Các Hợp Đồng Quản Lý Không Mang Tính Chất Đầu Tư


thể tạo động lực vừa đủ thu hút sự quan tâm của công ty mẹ mà không vi phạm các điều kiện về quyền sở hữu do chính phủ quốc gia Y đặt ra.

4.1.1.3. Các hợp đồng quản lý không mang tính chất đầu tư

Đối với công ty có nhiều cơ sở dù ở trong nước hay đa quốc gia thì công ty mẹ thường vận hành các chi nhánh bằng một hợp đồng quản lý hoặc cho thuê quyền kinh doanh hoặc thoả thuận nhượng quyền thương mại. Quyền sở hữu các công ty nhánh ở mỗi quốc gia có thể khác nhau như sở hữu của quốc gia sở tại hoặc có thể có nhiều nguồn hình thành tài chính, nhưng các công ty này thường sử dụng một thương hiệu duy nhất có tính đa quốc gia.

Hầu hết các công ty mẹ sử dụng các hợp đồng quản lý không mang tính chất đầu tư như vậy để nhận được hiệu quả kinh tế theo quy mô từ bên ngoài, đặc biệt các lợi thế về marketing. Khi thị trường trong nước đã đến giới hạn, không còn tạo nền tảng cho sự phát triển chiến lược và khi các thị trường nước ngoài đang mở ra cho việc sản xuất và bán các sản phẩm tương tự thì các công ty mẹ mở rộng hoạt động kinh tế của mình ra nước ngoài sẽ thu được hiệu quả cao. Các công ty mẹ còn có các kỹ năng sản xuất và kỹ năng marketing cao cấp có thể "xuất khẩu" cho công ty chi nhánh ở các quốc gia tiếp nhận và giành được lợi thế cạnh tranh toàn diện ở các quốc gia này.

4.1.2. Các lý thuyết về đầu tư đa quốc gia

Dù bất cứ dưới hình thức hoạt động đa quốc gia nào, các lý thuyết đã chỉ ra rằng có bốn lý do chính để một doanh nghiệp quyết định vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Mỗi lý do đều dựa trên giả thiết doanh nghiệp có mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận dài hạn và đang mong muốn lợi nhuận ngắn hạn hoặc có sự tăng trưởng.

4.1.2.1. Lý thuyết đầu tư thông thường

Nếu tất cả các quốc gia đều đã mở ra cho các dòng vốn và đầu tư lưu thông thì có thể kỳ vọng rằng các tỷ lệ lãi suất sẽ đạt đến điểm cân bằng quốc tế. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm kiếm đầu tư ở bất cứ nơi


nào có hiệu quả cận biên của đầu tư vượt quá tỷ lệ lãi suất, mặc dù thực tế sẽ gặp những hạn chế như sự không hoàn hảo của thị trường và các mức độ rủi ro khác nhau mang tính quốc tế. Tuy nhiên, lý thuyết đầu tư thông thường cho rằng ở đâu mà vẫn có các dòng vốn tự do thì đầu tư đa quốc gia sẽ xảy ra cùng với đầu tư nội địa. Điều đó có nghĩa là sự lưu thông vốn liên quốc gia sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi năng suất cận biên của vốn (hiệu quả cận biên vượt quá tỷ lệ lãi suất) đầu tư vào quốc gia Y ngang bằng với đầu tư ở chính quốc gia X (quốc gia của công ty mẹ).

Lý thuyết trên có thể áp dụng cho cả đầu tư mới vào các doanh nghiệp sản xuất và đầu tư gián tiếp - mua cổ phiếu của các doanh nghiệp đang tồn tại. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng số đầu tư đa quốc gia gồm: Các tỷ lệ lãi suất so sánh, lợi nhuận so sánh có thể nhận được; sự mở cửa của nền kinh tế đối với đầu tư đa quốc gia và các nhân tố thanh toán; và mức độ rủi ro hoặc lan truyền rủi ro liên quan. Vì vậy, các công ty cổ phần và các tập đoàn khách sạn của Mỹ và Nhật Bản thường mua cổ phần của các doanh nghiệp du lịch hoạt động tốt trên khắp thế giới đơn giản chỉ vì các lợi tức tài chính trực tiếp.

