Kinh tế du lịch Phần 1 - 19


hơn ra, cán cân thanh toán của các quốc gia này không cần các chính sách nghiêm ngặt. Các nước này không vay nợ mà là những nước chủ nợ thực sự. Trong khi đó, một số rất lớn các quốc gia phải đối phó với sự thâm hụt cán cân đang tăng lên, trong đó có cả Mỹ. Các nước này thường phải đi vay nợ, do đó họ phải hoạch định các chính sách nhằm cắt giảm thâm hụt để nhận được thặng dư trong cán cân thanh toán quốc gia. Ngoài ra, trong trường hợp đồng tiền của quốc gia nào không được chấp nhận trong thanh toán quốc tế thì họ cần phải có nhiều cách để kiếm được các ngoại tệ "mạnh" và có thể chuyển đổi.

Việc sử dụng du lịch để cải thiện vị thế cán cân thanh toán trong các trường hợp trên là phổ biến. Điều đó xuất phát từ một số lý do sau đây:

- Các chính sách ngăn cấm để giảm hàng hoá nhập khẩu bằng các biện pháp như khống chế hạn ngạch hoặc tăng thuế, không chỉ có các tác động tiêu cực cho nền kinh tế địa phương mà còn có thể chịu các biện pháp trả đũa từ các đối tác thương mại.

- Khuyến khích các nhà sản xuất hàng hoá trong nước đẩy mạnh hàng xuất khẩu có thể là một lộ trình khó khăn, đặc biệt ở những quốc gia có ít lợi thế chi phí so sánh để có thể khai thác ngay lập tức. Đồng thời, lộ trình “chính sách khuyến khích - sản xuất tăng lên - bán hàng hoá

- vận chuyển hàng hoá - các khoản thanh toán nhận được” có độ trễ nên không có tác dụng khắc phục ngay lập tức đối với sự thâm hụt cán cân thanh toán.

- Du lịch có thể khai thác tương đối dễ dàng, nhanh chóng, không cần sự phát triển nhiều về cơ sở hạ tầng. Các chiến dịch xúc tiến, quảng bá ở nước ngoài ngắn nhưng tập trung, việc đưa vào sử dụng các phương tiện vận chuyển mới, các ưu đãi về thuế hoặc các biện pháp giảm giá... có thể có tác động gần như ngay lập tức trong việc thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến hơn và khuyến khích các chi tiêu tiền bạc của họ nhiều hơn. Phát triển du lịch cũng đơn giản hơn và "sạch hơn" so với sự phát triển các ngành công nghiệp mới khác.


- Hạn chế du lịch ra nước ngoài bằng cách áp đặt các loại thuế đặc biệt hoặc kiểm soát chặt chẽ trao đổi ngoại tệ thường không tạo ra sự trả đũa, vì những biện pháp này không được coi là biện pháp áp đặt chống lại tự do thương mại.

Vì vậy, để tận dụng lợi thế của các yếu tố này đối với cán cân thanh toán, một quốc gia đã sử dụng một số chính sách đặc biệt được phân thành các nhóm như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

- Các chính sách quảng bá: Tiến hành các chiến dịch quảng bá ở nước ngoài (thường do các cơ quan quản lý du lịch quốc gia thực hiện), giảm giá đặc biệt đối với du lịch (ví dụ tỷ giá trao đổi đặc biệt dành cho khách du lịch, giá "xăng dầu du lịch" rẻ như đã được sử dụng ở Ý một số năm); định vị lại thị trường để hấp dẫn chi tiêu nhiều hơn của khách du lịch quốc tế đến.

- Các chính sách phát triển: Trợ cấp hoặc giảm thuế cho các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm để hấp dẫn khách du lịch quốc tế; phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các tuyến giao thông với các nước nguồn khách.

Kinh tế du lịch Phần 1 - 19

- Các chính sách liên quan đến quy chế: Phá giá đồng tiền; kiểm soát trao đổi ngoại tệ; đánh thuế khởi hành đối với công dân đi du lịch nước ngoài; đàm phán chặt chẽ trong các hiệp định hàng không song phương để bảo đảm phần chia sẻ lớn nhất từ các khoản thu nhập vận chuyển cho các hãng chuyên chở của nước mình; miễn thị thực...

- Các chính sách khác như: Mở rộng và phát triển quan hệ với các nước khác, tham gia các tổ chức thế giới (trong đó có các tổ chức về du lịch)...

Hầu hết các quốc gia đều kết hợp sử dụng các chính sách trên nhằm giảm bớt sự thâm hụt cán cân thanh toán. Các chính sách được thực thi với sự phối hợp của quản lý cầu, quản lý cung du lịch và thường được tích hợp thành một chính sách kinh tế tổng thể.


PHỤ LỤC CHƯƠNG 3

CÁC THƯƠNG QUYỀN TRONG HÀNG KHÔNG

Để có thể tiến hành vận chuyển hàng không một cách có trật tự, các quốc gia thương lượng các hiệp định đa phương về các dịch vụ và các quyền giao thông hàng không. Một số lớn các hiệp định này kết hợp lại thành các thương quyền trong hàng không (tức quyền tự do không lưu), năm thương quyền đầu tiên đã được Hội nghị hàng không dân dụng quốc tế ở Chicago xác lập năm 1944.

Thương quyền 1

Quyền được bay trên lãnh thổ của một quốc gia khác mà không tiếp đất (hạ cánh).

Thương quyền 2

Quyền được tiếp đất ở một quốc gia khác vì các mục đích phi vận chuyển (ví dụ tiếp thêm nhiên liệu, sửa chữa).

Thương quyền 3

Quyền được đỗ xuống một quốc gia khác để trả khách mua vé, thư từ và hàng hoá nhận vận chuyển từ quốc gia mà máy bay hoặc hãng hàng không được đăng ký (Hàng không của quốc gia A có thể chuyên chở hành khách từ A tới B).

Thương quyền 4

Quyền được nhận ở quốc gia khác các hành khách có vé, thư từ và hàng hoá để vận chuyển tới quốc gia mà máy bay hoặc hãng hàng không được đăng ký (Hàng không của quốc gia A có thể chuyên chở hành khách từ B tới A).

Thương quyền 5

Quyền cho một máy bay hoặc hãng hàng không đăng ký ở một quốc gia và đang đi trên đường bay đến hoặc từ một quốc gia nhận hành


khách có vé, thư từ và hàng hoá ở một quốc gia thứ hai và trả chúng ở một quốc gia thứ ba (Hàng không quốc gia A, trong khi bay tuyến ABC có thể chuyên chở hành khách từ B tới C).

Quyền này thường được bảo vệ, có tính tranh giành và là chủ đề của nhiều cuộc đàm phán.

Thương quyền 6 (được thừa nhận không chính thức ở Chicago năm 1944)

Quyền đối với một máy bay hoặc hãng hàng không đăng ký ở một quốc gia nhận hành khách có vé, thư từ và hàng hoá ở một quốc gia thứ hai, vận chuyển qua quốc gia của chính mình và trả họ ở một quốc gia thứ ba (Hàng không quốc gia A, trong khi bay DA và AB có thể chuyên chở hành khách từ D tới B).

Nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Âu, Trung Đông và châu Á thực hiện quyền này mặc dù một số nước (như Singapore) tuyên bố nó không phải là một quyền tự do riêng rẽ mà đơn thuần chỉ là sự kết hợp của thương quyền 4 và thương quyền 5. Tuy nhiên, lịch bay của họ thường không thể phân biệt được điều này từ một dịch vụ bay xuyên suốt/từ đầu đến cuối.


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày khái niệm và nội dung bảng cán cân thanh toán (các tài khoản bên ngoài)?

2. Tổng các chi tiêu của du lịch quốc tế đến trừ đi tổng các chi tiêu du lịch ra nước ngoài có phải là bức tranh thực của cán cân thanh toán du lịch? Nếu không đúng, hãy nêu những khoản mục còn thiếu?

3. Phân tích cơ sở của cán cân thanh toán du lịch. Lấy các ví dụ minh họa sự khác nhau giữa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh trong du lịch?


4. Phân tích các dòng ngoại tệ từ thu nhập và thanh toán vận chuyển hàng không đối với các quốc gia A, B, C và D (theo Hình 3.1). Các chính sách của một quốc gia nhằm tối đa hoá các khoản thu ngoại tệ từ vận chuyển khách du lịch quốc tế?

5. Phân tích các dòng ngoại tệ từ các khoản thu nhập và thanh toán du lịch đối với quốc gia điểm đến và quốc gia nguồn khách. Chính sách của các quốc gia này nhằm tối đa hoá các khoản thu ngoại tệ từ du lịch?

6. Một quốc gia không phải là quốc gia nguồn khách và quốc gia điểm đến nhưng có thể thu được ngoại tệ như thế nào từ du lịch? Lấy ví dụ minh họa?

7. Tại sao các quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào du lịch có thể có lợi ích từ ngành này tương đối ít hơn so với các quốc gia có nền kinh tế đa dạng hoá?

8. Phân tích các tác động của một dự án phát triển du lịch đối với cán cân thanh toán. Lấy ví dụ thực tế ở Việt Nam để minh họa?

9. Phân tích các chính sách đối với cán cân thanh toán trong du lịch. Liên hệ vấn đề này với nước ta?

10. Tóm tắt các chính sách quản lý cầu du lịch và các chính sách quản lý cung du lịch có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán. Theo bạn, nhóm chính sách nào có hiệu quả hơn đối với việc quản lý cán cân thanh toán? Tại sao?


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3

TIẾNG VIỆT

1. Hoàng Kình (1997), Kinh tế quốc tế, Phần một, NXB Giáo dục, Hà Nội.


TIẾNG ANH

2. Bull (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne.

3. Doganis (1998), Flying off Course: The Economics of International Airlines, 2nd edition, Routledge, London and New York.


Chương 4

CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH


Mục tiêu của chương:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

Hiểu rõ sự khác nhau cơ bản về lý do hoạt động kinh doanh đa quốc gia giữa các hãng hàng không hoặc khách sạn với các doanh nghiệp sản xuất.

Nắm được các hình thức công ty đa quốc gia trong hàng không, đại lý du lịch và các dịch vụ liên quan, lĩnh vực lưu trú, kinh doanh du lịch tàu biển, điều hành tour du lịch.

Phân tích được các tác động đối với các nước có công ty chi nhánh (nước chủ nhà) khi thu hút các công ty đa quốc gia trong du lịch.

Nắm được phương pháp định giá chuyển nhượng của các công ty đa quốc gia trong du lịch.

Phân tích được các tác động đối với các nước có công ty chính khi có các công ty du lịch phát triển kinh doanh đa quốc gia.


4.1. KINH DOANH ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH

4.1.1. Các mối liên hệ đa quốc gia

Khi một công ty tìm kiếm cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại vượt ra khỏi biên giới quốc gia của mình thì có thể coi là một công ty đa quốc gia. Trên thực tế, cách hiểu này có phần đơn giản hoá bởi vì một số công ty có hoạt động thương mại bằng cách vươn dài "cánh tay" ra ngoài biên giới mà không có hợp tác ở bất cứ nơi nào. Ở đây giả thiết rằng một công ty có bất kỳ hoạt động kinh doanh thương mại liên quốc gia nào (ngoài những hoạt động thương mại với các doanh nghiệp


nước ngoài) thì đều là công ty đa quốc gia. Một công ty đa quốc gia thường có công ty chính hay còn gọi là công ty mẹ và các chi nhánh ở các quốc gia hay còn gọi là các công ty con.

Công ty đa quốc gia thường có ba mối liên hệ chủ yếu với nước ngoài. Đó là mối liên hệ về sở hữu vốn, cung cấp vốn vay và các hợp đồng quản lý không mang tính chất đầu tư.

4.1.1.1. Sở hữu vốn

Một hình thức sở hữu vốn thông thường nhất của công ty đa quốc gia là công ty mẹ ở quốc gia X mua cổ phần của một doanh nghiệp đang tồn tại ở quốc gia Y hoặc thành lập mới một chi nhánh với sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu một phần vốn ở quốc gia đó. Thường có sự phân biệt rõ rệt giữa doanh nghiệp giành được quyền kiểm soát lãi cổ phần và doanh nghiệp có cổ phần thiểu số. Công ty đa quốc gia giành được quyền kiểm soát doanh nghiệp khi chiếm 51% hoặc nhiều hơn trong tổng số vốn cổ phần, hoặc kiểm soát không chính thức thông qua phần cổ phiếu thiểu số nhưng khá lớn, thường lớn hơn bất kỳ một cổ đông riêng lẻ khác. Chính phủ ở nhiều quốc gia thường có quy định chặt chẽ hơn đối với doanh nghiệp bị kiểm soát lãi cổ phần so với doanh nghiệp có cổ phần thiểu số, một trong các quy chế đó là khống chế 51% vốn phải do chính các quốc gia đó nắm giữ. Tuy nhiên, quy định này ít áp dụng hơn đối với ngành du lịch so với các ngành nhạy cảm như truyền thông hoặc sản xuất quốc phòng. Cũng để đơn giản hoá, trong mối liên hệ này công ty đa quốc gia có thể còn có văn phòng chi nhánh trực tiếp ở các nước khác nhưng phải tuân theo pháp luật của các quốc gia ở đó.

4.1.1.2. Cung cấp vốn vay

Một biện pháp ít phổ biến hơn và có thể không phải là công ty đa quốc gia thực sự khi công ty mẹ ở quốc gia X cho một doanh nghiệp ở quốc gia Y vay vốn trực tiếp nhưng không phải là hình thức vốn cổ phần. Tuy nhiên, có thể có sự thế chấp tài sản của doanh nghiệp nhận vốn hoặc một số thoả thuận thương mại tạo cho công ty mẹ một số lợi thế về sản xuất, kinh doanh cũng như lãi suất thu được. Các hợp đồng thoả thuận có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024