Số Khách Sạn Được Xếp Hạng Từ 1 Đến 5 Sao Tại Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc Năm 2015


Căn cứ vào số liệu tại bảng 3.3, chúng ta dễ dàng nhận thấy số lượng buồng phục vụ lưu trú tại các cơ sở tăng lên rõ rệt ở tất cả các tỉnh/thành thuộc vùng KTTĐ phía Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nếu năm 2011, số buồng phục vụ lưu trú tại Hà Nội là 25.532 buồng thì đến năm 2015 số lượng này đã tăng lên 70.000 buồng. Đứng ở vị trí thứ hai là Quảng Ninh với số lượng buồng năm 2011 là 12.930 thì năm 2015 đã tăng lên 14.000 buồng. Ở vị trí thứ ba là Hải Phòng với số lượng buồng năm 2011 là 7.426 buồng, đến năm 2015 là 9.400 buồng. Trong ba tỉnh có số lượng buồng phục vụ lưu trú tăng cao nhất thì Hà Nội là thành phố có số lượng tăng cách biệt. Các tỉnh còn lại có tăng nhưng so với ba tỉnh trên còn ở mức khiêm tốn. Có thể thấy rằng, trong gia đoạn 2011-2015, hệ thống cơ sở lưu trú phát triển với tốc độ khá nhanh trên hầu hết các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách du lịch trong nước và quốc tế.

+ Về chất lượng cơ sở lưu trú: Tính đến hết năm 2015, trên toàn phạm vi vùng có 852 cơ sở lưu trú đã được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, trong đó có 19 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng 5 sao (Hà Nội có 14 cơ sở, Hải Phòng có 2 cơ sở và Quảng Ninh có 3 cơ sở). Trong tổng số các cơ sở lưu trú du lịch trong toàn vùng, số lượng khách sạn được xếp hạng chiếm tỷ lệ thấp (11,5%), còn lại là các cơ sở đạt tiêu chuẩn và chưa xếp hạng. Có thể nói 11,5% khách sạn được xếp hạng trong toàn vùng KTTĐ phía Bắc là một tỉ lệ nhỏ so với yêu cầu và nhu cầu đối với ngành du lịch. Một vấn đề khác được đặt ra, đó là, trong 11,5% khách sạn được xếp hạng chỉ có 2% khách sạn được xếp hạng 5 sao, 4% khách sạn được xếp hạng 4 sao và 8% khách sạn được xếp hạng 3 sao, chiếm tới 36% khách sạn xếp hạng 2 sao và 49% khách sạn được xếp hạng 1 sao. Tỉ lệ phần trăm này được tổng hợp từ số lượng và phân loại khách sạn tại Bảng 3.4.


Bảng 3.4: Số khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2015

Đơn vị: Khách sạn


Địa phương

Khách sạn

1 sao

Khách sạn

2 sao

Khách sạn

3 sao

Khách sạn

4 sao

Khách sạn

5 sao

Bắc Ninh

4

8

2

1

-

Hà Nội

274

145

43

14

14

Hải Dương

1

3

1

1

-

Hải Phòng

36

59

6

8

2

Hưng Yên

15

10

-

-

-

Quảng Ninh

67

54

15

17

3

Vĩnh Phúc

20

26

2

1

-

Tổng toàn vùng

417

305

69

42

19

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: [7]

Như vậy, qua tổng hợp và phân tích thấy mặc dù các cơ sở lưu trú tăng lên nhiều trong những năm qua, cơ bản đáp ứng được nhu cầu ở của khách du lịch, song quy mô còn nhỏ, đặc biệt là chất lượng chưa được đảm bảo, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đặc biệt là ở các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, trang thiết bị ở một số khách sạn cũ kỹ, không đồng bộ. Một số buồng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội, ngoại thất chưa hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu.

* Hoạt động kinh doanh lữ hành

Xuất phát từ mối quan hệ cung - cầu về du lịch và đặc điểm của quá trình sản xuất, tiêu dùng trong ngành du lịch, kinh doanh lữ hành được coi như một sự tồn tại tất yếu khách quan đối với sự phát triển của KTDL. Kinh doanh lữ hành giữ vị trí trung gian thực hiện vai trò phân phối sản phẩm của ngành du lịch và các ngành kinh tế khác.


Các doanh nghiệp lữ hành ở vùng KTTĐ phía Bắc không ngừng gia tăng về số lượng, đặc biệt là lữ hành quốc tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển KTDL của vùng. Theo thống kê của Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch, tính đến năm 2015, toàn vùng có 655 doanh nghiệp lữ hành, trong đó, chiếm tới 98,8% là các công ty trách nhiệm hữa hạn và công ty cổ phần, số còn lại có 2 doanh nghiệp nhà nước, 5 công ty liên doanh và 1 công ty tư nhân.