4.1.2.2. Lợi thế sản xuất

Khả năng thứ hai là doanh nghiệp ở quốc gia X có thể giành được các lợi thế trong sản xuất ở quốc gia Y hơn các công ty địa phương. Nếu lợi nhuận thông thường ở hai quốc gia tương tự như nhau thì công ty đa quốc gia có thể tạo ra lợi nhuận trên trung bình từ quốc gia Y.

Các lợi thế sản xuất của công ty đa quốc gia hơn các đối thủ cạnh tranh địa phương có thể là công nghệ cao, kỹ năng hoặc trình độ quản lý tiên tiến. Hoặc chính phủ quốc gia Y có thể có những ưu đãi đặc biệt dưới hình thức dành các nguồn tài nguyên rẻ hoặc miễn giảm thuế cho các công ty đa quốc gia. Nếu công ty mẹ có thể kết hợp các lợi thế sản xuất với các nguồn tài nguyên có khả năng sử dụng cao ở một vị trí đặc biệt và thực hiện quản lý được tất cả các hoạt động cùng các dòng sản phẩm liên quan thì đó là lý do rất thuyết phục để tiến hành hoạt động đa quốc gia. Đây gọi là lý thuyết chiết trung của sản xuất quốc tế. Ví dụ


điển hình là sau năm 1990 nhiều doanh nghiệp Tây Âu ngày càng quan tâm đầu tư phát triển du lịch ở các nước Đông Âu.

4.1.2.3. Lợi thế độc quyền khai thác

Các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng quản lý không mang tính chất đầu tư chủ yếu tìm kiếm nền kinh tế của các quốc gia có thể hoạt động kinh doanh theo chuỗi thông qua tích hợp theo chiều ngang và sẽ mở rộng vượt ra khỏi biên giới quốc gia ở những nơi có các thị trường đang hoàn thiện hoặc khá tương đồng để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh đó. Hầu hết nền kinh tế của các quốc gia bên ngoài này là nền kinh tế định hướng thị trường gắn liền với hình ảnh quốc tế, quảng cáo và các tiêu chuẩn sản phẩm có tiếng. Ngoài ra, các quốc gia có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo chuỗi sẽ có tầm quan trọng mang tính quốc tế đối với các doanh nghiệp của quốc gia có nền kinh tế nhỏ. Ví dụ, hầu hết các doanh nghiệp của Bỉ, Hà Lan hoặc Thụy Sỹ đều xác định rõ tính chất đa quốc gia trong hoạt động kinh doanh của mình.

Lợi thế độc quyền ở quốc gia chính cũng có thể nhận được từ sự tích hợp theo chiều dọc khi giành được các nguồn tài nguyên dự trữ và thị trường tiêu thụ. Khi nguồn tài nguyên hoặc thị trường tiêu thụ xuất hiện ở quốc gia khác thì một doanh nghiệp có thể mua hoặc ràng buộc bằng các hợp đồng thương mại quốc tế để bảo vệ vị trí trong nước của mình. Các công ty khai thác mỏ và dầu khí lớn thường áp dụng cách thức này và việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên du lịch cũng có tính quốc tế tương tự như việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản. Sự tích hợp theo chiều dọc mang tính quốc tế sẽ lớn nhất trong lĩnh vực có các doanh nghiệp là thiểu quyền ở chính quốc gia của mình. Do đó, đầu tư của nhiều doanh nghiệp ở quốc gia X có thể tập trung vào quốc gia Y và cạnh tranh thiểu quyền dễ dàng vượt ra khỏi biên giới quốc gia.

