Kết Quả Phân Tích Độ Tin Cậy Của Các Thang Đo Sơ Bộ


Bảng 3.12: Thang đo kết quả xuất khẩu


Kết quả xuất khẩu Ký hiệu


Doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu xuất khẩu, giữ được khách

hàng cũ và có được khách hàng mới

Doanh nghiệp có gia tăng mức độ nhận biết, hình ảnh và danh tiếng tại thị trường nước ngoài

EP1


EP2

Doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu EP3

Doanh nghiệp gia tăng thị phần của hoạt động xuất khẩu EP4 Doanh nghiệp có sự mở rộng quốc tế và cung cấp giá trị vượt trội

cho khách hàng

EP5


(Nguồn: Cadogan và cộng sự (2002), Navarro và cộng sự (2010b))

Kết quả điều chỉnh thang đo nhằm để thiết lập bảng câu hỏi khảo sát đảm bảo tính rõ ràng của câu, từ, ngữ nghĩa, đảm bảo chất lượng nội dung câu hỏi nhằm hoàn thiện bảng câu hỏi cho các nghiên cứu định lượng ở giai đoạn tiếp theo.

3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu định mức với ba thuộc tính kiểm soát: (1) Doanh nghiệp được lấy mẫu có hình thức xuất khẩu trực tiếp; (2) số năm hoạt động xuất khẩu (trên 3 năm) và (3) vị trí địa lý nơi doanh nghiệp hoạt động, được sử dụng trong bước nghiên cứu sơ bộ và chính thức. Bảng khảo sát được gửi đến các doanh nghiệp XKRQ ở các tỉnh khu vực Nam Bộ (Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long), Bình Thuận và Lâm Đồng. Khu vực này hiện chiếm hơn 80% tổng sản lượng rau quả của cả nước (Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 2018). Mẫu doanh nghiệp được lấy từ cơ sở dữ liệu, được hỗ trợ, và giới thiệu bởi Hiệp hội rau quả Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại Bộ Công thương, thông tin về các nhà xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng danh bạ của Hiệp hội rau quả Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại để xác định các doanh nghiệp đủ điều kiện được đưa vào cuộc khảo sát. Chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam


được liệt kê trong danh mục hai tổ chức trên cung cấp mới được chọn. Dữ liệu liệt kê bao gồm các thông tin cụ thể như tên doanh nghiệp, tên cán bộ phụ trách kèm chức vụ, thông tin liên lạc (email, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, website), tỉnh thành, năm thành lập và loại hình doanh nghiệp.

Kích thước mẫu được xem xét đảm bảo các kết quả của phương pháp thống kê PLS-SEM có đủ độ nhạy thống kê. Theo Cohen (1992) đã hướng dẫn những yêu cầu cần thiết về kích thước mẫu tối thiểu để phát hiện giá trị R2 nhỏ nhất: 0,1; 0,25; 0,50; 0,75 ở bất cứ biến nội sinh nào trong mô hình cấu trúc với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Cụ thể, khi số lượng tối đa biến độc lập trong mô hình đo lường và mô hình cấu trúc là 6 sẽ cần lần lượt 130, 48, 21 và 13 quan sát để đạt được độ nhạy thống kê 80% cho việc phát hiện giá trị R2 nhỏ nhất 0,1; 0,25; 0,50; 0,75 (với xác suất sai số 5%). Ngoài ra, theo Bolen (1989), tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu là: ít nhất cần có 7 quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 7:1). Nghiên cứu này có tổng số thông số ước lượng là 40, vậy cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu phải đạt là 280 (tuân theo tỷ lệ 7:1). Hơn nữa, công cụ phân tích Smart PLS cho phép xử lý cỡ mẫu nhỏ, nhưng PLS- SEM hoạt động rất tốt với kích thước mẫu lớn (Hair và cộng sự, 2018). Số phiếu chính thức hợp lệ là 339, có thể kết luận rằng với 339 mẫu nghiên cứu chính thức đảm bảo về số lượng mẫu nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu xử lý số liệu.

