Nghiên Cứu Về Tác Động Của Kiểm Soát Nội Bộ Đến Rủi Ro Tín Dụng Nghiên Cứu Của Akwaa-Sekyi Và Gené (2016) Với Đề Tài “Ảnh Hưởng Của Kiểm


2.2.1.2.1. Nghiên cứu về tác động của kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng Nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2016) với đề tài “Ảnh hưởng của kiểm

soát nội bộ đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Tây Ban Nha”

Akwaa-Sekyi và Gené (2016) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đối với RRTD tại 08 NH niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Tây Ban Nha giai đoạn 2004-2013.

Tiếp cận báo cáo COSO, Akwaa-Sekyi và Gené (2016) nhận định rằng KSNB bao gồm 5 thành phần là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT và HĐGS. Từ đó, tác giả nghiên cứu sự tác động của 5 thành phần này đến RRTD.

Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát được sử dụng để phân tích. Hai kỹ thuật đánh giá cho phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát là mô hình tác động ngẫu nhiên và mô hình tác động cố định.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính hữu hiệu của KSNB tại NH ở Tây Ban Nha không cao, một trong những nguyên nhân vì HĐQT của NH chưa hoạt động hiệu quả. KSNB tác động có ý nghĩa thống kê đến RRTD, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS và HĐGS. Có tồn tại vấn đề đại diện tại các NH này.

Tiếp đến, tác giả tiến hành mở rộng nghiên cứu tại 23 nước thuộc liên minh Châu Âu trong giai đoạn từ năm 2008-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các NH ở Châu Âu đã thiết lập KSNB đạt hữu hiệu vì mục tiêu hoạt động và tuân thủ đều đạt được. Tuy nhiên, RRTD tại các NH này vẫn cao mặc dù các biện pháp đang được thực hiện bởi NH Trung ương châu Âu. KSNB tác động tích cực đến RRTD. KSNB tác động có ý nghĩa thông kê đến RRTD, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS và HĐGS.Vấn đề đại diện có tác động đáng kể đến RRTD chứng tỏ vấn đề đại diện vẫn còn tồn tại ở các NH này.

2.2.1.2.2. Nghiên cứu đánh giá kiểm soát nội bộ qua đánh giá các bộ phận cấu thành kiểm soát nội bộ

Nghiên cứu đánh giá KSNB qua đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB theo hai quan điểm sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.


Quan điểm thứ nhất:

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 8

Các nghiên cứu theo quan điểm thứ nhất cho rằng ba bộ phận cấu thành KSNB là MTKS, thủ tục kiểm soát và hệ thống kế toán. Các học giả theo quan điểm này chịu ảnh hưởng của Chuẩn mực kiểm toán của Anh – SAS 300. Một số nhà nghiên cứu theo quan điểm này như:

Nghiên cứu của O’Leary, Iselin và Sharma (2006) về mối quan hệ của tác động của các thành phần kiểm soát nội bộ đến đánh giá về KSNB của kiểm toán viên:

Qua sự phân tích các nghiên cứu trước và căn cứ trên sự so sánh, phân tích giữa chuẩn mực kiểm toán của Anh – SAS 300 với khuôn mẫu KSNB của báo cáo COSO và của Úc – AUS 402 (trước và sau năm 2004), O’Leary, Iselin và Sharma (2006) nhận định rằng kiểm toán viên nên đánh giá tính hữu hiệu của KSNB qua 3 thành phần là MTKS, hệ thống thông tin và thủ tục kiểm soát.

Quan điểm thứ hai:

Các nghiên cứu theo quan điểm thứ hai cho rằng có năm bộ phận cấu thành KSNB là: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, HĐGS. Các học giả theo quan điểm này chịu ảnh hưởng của báo cáo COSO.

Một số nhà nghiên cứu theo quan đểm thứ hai:

Nghiên cứu của Hunziker (2017) về “Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ: Bằng chứng tại các công ty phi tài chính Thụy Sỹ”

Hunziker (2017) tiến hành nghiên cứu tính hữu hiệu của KSNB qua khảo sát thực nghiệm tại các công ty phi tài chính Thụy Sỹ, với phương pháp SEM được sử dụng để thực hiện nghiên cứu.

