Lượng Khách Nội Địa Đến Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Phía Bắc (2011 - 2015)


Bảng 3.8: Lượng khách nội địa đến vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (2011 - 2015)

Đơn vị: Lượt khách


Địa phương

2011

2012

2013

2014

2015

Bắc Ninh

233.698

277.045

378.000

452.000

527.000

Hà Nội

11.660.000

12.300.000

14.000.000

15.500.000

17.000.000

Hải Dương

1.035.000

1.180.000

1.290.000

1.500.000

1.700.000

Hải Phòng

3.681.596

4.128.600

4.309.200

4.685.600

5.200.000

Hưng Yên

178.963

210.414

290.500

309.870

450.000

Quảng Ninh

4.163.000

4.500.000

4.900.000

4.950.000

6.000.000

Vĩnh Phúc

1.775.000

1.828.000

1.874.000

2.857.000

3.000.000

Tổng số toàn vùng

22.727.257

24.424.059

27.041.700

30.254.470

33.877.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Nguồn: [6]


Số liệu thống kê cho thấy, số lượng khách du lịch nội địa ở tất cả các tỉnh trong vùng đều tăng đều theo từng năm. Hà Nội vẫn là nơi thu hút khách du lịch nội địa cao nhất trong vùng. Năm 2011, số lượng du khách nội địa đến Hà Nội là 11.660.000 lượt, đến năm 2015, số lượt khách đã tăng lên đến

17.000.000 lượt. Tiếp theo là Quảng Ninh và Hải Phòng, thấp nhất là Hưng Yên. Nhìn chung, lượng khách du lịch nội địa đến vùng tương đối ổn định và tăng đều theo từng năm do ít chịu ảnh hưởng biến động của yếu tố chính trị trên thế giới.

Khách nội địa đến vùng từ mọi miền của cả nước nhưng phần lớn đến từ các tỉnh trong nội vùng, vùng phụ cận và các tỉnh khu vực phía Bắc, do gần về khoảng cách địa lý, giao thông đi lại thuận tiện, không cần lưu trú dài ngày, họ có thể đi nhiều lần trong năm. Khách đi du lịch dưới nhiều hình thức khác nhau: sử dụng các dịch vụ của các công ty du lịch, tổ chức theo nhóm hoặc đoàn hoặc đi lẻ.


Mức chi tiêu trung bình của khách nội địa khoảng 400.000 VND ngày/đêm, số lượng ngày lưu trú trung bình khoảng 2,2 ngày.

Khách nội địa thường đi du lịch trong vùng vào dịp hè và lưu trú ngắn ngày với mục đích nghỉ dưỡng, thăm viếng họ hàng, người thân và du lịch kết hợp công việc.

So sánh lượng khách du lịch nội địa giữa vùng KTTĐ phía Bắc và các vùng khác trên cả nước cho thấy, giai đoạn 2011-2015, vùng KTTĐ phía Bắc có số khách du lịch nội địa đứng thứ 2 (sau vùng Đông Nam Bộ). Năm 2011, số khách du lịch nội địa đến vùng là 22.727.257 lượt khách (đạt 22,6% so với cả nước) và năm 2015 con số này tăng lên là 33.877.000 lượt khách (đạt 22% so với cả nước). Tuy đứng sau vùng Đông Nam Bộ nhưng lượng khách nội địa của vùng KTTĐ phía Bắc vượt xa so với các vùng còn lại trên cả nước. Biểu đồ 3.2 cho thấy điều này.

Đơn vị tính: Nghìn người


Biều đồ 3 2 So sánh lượng khách nội địa đến vùng kinh tế trọng điểm 1

Biều đồ 3.2: So sánh lượng khách nội địa đến vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với các vùng khác trong nước (2011-2015)

Nguồn: [6]


Nói chung, số lượng khách du lịch đến địa phương trong vùng KTTĐ phía Bắc tăng theo thời gian. Khách quốc tế tăng tương đối ổn định, chiếm thị phần khá lớn trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, chủ yếu tập trung ở các thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Khách du lịch cơ bản đến từ các quốc gia thuộc châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó khách Trung Quốc chiếm số lượng lớn nhất. Khách nội địa tương đối ổn định, tăng đều theo từng năm, cơ bản đến từ các tỉnh nội vùng, vùng phụ cận và các tỉnh khu vực phía Bắc, tuy nhiên thị phần có giảm nhẹ so với cả nước.

3.2.1.4. Thực trạng hoạt động của cộng đồng dân cư tại điểm du lịch

Cộng đồng dân cư tại điểm du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tham gia tiếp đón du khách, cung ứng dịch vụ du lịch, bảo tồn các di sản hiện có và môi trường cảnh quan, phối hợp với chính quyền địa phương để phát triển KTDL. Trong những qua, KTDL ở vùng KTTĐ phía Bắc có bước phát triển nhanh một phần do sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng dân cư ở địa phương.

Tại Hà Nội, có thể kể đến sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động của KTDL trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch tại Chợ đêm phố cổ. Đây là một điểm đặc biệt hấp dẫn du khách. Chợ đêm được tổ chức từ 18h đến 23h các tối thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hàng tuần trên một tuyến phố dài, bắt đầu từ phố Hàng Đào và kết thúc tại cổng chợ Đồng Xuân. Vào thời điểm họp chợ, có gần 4.000 gian hàng bán các sản phẩm truyền thống, đồ lưu niệm do chính người dân sản xuất với giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật dân gian như: chèo, xẩm, quan họ, ca trù… cũng được được chính người dân địa phương thể hiện. Phố cổ là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch trong nước và quốc tế bởi lưu giữ được những nét văn hóa độc đáo, đặc biệt là sự lưu truyền, phát triển những nghề truyền thống mà thế hệ trước đã để lại.


Bên cạnh đó, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) và huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng) là hai địa phương mà người dân ngoài việc giữ gìn nghề truyền thống và cung cấp những sản phẩm đặc thù, họ còn chủ động tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phát triển KTDL tại địa phương như: cải tạo nhà ở, mua sắm trang thiết bị để phục vụ và đón khách du lịch tham quan, lưu trú; cung cấp những dịch vụ như: ăn uống, nghỉ ngơi cho du khách; thành lập các đội văn nghệ tại thôn, sẵn sàng biểu diễn phục vụ khi du khách có nhu cầu, phối hợp với các công ty du lịch để vận chuyển khách, giới thiệu những cảnh quan, đặc trưng văn hóa địa phương.

Như vậy, cộng đồng dân cư tham gia tích cực vào hoạt động du lịch, góp phần phát triển KTDL vùng, giữ gìn các nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, cải thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động tích cực còn tồn tại một số những hạn chế như: hiện tượng ăn xin, bán hàng rong với cách thức đeo bám khách và bán hàng giá cao… làm ảnh hưởng tới hình ảnh của du lịch và hình ảnh quốc gia. Để giải quyết vấn đề này, cần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về phát triển KTDL trong HNQT.

3.2.2. Thực trạng về hạ tầng du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế

- Giao thông đường bộ: Vùng KTTĐ phía Bắc có mạng lưới giao thông đường bộ được quan tâm đầu tư phát triển. Các tuyến quốc lộ trên địa bàn của vùng phần lớn đều đi qua thành phố Hà Nội, nối với trung tâm hành chính của các tỉnh/thành phố trong vùng. Ngoài ra, hệ thống đường liên tỉnh, liên huyện đi đến hầu hết các điểm dân cư, các điểm du lịch trên địa bàn tạo nên mạng lưới giao thông thuận lợi. Các tuyến quốc lộ quan trọng thuộc vùng KTTĐ phía Bắc bao gồm:

+ Quốc lộ 2, con đường nối thành phố Hà Nội với tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh phía Bắc như: Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.


+ Quốc lộ 5 nằm hoàn toàn trong vùng KTTĐ phía Bắc dài 95,2 km, đây là tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn nối Hà Nội với Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng.

+ Quốc lộ 18 nằm trong vùng KTTĐ phía Bắc, dài 303,23 km, từ thành phố Bắc Ninh đến thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Quốc lộ này đã được nâng cấp và nối với cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, thuận lợi cho việc vận chuyển khách từ 2 cực của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc là Hà Nội và Quảng Ninh.

Ngoài ra vùng còn có các đường cao tốc như: Cao tốc Láng - Hòa Lạc, cao tốc Thăng Long - Nội Bài, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Đây là các tuyến đường quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển KTDL nói riêng.

- Giao thông đường sắt: Vùng KTTĐ phía Bắc là nơi giao nhau của nhiều tuyến đường sắt với tâm điểm là thành phố Hà Nội, có thể kể đến các tuyến cơ bản sau:

+ Tuyến Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng, nằm trong vùng KTTĐ phía Bắc dài 106 km, gồm 16 ga với chất lượng khá tốt so với mạng lưới đường sắt của cả nước.

+ Tuyến Hà Nội - Lào Cai, dài 285 km với 35 ga, trong đó đoạn thuộc vùng KTTĐ phía Bắc từ Hà Nội đến Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) dài 42,5 km gồm 8 ga. Đây là tuyến đường sắt quan trọng đảm nhận việc vận chuyển khách từ Côn Minh - Trung Quốc vào Việt Nam và ngược lại.

Nhìn chung, mạng lưới đường sắt trong vùng tương đối hợp lý. Tuy nhiên, do xây dựng khá lâu nên tiêu chuẩn kỹ thuật đã bắt đầu lạc hậu; hiệu quả khai thác vận tải không đạt mức tối đa, sự kết nối giữa các tuyến bị hạn chế.

