặc biệt, năm 2017 tổng thu từ khách du lịch tăng gần 30 lần so với năm 2000 và đạt 620 nghìn tỷ đồng vào năm 2018 với tốc độ tăng trưởng 21,4%.


Bảng 8.1. Thống kê thu nhập du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2019


Năm

Tổng thu từ khách du lịch (Nghìn tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2000

17,40


2001

20,50

17,8

2002

23,00

12,2

2003

22,00

-4,3

2004

26,00

18,2

2005

30,00

15,4

2006

51,00

70,0

2007

56,00

9,8

2008

60,00

7,1

2009

68,00

13,3

2010

96,00

41,2

2011

130,00

35,4

2012

160,00

23,1

2013

200,00

25,0

2014

230,00

15,0

2015

337,83

*

2016

400,00

18,4

2017

510,90

27,5

2018

620,00

21,4

2019

720,00

29,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục Du lịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024