4.1.2.4. Mở rộng chu kỳ sống sản phẩm

Lý thuyết cuối cùng về đầu tư đa quốc gia chỉ ra rằng một doanh nghiệp có thể mở rộng ra nước ngoài để kéo dài hoặc làm thay đổi chu kỳ


sống sản phẩm. Một sản phẩm đã được giới thiệu ở quốc gia X đến nay có thể gần kết thúc chu kỳ sống của nó, nhưng sản phẩm này lại có thể mới bắt đầu ở thị trường quốc gia Y. Thay vì chỉ đơn thuần xuất khẩu toàn bộ sản phẩm sang quốc gia Y thì việc chuyển giao toàn bộ dòng sản phẩm có thể tạo ra nhiều lợi ích hơn. Các trường hợp điển hình của lý thuyết này là những nhà lắp ráp ô tô của Anh và Đức đã chuyển dây truyền sang Ấn Độ, Mêhicô và Brazil. Tuy nhiên, mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm đa quốc gia thường áp dụng cho hàng hoá hơn là cho dịch vụ.

4.1.3. Lý do kinh doanh đa quốc gia trong du lịch

Trong khi phần lớn (hơn 90%) lượng khách du lịch trên thế giới là nội địa, thì du lịch quốc tế lại chiếm một phần hết sức có ý nghĩa trong tổng giá trị. Khi khách du lịch mua sản phẩm du lịch, họ nhận được một tập hợp các dịch vụ (và một số hàng hoá) bắt nguồn từ quốc gia nguồn khách (nước xuất phát), quốc gia điểm đến và cũng như từ một số quốc gia trung gian hoặc tạm dừng. Một chuyến du lịch quốc tế ngắn và tiêu biểu có thể bao gồm các chi tiêu được phân chia như trong hình 4.119.


Nước xuất phát

Dịch vụ đại lý

du lịch 8

Các dịch vụ khác (VD: Thông tin) 3

Thuế 2

Tổng (trừ thuế) 11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch Phần 1 - 20

Liên kết quốc tế

Vận chuyển hàng không 30

Hàng hóa

(VD: miễn thuế) 5

Tổng 35

Nước đến du lịch

Lưu trú 22

Đi lại 13

Lưu niệm và

dịch vụ cá nhân 12 Thuế 5

Tổng (trừ thuế) 47


Hình 4.1. Chi phí chuyến đi ngắn ngày giả định của khách du lịch quốc tế (%)



19 Theo: Bull, A. (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne.


Các sản phẩm trong Hình 4.1 phần lớn là những sản phẩm bổ sung cho nhau trong cầu du lịch. Do đó, bất kỳ nhà cung ứng sản phẩm nào cũng đều biết rằng khi có cầu về sản phẩm của mình thì cũng có nghĩa là sẽ có cầu về những sản phẩm khác. Kết quả là:

- Nếu một trong các sản phẩm du lịch được sản xuất và bán ra mà có thể sinh lời thì sẽ tạo ra sự khuyến khích ngay lập tức và làm đa dạng hoá sản phẩm trong các lĩnh vực khác.

- Hình thành các chương trình du lịch trọn gói bao gồm ít nhất hai yếu tố sản phẩm, nhất là các yếu tố chính gồm vận chuyển hàng không và lưu trú có nhiều lợi thế về marketing và đăng ký đặt trước sản phẩm cung ứng.

- Trên cơ sở thị trường nguồn khách, các nhà cung ứng có thể thu lợi từ sự tìm hiểu được "khẩu vị" của du khách và các định hướng thị trường ở chính quốc gia của mình thông qua việc cung ứng các sản phẩm ở điểm đến.

Ngoài ra, các doanh nghiệp du lịch đa dạng sẽ không cần thiết tối đa hoá hoạt động kinh doanh trên toàn bộ các thị trường du lịch đang tồn tại nhưng vẫn khuyến khích sự phát triển du lịch nhiều hơn để tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh ở chính quốc gia của họ. Điều này trước đây thường có nghĩa là việc đầu tư mới vào nước khác, ký kết các hợp đồng quản lý không mang tính chất đầu tư với các đối tác địa phương hoặc thiết lập các thoả thuận thương mại quốc tế được chú trọng nhiều hơn là hình thức công ty đa quốc gia, với lý do chính là các biện pháp này giúp cải thiện khả năng sinh lợi và phát triển các hoạt động hiện có.