- Giao thông đường hàng không: vùng KTTĐ phía Bắc có 2 sân bay quốc tế là sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km với khả năng chuyên chở 13-15 triệu lượt hành khách/năm và sân bay Cát Bi (Hải


Phòng), với năng lực vận chuyển đạt 1,1-1,2 triệu lượt khách/năm. Ngoài ra, vùng còn có sân bay Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 4 km, dùng cho máy bay vận tải và máy bay nhỏ (bay dịch vụ). Dự kiến, việc mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đủ khả năng phục vụ 25 triệu hành khách mỗi năm vào năm 2020; hoàn thành nâng cấp sân bay Cát Bi theo quy hoạch, đến năm 2020 sẽ đón khoảng 2 triệu lượt khách/năm và tương lai gần sẽ xây dựng sân bay ở Vân Đồn (Quảng Ninh) đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng và thêm cửa ngõ kết nối vùng KTTĐ phía Bắc với thế giới.

Trong những năm qua, với những nỗ lực mở rộng các tuyến, tăng cường các chuyến bay trong nước và quốc tế, giao thông đường hàng không ở vùng KTTĐ phía Bắc đã đáp ứng nhu cầu đi lại của một bộ phận khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Giao thông đường thủy: Vùng KTTĐ phía Bắc có nhiều cảng biển quan trọng như: cảng Hải Phòng, cảng Đình Vũ, cảng tổng hợp Cái Lân, … Những cảng này có thể đón các tàu du lịch cỡ lớn. Với xu hướng đi lại bằng đường biển ngày càng được ưa chuộng thì đây chính là một lợi thế cơ bản để phát triển KTDL của vùng.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư phát triển với đầy đủ các loại hình giao thông, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, hạ tầng kỹ thuật chưa hiện đại, nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của KTDL trong thời kỳ hội nhập.

3.2.3. Thực trạng về sản phẩm du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế

Vùng KTTĐ phía Bắc được ưu đãi về nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển KTDL nên hệ thống sản phẩm du lịch của vùng rất phong phú và đa dạng, có thể sắp xếp theo các nhóm như sau:

- Du lịch tham quan nghiên cứu các di sản văn hóa thế giới như: Vịnh Hạ Long, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám; các di


sản cấp quốc gia đặc biệt như: khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, phố Hiến… Đây là những lợi thế nổi trội để phát triển KTDL của vùng.

- Du lịch trải nghiệm với các di sản văn hóa phi vật thể. Đây là những sản phẩm đặc thù của vùng KTTĐ phía Bắc với Hội Gióng, ca trù, dân ca quan họ, múa rối nước…

- Du lịch văn hóa, tâm linh với các địa danh nổi tiếng như: Chùa Hương, Chùa Yên Tử, Đền thờ Chu Văn An, Đền Cửa Ông, Chùa Tây Thiên…

- Du lịch nghỉ dưỡng núi và hồ với các địa điểm như: Ba Vì - Suối Hai, Đồng Mô, Tam Đảo, Đại Lải, Hồ Tây…

- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển đảo với hệ thống các đảo lớn, nhỏ đa dạng cùng với những bãi tắm đẹp, tập trung tại các điểm: Trà Cổ, Cô Tô, Quan Lạn, Cát Bà, Đồ Sơn… Đây cũng là những điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Du lịch nghiên cứu sinh thái với các điểm: Vườn quốc gia Cát Bà, Bái Tử Long, Tam Đảo, Ba Vì… trong đó, du lịch sinh thái Cát Bà là nơi được khách du lịch ưa chuộng với những điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Lan Hạ, vườn quốc gia Cát Bà và hệ thống hang động.

- Du lịch tham quan, nghiên cứu các làng nghề với những nhãn hàng nổi tiếng như: gốm Bát Tràng, đồ gỗ Đồng Kỵ, lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng… Những làng nghề này không chỉ là nơi tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng mà còn lưu giữ và phát huy những tinh hoa văn hóa của dân tộc.

- Du lịch hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao. Loại hình du lịch này thường được tổ chức tại các trung tâm thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh).


Bảng 3.9: Sản phẩm du lịch của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Địa

phương

Sản phẩm du lịch chính

Sản phẩm du lịch bổ trợ

Hà Nội

- Du lịch văn hóa, lễ hội

- Du lịch làng nghề truyền thống

- Du lịch tham quan phố cổ, ẩm thực

- Du lịch MICE

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng núi

- Du lịch thể thao, vui chơi giải trí cao cấp

- Du lịch chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp

Vĩnh Phúc

- Du lịch nghỉ dưỡng núi

- Du lịch lễ hội

- Du lịch sinh thái

- Du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử

- Du lịch làng nghề; du lịch kết hợp với mục đích thương mại; du lịch hội nghị hội thảo

Bắc Ninh

- Du lịch văn hóa, các lễ hội truyền

thống.

- Du lịch làng nghề truyền thống


Hưng Yên

- Du lịch văn hóa

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Hải Dương

- Du lịch văn hóa

- Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Hải Phòng

- Du lịch sinh thái

- Du lịch tham quan di tích, làng nghề

- Vui chơi giải trí cao cấp

- Du lịch biển, đảo

- Du lịch văn hóa, lễ hội

- Du lịch MICE

Quảng Ninh

- Du lịch biển, đảo

- Du lịch sinh thái

- Du lịch văn hóa, lễ hội

- Du lịch MICE

Nguồn: [65]

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí