Các Mô Hình Quản Trị Công Ty Cổ Phần

Việc cải tiến cách thức Quản trị công ty sẽ mang lại một hệ thống giải trình tốt, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các nghiệp vụ gian lận hoặc các giao dịch nhằm mục đích vụ lợi của các cán bộ quản lý. Tinh thần trách nhiệm cao kết hợp với việc quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể sẽ giúp cho công ty phát hiện sớm các vấn đề trước khi chúng phát sinh và dẫn đến một cuộc khủng hoảng. Quản trị công ty tốt sẽ giúp cải thiện hiệu quả công việc quản lý và giám sát Ban giám đốc điều hành, chẳng hạn bằng cách xây dựng hệ thống lương thưởng dựa trên các kết quả tài chính của công ty. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho việc xây dựng quy trình bổ nhiệm cán bộ và kế thừa một cách có hiệu quả, mà còn cho việc duy trì khả năng phát triển về lâu dài của công ty.


Việc áp dụng những cách thức Quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần cải thiện quá trình ra quyết định. Chẳng hạn các thành viên Ban giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị và các cổ đông sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời và có đầy đủ thông tin hơn khi cơ cấu Quản trị công ty cho phép họ hiểu rò vai trò trách nhiệm của mình, cũng như khi các quá trình liên lạc được điều chỉnh một cách có hiệu quả. Điều này sẽ giúp hiệu quả của các hoạt động tài chính và kinh doanh của công ty được nâng cao một cách đáng kể ở mọi cấp độ. Quản trị công ty có hiệu quả sẽ giúp tổ chức tốt hơn toàn bộ các quy trình kinh doanh của công ty và điều này sẽ dẫn đến hiệu suất hoạt động tăng cao hơn và chi phí vốn thấp hơn [35] và điều này sẽ lại góp phần nâng cao doanh số và lợi nhuận cùng sự giảm thiểu trong chi phí và nhu cầu về vốn.


Một hệ thống Quản trị công ty hiệu quả cần phải đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, các tiêu chuẩn, các quy chế, quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các đối tượng liên quan. Hơn nữa, hệ thống quản trị hiệu quả cần giúp công ty tránh phát sinh chi phí cao liên quan đến những khiếu kiện của cổ đông và những tranh chấp bắt nguồn từ sự gian lận, xung đột lợi ích, tham nhũng, hối lộ và những giao dịch nội bộ. Một hệ thống quản trị hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết những xung đột có liên quan tới công ty, ví dụ xung đột giữa các cổ đông nhỏ lẻ với các cổ đông

nắm giữ quyền kiểm soát, giữa các cán bộ quản lý với các cổ đông và giữa các cổ đông với các bên có quyền lợi liên quan. Đồng thời bản thân các cán bộ của công ty sẽ có thể làm giảm thiểu được rủi ro liên quan đến trách nhiệm đền bù cá nhân.


Thứ hai, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn


Các cách thức Quản trị công ty có thể quyết định việc công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn nhiều hay ít. Những công ty được quản trị tốt thường gây được cảm tình với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc công ty có khả năng sinh lời mà không xâm phạm đến quyền lợi của các cổ đông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


Việc Quản trị công ty một cách hiệu quả phải dựa trên những nguyên tắc về sự minh bạch, dễ tiếp cận, kịp thời, đầy đủ, và chính xác của thông tin ở mọi cấp độ. Với việc nâng cao tính minh bạch trong công ty, các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi khi họ có cơ hội được cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh và các số liệu tài chính của công ty. Thậm chí dù những thông tin được công bố mang tính tiêu cực đi chăng nữa thì càng cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi do họ có cơ hội để giảm thiểu rủi ro.

Ban kiểm soát trong Quản trị nội bộ công ty cổ phần theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay - 3


Một xu thế mới gần đây mà ta có thể quan sát thấy ở các nhà đầu tư là họ đã xem các biện pháp Quản trị công ty như là một tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Cơ cấu và các cách thức Quản trị công ty sẽ được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của các cổ đông chứ không phải là phục vụ lợi ích riêng của các cán bộ quản lý. Hình sau minh họa về các cách thức Quản trị công ty có thể đóng vai trò đặc biệt quan trọng tại các thị trường mới nổi, nơi mà quyền lợi của các cổ đông không phải lúc nào cũng được bảo vệ như ở các thị trường đã phát triển.