Áp lực phát triển các hoạt động kinh doanh đa quốc gia trong du lịch lớn nhất là ở các quốc gia nguồn khách. Điều này có thể thấy qua xem xét các giá trị nhận được từ du lịch trong Hình 4.1. Để đơn giản hoá, giả sử rằng ba doanh nghiệp A, B và C có các tài nguyên du lịch lần lượt tương ứng ở ba quốc gia nguồn khách (nước xuất phát), liên kết quốc tế (nước tạm dừng, trung gian) và quốc gia điểm đến (nước đến du lịch).


Nếu mỗi doanh nghiệp có thể giành được quyền cung ứng toàn bộ sản phẩm, dịch vụ cho du khách:

- A có thể đạt được doanh thu là 93 thay vì 11 - tăng 8,5 lần;

- B có thể đạt được doanh thu là 93 thay vì 35 - tăng 2,7 lần;

- C có thể đạt được doanh thu 93 thay vì 47 - tăng 98% (dưới 2 lần).

Do đó, doanh nghiệp A có thể đạt được doanh thu và lợi nhuận lớn nhất từ quốc tế hoá hoạt động kinh doanh.

Tất nhiên trong thực tế, sự mở rộng tiềm năng kinh doanh gần như không nhiều, chỉ một số ít doanh nghiệp có thể hoặc sẵn sàng giành được và vận hành tất cả các nhà sản xuất, kinh doanh du lịch liên quan và họ có thể khởi đầu tốt với ít nhất hai nhà sản xuất kinh doanh. Ví dụ như một hãng hàng không có thể sẵn sàng làm chủ một tập đoàn lữ hành bán lẻ nội địa.

Trường hợp một tập đoàn khách sạn hoặc nhà hàng hiện thời không liên quan đến quốc gia nguồn khách cũng như quốc gia điểm đến nhưng cũng có thể tham gia vào hệ thống thông qua hợp đồng quản lý hoặc chuyển nhượng thương hiệu. Các doanh nghiệp này sẽ trực tiếp nhận được các lợi thế của marketing đa dạng hoá theo khu vực địa lý, cũng như sử dụng các "bí quyết" sản xuất kinh doanh. Khu vực địa lý các quốc gia chính của hầu hết các công ty đa quốc gia trong du lịch là Mỹ, Pháp, Anh, Nhật Bản và Hồng Kông. Điều này càng khẳng định ý kiến cho rằng các quốc gia nguồn khách cùng với nhu cầu xuất khẩu vốn đầu tư đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh đa quốc gia trong ngành du lịch.

Sự lan toả của các doanh nghiệp du lịch Tây Âu và Mỹ đến Đông Âu là một ví dụ cụ thể của việc kết hợp 3 nhân tố: Phổ biến các "bí quyết" sản xuất tiên tiến cho các doanh nghiệp địa phương, thúc đẩy năng suất cao hơn (năng suất cận biên) từ các thị trường nguồn khách Đông Âu đang phát triển và đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô từ kinh doanh quốc tế. Từng nhân tố này đã dẫn đến việc nhượng quyền cho


các khách sạn ở Đông Âu, mua cổ phiếu của các công ty lữ hành và liên minh chiến lược hàng không Đông - Tây Âu.

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, xu thế hội nhập khu vực và thế giới trở nên phổ biến, nên các doanh nghiệp du lịch kinh doanh đa quốc gia càng được phát triển mạnh mẽ. Thực chất của sự phát triển đa quốc gia chính là quá trình tích tụ và tập trung vốn của một doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao được năng lực kinh doanh, năng lực cạnh tranh và nhận được hiệu quả kinh tế theo quy mô.