Tác giả đề xuất phương thức đo lường tính hữu hiệu của KSNB qua các nhân tố là: đạt được mục tiêu đặt ra của đơn vị - theo ba mục tiêu của COSO, tỷ lệ đầu vào và đầu ra – chi phí và thu nhập của KSNB, sự linh hoạt của tổ chức- khả năng điều chỉnh KSNB thích hợp khi có sự thay đổi của nội bộ và bên ngoài và hiệu quả của sự phối hợp – nhiệm vụ được thực hiện theo mục tiêu của đơn vị. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của KSNB là giảm sự phức tạp của cơ cấu tổ chức KSNB, năng lực, thông tin nội bộ và giám sát.


Nghiên cứu của Gamage, Lock và Fernando (2014) về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại nhà nước ở Sri Lanka:

Gamage, Lock và Fernando (2014) thực hiện nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại hai NHTM Nhà nước ở Malaysia là BOC và PB với tổng số 646 chi nhánh trên toàn quốc.

Khuôn mẫu COSO 2013 được sử dụng để đánh giá về tính hữu hiệu của KSNB.

Thời gian nghiên cứu được thực hiện trong năm 2015. Công cụ thực hiện nghiên cứu sơ cấp là bảng hỏi và phỏng vấn cấu trúc. Đối tượng phỏng vấn là 128 nhà lãnh đạo của các NH. Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp là các bài báo, tài liệu nghiên cứu về kiểm toán, kế toán và các báo cáo nội bộ của các NH.

Phương pháp thống kê, mô tả, suy luận và phương pháp định lượng được sử dụng qua chỉ số Cronbach Alpha để đo lường độ tin cậy của thang đo. Nghiên cứu không trình bày kết quả nghiên cứu đạt được.

Ayagre, Appiah-Gyamerah và Nartey (2014) nghiên cứu về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng Ghanania

Dựa trên cách tiếp cận khuôn mẫu KSNB của COSO 1992, tác giả cho rằng KSNB bao gồm năm thành phần là: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, HĐGS. Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hai thành phần của KSNB là MTKS và HĐKS thông qua bảng câu hỏi khảo sát dựa trên những nguyên tắc của báo cáo COSO 1992. Năm mức của thang đo Likert được sử dụng để đo lường những kiến thức và nhận thức của người khảo sát về hệ thống KSNB và tính hữu hiệu về KSNB của các NH, với mức độ từ rất không hoàn toàn đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, tương ứng từ 1 đến 5. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hai thành phần của hệ thống KSNB là MTKS và HĐKS đạt được tỷ lệ trung bình cao tương ứng là 4,72 và 4,66. Nghiên cứu đề xuất, mặc dù kết quả nghiên cứu đạt được là tích cực, nhưng HĐQT tại các NH nên chủ động và luôn đảm bảo hoạt động kiểm soát của NH được liên tục để hoạt động kiểm soát thật sự tồn tại và hoạt động đúng chức năng.


Nghiên cứu của Onumah, Kuipo và Obeng (2012) về đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các công ty ở Ghana

Tiếp cận các nguyên tắc được đề nghị bởi báo cáo COSO 1992, tác giả xây dựng bảng hỏi để đánh giá tính hữu hiệu của các công ty này. 24 thang đo được sử dụng để đo lường các bộ phận MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, HĐGS. Điểm hữu hiệu được xác định dựa trên các nhân tố này. Mô hình tính điểm cho các bộ phận cấu thành KSNB là Mean, S.D, Min, Max được hướng dẫn bởi Ernst and Young (2003). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB tại 33 công ty niêm yết ở Ghana đạt hữu hiệu trung bình.

2.2.1.2.3. Các hướng nghiên cứu khác về kiểm soát nội bộ

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về KSNB còn nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu sau, tuy nhiên vì các hướng nghiên cứu này không liên quan đến đề tài nên tác giả chỉ giới thiệu hướng nghiên cứu và một số nhà nghiên cứu:

Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ dưới góc nhìn kiểm toán độc lập; mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ qua các nghiên cứu của Abdel-Khalik (1993), Fei & ctg (2015) …

Các nghiên cứu về tác động của kiểm soát nội bộ đến giá trị doanh nghiệp qua các nghiên cứu của Fombrun và Shanley (1990), Hart (1995), Hammersley, Myers và Shakespeare (2008)

