Cơ Sở Lý Luận Về Cải Cách Hành Chính Và Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Nhằm Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong những năm qua, để tăng cường năng lực quản lý của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, toàn diện. Cải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho các thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏi trong quá trình cải cách hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác, tập trung giải quyết từng bước để tạo sự chuyển biến vững chắc cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chính vì vậy cải cách hành chính đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, đến nay đã có nhiều cuốn sách, bài báo, luận văn và các công trình khoa học của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính. Một số hướng nghiên cứu nổi bật bao gồm:

- Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn cải cách hành chính và những giải pháp về đẩy mạnh cải cách hành chính ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả như: “Cải cách hành chính địa phương lý luận và thực tiễn”, của các tác giả: Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Trị; “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”, của tác giả


Nguyễn Ngọc Hiếu; “Cải cách hành chính nhà nước - Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp”, của tác giả Thang Văn Phúc; “Đánh giá kết quả của cải cách hành chính và các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta”, của tác giả Đào Trí Úc; “Cải cách hành chính – những vấn đề cần biết”, của tác giả Diệp Văn Sơn;…

Trong các công trình nghiên cứu, các bài viết trên, các tác giả đã tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá về cải cách hành chính ở Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Hữu Trị đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của cải cách hành chính và sự cần thiết phải cải cách hành chính. Tác giả Nguyễn Ngọc Hiếu, Thang Văn Phúc, Đào Trí Úc thì tập trung tìm hiểu thực trạng về cải cách hành chính ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta.

Mặc dù các tác giả không đi sâu vào nghiên cứu và phân tích cụ thể những vấn vấn đề về cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam, nhưng những phân tích về thực trạng và các giải pháp cải cách hành chính nói chung ở Việt Nam mà các tác giả đã đề cập giúp cho tác giả có cách nhìn bao quát, đầy đủ hơn về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính có các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả như: “Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính”, của tác giả Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn; “Thủ tục hành chính: Lý luận và thực tiễn”, của tác giả Nguyễn Văn Thâm và Vò Kim Sơn…

Ở các bài viết trên các tác giả đã tập trung làm rò những vấn đề xung quanh về cải cách thủ tục hành chính, những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân của những tồn tại nói trên, từ đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới. Các tác giả Nguyễn Văn Thâm và Vò Kim Sơn đi sâu vào nghiên cứu lý

Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới - 3


luận về cải cách thủ tục hành chính để vận dụng, soi vào thực tiễn và chỉ ra được những bất cập, những tồn tại cần phải khắc phục trong cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam.

- Nghiên cứu về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa có các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sỹ lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật của tác giả Lương Thị Phương Thúy; “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại một số Uỷ ban nhân nhân huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh” Luận văn thạc sỹ quản lý hành chính công của tác giả Nguyễn Thị Thanh; “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại Sở Tài nguyên Môi trường và nhà đất Hà Nội”, Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Trịnh Thị Mai; “Công tác cải cách thủ tục hành chính ở tỉnh Lai Châu”, Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Nguyễn Anh Huấn.

Trong các đề tài nghiên cứu khoa học trên, các tác giả đã tìm hiểu, tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận của cải cách thủ tục hành chính, đồng thời phân tích thực trạng, đánh giá tình hình thực tiễn cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại các đơn vị, địa phương cụ thể và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa tại các địa phương đơn vị nói trên.

Trong các bài viết và các công trình nghiên cứu trên các tác giả đã đề cập đến các vấn đề về việc thực hiện cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính ở nhiều góc độ và đã giúp tác giả rất nhiều trong quá trình nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính ở nước ta. Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế chính trị, đến nay chưa có một bài viết, một công trình nghiên cứu cụ thể về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội và cụ thể là ở


thành phố Đồng Hới. Do đó, tác giả đã tham khảo, nghiên cứu, kế thừa một cách chọn lọc phương pháp luận của nhiều tác giả đi trước, đồng thời đưa ra một số cách tiếp cận mới trong quá trình nghiên cứu để áp dụng vào tình hình thực tiễn ở địa phương nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới.

1.2. Cơ sở lý luận về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1. Những vấn đề chung về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính

1.2.1.1. Cải cách hành chính

Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, cơ cấu tổ chức, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại. Hay nói cách khác cải cách hành chính là sự thay đổi có kế hoạch nền hành chính nhà nước phù hợp với tình hình mới.

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình kế hoạch.

Cải cách hành chính đã đạt những kết quả bước đầu quan trọng, góp phần vào thành tựu chung của đất nước. Hệ thống thể chế, luật pháp tiếp tục được đổi mới và hoàn thiện, hình thành dần cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền dân chủ của nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh sắp xếp phù hợp hơn với tình hình hiện nay. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước có bước


được nâng cao lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Thể chế, pháp luật về quản lý nhà nước về tài chính công được tích cực xây dựng và từng bước hoàn thiện. Thủ tục hành chính và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước có bước đổi mới, hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật được tăng cường hơn.

Với mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, thời kỳ hội nhập. Đảng và Nhà nước ta xác định cải cách hành chính phải được tiến hành toàn diện trên 4 nội dung:

* Cải cách thể chế hành chính

Thể chế ở đây được hiểu là một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để tạo khung pháp lý cho bộ máy hành chính nền công vụ. Cải cách thể chế nhằm vào hai mục tiêu chính là hoàn thiện nền dân chủ, bảo đảm các quyền con người và quyền công dân trong thực tiễn cuộc sống và trong quan hệ hàng ngày giữa Nhà nước và nhân dân theo quy định của Hiến pháp và các đạo Luật. Mặt khác, nó nhằm thúc đẩy và phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách kinh tế và tài chính.

- Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất kinh doanh và đời sống.

- Ban hành Quy chế theo dòi, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


- Mở rộng thực hiện cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông trong việc giải quyết công việc cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai thủ tục, trình tự lệ phí...

- Quy định cụ thể rò ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ. Xây dựng vị trí công việc cụ thể cho cán bộ, công chức trên cơ sở theo dòi, đánh giá về các công việc đã hoàn thành làm cơ sở đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan, đơn vị. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức.

Một trong các nội dung chính của cải cách thể chế hành chính chính là cải cách thủ tục hành chính - đây được coi là khâu quan trọng đột phá của cải cách hành chính nhằm cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các chủ thể khác nhau trong xã hội và các công dân, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

* Cải cách tổ chức bộ máy

- Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương nhằm làm cho nó trở nên thích ứng hơn với yêu cầu phát triển của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, từng bước hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.

- Định rò vai trò, chức năng và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới việc phân cấp quản lý hành chính giữa Trung ương và địa phương, gắn với trình tự của quá trình cải cách hành chính. Trên quan điểm việc gì địa phương làm được là triệt để phân cấp để địa phương chủ động thực hiện nhằm từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức.


- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, bao gồm:

+ Xác định rò các nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính. Định rò phận sự, thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về kết quả hoạt động của bộ máy do mình phụ trách.

+ Loại bỏ những việc làm hình thức, không có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính. Tăng cường trách nhiệm và năng lực của cơ quan hành chính trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức.

- Thực hiện từng bước hiện đại hoá nền hành chính, đó là:

+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước; áp dụng các công cụ, phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại trong cơ quan hành chính nhà nước.

+ Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng cho yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

+ Bộ máy hành chính Nhà nước phải tập trung chủ yếu vào quản lý kinh tế vĩ mô (quy hoạch chiến lược phát triển, xây dựng chính sách, pháp luật…) đảm bảo an toàn, ổn định chính trị, an ninh và chủ quyền quốc gia, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc phòng và thi hành đúng đắn chính sách đối ngoại.

* Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

- Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế – xã hội và cải cách hành chính nhằm mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm nhiệm vụ mới. Ngày nay, nguồn nhân lực (con người) được thừa nhận là trung tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, của bộ máy Nhà nước, của nền hành chính và của toàn bộ quá trình phát triển. Với nhận thức như vậy, công cuộc đổi mới nói chung của cả nước và cải cách


hành chính nói riêng đặt ra yêu cầu rất lớn đối với con người. Nền hành chính hiện đại và cải cách đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng tinh xảo đáp ứng nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập và phát triển.

- Tổng điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xác định chính xác số lượng, chất lượng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương.

- Sửa đổi bổ sung hệ thống ngạch bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ, công chức, viên chức. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực cán bộ.

- Xác định cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ trong cơ quan hành chính, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ công chức. Cải tiến phương thức định biên làm căn cứ cho việc quyết định số lượng chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc của từng cơ quan hành chính.

- Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, thực hiện quy chế mới về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức để nâng cao chất lượng công vụ. Cơ chế thi tuyển phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, chọn đúng người đủ tiêu chuẩn vào bộ máy nhà nước, chú ý đảm bảo một tỷ lệ thích hợp cán bộ, công chức nữ trong các ngành, lĩnh vực khác.

- Xây dựng quy định thống nhất về tinh giảm biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở Trung ương và địa phương để thực hiện được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022