Bảng 3.5: Các doanh nghiệp lữ hành của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2015

Đơn vị: Doanh nghiệp



Địa phương

DN

Nhà nước

Công ty

Cổ phần

Công ty

Liên doanh

Công ty TNHH

DN

Tư nhân


Tổng số

Bắc Ninh

-

-

-

1

-

1

Hà Nội

2

227

4

355

1

589

Hải Dương

-

-

-

1

-

1

Hải Phòng

-

11

1

3

-

15

Hưng Yên

-

-

-

-

-

-

Quảng Ninh

-

23

-

22

-

45

Vĩnh Phúc

-

-

-

2

-

4

Tổng cộng

2

263

5

384

1

655

Nguồn: [7]

Số liệu thống kê tại Bảng 3.5 cho thấy số lượng doanh nghiệp lữ hành ở vùng KTTĐ phía Bắc khá nhiều nhưng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, thậm chí có sự chênh lệch rất lớn. Số liệu chỉ ra rằng, Hà Nội là nơi có nhiều công ty lữ hành nhất, chiếm tới 90% tổng số các doanh nghiệp lữ hành trên toàn vùng KTTĐ phía Bắc với đầy đủ các loại hình doanh nghiệp. Đứng ở vị trí thứ 2 là Quảng Ninh, chiếm 7% doanh nghiệp lữ hành với hai loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty TNHH. Ở vị trí thứ 3 là Hải Phòng với 2% doanh nghiệp lữ hành. Các tỉnh còn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ, thậm chí có tỉnh không có doanh nghiệp lữ hành là Hưng Yên.


Nhìn chung, hoạt động kinh doanh lưu trú, về mặt chất lượng chưa thực sự được đảm bảo, các doanh nghiệp lữ hành phân bố không đồng đều giữa các tỉnh nhưng giai đoạn 2011 - 2015. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh lưu trú và kinh doanh lữ hành ở các tỉnh/thành phố trong vùng KTTĐ phía Bắc đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Điều này được minh chứng bởi doanh thu của các cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành trong vùng tăng từ 16.533,137 tỷ đồng năm 2011 lên 25.344,366 tỷ đồng vào năm 2015. Trong đó, các địa phương có số doanh thu lớn nhất lần lượt là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Điều này được chứng minh bởi các số liệu thống kê tại Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Doanh thu của các cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành ở vùng KTTĐ phía Bắc (2011-2015)

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Địa

phương

2011

2012

2013

2014

2015

Bắc Ninh

95

137

137

171

195

Hà Nội

13.606

16.103

18.225

19.268

20.449

Hải Dương

171,145

197,577

209,514

216,438

225

Hải Phòng

1.082,579

1.580,808

1.763,773

1.976,986

2.218,084

Hưng Yên

39,153

53,594

59,906

62,175

59,337

Quảng Ninh

1.285

1.355

1.529

1.646

1.826

Vĩnh Phúc

254,26

246,821

262,233

302,672

371,945

Tổng toàn

vùng

16.533,137

19.673,8

22.186,426

23.643,271

25.344,366

Nguồn: [8; 9; 10; 11; 12; 13; 14]

Số liệu tại bảng cho thấy doanh thu của các cơ sở lưu trú và các cơ sở lữ hành của tất cả các tỉnh/thành thuộc vùng KTTĐ phía Bắc đều tăng theo các năm, đặc biệt là Hà Nội, doanh thu lên đến 20.449 tỷ đồng vào năm 2015, chiếm gần 81% tổng doanh thu của cả vùng. Địa phương kế tiếp là Hải Phòng với 2.218,084 tỷ đồng, chiếm 8,7% và Quảng Ninh là 1.826 tỷ đồng, chiếm 7,2%. Các địa phương khác có số doanh thu thấp hơn. Như vậy, có thể nói,


Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng là những địa phương luôn luôn dẫn đầu trong phát triển KTDL của vùng KTTĐ phía Bắc, trong đó Hà Nội là địa phương đóng góp nhiều nhất cho phát triển KTDL vùng nói riêng và cho cả nước nói chung.

* Hoạt động kinh doanh ăn uống và vui chơi, giải trí

Hệ thống cơ sở ăn uống tại vùng KTTĐ phía Bắc phát triển nhanh chóng theo sự gia tăng của lượng khách du lịch. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách đều có dịch vụ phục vụ ăn uống đi kèm với những món ăn phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh với nhiều thành phần tham gia, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng du khách và cả người dân ở địa phương.

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự phát triển KTDL của vùng. Tuy nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ uống ở một số cơ sở, đặc biệt là các cơ sở tư nhân đang là một vấn đề đáng lo ngại. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là đồ pha chế mới chỉ được thực hiện ở các nhà hàng, khách sạn lớn (khách sạn có xếp hạng), hầu hết ở các cơ sở khác, hoạt động này đang bị buông lỏng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng và chất lượng dịch vụ du lịch.

Cơ sở vui chơi, giải trí là nơi thu hút khá nhiều lượng khách du lịch. Vùng KTTĐ phía Bắc có một số cơ sở vui chơi giải trí như: quần thể khu vui chơi giải trí ở khu du lịch Đảo Tuần Châu, Sun World Hạ Long Park (Quảng Ninh), hệ thống sân Golf ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), công viên nước Hồ Tây, thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội), Casino Đồ Sơn (Hải Phòng)... Tuy nhiên, các khu vui chơi này có mức thu phí tương đối cao, do vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu một bộ phận khách có thu nhập tốt. Các hình thức vui chơi mang tính phổ biến hầu như chưa có, điều này làm hạn chế thời gian lưu trú cũng như chi tiêu của khách du lịch khi đến địa phương.


Nhìn chung, hoạt động của các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch ở vùng KTTĐ phía Bắc đã có những bước phát triển tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: hệ thống cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng; tỉ lệ khách sạn được xếp hạng chiếm tỉ lệ thấp, vẫn còn nhiều cơ sở chưa được xếp hạng; vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số cơ sở chưa được đảm bảo; chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí khá cao, chỉ đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận khách hàng có thu nhập tốt, làm ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch.

3.2.1.3. Thực trạng về khách du lịch

* Khách du lịch quốc tế

Trong những năm qua, lượng khách quốc tế đến các địa phương trong vùng KTTĐ phía Bắc tăng theo thời gian, năm 2011 đạt 4.806.158 lượt, năm 2015, con số này tăng lên là 7.135.500 lượt. Bảng số liệu thống kê dưới đây cho thấy điều này.

Bảng 3.7: Hiện trạng khách quốc tế đến vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc giai đoạn 2011- 2015

Đơn vị: Lượt khách


Địa phương

2011

2012

2013

2014

2015

Bắc Ninh

13.500

16.500

22.000

28.000

33.000

Hà Nội

1.887.000

2.100.000

2.400.000

3.010.000

3.800.000

Hải Dương

14.089

15.200

16.600

15.000

17.000

Hải Phòng

564.000

556.000

564.600

601.800

650.000

Hưng Yên

6.869

8.036

9.500

9.650

10.000

Quảng Ninh

2.296.000

2.500.000

2.600.000

2.550.000

2.600.000

Vĩnh Phúc

24.700

25.400

25.850

20.350

25.500

Tổng số toàn vùng

4.806.158

5.221.736

5.638.550

6.234.800

7.135.500

Nguồn: [6]


Số liệu tại Bảng 3.7 cho thấy số lượng khách quốc tế đến tham quan du lịch tại vùng KTTĐ phía Bắc tăng đều hàng năm đối với hầu hết các tỉnh. Trong đó, Hà Nội là địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất so với các tỉnh trong toàn vùng. Năm 2015, Hà Nội đạt 3.800.000 lượt khách du lịch với số lượng khách quốc tế tăng lên rõ rệt theo từng năm. Quảng Ninh đứng ở vị trí thứ 2 với 2.600.000 lượt khách vào năm 2015 nhưng số lượng khách tăng không nhiều giữa các năm. Hải Dương và Hưng Yên là hai tỉnh có số lượng khách du lịch thấp nhất do địa thế không thuận lợi cho phát triển du lịch như các tỉnh/thành khác. Khách quốc tế chủ yếu tập trung ở các thành phố như: Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế vì đây là ba đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, có nhiều lợi thế về phát triển KTDL.

Khách du lịch quốc tế đến từ nhiều quốc gia nhưng phần lớn là đến từ: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, trong đó khách Trung Quốc luôn chiếm số lượng lớn do lợi thế về khoảng cách địa lý và giao thông thuận tiện.

Mức chi tiêu trung bình của khách quốc tế đến vùng đạt xấp xỉ

2.000.000 VND ngày/đêm; số lượng ngày lưu trú trung bình khoảng từ 3 đến 4 ngày.

So với các khu vực khác trong nước, giai đoạn 2011-2015, vùng KTTĐ phía Bắc luôn đứng ở vị trí dẫn đầu về thu hút lượng khách du lịch quốc tế. Cụ thể, năm 2011 lượng khách du lịch quốc tế đến vùng là

4.806.158 lượt khách (chiếm 29,78% so với cả nước), năm 2015 là

7.135.500 lượt khách (chiếm 29,62% so với cả nước). Như vậy khách du lịch quốc tế đến vùng KTTĐ phía Bắc tăng tương đối ổn định và chiếm thị phần khá lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, điều này được thể hiện tại Biểu đồ 3.1.


Đơn vị tính: Nghìn người


Biểu đồ 3 1 So sánh lượng khách quốc tế đến vùng kinh tế trọng điểm 1

Biểu đồ 3.1: So sánh lượng khách quốc tế đến vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng khác trong nước (2011-2015)

Nguồn [6]

Quan sát Biểu đồ 3.1 cho thấy lượng khách du lịch đến vùng KTTĐ phía Bắc chiếm tỷ lệ cao nhất theo từng năm, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ, và kế tiếp là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tỉ lệ thấp nhất là khu vực Tây Nguyên. Như vậy, có thể nói rằng vùng KTTĐ phía Bắc luôn là vùng thu hút được lượng khách quốc tế lớn nhất trongi cả nước. Đây là một lợi thế để phát triển KTDL vùng.

* Khách du lịch nội địa

Khách nội địa là đối tượng khách cơ bản của vùng KTTĐ phía Bắc, chiếm khoảng 83 % trên tổng lượng khách quốc tế và nội địa đến vùng. Trong giai đoạn từ 2011 - 2015, lượng khách du lịch nội địa tăng 11.149.743 lượt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023