- Cung cấp những tư liệu thực tiễn về công tác truyền thông về văn hóa của Bộ VHTTDL, trong đó có đi sâu 3 lĩnh vực: quản lý di sản văn hóa, quản lý lễ hội và quản lý điện ảnh; làm rõ những yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác TT về văn hóa. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông văn bản pháp luật, chính sách, truyền thông sự kiện văn hóa phục vụ công tác QLNN về văn hóa; để phát huy những khả năng, thế mạnh của các phương tiện truyền thông trong tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về văn hóa, tạo sự đồng thuận trong xã hội từ việc xây dựng, ban hành, hướng dẫn đến thực thi chính sách trong lĩnh vực văn hóa.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, đào tạo và đặc biệt là công tác quản lý, giúp các cấp, các ngành nâng cao hiệu quả ban hành và thực thi chính sách văn hóa, giúp những người làm công tác truyền thông trong lĩnh vực văn hóa nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.
8. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (11 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (16 trang), Phụ lục (82 trang), nội dung luận án bao gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về hoạt động truyền thông của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (41 trang).
Chương 2: Thực trạng truyền thông phục vụ quản lý nhà nước về văn hóa tại Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 (57 trang).
Chương 3: Những vấn đề đặt ra, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông phục vụ quản lý nhà nước về văn hóa (35 trang).
Chương 1
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 1
- Truyền thông về văn hóa tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016-2021 - 2
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Truyền Thông Trong Lĩnh Vực Văn Hóa Và Vai Trò Của Truyền Thông Đối Với Công Tác Quản Lý Văn Hóa
- Vai Trò, Chức Năng Của Truyền Thông Trong Công Tác Quản Lý Nhà
- Các Thành Tố Tham Gia Hoạt Động Truyền Thông Về Văn Hoá
Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về truyền thông và truyền thông chính sách
1.1.1.1. Ở nước ngoài
Nghiên cứu về truyền thông được thế giới bắt đầu chú ý từ cuối những năm 30, đầu những năm 40 của thế kỷ XX. Một câu hỏi lớn được đặt ra cho giới nghiên cứu lúc bấy giờ là vai trò và tầm quan trọng của truyền thông đối với xã hội. Khởi đầu cho câu trả lời là định nghĩa của Harold Laswell về truyền thông: “Who says what in which channel to whom with what effect” (tạm dịch là: Ai nói cái gì, bằng kênh nào, với ai, với hiệu ứng thế nào). Nhiều nhà nghiên cứu trong giai đoạn này cũng đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh khả năng tác động trực tiếp của truyền thông đến công chúng (Laswell, 1927; Hovland et. al. 1953).
Vào những năm 1950, do ảnh hưởng của những vấn đề chính trị (nổi bật là cuộc chiến tranh lạnh), các nghiên cứu truyền thông có xu hướng phục vụ cho nhu cầu của các nhà lãnh đạo nhằm đề cao hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội. Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu quan tâm đến các vấn đề về hiệu ứng truyền thông đối với công chúng. Về mặt kỹ thuật nghiên cứu, điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm, tinh lọc lại các kỹ thuật điều tra dư luận bằng bảng hỏi. Còn tại các nước xã hội chủ nghĩa, các nhà nghiên cứu về truyền thông quan tâm nhiều đến những vấn đề lý thuyết hơn là các nghiên cứu thực nghiệm.
Năm 1956, tác phẩm Bốn Lý thuyết Truyền thông (Four Theories of the
Press) (Siebert, Peterson & Schramm, 1956) [130] đã trở thành tài liệu tham khảo chính cho các nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực truyền thông chính trị, dù góc nhìn có phần hơi thiên vị. Sự khác biệt giữa hai hệ thống chính trị Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa cũng dẫn đến những đối chiếu giữa các hệ thống và chính sách truyền thông. Cũng trong giai đoạn này, các nghiên cứu truyền thông dựa trên phương pháp định lượng trở nên phổ biến.
Bước sang những năm 1980, nghiên cứu chính trị và dư luận xã hội không còn là mối ưu tiên hàng đầu đối với các nhà nghiên cứu truyền thông. Họ quan tâm hơn đến các ứng dụng của truyền thông trong việc đào tạo nhân lực, cung cấp kiến thức, xây dựng hình ảnh, thông qua đó đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế. Các nghiên cứu về hiệu quả truyền thông xác định vai trò của Người Dẫn đường Dư luận (Opinion leader) và Thuyết Truyền thông Hai bước (Two Step) được vận dụng trong truyền thông để tác động đến công chúng. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế cũng trở thành một trong các tiêu chí cơ bản để các nhà nghiên cứu phân tích và so sánh hiệu quả truyền thông. Tuy nhiên, có một mối lo ngại xuất hiện trong thời kỳ này là sự bất bình đẳng giữa nước giàu, nghèo trong lĩnh vực truyền thông. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng dòng chảy thông tin trên thế giới mang tính một chiều và không công bằng giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Năm 1980, để hướng đến một thế giới công bằng hơn về truyền thông, Ủy ban Truyền thông Quốc tế thuộc UNESCO xuất bản báo cáo khoa học có tên gọi “Nhiều tiếng nói, một thế giới” (Many Voices, One World). Báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quát về truyền thông và xã hội cũng như các vấn đề của truyền thông trên thế giới. Báo cáo cũng đề xuất các giải pháp như tăng cường sức mạnh của các chính sách truyền thông, đào tạo các nhà báo chuyên nghiệp về cả kỹ năng, kiến thức lẫn đạo đức và tinh thần trách nhiệm với xã hội. Đồng thời, nâng cao tính độc lập, tự quyết, dân chủ của hệ thống
truyền thông ở từng quốc gia.
Một xu hướng khác xuất hiện trong nghiên cứu truyền thông giai đoạn này là phân tích mối quan hệ giữa các phương tiện viễn thông với sự phát triển kinh tế - xã hội. Mối lưu tâm ở đây không tập trung vào các phương tiện truyền thông đại chúng mà tập trung vào mạng lưới truyền thông tương tác. Nhà nghiên cứu Hudson cho rằng, việc sử dụng điện thoại có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng sản xuất của nền kinh tế và hội nhập với xã hội.
Về mặt hiệu ứng truyền thông, xu hướng nhấn mạnh vai trò của công chúng dần dần chiếm ưu thế. Thuyết Sử dụng và Hài lòng (Uses & Gratifications) bắt đầu nhìn nhận công chúng là chủ thể của hoạt động tiếp nhận nội dung truyền thông một cách chủ động theo nhu cầu của mình. Nhà nghiên cứu Stuart Hall theo trường phái Cultural Studies (tạm dịch là việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến văn hóa một cách hệ thống) đề xuất cách hiểu thông điệp truyền thông theo cơ chế mã hóa và giải mã.
Các nhà nghiên cứu truyền thông cuối thế kỷ XX cũng dần tăng cường hơn mối quan tâm tìm hiểu hoạt động của các hãng truyền thông nói riêng và ngành công nghiệp truyền thông nói chung. Ở tầm quốc gia, giới nghiên cứu truyền thông cũng khảo sát những thay đổi của ngành công nghiệp truyền thông cùng các chính sách, quá trình tư nhân hóa, mua bán, sáp nhập, dân chủ và tự do hóa. Ở từng quốc gia cụ thể, các chương trình truyền thông được mua lại từ các tập đoàn lớn đều được địa phương hóa cho phù hợp với sự tiếp nhận của công chúng. Đây là một trong những căn cứ để các nhà lý thuyết nhận định rằng những nền văn hóa bản địa tiếp thu các yếu tố văn hóa phương Tây thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng một cách chọn lọc và không lệ thuộc các cường quốc về mặt văn hóa.
Năm 1995, Cuốn Essentials of Mass Communication Theory (Những vấn đề cơ bản của lý thuyết truyền thông đại chúng) của Arthur Asa Berger [93]
nhấn mạnh, khi nghiên cứu về truyền thông nên xem xét 5 yếu tố cơ bản, gồm: văn bản (nội dung của truyền thông), nghệ sĩ (người tạo ra tác phẩm được truyền đi bởi phương tiện truyền thông), khán giả (người đọc, nghe, xem tác phẩm thông qua phương tiện truyền thông), xã hội (nơi có khán giả) và một phương tiện truyền tải. Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra định nghĩa các khái niệm như truyền thông, truyền thông đại chúng, một số cấp độ và mô hình quan trọng của quy trình truyền thông.