Cuối cùng, một loạt những yêu cầu mới đối với các công ty niêm yết trên rất nhiều thị trường chứng khoán ở mọi nơi trên thế giới đòi hỏi các công ty phải tuân thủ những tiêu chuẩn quản trị ngày càng nghiêm ngặt hơn. Những công ty muốn

tiếp cận các thị trường vốn cả trong nước và quốc tế thì cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn cao về Quản trị công ty và phải theo yêu cầu cụ thể của thị trường.


Thứ ba, giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản


Những công ty cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong Quản trị công ty thường huy động được những nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của mình. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro liên quan đến quyền lợi của nhà đầu tư bị xâm phạm. Nếu quyền lợi của nhà đầu tư được bảo vệ một cách thích hợp, cả chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vay đều sẽ giảm. Cần phải lưu ý rằng, những nhà đầu tư cung cấp các khoản vay, tức là các chủ nợ, gần đây có xu hướng xem các cách thức Quản trị công ty (ví dụ việc minh bạch hóa cơ cấu chủ sở hữu và báo cáo tài chính đầy đủ) như là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư của mình. Chính vì vậy, việc áp dụng một hệ thống Quản trị công ty hiệu quả cuối cùng sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn.


Mức độ rủi ro và chi phí vốn còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị của mỗi quốc gia, khuôn khổ các thể chế và các cơ cấu thực thi pháp luật. Việc quản trị ở mỗi một công ty có ảnh hưởng khá quan trọng đối với các nhà đầu tư trong các thị trường mới nổi, bởi vì các thị trường này thường không có được một hệ thống pháp lý đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư một cách có hiệu quả như tại các quốc gia phát triển khác.


Điều này đặc biệt chính xác ở Việt Nam, nơi mà khuôn khổ pháp lý cho vấn đề quản trị còn tương đối mới mẻ và vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm và nơi mà các tòa án thường không phải lúc nào cũng có thể bảo vệ được các nhà đầu tư khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là ngay cả một sự cải thiện khiêm tốn nhất trong vấn đề quản trị mà công ty áp dụng so với các đối thủ khác

cũng có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn đối với các nhà đầu tư và nhờ đó giảm chi phí vốn [17].


Đồng thời, có một mối liên hệ mật thiết giữa các cách thức quản trị với việc các nhà đầu tư cảm nhận về giá trị tài sản của công ty (chẳng hạn tài sản cố định, lợi thế thương mại, nguồn nhân lực, danh mục sản phẩm, các khoản phải thu, nghiên cứu và phát triển).


Thứ tư, nâng cao uy tín


Trong môi trường kinh doanh ngày nay, uy tín là một phần quan trọng làm nên giá trị thương hiệu của một công ty. Uy tín và hình ảnh của một công ty là tài sản vô hình không thể tách rời của công ty. Những biện pháp quản trị công ty hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng cao uy tín của công ty. Như vậy, những công ty tôn trọng quyền lợi của cổ đông và các chủ nợ và đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một người phục vụ nhiệt thành cho các lợi ích của công chúng đầu tư. Kết quả là những công ty đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu.


Niềm tin của công chúng và giá trị thương hiệu có thể khiến người ta tin tưởng hơn vào các sản phẩm của công ty, và điều này sẽ dẫn đến việc nâng cao doanh số, từ đó dẫn đến việc gia tăng lợi nhuận. Hình ảnh tích cực và uy tín của một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc định giá công ty. Giá trị thương hiệu dưới góc độ kế toán là khoản tiền phải trả thêm bên cạnh giá trị tài sản thực tế của công ty nếu công ty bị thâu tóm. Đó chính là một khoản chi phí phụ trội mà một công ty này phải trả khi muốn mua một công ty khác.


1.1.4. Các mô hình quản trị công ty cổ phần


Luật công ty hiện đại của các dòng họ luật trên thế giới đều phân chia quyền lực trong công ty cổ phần, tức là thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến

công ty, giữa các cổ đông (shareholders) và người quản lý công ty (managers hay directors). Những lý thuyết quan trọng về sự phân chia quyền lực trong công ty hiện đại đã xuất hiện Các học giả về luật công ty hiện đại quan tâm đến sự phân tách giữa sở hữu và quản trị, đặc biệt trong các công ty cổ phần có nhiều cổ đông, nhất là các công ty niêm yết, nơi mà các cổ đông chỉ quan tâm đến giá trị cổ phiếu trên thị trường, cùng với một quyền rất quan trọng là lựa chọn các nhà quản trị mang lại giá trị cao nhất có thể cho cổ phần của họ. Cũng từ đó, các lý thuyết về đại diện đã xuất hiện để lý giải mối quan hệ giữa các cổ đông và các nhà quản trị, người ta bàn nhiều về bản chất mối quan hệ giữa cổ đông với người quản lý công ty, việc làm thế nào để hạn chế các hành vi tư lợi của người quản lý và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Những lý thuyết về quản trị công ty (corporate governance) gắn liền với các ý niệm về phân chia quyền lực, về đại diện, và mục đích của quản trị công ty tốt.


Nói một cách khái quát, cấu trúc quản trị nội bộ của các công ty cổ phần trên thế giới, đặc biệt là các công ty niêm yết, thường theo một trong hai mô hình sau đây: (i) mô hình hội đồng đơn – hay còn gọi là hội đồng một tầng, và (ii) mô hình hội đồng kép – hay còn gọi là hội đồng hai tầng. Nói đến cấu trúc hội đồng đơn hay kép là nói đến cấu trúc của bộ máy quản lý – điều hành của công ty, chứ không phải của toàn bộ cấu trúc quản trị công ty.


Cấu trúc hội đồng một tầng (mô hình quản trị đơn lớp)


Cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng một tầng (hội đồng đơn) có trong luật công ty của hầu hết các nước thuộc hệ thống thông luật (common law) như Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada v.v.; cũng như không ít các nước thuộc dòng họ luật thành văn (civil law). Cấu trúc hội đồng đơn, về cơ bản, được xây dựng theo mô hình luật công ty theo kiểu Anglo-American, mà luật công ty Hoa Kỳ là điển hình.


Luật công ty Hoa Kỳ, đặc biệt là luật về công ty của bang Delaware, nơi mà quá nửa trong số 500 công ty lớn nhất nước Mỹ chọn để đăng ký kinh doanh, nổi

tiếng về cấu trúc hội đồng đơn và sự thân thiện với, hay nói đúng hơn là tập trung quyền lực cho, người quản lý công ty [38, tr. 136].


Theo luật công ty Anh–Mỹ, cấu trúc quản trị nội bộ của một công ty cổ phần gồm có: (i) Đại hội đồng cổ đông (shareholders’ meeting) và (ii) Hội đồng giám đốc (board of directors). Bộ phận quản trị - điều hành của công ty cổ phần chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là Hội đồng giám đốc - cấu trúc hội đồng đơn. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu chọn các thành viên của Hội đồng giám đốc (thường có từ ba đến hai chục thành viên), được gọi là các giám đốc. Mọi quyền lực và các vấn đề của công ty được pháp luật đặt vào tay của Hội đồng giám đốc, trừ những vấn đề mà pháp luật hoặc điều lệ công ty quy định phải thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Luật công ty của các nước thuộc dòng họ Anglo-American thường có một quy định rất quan trọng rằng: công việc kinh doanh của công ty được quản lý bởi, hay dưới sự chỉ đạo của hội đồng giám đốc (hay các giám đốc). Sự phân chia quyền lực này khác với việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan của bộ máy quản trị công ty cổ phần vẫn thường thấy trong luật công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam. Cũng vì thế, Hội đồng giám đốc của các công ty theo mô hình Anh – Mỹ có rất nhiều quyền lực, hơn rất nhiều so với những người đồng nghiệp của họ trong hội đồng quản trị công ty của các nước châu Âu lục địa, Trung Quốc và Việt Nam. Thậm chí, ở một số nước, Hội đồng giám đốc có một quyền có lẽ sẽ làm ngạc nhiên các cổ đông Việt Nam và nhiều nước khác, đó là việc Hội đồng giám đốc - những người làm thuê - lại quyết định việc chia cổ tức cho các cổ đông – những ông bà chủ.


Hội đồng giám đốc bổ nhiệm các thành viên của mình hoặc người khác đảm nhiệm các công việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Người đứng đầu của bộ phận điều hành là Tổng giám đốc (chief executive officer) hay managing director. Pháp luật công ty của các nước Anh – Mỹ không có qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc (statutory power) như trong pháp luật công ty Việt Nam hay Trung Quốc. Quyền lực của Tổng giám đốc sẽ do Hội đồng giám