4.2. CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRONG DU LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ

4.2.1. Các hình thức công ty đa quốc gia phổ biến trong kinh doanh du lịch

4.2.1.1. Công ty đa quốc gia trong hàng không

a. Các hãng hàng không thuần tuý

Trong tất cả các loại doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh du lịch, các hãng hàng không có mối quan tâm rõ ràng nhất đến hoạt động kinh doanh và đầu tư đa quốc gia. Các hãng hàng không hoạt động kinh doanh quốc tế phải cân nhắc việc có nên lập văn phòng chi nhánh của mình ở các sân bay nước ngoài hoặc ở các thành phố lớn hay không. Sự lựa chọn thường là một đại lý địa phương.

Để phát triển kinh doanh ở các sân bay nước ngoài và cạnh tranh có hiệu quả với các hãng hàng không địa phương, hãng hàng không quốc tế cần cân nhắc việc lập văn phòng chi nhánh ở khắp toàn cầu và có thể theo quy định của luật pháp địa phương phải thành lập một công ty chi nhánh để tiến hành hoạt động kinh doanh. Sự lựa chọn là một thoả thuận song phương với một hãng hàng không địa phương trong phối hợp hoạt động marketing, phối hợp quản lý hành khách lên xuống, các thoả thuận khác giữa hai bên và lợi thế độc quyền của một công ty đa quốc gia. Hoạt động kinh doanh hàng không có sự phát triển thành các công ty đa quốc


gia một cách hợp lý với các hệ thống, trung tâm đặt giữ chỗ như Covia/Galileo, Sabre hoặc Amadeus/Abacus, với bảo hiểm và dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp và với hoạt động liên ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh hàng không đa quốc gia thường vấp phải sự hạn chế của chính phủ các nước để bảo vệ các hãng hàng không của mình vì mục đích chính trị hoặc ngoại giao. Một số hãng hàng không đã phát triển kinh doanh đa quốc gia thành công như hãng SAS (Scandinavian Airline Systems) có vốn từ Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch; một số hãng khác đã phát triển trong thị trường hàng không tự do hơn (ít bị các quy chế ràng buộc) vào những năm 90 của thế kỷ XX. Sự phát triển quan trọng nhất vào thời gian này là các hãng hàng không tự bảo vệ được thương hiệu của mình khi liên kết để cung cấp dịch vụ vận chuyển như cùng khai thác một chuyến bay (biểu thị một chuyến bay bằng hai ký hiệu của hai hãng hàng không khác nhau). Điều đó làm cho mỗi hãng thể hiện là có khả năng cung cấp các chuyến bay trên một phạm vi rộng hơn so với thực tế hãng đang vận hành. Đây chính là một lợi thế marketing làm cho hãng nhận được "lợi thế sản xuất" mỗi chuyến bay đạt được công suất khách cao hơn.

b. Hãng hàng không với khách sạn và các doanh nghiệp du lịch khác

Khi hãng hàng không quốc gia X chuyên chở hành khách tới quốc gia Y, thì thường cố gắng tối đa hoá thu nhập hoặc doanh thu bằng cách bán dịch vụ cho khách hàng là dân cư ở những quốc gia mà có thể trả mức giá vé cao nhất (xem chương 3). Tuy nhiên, khi hãng hàng không ý thức được rằng cần phải chuyên môn hoá ở thị trường của chính quốc gia mình vì các lý do chính trị và phát triển kinh doanh thì chiến lược nói trên sẽ bị thu hẹp.

Nhiều hành khách của quốc gia X sẽ có nhu cầu về nơi ăn nghỉ và các hoạt động du lịch, giải trí ở quốc gia Y. Do đó, từ nhiều năm nay, các hãng hàng không thường quan tâm đến dịch vụ lưu trú và các dịch vụ mặt đất khác ở các điểm đến mà hãng khai thác đường bay. Sau đó, các hãng muốn mở rộng khả năng cung ứng các dịch vụ đó hoặc kiểm soát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024