Năm 1997, Merrill Moưis và Christine Ogan lại tiếp cận vấn đề từ lý thuyết “sự hiện diện xã hội” để xem xét hiệu quả liên cá nhân của truyền thông bằng máy tính. Ông cho rằng truyền thông qua máy tính có mức độ hiện diện xã hội (các tín hiệu phi lời nói và hình ảnh) rất thấp so với dạng giao tiếp trực diện (face to face).
Năm 1998, bài viết của David Gauntlett “Ten Things Wrong With the Media Effects Model” (tạm dịch: Mười sai lầm với mô hình hiệu quả truyền thông) [102] đã nêu ra những vấn đề mà các nhà nghiên cứu trước ông đã mắc phải. Trong tác phẩm viết sau đó, Gauntlett đã đề xuất các phương pháp nghiên cứu sáng tạo mới mà ở đó người tham gia được mời tạo ra các chương trình truyền thông, một quá trình tự thể hiện bản thân được cho là có thể giúp tìm hiểu sâu hơn về những đặc điểm tâm lý ẩn sâu trong mỗi cá nhân.
Năm 2000, luận án Tiến sĩ của Lloyd, Blake Te'Neil, Media influence on identity formation and social competence: Does music video impact adolescent development? (Ảnh hưởng của truyền thông đối với việc hình thành bản sắc và năng lực xã hội: Phải chăng video âm nhạc có ảnh hưởng tới sự phát triển của thanh thiếu niên?), University of Pennsylvania, 2000 [120] cho thấy, bằng các cuộc điều tra thực nghiệm để kiểm tra các quá trình nhận thức xảy ra khi thanh thiếu niên xem video âm nhạc thì giải trí có thể được giả định là một trong những lý do tại sao thanh thiếu niên xem video âm nhạc, lý thuyết truyền thông
đại chúng, lý thuyết phát triển vị thành niên đã cung cấp thêm các giải thích hợp lý về sự phát triển của thanh thiếu niên.
Năm 2002, Introduction to Communication Studies (Giới thiệu các nghiên cứu về truyền thông) [109] là một trong 8 công trình của John Fiske đã được xuất bản về các vấn đề có liên quan tới truyền thông. Cuốn sách này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1982 bởi Methuen & Co. Ltd, lần tái bản thứ hai vào năm 1990 bởi Routledge; tái bản lần ba vào năm 2002 trong thư viện điện tử Taylor & Francis. Cuốn sách dày 200 trang, giới thiệu cho người đọc các khái niệm cơ bản về truyền thông, lý thuyết về truyền thông, các ứng dụng và lý thuyết cấu trúc, phương pháp thực chứng. Ông cho rằng truyền thông là trung tâm của mọi đời sống văn hóa, tức là không có truyền thông thì bất kỳ nền văn hóa nào cũng sẽ chết. Theo đó, việc nghiên cứu truyền thông bao hàm việc nghiên cứu về nền văn hóa mà truyền thông là một bộ phận hợp thành. Từ đó, tác giả này định nghĩa truyền thông là sự tương tác xã hội thông qua các thông điệp.
Năm 2006, theo Leah. A.Lievrouw và Sonia Livingstone, các tác giả cuốn Hand book of New Media - 2006 (Sổ tay phương tiện truyền thông mới) [116] thì phương tiện truyền thông mới là một thuật ngữ chỉ một ngành công nghệ và văn hóa, bao gồm: multimedia (truyền thông đa phương tiện), giải trí và thương mại điện tử.
Năm 2008, trong công trình Media Studies (Nghiên cứu truyền thông), tác giả S.Price [126] đã đi sâu khảo sát, nghiên cứu về các loại hình truyền thông, trong đó có các phương tiện truyền thông mới. Ông cũng đã bước đầu nghiên cứu về những thay đổi mà truyền thông mang lại cho cuộc sống.
Năm 2009, từ hướng tiếp cận lai tạp (hybridization) với văn hóa, Ryoo phân tích làn sóng Hàn Quốc và đã chỉ ra rằng, thông qua các sản phẩm văn hóa được truyền tải bởi truyền thông, các mục tiêu về văn hóa và kinh tế không ngừng trộn lẫn vào nhau, thậm chí đến mức khó có thể phân biệt được, tức là
các biến đổi về kinh tế luôn kéo theo biến đổi về văn hóa và ngược lại, dẫn đến việc sẽ không có một căn tính (identity) cố định nào được thể hiện thông qua các sản phẩm văn hóa.
Năm 2014, các tác giả Werner Joseph Severin và James W, Tankard Jr với công trình Communication Theories: Origins, Methods, Uses (Tạm dịch: Các lý thuyết truyền thông: nguồn gốc, phương pháp, cách vận dụng) [134] trình bày về phương pháp, cách sử dụng, lý thuyết truyền thông, áp dụng lý thuyết truyền thông vào các phương tiện truyền thông đại chúng với một loạt các ví dụ từ báo chí, phát thanh, quảng cáo và quan hệ công chúng (PR) để luận giải các khái niệm then chốt một cách rõ ràng.
Bên cạnh đó, cũng có hàng loạt các bài viết đăng tải trên các website chính thống hoặc không chính thống. Các tác giả chủ yếu bàn tới hai mặt lợi ích và tác hại mà mạng xã hội mang đến cho người dùng. Đa số ý kiến đều thống nhất rằng sẽ không có giải pháp nào hiệu quả hơn là từ chính việc siết chặt công tác quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền và sự nhận thức, mục đích của người sử dụng. Nhiều cuộc tranh luận rất sôi nổi xung quanh vấn đề “Những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với thế hệ trẻ” đã diễn ra trên nhiều diễn đàn. Đáng chú ý là cuộc tranh luận trên trang web Debate.org với tiêu đề: “Có phải mạng xã hội tiêu cực với thế hệ ngày nay?” (“Is social networking bad for today's generation?”0 đã tập hợp nhiều ý kiến, trong đó có khoảng 58% đồng ý rằng mạng xã hội đang tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, khoảng 42% không đồng ý khi đưa ra những quan điểm mà mạng xã hội đã và mang lại cho con người.
1.1.1.2. Ở trong nước
Năm 2014, cuốn sách Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của các tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phát hành (2014) [16] đề cập đến những kiến thức
lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng... của một số loại hoạt động truyền thông.
Năm 2014, trong bài viết “Truyền thông ngày nay và dư luận xã hội trước một số hiện tượng xã hội bức xúc” (bài đăng trên Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, tháng 1/2014) của Phan Tân, Bùi Phương Đình [69], các tác giả chỉ ra rằng, trong môi trường các phương tiện truyền thông mới, dư luận xã hội đã được hình thành rất nhanh và thông qua đó là sự điều chỉnh, xác định lại “chương trình nghị sự” của công chúng nói riêng và truyền thông nói chung.
Năm 2016, cuốn TTCS kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc là tổng hợp các bài tham luận của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên tại Hội thảo khoa học quốc tế do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại biểu Nhân dân và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tổ chức ngày 01/11/2016 [24], trong đó đã phân tích những vấn đề lý luận về TTCS và thực tiễn TTCS Việt Nam và Hàn quốc.
Một số nghiên cứu khác tập trung vào những tính năng, cách thức truyền thông thông tin trên mạng xã hội như: việc tham gia thường xuyên vào một số mạng xã hội của giới trẻ; việc đưa - tiếp nhận thông tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí trên các trang mạng xã hội nổi tiếng; mạng xã hội và báo chí trực tuyến hay mối quan hệ tương tác giữa mạng xã hội và truyền thông cá nhân (Lê Thu Quỳnh 2003; Lê Thị Minh Trà 2004; Ngô Lan Hương 2006; Trần Thị Oanh 2009- Lê Minh Thanh 2010; Nguyễn Thị Cẩm Nhung 2011; Hoàng Thị Hải Yến 2012; Nguyễn Minh Hạnh 2013).
Một số công trình nghiên cứu bước đầu đã đi sâu khảo sát về ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên (chủ yếu là học sinh, sinh viên) tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng tiếp cận xã hội học. Ở đó đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh từ những tác động cả tích cực