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự yếu kém của kiểm soát nội bộ và các yếu tố liên quan qua các nghiên cứu của Ge và Mcvay (2005), Doyle, Ge và McVay (2007), Ashbaugh-Skaife & ctg (2008), Doyle, Street và Mcvay (2005)

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và chất lượng báo cáo tài chính qua các nghiên cứu của Altamuro và Beatty (2010), Salhi và Boujelbene (2012)

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và định hướng quản trị qua nghiên cứu của Feng, Li và McVay (2009)

2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

2.2.2.1. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng


Huỳnh Tấn Phi (2015) thực hiện nghiên cứu về các giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động TD tại BIDV. Tác giả tiếp cận các báo cáo COSO và Basel trong việc nghiên cứu các nguyên tắc thiết lập KSNB hoạt động TD. Qua việc phân tích thực trạng việc thiết lập KSNB hoạt động TD và thực hiện khảo sát nhằm hiểu rõ hơn về thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại BIDV, từ đó tác giả khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động TD tại BIDV.

Nguyễn Minh Phương (2014) nghiên cứu về một số yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động TD tại các NHTM. Tác giả nêu và phân tích những yếu kém trong quy trình KSNB hoạt động TD, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hạn chế các yếu kém trong quy trình KSNB HĐTD tại các NHTM.

Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) nghiên cứu mối quan hệ giữa KSNB và RRTD tại các NHTMCP có vốn nhà nước tại Việt Nam giai đoạn 2005- 2016. Tác giả sử dụng các mô hình hồi quy đối với dữ liệu bảng FEM và REM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, yếu tố ĐGRR và HĐKS có mối quan hệ ngược chiều với RRTD, trong khi yếu tố MTKS, TTTT có mối quan hệ cùng chiều.

2.2.2.2. Nghiên cứu liên quan về hoạt động tín dụng

Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu đề tài cấp ngành Ngân hàng 2013 với đề tài “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ Basel tại các ngân hàng thương mại Việt Nam: Kết quả ban đầu và khuyến nghị”:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích, mô tả và khảo sát thực tế tại 30 NHTM Việt Nam để đánh giá thực trạng áp dụng mô hình, quản lý RRTD theo thông lệ quốc tế của các NHTM Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng với việc tập trung vào các công cụ quản lý RRTD truyền thống, chưa áp dụng thực tiễn các công cụ quản lý RRTD hiện đại để lượng hóa rủi ro, quản lý RRTD tại các NHTM Việt Nam còn khoảng cách khá xa so với thực hành quản lý RRTD tại các NH hiện đại trên thế giới. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị về hoàn thiện cơ sở pháp lý, nhóm giải pháp phát triển công cụ, mô hình quản lý RRTD


Lê Thị Huyền Diệu (2000) với đề tài nghiên cứu “Quản lý rủi ro tín dụng – Kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới và bài học cho Việt Nam”:

Lê Thị Huyền Diệu (2000) thực hiện nghiên cứu về quy trình quản lý RRTD tại các NHTM trên thế giới và từ đó thực hiện so sánh giữa thực trạng quy trình quản lý RRTD của các NHTM trên thế giới và của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác biệt của việc phân bổ nguồn lực và đề cao vị trí các bước giữa các NHTMVN và trên thế giới.

2.2.2.3. Nghiên cứu liên quan về kiểm soát nội bộ

Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2015)

Nghiên cứu tiếp cận lý thuyết ngẫu nhiên, lý thuyết đại diện, báo cáo COSO và Basel trong nghiên cứu về KSNB tại các NHTM Việt Nam. Đây chỉ là nghiên cứu tổng quan lý thuyết, các tác giả chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu tiếp cận lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết đại diện, tuy nhiên các tác giả chỉ mới đi vào giới thiệu hai lý thuyết, chưa phân tích rõ các tác giả đã tiếp cận các lý thuyết này như thế nào cho công trình nghiên cứu của mình.

Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2017)

Nguyễn Tuấn và Đường Nguyễn Hưng (2017) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động và rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số nhân tố cấu thành của KSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu của Hồ Tuấn Vũ (2016)

Hồ Tuấn Vũ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam. Báo cáo COSO và Basel được tiếp cận trong việc nghiên cứu các nguyên tắc thiết lập KSNB. Tác giả thực hiện khảo sát và sử dụng phương pháp phân tích Cronbach Alpha, EFA, phân tích hệ số tương quan và phương pháp hồi quy tuyến tính bội nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam, từ đó tác giả khuyến


nghị các giải pháp tăng cường sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các NHTM Việt Nam.

Nghiên cứu của Võ Thị Hoàng Nhi (2013)

Võ Thị Hoàng Nhi (2013) nghiên cứu về việc xây dựng mô hình KSNB hiệu quả, hiệu lực tại NHTM theo COSO 2013. Trong nghiên cứu, tác giả chỉ giới thiệu 17 nguyên tắc của COSO 2013, từ đó đưa ra những kiến nghị cho việc xây dựng mô hình KSNB tại các NHTM Việt Nam, tác giả chưa tiến hành nghiên cứu thực nghiệm.

2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

2.2.3.1. Khoảng trống nghiên cứu

Kết quả tổng quan các nghiên cứu liên quan cho thấy, có rất nhiều học giả tập trung nghiên cứu về quản trị RRTD. Tuy nhiên, hiện có rất ít các công trình nghiên cứu về quản trị RRTD qua chức năng kiểm soát, cụ thể là nghiên cứu về KSNB hoạt động TD một cách đầy đủ, cả về lý thuyết và thực nghiệm, nhằm kiểm soát ngày từ đầu các RRTD có thể phát sinh, từ đó gia tăng tối đa HQHĐTD.

2.2.3.1.1. Khoảng trống nghiên cứu từ tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

Từ tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả chưa thu thập được nghiên cứu giống với đề tài, nghiên cứu về KSNB hoạt động TD. Hầu hết các nghiên cứu chỉ nghiên cứu vào một lĩnh vực cụ thể là KSNB hoặc hoạt động TD, cụ thể:

Nghiên cứu về kiểm soát nội bộ

Các nghiên cứu về KSNB chủ yếu nghiên cứu qua các hướng sau:

- Nghiên cứu về sự tác động của KSNB đến RRTD

- Nghiên cứu đánh giá KSNB qua đánh giá các bộ phận cấu thành KSNB

- Nghiên cứu về đặc điểm chung của các đơn vị có KSNB yếu kém

- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự yếu kém của KSNB và các yếu tố liên quan

- Nghiên cứu về KSNB dưới góc nhìn kiểm toán độc lập; mối quan hệ giữa kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ và KSNB


- Các nghiên cứu về tác động của KSNB đến giá trị doanh nghiệp

- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa KSNB và chất lượng báo cáo tài chính

- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa KSNB và định hướng quản lý

Các nghiên cứu về hoạt động tín dụng

Các công trình nghiên cứu về hoạt động TD có liên quan đến đề tài chủ yếu nghiên cứu qua các hướng sau:

- Nghiên cứu về tiêu chí đánh giá HQHĐTD

- Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay

- Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD

- Nghiên cứu về các phương thức đo lường RRTD

- Nghiên cứu về nâng cao chất lượng tín dụng

- Nghiên cứu về lợi nhuận

- Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động

Qua tổng quan các nghiên cứu có liên quan về HQHĐTD cho thấy chỉ một số ít các nhà nghiên cứu như Goetz và Gupta (1996), Mugenda & ctg (2012), Ahmed và Malik (2015) có nghiên cứu liên quan về HQHĐTD qua nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố thuộc hệ thống quản lý TD đến hiệu quả hoạt động cho vay. Phân tích các tiêu chí đánh giá của các tác giả về các nhân tố sự thuộc hệ thống quản lý như: sự đánh giá KH, phương thức đo lường RRTD, sự kiểm soát RRTD và chính sách TD có thể thấy rằng tiêu chí đánh giá các nhân tố này có phần tương quan với ba trong năm bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD là ĐGRRTD, HĐKSTD và HĐGSTD. Hầu hết, các nhà nghiên cứu trên chưa quan tâm nhiều đến sự tác động của hai nhân tố MTKS và TTTT đến hiệu quả hoạt động cho vay. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá sự tác động đồng thời của năm nhân tố: MTKS, ĐGRRTD, HĐKSTD, TTTT và HĐGSTD đến HQHĐTD sẽ bổ sung một góc nhìn nghiên cứu khác, góp phần đa dạng hơn về các nghiên cứu thực nghiệm về HQHĐTD ít ỏi hiện nay.

2.2.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Về lĩnh vực nghiên cứu:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023