7. Phân tích khái niệm và bản chất của cung du lịch?
8. Phân tích các đặc điểm của cung du lịch?
9. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung du lịch của một doanh nghiệp và của một điểm đến du lịch (tổng cung)?
10. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ vận chuyển hàng không?
11. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ lưu trú khách sạn?
12. Phân tích đặc điểm của cung dịch vụ lữ hành - tour du lịch trọn gói?
13. Phân tích đặc điểm của một số loại hình cung du lịch khác?
14. Phân tích thực chất và đặc điểm của quan hệ cung cầu du lịch. Liên hệ với quan hệ cung cầu du lịch ở Việt Nam?
15. Quan niệm về cân đối cung cầu du lịch. Trình bày nội dung cơ bản của việc cân đối cung cầu du lịch. Liên hệ với tình hình Việt Nam?
16. Trình bày khái niệm và các cách phân loại thị trường du lịch. Ý nghĩa của từng cách phân loại?
17. Phân tích đặc điểm của thị trường du lịch. Liên hệ với thị trường du lịch Việt Nam?
18. Phân tích các xu hướng phát triển thị trường du lịch. Liên hệ với thị trường du lịch Việt Nam?
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2
TIẾNG VIỆT
1. Ngô Đình Giao (chủ biên) (2007), Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Trương Sỹ Quý và Hà Quang Thơ (1995), Giáo trình Kinh tế Du lịch (lưu hành nội bộ), Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.
4. Nguyễn Văn Thụ (chủ biên) (2000), Bài giảng Kinh tế du lịch, Trường ĐH Giao thông vận tải, Hà Nội.
5. Tập thể tác giả Trung Quốc (1998), Dự báo thế kỷ 21 (sách dịch), NXB Thống kê, Hà Nội.
TIẾNG ANH
6. Bull (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne.
7. Hughes (1990), Economics for Hotel and Catering Students, 2nd edition, Stanley Thornes, Cheltenham.
8. Lundberg (1995), Tourism Economics, Jokn Wiley & Sons, New York.
9. Ryan (1980), An Introduction to Hotel and Catering Economics, Stanley Thornes, Glos.
10. Tribe (2011), The Economics of Recreation, Leisure and Tourism, 4th edition, Butterworth-Heinemann, Oxford.
Chương 3
CÁN CÂN THANH TOÁN TRONG DU LỊCH
Mục tiêu của chương:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
Nắm được khái niệm và nội dung bảng cán cân thanh toán (các tài khoản bên ngoài).
Hiểu rõ cơ sở của cán cân thanh toán du lịch; sự khác nhau giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong du lịch.
Phân tích được các dòng ngoại tệ từ thu nhập và thanh toán vận chuyển hàng không đối với các quốc gia; các chính sách của một quốc gia nhằm tối đa hoá các khoản thu ngoại tệ từ vận chuyển khách du lịch quốc tế.
Phân tích được các dòng ngoại tệ từ các khoản thu nhập và thanh toán du lịch đối với quốc gia điểm đến và quốc gia nguồn khách; chính sách của các quốc gia này nhằm tối đa hoá các khoản thu ngoại tệ từ du lịch.
Hiểu rõ các tác động của một dự án phát triển du lịch đối với cán cân thanh toán; các chính sách đối với cán cân thanh toán trong du lịch.
Hiểu rõ ảnh hưởng tích cực của các chính sách quản lý cầu du lịch và các chính sách quản lý cung du lịch đến cán cân thanh toán.
3.1. SỰ THAM GIA CỦA DU LỊCH TRONG CÁN CÂN
THANH TOÁN VÀ CƠ SỞ CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN DU LỊCH
3.1.1. Khái niệm và nội dung cán cân thanh toán
Du lịch có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán của nhiều quốc gia. Trên phương diện dòng tiền tệ, du lịch là sự chi tiêu tiền ở điểm đến
mà chúng được kiếm ở khu vực nguồn khách, điều đó có nghĩa là tiền kiếm ở quốc gia A được sử dụng để chi trả (thanh toán) cho các dịch vụ cung cấp ở quốc gia B.
Ở một ý nghĩa nào đó, thuật ngữ "cán cân thanh toán" dùng để miêu tả tóm tắt các khoản thu nhập và thanh toán của một quốc gia với các quốc gia khác, mà hai khoản này thường không cân bằng. Có thể khái niệm cán cân thanh toán là một bảng kết toán tóm tắt tất cả các giao dịch kinh tế, tài chính của một quốc gia với các quốc gia khác trong một thời kỳ nhất định (thường trong một năm). Ví dụ một bảng tóm tắt các tài khoản bên ngoài được thể hiện trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Các tài khoản bên ngoài của một nền kinh tế quốc dân
Trừ đi | Khoản thanh toán hoặc chi tiêu | Kết quả | |
Tài khoản hiện tại | |||
Xuất khẩu hàng hoá | Nhập khẩu hàng hoá | Cán cân thương mại (cán cân hữu hình) | |
Cộng | |||
Các khoản thu từ dịch vụ (vô hình) | Các khoản thanh toán dịch vụ (vô hình) | Cán cân dịch vụ (cán cân vô hình) | |
Cộng | Cán cân tài khoản hiện tại | ||
Tài khoản vốn | |||
Dòng vốn của tư nhân và nhà nước chảy vào | Dòng vốn của tư nhân và nhà nước chảy ra | Sự lưu thông thực của vốn | |
Tổng cán cân thanh toán thặng dư (hoặc thâm hụt) | |||
Các kết quả thặng dư hoặc thâm hụt được biểu hiện thông qua sự lưu thông thực của tiền tệ |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chi Phí Trong Chuyên Chở Hành Khách Bằng Hàng Không
- Tỷ Lệ (%) Thu Nhập Và Chi Phí Của Một Công Ty Lữ Hành
- Đặc Điểm Của Quan Hệ Cung Cầu Du Lịch
- Sự Thay Đổi Tỷ Giá Trao Đổi Và Cán Cân Du Lịch
- Kinh tế du lịch Phần 1 - 19
- Các Hợp Đồng Quản Lý Không Mang Tính Chất Đầu Tư
Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.
Cán cân thanh toán (các tài khoản bên ngoài) của một quốc gia về cơ bản bao gồm hai tài khoản chủ yếu - tài khoản hiện tại và tài khoản
vốn - phản ánh các hoạt động thương mại và tài chính cơ bản của một quốc gia với bên ngoài. Thông qua các tài khoản này, các dòng hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ và vốn chảy vào hoặc chảy ra khỏi quốc gia được theo dõi và ghi chép lại. Đó là những thông tin quan trọng để xác định tình hình phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Việc tách tài khoản hiện tại thành tài khoản hữu hình và tài khoản vô hình là một đặc điểm theo thông lệ của kế toán quốc gia để xác định các hàng hoá và dịch vụ cung cấp, nhưng sự phân biệt này có xu hướng ngày càng không rõ nét bởi vì dịch vụ thường là kết quả tất yếu của các hàng hoá được cung cấp mang tính quốc tế.
Sự lưu thông của vốn phần lớn liên quan đến đầu tư quốc tế và sự vay mượn quốc tế của chính phủ. Đồng thời, nó còn bao gồm cả những khoản thu nhập thuần khác từ nước ngoài hoặc những khoản chi tiêu ra nước ngoài.
3.1.2. Sự tham gia của du lịch trong cán cân thanh toán
Du lịch có thể tham gia vào hầu hết các khoản mục cán cân thanh toán của một quốc gia. Ở mức độ đơn giản và phổ biến nhất, du lịch là một phần thông thường của cán cân vô hình (và có thể có một cán cân về du lịch) mà nó được biểu hiện bằng:
Các khoản thu từ khách du lịch quốc tế đến thăm một quốc gia
Trừ đi
Các khoản thanh toán ở nước ngoài của các công dân quốc gia đó đi du lịch nước ngoài.
Kết quả chi tiêu du lịch thuần là một con số chỉ có ý nghĩa tương đối, vì nó chỉ đo lường các khoản thanh toán cuối cùng của du khách đối với các dịch vụ và một số hàng hoá ở các quốc gia điểm đến. Để xác định được du lịch có giá trị thực hay chi phí thực đối với một quốc gia, cần phải tính tất cả các giao dịch quốc tế cần thiết liên quan đến du lịch vào cán cân thanh toán quốc gia. Các giao dịch này không chỉ bao gồm các khoản thanh toán du lịch cuối cùng và thanh toán vận chuyển mà còn cả
những khoản thanh toán quốc tế đối với các hàng hoá và dịch vụ cần cho đầu tư và vận hành của ngành du lịch (ví dụ, các hàng hoá, nguyên liệu nhập khẩu theo nhu cầu của khách du lịch quốc tế, các nguyên vật liệu nhập khẩu cho các dự án phát triển du lịch). Từ đó, có thể hình thành thuật ngữ tài khoản bên ngoài lữ hành và du lịch và trở thành một hạng mục chính thức trong cán cân thanh toán ở một số quốc gia.
Du lịch là một lĩnh vực hấp dẫn và tạo nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài hoặc tìm kiếm nguồn tài chính bên ngoài. Do đó, sự vận động của dòng vốn đầu tư du lịch cần được ghi chép và phản ánh qua tài khoản vốn của cán cân thanh toán.
Du lịch phát triển làm tăng sự tham gia của ngành này trong cán cân thanh toán và nó có tác động không nhỏ đến tổng cán cân thanh toán của một quốc gia. Đối với những quốc gia coi du lịch là ngành kinh tế chủ yếu, các nhà kinh tế có thể thiết lập riêng cán cân thanh toán du lịch và khuyến nghị sử dụng bảng cán cân này trong phân tích và hoạch định chính sách phát triển du lịch của quốc gia đó.
3.1.3. Cơ sở của cán cân thanh toán du lịch: Lợi thế so sánh trong du lịch
Nguyên lý lợi thế so sánh của Ricardo là cơ sở cho thương mại quốc tế. Nguyên lý đó cho rằng thương mại là lợi ích giữa bất kỳ hai quốc gia mà quốc gia này có lợi thế so sánh trong việc sản xuất bất kỳ một loại hàng hoá nào có hiệu quả hơn so với quốc gia kia, không kể đến lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, lý thuyết này ít khi được áp dụng đối với các dịch vụ du lịch. Nhưng các quốc gia riêng lẻ lại sở hữu các lợi thế so sánh đặc biệt mà các lợi thế này dẫn đến các dòng khách du lịch quốc tế.
- Có những tài nguyên du lịch đặc trưng ở mỗi quốc gia nhất định mà những tài nguyên đó là điểm hấp dẫn du lịch căn bản ví dụ vịnh Hạ Long hoặc Vạn lý Trường Thành. Do đó, du khách từ Trung Quốc có thể trao đổi sự "tiêu dùng" Vạn lý Trường Thành lấy sự "tiêu dùng" vịnh Hạ Long với du khách từ Việt Nam.
- Một số quốc gia cung cấp lợi thế toàn diện trong việc sản xuất các dịch vụ du lịch như khí hậu hấp dẫn cùng với nhiều bãi biển đẹp và chi phí lao động thấp (rẻ). Tây Ban Nha và Mêhicô là những ví dụ điển hình; Rumani và Bungari "trao đổi" trực tiếp du lịch để lấy hàng hoá từ các nước Đông Âu gần phía Bắc.
- Vị trí địa lý của một quốc gia điểm đến có liên quan đến các nước nguồn khách du lịch đại chúng có thể là một nhân tố "kéo" quan trọng. Lợi thế vị trí có thể làm cho quốc gia điểm đến tập trung các tài nguyên có khả năng chuyển đổi vào ngành du lịch thậm chí từ các ngành công nghiệp có hiệu quả hơn so với ngành này ở các nước nguồn khách. Đó là thực tế của một số nước có nền kinh tế với hai hoặc ba ngành công nghiệp nhỏ (ví dụ các nước ở vùng biển Caribê).
Ngoài các lợi thế so sánh nói trên, sự khác nhau về "khẩu vị", sự khao khát của một số nhóm khách du lịch về những kinh nghiệm mới lạ ở nước ngoài và các điều kiện hạn chế du lịch mang tính quốc tế đang có sự thay đổi (ví dụ như sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ) đã kết hợp lại để tạo ra một lý do kinh tế căn bản cho hoạt động du lịch quốc tế.
Như vậy, cần có sự đánh giá lại lý thuyết thương mại quốc tế trên phương diện dịch vụ và đặc biệt những loại dịch vụ không cạnh tranh với các dịch vụ nội địa. Đôi khi, khách du lịch muốn đến thăm một quốc gia khác vì lý do sản phẩm của nó hoàn toàn khác với những sản phẩm có sẵn trong nước mà không cần đến lợi thế về giá cả. Do đó, đã tạo khả năng sử dụng các tài nguyên du lịch đặc biệt hoặc các nhân tố vốn của điểm đến du lịch.
3.2. XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN MỤC CHÍNH CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN DU LỊCH
3.2.1. Thống kê các thanh toán du lịch
Vì các thanh toán du lịch quốc tế là một yếu tố cấu thành quan trọng của cán cân vô hình nên chính phủ các quốc gia và các nhà kinh tế
học rất quan tâm đến các số liệu này. Trong hầu hết các trường hợp, các số liệu có sẵn để sử dụng đều là dữ liệu cán cân thanh toán đơn giản về các khoản thu nhập và thanh toán du lịch. Nhưng những dữ liệu này thường không tin cậy, làm cho việc so sánh quốc tế trở nên không chính xác.
Có ba nguồn số liệu thống kê cơ bản về các khoản thanh toán du lịch:
- Tổng chi tiêu trực tiếp do khách du lịch cung cấp;
- Các số liệu gián tiếp tính toán được bằng cách nhân số khách du lịch với thời gian lưu trú bình quân và mức chi tiêu bình quân một ngày;
- Các số liệu về trao đổi ngoại tệ từ các ngân hàng và tổ chức tài chính khác.
Hai nguồn số liệu đầu dựa trên cơ sở các điều tra và khảo sát (như tổng điều tra hoặc thông thường hơn là khảo sát chọn mẫu) khách du lịch tại điểm đến hoặc sau khi đi du lịch. Do đó, vấn đề tồn tại thường gặp phải ở đây là phương pháp nghiên cứu khảo sát. Các đợt khảo sát như vậy được thực hiện ở các điểm khởi hành quốc tế như ở cửa ra máy bay, vì vậy phương pháp này đôi khi được gọi là phương pháp điều tra tại cửa khẩu.
Các số liệu ngân hàng chỉ thực sự hữu ích ở các quốc gia mà tiền tệ của quốc gia đó không có khả năng chuyển đổi và bị cấm mua, bán ngoại tệ. Đối với các quốc gia chỉ kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát trao đổi ngoại tệ thì các ngân hàng và tổ chức tài chính không thể giám sát được toàn bộ quá trình lưu thông và sử dụng tiền mặt. Do đó, nguồn số liệu thứ ba chỉ có ý nghĩa tham khảo trong phạm vi nghiên cứu và sử dụng nhất định.
Giá trị thực của các khoản thanh toán du lịch quốc tế cũng cần được lựa chọn trong hai trường hợp đặc biệt. Thứ nhất, đối với khách du lịch thăm thân (VFR) thường không thích chi tiêu nhiều vào lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác ở điểm đến du lịch, thay vào đó là những khoản chi