đốc quyết định trên cơ sở ủy nhiệm, vì thế, không phải các TGĐ đều có quyền lực như nhau. Khác với mô hình Tổng giám đốc theo luật Anh - Mỹ, trong mô hình quản trị công ty cổ phần theo luật Việt Nam và Luật Công ty 2005 của Trung Quốc thì Tổng giám đốc công ty cổ phần xuất hiện như một cơ quan trong bộ máy quản trị, với các quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ đông hay Hội đồng quản trị chỉ có thể trao thêm chứ không được lấy bớt đi. Tuy nhiên, trên thực tế, Tổng giám đốc trong mô hình quản trị của Hoa Kỳ được coi là mô hình Tổng giám đốc mạnh, nhất là khi Chủ tịch Hội đồng giám đốc kiêm nhiệm luôn chức vụ Tổng giám đốc, hoặc Hội đồng giám đốc ủy quyền mạnh cho Tổng giám đốc. Nếu như Chủ tịch Hội đồng giám đốc các công ty lớn ở Anh ít kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc, thì đồng nghiệp Hoa Kỳ của họ lại hay kiêm nhiệm hai chức danh này. Nhưng sau các vụ phá sản của một vài công ty lớn xảy ra đầu thế kỷ 21 ở Mỹ như Enron, WorldCom, Tyco v.v., việc phân tách hai chức danh này trong các công ty cổ phần lớn ở Mỹ đã là một xu thế rò rệt.


Mô hình quản trị công ty cổ phần theo cấu trúc hội đồng đơn kiểu Anh-Mỹ không có một cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều hành công ty như Ban kiểm soát trong luật công ty Việt Nam và luật công ty Trung Quốc hay như Hội đồng giám sát trong mô hình hội đồng hai tầng của Đức. Tuy nhiên, trong các công ty lớn, đặc biệt là các công ty niêm yết, xu hướng đa số thành viên của Hội đồng giám đốc là thành viên độc lập không điều hành (independent non-executive directors) đang thắng thế. Xu hướng này cũng được khuyến nghị bởi các tổ chức quốc tế hàng đầu như Ngân hàng thế giới và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh, các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán như Ủy ban Chứng khoán (Securities and Exchange Commission - SEC) của Hoa Kỳ, ASX (Australian Stock Exchange) của Australia; cũng như các ủy ban độc lập của chính phủ nghiên cứu về quản trị công ty (corporate governance) như các Ủy ban Cadbury và Hampel của Anh, Bosch của Úc v.v.. Các thành viên độc lập không điều hành của Hội đồng giám đốc sẽ đảm nhiệm chức năng xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách quản trị của Hội đồng giám đốc và giám sát hoạt động của bộ

phận điều hành. Tuy nhiên, sự giám sát của một nhóm thành viên trong Hội đồng giám đốc đối với các thành viên khác được cho là thiếu tính khách quan và hiệu quả. Bởi vậy, sự giám sát này có thể thiếu tính độc lập và kém tin cậy hơn so với hoạt động của một cơ quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị của công ty cổ phần trong cấu trúc quản trị hội đồng hai tầng, cũng như trong luật công ty của Việt Nam và Trung quốc.


Cấu trúc hội đồng hai tầng (mô hình quản trị song lớp)


Cấu trúc hội đồng kép có nguồn gốc từ nước Đức, xứ sở của dòng họ luật German civil law. Lịch sử luật công ty của nhân loại không thể phủ nhận thực tế rằng người Đức, cùng với người Anh và người Mỹ đã đóng góp rất lớn cho sự hình thành và phát triển của các lý thuyết và nguyên tắc pháp lý của các mô hình công ty hiện đại ngày nay. Cấu trúc hội đồng kép với sự tham gia của người lao động trong các công ty cổ phần đã từng được cho là trái tim của nền dân chủ công nghiệp Đức. Nó cũng phản ánh những ý niệm mang tính lý thuyết khác nhau về công ty giữa người Đức, một trường phái điển hình của dòng họ luật châu Âu lục địa, và Anh – Mỹ của dòng họ luật án lệ.


Sự tham gia của người lao động vào cấu trúc quản trị công ty cổ phần theo luật Đức thể hiện ý niệm về mô hình quản trị công ty hướng về những người có quyền lợi liên quan, khác với mô hình quản trị kiểu Anh-Mỹ nhằm hướng tới cổ đông. Nếu mô hình quản trị công ty Anh–Mỹ tập trung vào bảo vệ nhà đầu tư, chủ yếu là cổ đông; thì cấu trúc quản trị của người Đức và châu Âu, và cả Nhật Bản thường hướng vào việc bảo vệ cả người lao động và chủ nợ. Ở Đức, người lao động có thể được tham gia trực tiếp vào công việc quản trị công ty cổ phần; và người làm thuê ở Nhật cũng luôn được quan tâm trong thực tiễn quản trị với chế độ lao động suốt đời và có nhiều nhà quản trị là những ngườilao động lâu năm trong công ty.


Cho đến hiện nay, chỉ có ba nước châu Âu lựa chọn mô hình của người Đức là Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan. Một vài láng giềng của người Đức cũng đã tiếp nhận ở

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 28/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí