năng suất và hiệu quả của đơn vị. Vì vậy, chính sách và thực tế cần chứng tỏ cam kết đối với việc thu hút, phát triển, và giữ chân những người có năng lực phù hợp với mục tiêu của NH.Chính sách và thực tế cung cấp nền tảng để xác định năng lực cần thiết cho mọi CBNV.
Đánh giá năng lực:
Năng lực là khả năng chuyên môn để thực hiện trách nhiệm được phân công. Năng lực phản ánh các kiến thức, kỹ năng đạt được từ kinh nghiệm làm việc, đào tạo, bằng cấp. Cam kết về năng lực bao gồm sự xem xét của cấp quản lý đối với các mức độ thẩm quyền cho công việc theo kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao (Ramos 2008).
Xác lập tiêu thức đo lường kết quả hoạt động:
Kết quả hoạt động chung của NH chịu ảnh hưởng lớn bởi mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBNV và việc họ được khen thưởng như thế nào.
HĐQT và BQL thiết lập chỉ số đo lường kết quả hoạt động, trong đó bao gồm các biện pháp khích lệ, khen thưởng phù hợp với trách nhiệm khác nhau ở mọi cấp của đơn vị và xem xét cả đến việc đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tiêu thức đo lường kết quả hoạt động được thiết lập kết hợp các chỉ số hiệu suất định tính và định lượng, nhằm đưa ra các biện pháp khen thưởng và kỷ luật hành vi phù hợp với kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Xem xét áp lực quá mức
HĐQT và BQL thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu hướng đến việc đạt được mục tiêu, quá trình này có thể vô tình tạo nên các áp lực quá mức cho CBNV.
2.1.3.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Lý Thuyết Về Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Tín Dụng
- Khuôn Mẫu Về Kiểm Soát Nội Bộ Của Báo Cáo Turnbull
- Cơ Sở Pháp Lý Của Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Tiêu Chí Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng
- Nghiên Cứu Về Tác Động Của Kiểm Soát Nội Bộ Đến Rủi Ro Tín Dụng Nghiên Cứu Của Akwaa-Sekyi Và Gené (2016) Với Đề Tài “Ảnh Hưởng Của Kiểm
- Khuôn Mẫu Kiểm Soát Nội Bộ Được Sử Dụng Chính Thức
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Mọi đơn vị, bất kể quy mô, cấu trúc, tính chất, ngành nghề nào, đều đối mặt với rủi ro ở mọi cấp độ. Rủi ro được xác định là khả năng một sự kiện sẽ diễn ra và ảnh hưởng xấu đến việc đạt mục tiêu.
Các nhân tố thuộc về ĐGRRTD:
Xác định mục tiêu tín dụng
Để đánh giá rủi ro, trước tiên cần xác định mục tiêu. Các mục tiêu được thiết lập cần phù hợp và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược của NH. Thiết lập mục tiêu và xây dựng chiến lược không phải là nhân tố của KSNB, nhưng nó là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro và thiết lập các hoạt động kiểm soát. Vì vậy, nhà quản lý cần xác định mục tiêu TD đủ rõ ràng cho toàn hệ thống NH và cho mỗi đơn vị và từng cá nhân cụ thể để cho phép xác định, đánh giá rủi ro TD liên quan đến mục tiêu.
Xác định “khẩu vị rủi ro”
Khẩu vị rủi ro là tuyên bố về mức độ rủi ro mà NH mong muốn chấp nhận để đạt được những mục tiêu chiến lược. Do vậy, khung khẩu vị rủi ro bao gồm khẩu vị rủi ro cho từng nhóm phân loại về rủi ro, mức rủi ro chấp nhận và giới hạn rủi ro phải được khớp nối trong quá trình hoạt định chiến lược.
Mỗi NH sẽ có một khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, mục tiêu NH muốn hướng đến, quy mô vốn tự có, năng lực quản lý, khả năng xử lý rủi ro và các yếu tố khác. Cụ thể, mức độ chịu đựng rủi ro của NH có thể được xác định theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo sản phẩm, lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng TSBĐ…
Nhận diện rủi ro tín dụng
Thực tế cho thấy, thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình và thường có những dấu hiệu báo trước. Do đó, để hạn chế và chủ động kiểm soát các khoản TD có vấn đề, NH phải tiến hành nhận diện được RRTD có thể phát sinh ảnh hưởng đến mục tiêu đã đề ra. Việc nhận biết rủi ro TD có thể được thực hiện như nhận biết RRTD qua mức độ tài sản có rủi ro, nhận biết RRTD trước khi cấp TD, nhận biết RRTD sau khi cấp TD. Việc nhận dạng RRTD cần được thực hiện ở mọi cấp độ.
Thực hiện đo lường rủi ro tín dụng
Sau khi RRTD được nhận biết, NH cần tiến hành đo lường RRTD. Kết quả đo lường có ý nghĩa rất lớn trong quản lý kinh doanh NH. Đo lường RRTD là một giai đoạn quan trọng, cần thực hiện có sự kết hợp tổng hòa của rất nhiều các yếu tố như quy trình nghiệp vụ, con người, công nghệ… tạo thành hệ thống đo lường rủi ro.
Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), một số mô hình được các NH sử dụng phổ biến để đo lường RRTD như: mô hình các chỉ tiêu tài chính, các mô hình theo phương pháp thống kê…Theo Cucinelli & ctg (2018), một trong những mô hình được sử dụng để đo lường RRTD là mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng theo đề nghị bởi Basel II sẽ thúc đẩy việc quản lý rủi ro hiệu quả cho các NH trong thực tế.
2.1.3.2.3. Hoạt động kiểm soát tín dụng
Các nhân tố thuộc HĐKSTD là:
Một là chính sách kiểm soát TD và thủ tục kiểm soát được cài đặt trong hoạt động TD:
Chính sách kiểm soát TD là những quy định về những gì cần làm và là cơ sở cho việc thực hiện các thủ tục kiểm soát. Chính sách kiểm soát TD được tài liệu hóa một cách đầy đủ, có hệ thống. Đôi khi các chính sách được truyền thông bằng lời nói thay bằng văn bản vì việc thực hành đã tồn tại từ rất lâu.
Thủ tục kiểm soát là việc thực thi các chính sách, làm cho các chính sách có hiệu lực. Các thủ tục kiểm soát thường được cài đặt trong hoạt động TD là: ủy quyền và phê duyệt, phân chia nhiệm vụ, xác minh, đối chiếu và kiểm soát vật chất, cụ thể:
Thủ tục ủy quyền và phê duyệt:
Ủy quyền và phê duyệt là thủ tục kiểm soát nhằm ngăn ngừa các nghiệp vụ khống hoặc các nghiệp vụ tuy có diễn ra trong thực tế nhưng không tuân thủ đúng quy định của đơn vị. Thủ tục xét duyệt có thể được thực hiện tự động hoặc thủ công.
Thủ tục phân chia nhiệm vụ:
Thủ tục phân chia nhiệm vụ được cài đặt qua việc phân tách trách nhiệm cho các hoạt động có liên quan.
Khi phân chia nhiệm vụ, nhà quản lý xem xét, phân tách, bất kiêm nhiệm các trách nhiệm liên quan đến kế toán, ủy quyền và phê chuẩn giao dịch và bảo quản tài sản liên quan. Cài đặt sự phân tách này, tức NH đã thực hiện thủ tục bất kiêm nhiệm. Thủ tục bất kiêm nhiệm nhằm đảm bảo chống gian lận có thể phát sinh trong
hoạt động kiểm soát nói riêng và trong toàn bộ hoạt động quản trị NH nói chung. Thủ tục bất kiêm nhiệm quy định sự tách biệt rõ ràng giữa bốn hoạt động sau: phê duyệt, thực hiện, giữ tài sản và ghi nhận (kế toán, …). Thủ tục này bảo đảm không ai trong bộ máy quản trị có thể thực hiện và che dấu hành vi gian lận.
Thủ tục xác minh:
Là thủ tục so sánh, đối chiếu hai thông tin với nhau hoặc so sánh thông tin với chính sách, quy định của đơn vị và thực hiện biện pháp xử lý nếu có sự không nhất quán. Thủ tục xác minh thông thường giúp đạt mục tiêu đầy đủ, chính xác và có thật của quá trình xử lý thông tin.
Thủ tục đối chiếu:
Là thủ tục so sánh hai hay nhiều thông tin với nhau và nếu có sự không nhất quán thì cần thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo tính đúng đắn của thông tin.
Thủ tục kiểm soát vật chất:
Đây là HĐKS “cứng”, một loại HĐKS thường được mọi người nghĩ tới nhất khi nói về KSNB trong đơn vị. Kiểm soát vật chất là các HĐKS nhằm đảm bảo cho tài sản hữu hình như máy móc, tiền bạc, cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác được bảo vệ một cách chặt chẽ.
Thủ tục định dạng trước:
Là thủ tục kiểm soát NH áp dụng các chương trình máy tính vào công tác quản lý như định dạng trước mẫu biểu của NH, cách tính lãi vay, lãi quá hạn…
Thủ tục kiểm tra và theo dõi:
Là thủ tục nhằm đánh giá xem các thủ tục kiểm soát khác có được thực hiện đầy đủ, chính xác và tuân thủ đúng quy định của NH hay không
Hai là, các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ
Công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều vào các quy trình kinh doanh, bao gồm việc tự động hóa các hoạt động kiểm soát. Do vậy, nhà quản lý phải hiểu được mức độ phụ thuộc và mối liên hệ giữa các quy trình kinh doanh, các hoạt động kiểm soát được tự động hóa và các kiểm soát chung về công nghệ.
2.1.3.2.4. Thông tin và truyền thông
Thành phần TTTT hỗ trợ chức năng của mọi thành phần KSNB. Kết hợp với thành phần khác, TTTT hỗ trợ việc đạt được mục tiêu của NH, chất lượng TTTT được xem là tốt nhất khi các nội dung sau được đảm bảo:
Dễ tiếp cận – Người cần thông tin dễ có được thông tin đó. Người dùng biết thông tin nào sẵn có và có thể tiếp cận thông tin ở đâu trong hệ thống thông tin.
Chính xác – Dữ liệu cơ bản chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin bao gồm kiểm tra xác nhận về tính chính xác và đầy đủ, bao gồm cả quy trình giải quyết ngoại lệ cần thiết.
Đầy đủ - Có đủ thông tin ở mức chi tiết phù hợp liên quan đến yêu cầu thông tin. Dữ liệu không liên quan được loại bỏ để tránh xảy ra tình trạng không hiệu quả, sử dụng sai hay trình bày sai.
Kịp thời – Thông tin có sẵn từ hệ thống thông tin khi cần thiết. Thông tin kịp thời giúp sớm xác định các sự kiện, xu hướng và vấn đề.
Bên cạnh đó, để thông tin được truyền đi khắp NH, phải có các kênh truyền thông mở và sự sẵn sàng tuyệt đối trong việc báo cáo và lắng nghe. Trong hầu hết các trường hợp, đường dây báo cáo được thiết lập thông thường trong đơn vị là kênh truyền thông thông thường. Trong một số trường hợp, các đường truyền thông riêng là cần thiết để thiết lập cơ chế rõ ràng cho truyền thông bảo mật hoặc ẩn danh khi kênh thông thường không hoạt động hoặc không có hiệu quả.
Ngoài ra, NH cần thông báo với đối tác bên ngoài về vấn đề ảnh hưởng đến chức năng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng.
2.1.3.2.5. Hoạt động giám sát tín dụng
HĐGSTD được thực hiện nhằm đánh giá liệu mỗi thành phần trong số năm thành phần của KSNB và nguyên tắc liên quan có đang hiện hữu và hoạt động hiệu quả hay không.
Các nhân tố thuộc bộ phận HĐGSTD là:
Một là, hoạt động giám sát thường xuyên:
Hoạt động giám sát thường xuyên chính là hoạt động giám sát hàng ngày gắn chặt với quy trình TD và được thực hiện đồng thời với các hoạt động của quy trình TD. Hoạt động giám sát thường xuyên được thực hiện tức thì, phản ánh một cách năng động đối với những điều kiện thay đổi và nó ăn sâu vào trong tổ chức. Thường hoạt động giám sát thường xuyên mang lại nhiều hiệu quả hơn hoạt động giám sát định kỳ nhờ những hoạt động tiền kiểm tra, kiểm tra ngăn ngừa.
Hai là, hoạt động giám sát định kỳ:
Bên cạnh những hoạt động giám sát thường xuyên, NH cần có một cái nhìn khách quan, độc lập hơn về tính hữu hiệu của KSNB hoạt động TD thông qua sự đánh giá định kỳ hay còn gọi là giám sát định kỳ. Giám sát định kỳ còn giúp đánh giá tính hữu hiệu của giám sát thường xuyên.
Ba là, báo cáo những khiếm khuyết của KSNB:
Các khiếm khuyết của KSNB là những thiếu sót có thực hoặc tiềm ẩn tại một số mặt của KSNB có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến việc đạt mục tiêu của NH. Báo cáo các khiếm khuyết của KSNB cho các đối tượng có trách nhiệm để họ thực hiện các hoạt động sửa chữa sai sót là yếu tố quan trọng để NH đạt được mục tiêu đề ra. Các khiếm khuyết thường được báo cáo cho người có trách nhiệm các hành động sửa chữa và cấp trên của người này.
Bốn là, giám sát các hoạt động sửa chữa
Sau khi các khiếm khuyết của KSNB được đánh giá và báo cáo cho các cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động sửa chữa, nhà quản lý cần theo dõi xem việc sửa đổi có được thực hiện kịp thời hay không. Các khiếm khuyết không được sửa chữa kịp thời sẽ được báo cáo cho cấp trên của người chịu trách nhiệm thực hiện của hành động sửa chữa. Bên cạnh đó, nhà quản ly cần xem xét lại việc lựa chọn các hành động giám sát cho đến khi các hành động sửa chữa được hoàn tất
2.1.3.2.6. Động lực làm việc
Tổng quan nghiên cứu cho thấy, báo cáo Basel 1998 và COSO 2013 là khuôn mẫu về KSNB được nhiều nước trên thế giới lựa chọn để đánh giá KSNB (Jokiipi, 2010). Là khuôn mẫu về KSNB được hầu hết các nước lựa chọn và các học giả sử
dụng để nghiên cứu và đánh giá về KSNB, tuy nhiên theo tác giả, báo cáo Basel 1998 và COSO 2013 vẫn cần bổ sung các hình thức động viên đa dạng hơn ngoài các hai hình thức khen thưởng và kỷ luật nhằm nâng cao KQLV của CBNV.
Thực tiễn tại Việt Nam cho thấy, trong những năm gần đây, một số NHTM đã quan tâm đến các hình thức động viên khác ngoài hai hình thức khen thưởng và kỷ luận như Techcombank đã thực hiện khảo sát đánh giá thêm các chỉ số như “Gắn kết”, “Tạo điều kiện” để đánh giá KQLV của CBNV (Techcombank, 2017). Vietinbank đã bắt đầu quan tâm hơn đến các hình thức đánh giá động viên khác nhằm nâng cao sự hài lòng và gắn kết của CBNV đối với NH khi hoàn thiện Dự án Khảo sát hài lòng và gắn kết nhân viên vào năm 2017 (Vietinbank, 2017).
Cơ sở lý thuyết của việc đề xuất nhân tố mới
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (The theory of planned behavior)
Lý thuyết hành vi có kế hoạch là lý thuyết mà Ajzen (1991) mở rộng từ lý thuyết hành động hợp lý được Fishbein và Ajzen khởi đầu nghiên cứu vào năm 1975. Nhân tố cốt lõi của lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân để thực thiện hành vi. Ý định này được cho rằng chịu sự tác động của các nhân tố động lực có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân (Ajzen, 1991).
Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch của được thể hiện qua hình:
Thái độ đối với hành vi
Chuẩn chủ quan
Ý định hành vi
Hành vi
Nhận thức về kiểm soát hành vi
Hình 2.2. Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch
Nguồn: Ajzen (1991), Mathieson (1991)
Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch, hành vi của cá nhân chịu sự tác động của ba nhân tố là: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi, cụ thể:
Thái độ đối với hành vi được Fishbein và Ajzen (1980) định nghĩa là cảm giác thích hoặc không thích của cá nhân đối với hành vi cụ thể nào đó (trích Chang, 1998)
Chuẩn chủ quan là nhận thức của một cá nhân về việc hầu hết những người quan trọng đối với cá nhân đó nghĩ rằng liệu rằng anh ta/cô ta có nên thực hiện hành vi đó hay không (trích Chang, 1998). Chuẩn chủ quan được xem là tác động, quan điểm của xã hội đối với hành vi đó.
Nhận thức kiểm soát hành vi là nhận thức của một người về sự thuận lợi hoặc khó khăn để thực hiện hành vi mà người đó quan tâm (Ajzen, 1991)
Theo mô hình nghiên cứu trên cho thấy, ba nhân tố thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi được xem là động lực thúc đẩy cá nhân thực hiện một hành vi. Sau đây, lý thuyết động lực sẽ luận giải rõ hơn về nhân tố động lực của lý thuyết hành vi có kế hoạch.
Lý thuyết động lực
Nhà quản trị có trách nhiệm đưa tổ chức mà họ phụ trách hoàn thành mục tiêu của tổ chức đó. Họ thực hiện nhiệm vụ đó qua KQLV của các nhân viên mà họ phụ trách. Vì vậy, để nâng cao KQLV của mỗi nhân viên, nhà quản trị cần biết tác động đến các nhân tố tạo động lực để nhân viên luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công.
Thuật ngữ “động lực” có nguồn gốc từ chữ movere của Latin có nghĩa là thúc đẩy (Krietner và Kinicki, 1998). Theo Kleinginna và Kleinginna (1981) có ít nhất 140 định nghĩa khác nhau về động lực, tùy theo cách tiếp cận của nhà nghiên cứu.
Trong môi trường tổ chức, Robbins (2013) định nghĩa ĐLLV là một quá trình thể hiện cường độ, định hướng và sự kiên trì mà nhân viên nổ lực để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Theo Pinder (1998) ĐLLV là tập hợp nguồn năng lượng ở bên trong và bên ngoài của một cá nhân, để bắt đầu hành vi liên quan đến công việc, giúp xác định cách thức, định hướng, cường độ và thời gian cho công việc đó. Vì vậy, để khuyến khích CBNV luôn tích cực cố gắng để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân