đậm ẩn chứa trong thiên nhiên cảnh vật" thì Anh Thơ lại "tìm cảm hứng ngay từ trong những khung cảnh bình thường… không mĩ lệ hoá nhưng vẫn tìm được cái đẹp trong sự bình dị" và nếu người đọc có ý kiến cho rằng đọc thơ Anh Thơ chỉ thấy cảnh mà không thấy tình thì hoàn toàn không đúng bởi "không phải chỉ quan sát bằng nhìn ngắm mà phải sống với hồn của cảnh vật thì thơ mới tả được cái thần của cảnh" [34, tr112] và chính Anh Thơ cũng đã từng tâm sự: "Cảnh vật nông thôn vào tôi như thế nào, tôi viết như thế ấy (…). Thực ra tôi muốn tôi với cảnh vật là một. Cảnh vật vui, tôi vui, cảnh vật buồn, tôi buồn" [8, tr52, 53].
Mùa đông là mùa mà các thi sĩ rất ít viết đến bởi mùa đông rét mướt, mưa phùn gợi cho con người có cảm giác lạnh giá, còn trong thơ Anh Thơ, ta bắt gặp những bài thơ Anh Thơ viết về mùa đông như Chợ ngày đông, Trở rét hay Đêm trăng đông.
Khi viết về mùa đông, các thi sĩ đã chọn cho mình những nét sinh hoạt tiêu biểu của người dân quê trong mùa đông giá lạnh, rét mướt :
"Ổ rơm xa ngọn gió lùa
Mấy người đắp chiếu ngủ khò bên nhau Lửa hồng soi bóng đêm thâu
Mẻ ngô rang đã bắt đầu nổ tung"
(Đêm đông - Đoàn Văn Cừ)
Còn gì ấm áp sum vầy hơn, khi những đêm đông rét buốt, người dân quê ngồi quây quần bên nhau trong tiếng cười, tiếng nói vui vẻ với bếp lửa hồng, những mẻ ngô rang nóng giòn - tất cả đã xua tan đi không khí giá lạnh ngoài kia.
Còn trong thơ Anh Thơ, để tránh cái rét đêm lạnh, con người đã tìm đến với nhau bên bếp lửa chập chờn và quanh cối gạo với tiếng chày thình thịch, họ bàn chuyện phiếm:
"Trong bếp, lửa chập chờn bên cối gạo, Mặc tiếng chày thình thịch xuống thời gian. Bạn hàng xóm họp nhau và chuyện hão
Có thể bạn quan tâm!
- Anh Thơ Và Những Chặng Đường Thơ Sau Cách Mạng.
- Cảnh Quê, Tình Quê Trong Thơ Anh Thơ Trước Cách Mạng.
- Phong cách thơ Anh Thơ - 6
- Những Lễ Hội, Phong Tục Mang Đậm Bản Sắc Văn Hoá Dân Tộc.
- Cảnh Quê, Tình Quê Trong Thơ Anh Thơ Sau Cách Mạng Tháng Tám.
- Phong cách thơ Anh Thơ - 10
Xem toàn bộ 153 trang tài liệu này.
Khói thuốc lào mờ mịt toả bay lan"
(Đêm trăng đông)
và gió rét cũng làm cho đời sống sinh hoạt của con người bị thay đổi:
"Trời rét quá! Mái lều xơ xác gió,
Chợ mênh mông quán họp độ mươi người. Các cô gái khăn vuông trùm to hó
Miệng nhai trầu thỉnh thoảng nói ra hơi".
(Chợ ngày đông)
Trời rét mướt không chỉ làm cho cảnh vật xơ xác mà con người mặc dù đã "áo mềm, áo kép giở ra thi" nhưng cũng không tránh được cái rét cắt da cắt thịt chính vì vậy cảnh chợ thật vắng vẻ khi chỉ có độ mươi người đến buôn bán và con người đã tìm được cách tránh rét bằng miếng trầu. Miếng trầu ấm nóng, mặn mặn cay cay của vôi, của cau vừa làm ấm lòng người dân quê đồng thời lại làm cho những cô gái quê như xinh đẹp hơn, duyên dáng hơn.
Trở về với làng quê, với những dấu ấn văn hoá dân gian, mỗi thi sĩ đều bộc lộ tình yêu quê hương đất nước của mình bởi làng quê là máu thịt, là sự sống, là tâm hồn của họ. Quê hương là một miền quê cổ truyền với bao cảnh đẹp, bao sản vật đặc sắc, bao nét sinh hoạt văn hoá đáng nhớ, đáng tự hào của mỗi chúng ta. Quê hương là nơi lưu giữ hình bóng cha mẹ ta, lưu giữ những kỷ niệm ấu thơ của ta, chính vì thế khi xa quê hương lòng ta không khỏi ngậm ngùi nhớ thương, không khỏi bồi hồi xao xuyến. Truyền thống tốt đẹp đó là một tư tưởng cao đẹp, là một tình cảm đằm thắm xuyên suốt trong nền thơ ca Việt Nam. Tình cảm đó khi thì được bộc lộ trực tiếp như trong thơ Nguyễn Trãi, trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, cũng có khi được bộc lộ gián tiếp như trong Thơ mới với các nhà thơ như Huy Thông, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận… Cảnh thiên nhiên trong thơ họ luôn đẹp song lại mang một nỗi buồn man mác và ẩn chứa trong đó là ước mơ vươn tới một khát vọng tự do, vươn tới sự cao cả rộng lớn và tình cảm chân thành, tha thiết đối với quê hương.
Phong cảnh làng quê Việt Nam trong Bức tranh quê hiện lên thật sắc nét. Thiên nhiên ở đây không rộng lớn, hoành tráng như thiên nhiên trong thơ Đường mà rất bình dị, chân quê, mộc mạc. Mỗi bài thơ đều như thấp thoáng một bờ cỏ non, một đồng lúa chín, một luỹ tre xanh hay một cánh cò sải rộng, những tàu chuối làng… Và "những bức tranh thiên nhiên tưởng như khách quan vô tình này" không chỉ "chứa đựng sự khao khát sống và yêu đương của một tâm hồn thiếu nữ muốn thoát ra khỏi những ràng buộc nặng nề của xã hội đương thời" mà còn "mỗi bài thơ đều như được viết ngay tại chỗ, tác giả như bưng được cả cái hữu hình, lẫn cái vô hình của khung cảnh mà đặt lên trang giấy. Tập thơ ghi nhận một nỗi lòng yêu dấu của Anh Thơ đối với nông thôn, làng nước Việt Nam" [38, tr165].
Nếu như Nguyễn Bính từ ngoài nhìn vào chỉ da diết với tình quê, trước hết vì lòng thi nhân đang lạc lõng "giữa chốn đô thị gió mưa phai", đang day dứt nhớ cố hương thì Anh Thơ lại đích thực là "người quê" đang sống giữa cảnh quê, do vậy Anh Thơ nhìn người đồng quê theo con mắt của người lao động và như thế, những dòng thơ được viết ra rất mộc mạc, bình dị và chân thật. Ở Anh Thơ đã tạo ra một lối riêng: lối thơ tả cảnh, do đó Anh Thơ luôn đắm mình trong thiên nhiên và nắm bắt được những chi tiết, những cảnh sắc rất tinh tế; chính vì vậy cái tình của thi nhân đã bị giấu đi quá kỹ song người đọc vẫn nhận ra đó là một tình quê da diết, một tình quê hồn hậu, tự nhiên.
Quả thật, nếu không yêu thiên nhiên đến tha thiết thì làm sao Anh Thơ có được những cảm nhận, những quan sát tinh tế về cảnh sắc nông thôn đến tỉ mỉ đến hay như vậy và thi sĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp độc đáo mà truyền thống ẩn sau những cảnh quê tưởng như bình dị kia. Phải sống với thiên nhiên, hoà mình, đắm chìm vào thiên nhiên thì thi sĩ mới có được cái nhìn khách quan đối với thiên nhiên đến như vậy và như lời giáo sư Phan Cự Đệ đã nhận xét: "Thơ Anh Thơ không phải là thơ của kẻ vô tình. Tình trong Bức tranh quê là tình quê hương đất nước, hồn nhiên, (…) ít ai chú ý bàng bạc khắp nơi, khi xa mới nhớ" và giáo sư cũng khẳng định: "Cái phong vị đậm đà cảnh sắc quê hương này,
chúng ta có thể tìm thấy trong nhiều nhà Thơ mới khác, người một vài bài, người một vài câu, nhưng với Anh Thơ là làm nhiều nhất và nổi bật nhất". Anh Thơ viết cảnh nhưng ẩn mình, nhìn toàn cảnh mới thấu được tình và đấy cũng chính là cái tài và cái tâm của nữ thi sĩ Anh Thơ.
1.1.2. Cảnh sinh hoạt lao động nơi làng quê.
Cuộc sống của người dân quê sau luỹ tre làng tưởng chừng như một ốc đảo khép kín, nhưng trong cuộc sống êm ả, bằng phẳng đó vẫn diễn ra những hoạt động sôi nổi, những cảnh lao động nhộn nhịp đông vui của người dân qua những phiên chợ quê. Chợ quê không chỉ mang chiều sâu văn hoá của đất nước mà nó còn thể hiện toàn bộ đời sống cộng đồng làng quê nơi con người cư trú và sinh sống. Chợ quê không chỉ là nơi con người trao đổi buôn bán mà còn là dịp để con người thưởng thức các thú vui, thú chơi thanh nhã truyền thống.
Thi sĩ Anh Thơ hay viết về chợ quê, trong tập Bức tranh quê, thi sĩ có một chùm bài (có đến 9 bài thơ) viết về chợ: Chợ ngày xuân, Chợ mùa hè, Chợ chiều, Đông chợ, Tàn chợ… phải chăng vốn là một người phụ nữ nên thi sĩ đã rất say mê với đề tài này? Anh Thơ đã tả chân một cách tỉ mỉ nhưng bao quát toàn cảnh hình ảnh của những phiên chợ quê, thi sĩ đã kịp ghi lại hình ảnh sống động khung cảnh chợ quê diễn ra trong một ngày, từ lúc hửng sáng cho đến lúc chợ tàn và bà đã đi sâu khai thác chợ quê ở khía cạnh những sinh hoạt đời thường, quen thuộc, gắn bó với người dân quê.
Đầu tiên là cảnh họp chợ vẫn còn thưa người đến, thế nhưng chợ thực sự đông đúc tấp nập khi:
"Trời nắng dần và nóng dần… ngoài quán Các người đi đã đội thúng lên đầu
Chợ ồn lên những tiếng chào mua, bán Với tiếng người chen chúc gọi vang nhau".
(Đông chợ)
Đến với chợ quê, ta như được hoà mình vào không khí ồn ào, sôi động của cảnh chợ bởi tiếng chào hỏi, tiếng mặc cả, tiếng mua bán, tiếng gọi nhau… tất cả đã tạo nên những âm thanh thật sinh động, nhộn nhịp. Và trong không khí sôi động, náo nhiệt đó con người cũng đang giao lưu, đang mua bán trao đổi cùng những hàng hoá lưu hành trong chợ quê xưa. Đó chủ yếu là những sản phẩm nông nghiệp, là những sản phẩm do chính người dân quê làm nên:
"Mấy ông lão khiêng vào lồng lợn giống, Một bà già quẩy đến gánh bèo non.
…
Rồi gạo, vải, bún, quà rồi bánh trái
Lần lượt bày trong những tiếng lao xao".
(Họp chợ)
Hàng hoá được bày bán trong chợ là những sản vật của nhà quê: là lợn, là cá, là rau, là hoa trái trong vườn cho đến cả "gánh bèo non" cũng được rao bán.
Và không chỉ miêu tả về cảnh chợ quê mà Anh Thơ còn tinh tế phát hiện ra những diễn biến, những suy nghĩ của người dân quê khi chợ đã tàn:
"Một bà lão xót xa tiền hết… mãi! Mấy thằng cu hớn hở được tò te Vài cái đĩ vui cười mừng nón mới
Quên trên vai gánh nặng quẩy mau về"
(Tàn chợ)
Chỉ với bốn câu thơ những tác giả đã diễn tả thật sâu sắc tâm trạng của mỗi người dân khác nhau: kia là nỗi lo lắng, xót xa của bà lão khi chi tiêu nhiều thứ nên "tiền hết", đây là niềm vui mừng, hớn hở của "thằng cu" khi có được "tò te", của con bé khi có được chiếc nón mới - ta bắt gặp cuộc sống của người phụ nữ nơi thôn quê với những chắt bóp, những lo toan cho gia đình và cả những
niềm vui, những nụ cười của những đứa trẻ quê khi chúng có được những món quà quê rất đơn sơ nhưng đối với chúng lại quý giá vô cùng.
Anh Thơ không chỉ tái hiện lại quá trình "họp chợ", "đông chợ", "tàn chợ" mà hơn thế, tác giả còn chú ý khám phá cả không khí những phiên chợ quê theo từng thời điểm, từng mùa. Đây là hình ảnh của Chợ mùa hè với cái nắng hanh khô, gay gắt đang phả sức nóng hừng hực của mình vào phiên chợ khiến cho cảnh chợ đâu đâu cũng nóng:
"Trời loé nắng, chợ vào đầy những nắng Đầy những người chen chúc họp… mồ hôi
…
Đây, góc quán bà già ngồi rũ nóng, Kia, cửa lều ông lão quạt khăn tay".
(Chợ mùa hè)
Còn đến mùa thu, không khí dịu mát, trong lành với những cơn mưa thu đã làm cho cảnh chợ mát mẻ hơn, đông đúc hơn:
"Đường đã lội trời còn mưa rườn rượt Và lại còn trận gió vội bay qua
Trong lều quán người người chen chúc ướt, Bên thúng hàng chất đống đợi bưng ra".
(Chợ ngày thu)
Nếu chợ mùa hè nóng bức bao nhiêu thì cảnh chợ mùa đông lại rét mướt và càng trở nên vắng vẻ bấy nhiêu:
"Trời rét quá! Mái lều xơ xác gió,
Chợ mênh mông quán họp độ mươi người".
Và đặc biệt hình ảnh chợ quê trong những ngày xuân được Anh Thơ miêu tả rất đặc sắc, rất hấp dẫn bởi nếu cảnh chợ Tết trong thơ Đoàn Văn Cừ là:
"Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết Con gà trống mào thâm như cục tiết Một người mua cầm cẳng dốc lên xem"
(Chợ Tết - Đoàn Văn Cừ)
Đến với Chợ tết của Đoàn Văn Cừ ta không chỉ bắt gặp một không khí trao đổi mua bán mà còn là một khung cảnh vui chơi thanh nhã mang đậm giá trị văn hoá sâu sắc:
"Một thầy khoá gò lưng bên cánh phản Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân"
còn chợ tết trong thơ Anh Thơ - ở đó ta bắt gặp đủ mọi tầng lớp người, mỗi người gắn với mỗi hoạt động đặc trưng. Khác với ngày thường, mọi người đi chợ xuân không chỉ mua bán mà còn đi dạo cảnh, du xuân và hơn thế nữa chợ Tết là nơi để trai gái tụ họp, khoe sắc, khoe tài:
"… Các cô nàng lẳng lơ nón quai thao
…
Những chàng trai ô mới mở dương vây Nhưng đông nhất quán hàng người đoán thẻ Một lão già kính trắng, bịt khăn đen
Các cô gái chen nhau vào, vui vẻ
Nghe Thánh truyền sắp đặt mối lương duyên".
(Chợ ngày xuân - Anh Thơ)
Đến với chợ xuân, các chàng trai cô gái còn muốn thấu tỏ tình duyên của mình do đó nơi đông nhất là hàng đoán thẻ. Và không gian chợ Tết còn tràn ngập một sức sống, một không khí xuân:
"Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc,
…
Cười nói, nói luôn mồm và chỗ khác Mấy cụ ngồi nhắm rượu gật gù say".
(Chợ ngày xuân - Anh Thơ)
Có thể thấy Anh Thơ đã tạo ra một không gian chợ Tết chân thực sinh động về cảnh sinh hoạt văn hoá của làng quê đồng thời đưa người đọc tìm về với nền văn hoá dân gian, tìm về nẻo hồn xưa của quê hương.
Về với cảnh sinh hoạt nơi làng quê không phải chỉ có những phiên chợ quê tấp nập đông vui mà sẽ rất là thiếu sót khi trong Bức tranh quê tươi đẹp đó lại thiếu đi những ngày mùa bội thu. Về với nông thôn vào mùa gặt, ta sẽ bắt gặp những cánh đồng lúa vàng trĩu bông trải dài đến tít tắp, từng cánh cò trao liệng giữa bầu trời và đặc biệt là được hoà vào không khí nhộn nhịp, khẩn trương của những người nông dân:
"Trong đồng lúa tươi vàng bông rủ chín Những trai tơ từng bọn gặt vui cười Cùng trong lúc ông già che nón kín Ngồi đầu bờ hút thuốc thở từng hơi.
(Chiều hè - Anh Thơ)
Ngày gặt đã trở thành ngày hội của làng quê với tiếng nói, tiếng cười vui ríu rít. Trên những cánh đồng lúa tươi vàng, nặng trĩu bông, niềm vui sướng, niềm hạnh phúc đang tràn ngập khắp mọi gương mặt những chàng trai cô gái vừa gặt lúa vừa rôm rả chuyện vui, những cụ già đang nghỉ giải lao khoan khoái thả hồn vào làn khói thuốc. Thật là hạnh phúc, thật là ấm no, yên bình. Và nếu như có nhiều nhà phê bình đã nhận xét những vần thơ của Anh Thơ được viết ra hầu như không chút cảm động nào thì thật là không phải bởi có thể thấy Anh Thơ là người nhà quê đang sống giữa cảnh quê nên phải hiểu và chia sẻ với những vất vả của người dân quê, phải nhập thân vào cuộc sống lao động nơi làng quê thì Anh Thơ mới có thể viết được những vần thơ mộc mạc, chân thực đến như vậy.