3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Tác giả khó tiếp cận với đối tượng khảo sát do số lượng doanh nghiệp XKRQ còn hạn chế và phân tán nhiều khu vực. Nghiên cứu xem xét mẫu các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam được thu thập bằng ba cách tiếp cận (Bảng 3.13). Thứ nhất, bảng câu hỏi được khảo sát trực tiếp tại các địa điểm làm việc của các doanh nghiệp XKRQ và khảo sát trực tiếp tại các hội thảo, buổi tập huấn, buổi triển lãm và hội nghị do Hiệp hội rau quả Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương và Đại sứ quán các quốc gia tổ chức. Thứ hai, thư ngỏ được gửi qua email cho đối tượng khảo sát, sau đó đối tượng khảo sát được gọi điện xác nhận đồng ý thực hiện khảo sát qua kênh điện thoại và sau đó được hẹn giờ gọi điện khảo sát. Thứ ba, thư ngỏ và bảng khảo sát được gửi trực tuyến qua email; sau đó, tác giả liên hệ qua điện thoại với từng


đối tượng khảo sát của doanh nghiệp để nhờ họ giúp đỡ thực hiện khảo sát online; sau khi doanh nghiệp đồng ý chấp nhận, tác giả gửi lại lời mời qua email ban đầu và ba lời nhắc tiếp theo để thực hiện bảng khảo sát.

Bảng 3.13: Thống kê các phương pháp thu thập dữ liệu


STT

Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu

định lượng chính thức

1

Khảo sát trực tiếp

62

176

2

Điện thoại

35

85

3

Internet

19

78


Tổng cộng

116

339

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam - 14

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

3.3.3 Phương pháp phân tích PLS - SEM

Nghiên cứu phân tích mô hình PLS theo hai giai đoạn, phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Navarro và cộng sự, 2010b; Magnusson và cộng sự, 2013; Sinkovics và cộng sự, 2018). Luận án đã đánh giá tính hợp lệ và độ tin cậy của các mô hình đo lường và sau đó đánh giá các giả thuyết trong mô hình kết cấu đầy đủ. Luận án sử dụng phương pháp phân tích PLS-SEM (Hair và cộng sự, 2018) làm phương pháp thích hợp cho nghiên cứu này vì 3 lý do:

Thứ nhất, PLS tương tự như hồi quy, nhưng nó đồng thời mô hình hóa các đường dẫn cấu trúc. Hơn nữa, thay vì giả sử các trọng số bằng nhau cho tất cả các chỉ số của thang đo, thuật toán PLS cho phép mỗi chỉ số thay đổi mức độ đóng góp vào điểm tổng hợp của biến tiềm ẩn.

Thứ hai, PLS phù hợp khi phân tích liên quan đến việc kiểm tra một khung lý thuyết từ góc độ dự đoán. Mục tiêu nghiên cứu là hiểu rõ hơn về sự phức tạp ngày càng tăng bằng cách khám phá các phần mở rộng lý thuyết (nghiên cứu khám phá để phát triển lý thuyết).

Thứ ba, PLS có thể xử lý hiệu quả các mẫu tương đối nhỏ, và các kích thước mẫu càng lớn càng làm tăng độ chính xác (ví dụ, tính nhất quán). Hơn nữa, PLS xử


lý hiệu quả cả biến đo lường nguyên nhân và kết quả. Khi mô hình cấu trúc phức tạp (nhiều biến nghiên cứu và biến quan sát) sử dụng PLS là phù hợp và hiệu quả hơn.

3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu

Quy trình phân tích dữ liệu nghiên cứu được triển khai qua 2 giai đoạn trong bước nghiên cứu định lượng:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định lượng sơ bộ với cỡ mẫu n = 116 doanh nghiệp, kỹ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá cụ thể như Bảng 3.14.

Bảng 3.14 Quy trình phân tích dữ liệu trong nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thứ tự phân tích

Kỹ thuật phân tích


Tiêu chí đánh giá Nguồn

Bước 1 Cronbach’s Alpha

- Hệ số tương quan giữa biến so với tổng của các biến quan sát > 0,3;

- Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể > 0,6


Nunnally & Burnstein

Bước 2 EFA - Giá trị KMO nằm trong khoảng (0,5;

1); giá trị Sig: < 0,5;

- Trọng số số nhân tố của từng biến λ 0,5; - Tổng phương sai trích 50%

(1994);

Nguyễn Đình Thọ (2011)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng chính thức với mẫu N = 339 doanh nghiệp. Trình tự các bước thực hiện, kĩ thuật phân tích và tiêu chí đánh giá như sau: Bước 1: Đánh giá mô hình thang đo dạng hỗn hợp (nguyên nhân và kết quả):

Tiêu chí đánh giá theo nghiên cứu của Henseler và cộng sự (2015; 2016a).

(1) Độ tin cậy nhất quán nội tại: (CR) ≥ 0,7

(2) Giá trị hội tụ: Hệ số tải ngoài của biến quan sát (outer reliability) ≥ 0,7;

Giá trị phương sai trích (AVE): ≥ 0,5; Hệ số rho_A: > 0,7

(3) Giá trị phân biệt:

- Chỉ số tải ngoài của một biến quan sát nên cao hơn hệ số tải chéo của nó với các biến nghiên cứu khác. Hơn thế nữa, căn bậc hai của AVE của mỗi biến nghiên


cứu nên lớn hơn hệ số tương quan cao nhất của nó với bất kỳ biến nghiên cứu nào khác trong mô hình (tiêu chí Fornell – Larcker).

- Sử dụng tiêu chí HTMT nhằm nhận xét về giá trị phân biệt, khoảng tin cậy thống kê của HTMT không nên chứa giá trị 1 cho tất cả các sự kết hợp của các biến. Bước 2: Đánh giá mô hình cấu trúc: Tiêu chí sử dụng theo nghiên cứu của

Hair và cộng sự (2018).

(1) Đánh giá hiện tượng cộng tuyến: nhận xét thông số VIF

(2) Đánh giá mức độ (R2): Dựa vào bối cảnh nghiên cứu để xác định mức độ chấp nhận được là 0,75; 0,5; 0,25 đối với các biến tiềm ẩn nội sinh được xem xét theo kinh nghiệm lần lượt là đáng kể, trung bình hoặc yếu.

(3) Đánh giá hệ số tác động (f2): f2 = 0,02; 0,15; 0,35 tương ứng với ba mức ảnh hưởng lần lượt là yếu, vừa và mạnh.

(4) Kiểm định giả thuyết và mối quan hệ của các khái niệm nghiên cứu trong mô hình cấu trúc.

(5) Dự đoán chỉ số dự báo phù hợp Q2: Sử dụng phương pháp Blindfolding Kết quả Q2 > 0 chỉ cho thấy các biến ngoại sinh có mối liên hệ mang tính dự

báo cho biến nội sinh được xem xét.

(6) Đánh giá hệ số tác động: q2 = 0,02; 0,15; 0,35 tương ứng với ba mức dự báo yếu, trung bình và cao.

Bước 3: Kiểm định vai trò biến trung gian

Nghiên cứu sử dụng phương pháp bootstrap phân phối mẫu về tác động gián tiếp, kiểm tra khoảng tin cậy 95% nhằm kiểm định tác động trung gian gián tiếp.

Bước 4: Phân tích cấu trúc đa nhóm

Phương pháp phân tích đa nhóm áp dụng trong nghiên cứu này như kiểm định hoán vị (Henseler và cộng sự, 2016b; Chin & Dibbern, 2010); và PLS-MGA (Henseler và cộng sự, 2009).

(1) Kiểm định hoán vị

- MICOM Bước 2: Thủ tục bất biến thành phần đã được thiết lập cho tất cả các khái niệm trong mô hình khi tất cả Permutation p-Values > 0,05;


- MICOM Bước 3: Thủ tục bất biến toàn phần đã được thiết lập cho tất cả các khái niệm trong mô hình khi tất cả Permutation p-Values > 0,05;

- Kiểm định sự khác biệt giữa các hệ số đường dẫn theo nhóm mỗi hoán vị.

(2) Phương pháp phi tham số PLS-MGA

- Xây dựng trên kết quả bootstrapping của từng nhóm dữ liệu;

- Kiểm định giả thuyết lớn hơn

3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo

3.4.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thiết kế bảng câu hỏi điều tra sơ bộ

Hai loại thang đo được áp dụng trong nghiên cứu là thang đo quãng và định danh. Dạng thang đo định danh nhằm thống kê những thông tin nhân khẩu học (loại hình hoạt động, quy mô lao động, số năm xuất khẩu, TTXK). Thang đo quãng 7 mức độ của Likert được dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng phỏng vấn.

Bảng khảo sát được thiết kế gồm hai phần chính: phần đầu thu thập ý kiến của các đối tượng phỏng vấn về mức độ đồng ý với những tiêu chí đo lường kết quả xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu doanh nghiệp XKRQ Việt Nam. Phần thứ hai, khảo sát những nội dung về đối tượng phỏng vấn như những thông tin về nhân khẩu học và thông tin về doanh nghiệp. Trên cơ sở những thang đo được mô tả ở trên, bảng câu hỏi cho chương trình điều tra sơ bộ được hình thành (Phụ lục 2).

Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được triển khai thu thập bảng câu hỏi phỏng vấn từ đối tượng nghiên cứu là những người có hiểu biết về kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp, đó là: ban giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh của doanh nghiệp XKRQ sử dụng bảng khảo sát sơ bộ kết hợp phương pháp lấy mẫu định mức.

Thời gian thực hiện khảo sát sơ bộ

Thời gian thực hiện khảo sát trong giai đoạn từ tháng 11/2018 đến tháng 01/2019. Số phiếu khảo sát phát ra là 170, số phiếu thu vào 124, số phiếu hợp lệ là 116, tác giả sử dụng cỡ mẫu n = 116 để đánh giá sơ bộ thang đo.


3.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các thang đo gốc của các nghiên cứu tại thị trường quốc gia phát triển. Kết quả nghiên cứu định tính đã bổ sung/ điều chỉnh thang đo phù hợp với thị trường Việt Nam. Do đó, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ để tiếp tục đánh giá hệ số tin cậy Cronch’s Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA.

Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ được phân loại theo loại hình, số năm hoạt động xuất khẩu, quy mô lao động và TTXK chính (Bảng 3.15). Cụ thể như sau:

Bảng 3.15: Đặc điểm mẫu nghiên cứu sơ bộ


Tần số Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp tư nhân

24 20,69


Loại hình hoạt động

Công ty trách nhiệm

hữu hạn

63

54,31


Công ty cổ phần

17

14,66


Loại hình khác

12

10,34


Dưới 50

16

13,79

lao động

Từ 50 đến dưới 300

84

72,41


Từ 300 trở lên

15

12,93

Quy mô



Từ 3 năm đến dưới


67 57,76

Số năm hoạt10 năm

động xuất khẩu

Lớn hơn hoặc bằng 10 năm

49 42,24

TTXK chính Trung Quốc 79 68,10

Các quốc gia khác 37 31,90

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Về loại hình hoạt động, tỷ lệ đối tượng phỏng vấn đang quản lý DNTN chiếm tỷ lệ 20,69%; TNHH chiếm tỷ lệ 54,31%; CTCP chiếm 14,66% và các hình thức sở hữu khác chiếm tỷ lệ 10,34%. Về quy mô lao động, số doanh nghiệp được khảo sát có số lượng lao động dưới 50, chiếm tỷ lệ 13,79%; số lượng lao động từ 50 đến dưới 300, chiếm tỷ lệ 72,41% và có số lượng lao động từ 300 trở lên chiếm tỷ lệ 12,93%.

Về số năm doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, tỷ lệ doanh nghiệp có số năm hoạt động trên 10 năm chiếm 57,76 % và từ 3 năm đến dưới 10 năm chiếm 42,24%.


Về TTXK chính, các doanh nghiệp có TTXK chính tại thị trường Trung Quốc chiếm 68,10% và có TTXK là các quốc gia còn lại chiếm 31,90%.

Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các thang đo đều đạt yêu cầu về phân tích độ tin cậy, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của các thang đo đều lớn hơn 0,6 và các hệ số tương quan của biến so với tổng đều lớn hơn 0,3. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu được trình bày chi tiết trong Bảng 3.16.

Bảng 3.16: Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo sơ bộ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến – tổng

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Kinh nghiệm quốc tế: (α = ,896)


IE1

16,775

9,932

,802

,855

IE2

16,715

10,084

,814

,850

IE3

16,793

10,844

,739

,878

IE4

16,698

11,030

,728

,881

Cam kết xuất khẩu: (α = ,822)

EC1

19,879

10,890

,632

,783

EC2

19,827

10,927

,627

,784

EC3

19,637

10,111

,664

,772

EC4

19,775

11,097

,533

,810

EC5

19,810

10,068

,628

,784

Đặc điểm sản phẩm: (α = ,895)

PC1

15,810

8,816

,844

,835

PC2

15,965

9,147

,785

,858

PC3

15,974

9,956

,748

,873

PC4

15,844

9,593

,700

,890

Năng lực công nghệ: (α = ,905)

TC1

14,974

16,947

,686

,912

TC2

14,991

15,609

,783

,879

Xem tất cả 260 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí