143
của Aldhoon B. (2013) phân tích trên 1.192 BN RN được triệt đốt bằng RF biến chứng chung 3,3%, không có trường hợp nào tử vong hoặc thông nhĩ trái và thực quản, có 0,25% bệnh nhân bị ép tim cấp do thủng tim khi triệt đốt các đường dẫn truyền trong buồng nhĩ, 0,42% trường hợp bị
nhồi máu não, 2,3% bị
tổn thương mạch máu như
tụ máu chỗ
chọc
mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu,... những bệnh nhân có trọng lượng cơ thể thấp, tuổi cao,... có nguy cơ gặp biến chứng nhiều hơn .
Như
vậy, so sánh với các nghiên cứu lớn trên thế
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Đường Triệt Đốt Rung Nhĩ Trong Nhĩ Phải Và Nhĩ Trái
- Thời Gian Lập Bản Đồ Nội Mạc Bằng Hệ Thống Định Vị 3 Chiều
- Sơ Đồ Một Số Đường Triệt Đốt Trong Nhĩ Trái
- Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio - 22
- Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio - 23
- Trần Văn Đồng (2006), Nghiên Cứu Điện Sinh Lý Tim Và Điều Trị Hội Chứng Wolff Parkinson White Bằng Năng Lượng Sóng Có Tần Số Radio, Luận Án Tiến Sĩ Y
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
giới, chúng tôi
nhận thấy, khi kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ mới triển khai gặp khá nhiều
biến chứng nặng thậm chí có BN đã tử vong . Do kỹ thuật lúc ban đầu còn hạn chế và các thiết bị hỗ trợ chưa đồng bộ. Từ năm 2005 đến nay, những
nghiên cứu lớn chứng minh kỹ thuật triệt đốt rung nhĩ đã an toàn hơn
nhiều, không có trường hợp nào tử vong, các biến chứng nặng chỉ còn gặp là tràn máu màng tim gây ép tim cấp, đột quỵ, tổn thương động mạch vành,... Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có 2 BN biến chứng ép tim cấp trong giai đoạn mới triển khai kỹ thuật triệt đốt RN tại Việt Nam. Có thể nghiên cứu của chúng tôi số lượng còn hạn chế nên không gặp những biến chứng khác như đột quỵ, tổn thương động mạch vành,....
144
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu phương pháp điều trị cơn rung nhĩ kịch phát bằng
năng lượng sóng có tần số Radio cho 42 bệnh nhân, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm điện sinh lý tim ở bệnh nhân rung nhĩ kịch phát
1.1. Các khoảng điện đồ cơ bản
Các thời khoảng dẫn truyền của bệnh nhân cơn rung nhĩ kịch phát trong nghiên cứu cũng tương tự như thời khoảng dẫn truyền ở người bình thường với các thông số:
+ Thời gian chu kỳ (TGCK) nhịp xoang cơ bản: Trung bình là 810,8
±172,9 ms (Từ 542ms đến 1.080ms).
+ Thời gian dẫn truyền trong nhĩ (PA): Trung bình là 26,7 ± 8,6ms (Từ 7ms đến 54ms), Không có trường hợp nào >55ms.
+ Thời gian dẫn truyền nhĩ thất (AH): Trung bình là 90,5 ±15,9ms (Từ 47ms, đến 120ms).
+ Độ rộng điện thế His (HH): Trung bình là 18,7 ± 5,6ms (Từ 11ms đến 24 ms).
+ Thời gian dẫn truyền Histhất (HV): Trung bình là 47,7 ± 5,0ms (Từ 39ms đến 55ms).
+ Thời gian khử cực thất (QRS): Trung bình là 91,3 ± 12,4 ms (Từ 50ms đến 134ms).
1.2. Chức năng nút xoang và thời gian trơ cơ nhĩ
+ Thời gian phục hồi nút xoang trung bình là 1.173,9 ± 196,4ms và thời gian phục hồi nút xoang có điều chỉnh trung bình là 322,7 ±
145
140,1ms.
+ Thời gian trơ cơ nhĩ trung bình là 205,6 ± 19,7ms.
1.3. Đặc điểm vị trí xuất hiện ngoại tâm thu nhĩ khởi phát gây rung nhĩ
+ Ngoại tâm thu nhĩ khởi phát cơn rung nhĩ có tới 83,3% từ tĩnh
mạch phổi trái trên trong khi chỉ có 4,8% ngoại tâm thu nhĩ khởi phát từ nhĩ phải.
+ Khoảng AA trong rung nhĩ trung bình là 196,8 ± 39,5ms, trong đó khoảng AA dài nhất là 254,2ms và khoảng AA ngắn nhất là 127ms.
+ Khoảng VV trung bình 574,4 ± 107,6ms.
2. Đánh giá kết qủa ngắn hạn của phương pháp triệt đốt cơn rung nhĩ bằng RF
2.1. Về kết quả thành công ngay sau can thiệp
+ Triệt đốt gây cô lập điện học giữa nhĩ trái và tĩnh mạch phổi chiếm 98,8% trong đó cô lập hoàn toàn chiếm tỷ lệ 81,7% và cô lập không hoàn toàn là 17,1%.
+ Sau triệt đốt thành công duy trì được nhịp xoang chiếm tỷ lệ 88,1%.
+ Có 11,9 % (5BN) triệt đốt không thành công phải sốc điện đồng bộ chuyển nhịp xoang.
2.2. Về kết quả theo dõi trong 12 tháng sau triệt đốt rung nhĩ
+ Theo dõi trong 12 tháng sau can thiệp tỷ lệ thành công duy trì
được nhịp xoang là 26/35 trường hợp (74,3%).
+ Có 4/35 trường hợp bị công bằng RF (11,4%).
tái phát cơn rung nhĩ sau triệt đốt thành
+ 5 Bệnh nhân triệt đốt rung nhĩ không thành công cũng đều tái phát
146
cơn rung nhĩ trong tháng đầu mặc dù đã sốc điện chuyển nhịp ngay khi can thiệp.
2.3. Về biến chứng của phương pháp triệt đốt rung nhĩ bằng RF
Tỷ lệ biến chứng thấp tương tự như các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới. Chỉ có 2 bệnh nhân (4,7%) có biến chứng tràn máu màng tim và không có bệnh nhân nào tử vong.
2.4. Giá trị một số thông số liên quan đến triệt đốt rung nhĩ cơn
+ Thời gian để can thiệp triệt đốt rung nhĩ cho một BN trung bình là 288,4 ± 60,4 phút.
+ Thời gian lập bản đồ nội mạc ba chiều buồng tim trung bình là 40,9 ± 12,2 phút.
+ Số điểm triệt đốt 155,6 ± 50,2 điểm với thời gian triệt đốt mỗi điểm trung bình là 25,3 ± 4,8 giây, mức năng lượng 30,7 ± 6,7W, nhiệt độ 38,1 ± 4,900C và điện trở 97,1 ± 3,4 Ohm.
147
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả triệt đốt cơn rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio, chúng tôi nhận thấy:
1. Ở những bệnh nhân có cơn rung nhĩ kịch phát không đáp ứng với các
thuốc điều trị
rối loạn nhịp tim rất nên được điều trị
với phương
pháp triệt đốt rung nhĩ bằng năng lượng sóng có tần số radio với sự trợ giúp của hệ thống định vị 3 chiều nội mạc buồng tim.
2. Trong quá trình can thiệp triệt đốt cơn rung nhĩ kịch phát chiến lược lựa chọn nên ưu tiên cô lập hoàn toàn về điện học giữa nhĩ trái và các tĩnh mạch phổi.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Phạm Trần Linh, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Lân Việt (2015), "Bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp triệt đốt cơn rung nhĩ kịch phát bằng năng lượng sóng có tần số radio", Tạp chí Y học Việt Nam, 429(2), tr. 144150.
2. Phạm Trần Linh, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Lân Việt (2015), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý tim trên bệnh nhân rung nhĩ kịch phát", Tạp chí Y học Việt Nam, 430(1), tr. 159165.
Tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Đồng (2006), Nghiên cứu điện sinh lý tim và điều trị hội chứng Wolff Parkinson White bằng năng lượng sóng có tần số radio, Luận án Tiến sĩ Y học Học viện Quân Y.
2. Trần Song Giang
(2013), Nghiên cứu điều trị
cơn nhịp nhanh do
vòng vào lại nút nhĩ thất bằng năng lượng sóng có tần số radio qua da, Luận án Tiến sĩ Y học Đại học Y Hà Nội.
3. Phạm Quốc Khánh (2002), "Điều trị hội chứng tiền kích thích bằng năng lượng sóng có tần số Radio qua catheter", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Phụ san Tạp chí Tim mạch học 29, tr. 378 388.
4. Phạm Quốc Khánh (2002), Nghiên cứu điện sinh lý học tim qua
đường mạch máu trong chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp tim, Luận án Tiến sĩ Y học Học viện Quân Y.
5. Phạm Quốc Khánh, Huỳnh Văn Minh, Tôn Thất Minh và cs (2011), Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa của Hội Tim mạch Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, tr. 224 234.
6. Phạm Quốc Khánh, Trần Văn Đồng, Nguyễn Lân Việt và cs
(2005), "Bước đầu nghiên cứu một số thông số điện sinh lý tim qua
đường mạch máu
ở người Việt nam bình thường",
Tạp chí Tim
mạch học, 41, tr. 15 24.
7. Phạm Quốc Khánh, Trần Văn Đồng, Trần Đỗ
Trinh
(1995),
"Thăm dò điện sinh lý học tim bằng kích thích nhĩ qua đường tĩnh mạch", Tạp chí Tim mạch học, 3, tr. 37 45.
8. Bùi Thúc Quang (2013), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, siêu âm Doppler tim và siêu âm tim qua thực quản ở bệnh nhân rung nhĩ mạn tính không có bệnh van tim, Luận án Tiến sĩ Y học Viện nghiên cứu Y dược lâm sàng 108.
9. Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2010), Hướng dẫn đọc điện tim,
Nhà xuất bản Y học, tái bản lần thứ 7, Hà Nội.
10. Nguyễn Lân Việt (2008), Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Phạm Nguyễn Vinh
(2009), Rung nhĩ: cơ
chế, chẩn đoán và điều
trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Tiếng Anh
12. Alcoholism National institute on Alcohol Abuse (2013), "Alcohol Use Disorder: A Comparison Between DSM IV and DSM 5", NIH Publication No. 137999.
13. Aldhoon B., Wichterle D., Peichl P. et al. (2013), "Complications of catheter ablation for atrial fibrillation in a highvolume centre with the use of intracardiac echocardiography", Europace, 15(1), pp. 24 32.
14. Anderson R., Cook A. (2007), "The structure and components of the atrial chambers", Europace, 9(6), pp. vi3 9.