Cơ Sở Pháp Lý Của Kiểm Soát Nội Bộ Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam



3


Thành phần cấu thành KSNB

-Môi trường kiểm soát


- Đánh giá rủi ro

-Hoạt động kiểm soát


- Thông tin và truyền thông

- Hoạt động giám sát

- Giám sát điều hành và văn hóa kiểm soát

- Nhận biết và đánh giá rủi ro

- Hoạt động kiểm soát và sự phân công, phân nhiệm

-Thông tin và truyền thông

-Giám sát và sửa chữa những sai sót

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 5

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.1.5. Cơ sở pháp lý của kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Việc thiết lập KSNB tại các NHTMCPVN phải tuân thủ theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của NHNN, cụ thể:

Theo Điều 40 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 quy định TCTD, chi nhánh NH nước ngoài phải xây dựng hệ thống KSNB.

Ngày 29/12/2001 NHNN ban hành Thông tư 44/2001/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 12/02/2012, Thông tư 44 bao gồm các nội dung chính liên quan đến hệ thống KSNB như các yêu cầu và nguyên tắc; việc xây dựng và duy trì hệ thống KSNB; việc tự kiểm tra, đánh giá về hệ thống KSNB; việc đánh giá độc lập về hệ thống KSNB.

Nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho công tác KSNB, ngày 26/05/2018, NHNN đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống KSNB của các NHTM, chi nhánh NH nước ngoài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Theo đó, Thông tư 13 quy định các yêu cầu về kiểm soát như: yêu cầu đối với hệ thống KSNB, quản lý rủi ro đối với hoạt động NH nói chung và đối với từng hoạt động cụ thể…


2.1.2. Hoạt động tín dụng

2.1.2.1. Tín dụng

Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xưa thì TD là "credese", có nghĩa là "tín nhiệm" hoặc "tin tưởng". Qua nhiều thế kỷ, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn gần với bản gốc đó là “cho vay” hoặc "tín dụng", dựa trên niềm tin rằng người vay có thể được giao phó hoàn trả số tiền cùng với lãi suất, theo các điều khoản đã thoả thuận, niềm tin này nhất thiết phải đặt trên hai nguyên tắc cơ bản là có thời hạn vay, sẵn sàng trả các khoản tiền tạm ứng và có hoàn trả lại các quỹ (Golin và Delhaise, 2013).

Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), TD NH là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ NH cho KH trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

2.1.2.2. Quy trình tín dụng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2015), quy trình tín dụng (QTTD) là tập hợp các nguyên tắc theo một trình tự các bước phải tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một vòng quay vốn của TD nhằm thực hiện hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp TD của NH.

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi NH đều tự thiết kế và xây dựng cho mình một QTTD riêng. Nhìn chung QTTD của một NH gồm các giai đoạn sau đây:


Lập hồ sơ tín

dụng

Phân tích tín

dụng

Quyết định tín

dụng

Giải

ngân

Giám sát và thu

nợ

Thanh lý hợp đồng tín dụng

Hình 2.1. Quy trình tín dụng

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2015) Giai đoạn 1 - Lập hồ sơ tín dụng

NH yêu cầu KH lập hồ sơ TD nhằm tạo lập thông tin ban đầu để phân tích TD. Trên cơ sở kết quả phân tích, NH sẽ đưa ra quyết định TD. Hồ sơ TD còn thể hiện


nhu cầu thực sự và sự tự nguyện xin được vay vốn NH và minh chứng hợp pháp về nhân thân KH.

Giai đoạn 2 - Phân tích tín dụng

Phân tích TD là việc NH kiểm tra, phân tích, đánh giá KH một cách toàn diện làm cơ sở ra quyết định TD của NH đối với KH. Kết quả phân tích TD phản ánh thông tin về khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của KH.

Giai đoạn 3 - Quyết định tín dụng

Quyết định TD là việc thể hiện sự chấp thuận hay từ chối cho vay của NH. Quyết định TD có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh của NH

Giai đoạn 4 - Giải ngân

Giải ngân là nghiệp vụ NH phát tiền vay cho KH theo quy định của hợp đồng TD đã ký kết.

Giai đoạn 5 - Giám sát và thu nợ

Giai đoạn giám sát TD được diễn ra ngay sau giai đoạn giải ngân nhằm đánh giá việc chấp hành hợp đồng TD của KH, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và thích hợp.

Giai đoạn 6 - Thanh lý hợp đồng tín dụng

Thanh lý hợp đồng TD là hành vi giải trừ các nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng TD.

2.1.2.3. Tổng quan về hiệu quả hoạt động tín dụng

2.1.2.3.1. Khái niệm về hiệu quả

Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học như kinh tế, kỹ thuật, xã hội…Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của hiệu quả dựa trên những góc nhìn khác nhau. Sau đây là một số khái niệm về hiệu quả:

Theo Farrell (1957), hiệu quả là khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào để tạo sản phẩm đầu ra tốt nhất có thể.

Berger và Mester (1997) cho rằng hiệu quả của NH là khả năng tạo ra lợi nhuận tối đa cho yếu tố đầu ra.


Theo Viện ngôn ngữ học (2002), hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại.

Theo Aubyn và ctg (2009), hiệu quả là việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong một hoạt động cụ thể nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

2.1.2.3.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động theo báo cáo BaselCOSO2013

Theo báo cáo BaselCOSO2013, thuật ngữ mục tiêu hoạt động được hiểu như sau:

Mục tiêu hoạt động liên quan đến việc đạt được sứ mệnh và tầm nhìn cơ bản của đơn vị, là lý do cơ bản để đơn vị tồn tại. Các mục tiêu này thay đổi dựa trên lựa chọn của BQL về mô hình hoạt động quản lý, cân nhắc về ngành và kết quả đơn vị mong muốn. Nhà quản lý điều hành hoạt động đơn vị đạt hiệu quả nhằm đạt được tối đa mục tiêu đã đặt ra.

Mục tiêu hoạt động có thể liên quan đến việc gia tăng kết quả tài chính, năng suất, chất lượng, hoạt động môi trường, đổi mới, sự hài lòng của KH và CBNV đơn vị. Các mục tiêu này liên quan đến tất cả các loại tổ chức.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của NH, các học giả tiếp cận theo ba cách về NH là: tiếp cận theo sản xuất, tiếp cận trung gian hay tiếp cận theo chi phí biên, cụ thể:

Cách tiếp cận sản xuất: tiên phong của cách tiếp cận này là Benston (1965), Bell và Murphy (1968). Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu này cho rằng NH cũng là một doanh nghiệp sản xuất vì đã sử dụng vốn và lao động để “sản xuất” nên đa dạng tiền gửi và tiền vay khác nhau. Vì vậy, theo cách tiếp cận này, đầu ra được đo lường bằng lượng tiền gửi và khoản vay. Vốn và lao động được xác định là đầu vào. Cách tiếp cận trung gian: các tiếp cận trung gian nhấn mạnh đến vai trò trung gian của NH. NH sản xuất dịch vụ trung gian tài chính thông qua việc huy động vốn từ nền kinh tế và các khoản huy động khác để đầu tư vào các khoản sinh lời khác như các khoản vay và đầu tư khác. Theo cách tiếp cận này, đầu ra của NH là giá trị


các khoản cho vay và đầu tư. Nguồn vốn huy động cùng với lao động và vốn được xem là yếu tố đầu vào (Georgiou, Athanasoglou và Staikouras, 2008)

Xem xét liệu rằng nguồn vốn huy động là yếu tố đầu vào hay đầu ra là sự khác biệt cơ bản giữa hai cách tiếp cận này. Tiền gửi có thể là yếu tố đầu ra khi chúng được dùng để cung cấp một số dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà KH nhận được để đổi lấy tiền gửi của họ như sử dụng máy ATM, sec thanh toán… Mặt khác, tiền gửi cũng có thể được xem là yếu tố đầu vào vì số tiền thu được được sử dụng để “sản xuất” các khoản vay và các tài sản khác.

Cuối cùng, cách tiếp cận căn cứ vào phân loại chi phí theo kinh nghiệm của nhà quản lý. Nhà quản lý sẽ xác định liệu rằng tài sản hay khả năng thanh khoản của NH là yếu tố đầu vào hay đầu ra của NH theo chi phí cơ hội sử dụng đồng tiền. Cách tiếp cận này được xây dựng bởi Hancock, người đã phát triển từ cách tiếp cận xem NH là đơn vị sản xuất. Tùy thuộc vào sự chênh lệch của chi phí cơ hội sử dụng tiền của NH với lãi suất được tạo ra bởi nhà quản lý giữ lại tài sản/khả năng thanh khoản mà tài sản/khả năng thanh khoản có thể là yếu tố đầu vào hay đầu ra. Nếu chênh lệch này dương thì tài sản/khả năng thanh khoản của NH là yếu tố đầu vào và ngược lại.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng

Theo Goetz và Gupta (1996), hầu hết các nhà nghiên cứu đều đo lường HQHĐTD bởi tỷ lệ trả nợ của KH, tỷ lệ này càng cao thì hoạt động TD được xem càng có hiệu quả.

Một số nhà nghiên cứu khác giới hạn hoạt động TD chỉ trong phạm vi nghiên cứu hoạt động cho vay như:

Nalukenge và Tusiime (2014) cho rằng hiệu quả hoạt động cho vay là tỷ lệ của nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Samad (2004) cũng đồng thuận với quan điểm này và nhận định rằng tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả hoạt động cho vay càng cao.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng được sử dụng trong nghiên cứu


Trong nghiên cứu này, HQHĐTD được đánh giá qua việc tiếp cận các nghiên cứu sau:

Một là, tiếp cận tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của báo cáo BaselCOSO2013,

cụ thể:

Theo báo cáo BaselCOSO2013, hoạt động đơn vị được xem là hiệu quả khi đơn vị đạt được tối đa mục tiêu đã đặt ra. Mục tiêu hoạt động liên quan đến việc đạt được sứ mệnh và tầm nhìn cơ bản của đơn vị, là lý do cơ bản để đơn vị tồn tại. Mục tiêu hoạt động có thể liên quan đến việc gia tăng kết quả tài chính, năng suất, chất lượng, hoạt động môi trường, đổi mới, sự hài lòng của KH và CBNV đơn vị.

Tiếp cận quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động này của báo cáo BaselCOSO2013,

qua tổng quan nghiên cứu báo cáo thường niên của các NHTMCPVN cho thấy, hàng năm ĐHĐCĐ sẽ đặt ra các mục tiêu về hoạt động TD qua các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD là: dư nợ TD/dư nợ cho vay, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế.

Hai là, quan điểm tiếp cận xem NH là đơn vị trung gian để đánh giá hiệu quả hoạt động. Đầu ra của NH là dư nợ TD và yếu tố đầu vào là nguồn vốn huy động của NH

Ba là, tiêu chí đo lường HQHĐTD của một số nhà nghiên cứu như Goetz và Gupta (1996), Samad (2004), Nalukenge và Tusiime (2017) đánh giá HQHĐTD qua đánh giá cơ cấu dư nợ TD.

Với các tiêu chí tiếp cận trên, HQHĐTD sẽ được đánh giá như sau:

Một là, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động TD là dư nợ TD, nợ xấu và lợi nhuận trước thuế

Hai là, đánh giá kết quả sử dụng tối ưu yếu tố đầu vào - nguồn vốn huy động để tạo ra tối đa yếu tố đầu ra – dư nợ TD.

Ba là, đánh giá cơ cấu dư nợ TD của các NH.

2.1.3. Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

2.1.3.1. Khái niệm


Trong nghiên cứu này, KSNB hoạt động TD được hiểu là một quá trình chịu sự ảnh hưởng của HĐQT, Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tác nghiệp TD, được thiết lập trong hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan về TD như hoạt động, báo cáo và tuân thủ.

2.1.3.2. Các nhân tố cấu thành kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Trên cơ sở tiếp cận báo cáo BaselCOSO2013, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan, các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD bao gồm:

2.1.3.2.1. Môi trường kiểm soát

Việc thiết lập và duy trì MTKS vững mạnh sẽ giúp NH định vị bản thân vững vàng hơn khi đối mặt với các áp lực bên trong và bên ngoài. MTKS tốt sẽ tạo lập một môi trường tích cực và định hướng hành vi đúng đắn của tất cả CBNV trong để thực hiện trách nhiệm KSNB và ra quyết định của họ (Yurniwati và Rizaldi, 2015). Noland và Metrejean (2013) cho rằng sự thiếu hụt MTKS sẽ tạo cơ hội cho các hành vi gian lận phát triển. Vì vậy, việc xây dựng MTKS tốt, vững mạnh sẽ là một trong những yếu tố giúp việc thiết lập KSNB đạt hữu hiệu.

Các nhân tố chính thuộc về MTKS:

Tính chính trực và các giá trị đạo đức

Theo Dinapoli (2007), tính chính trực và giá trị đạo đức là yếu tố then chốt tạo nên một MTKS lành mạnh. Ramos (2005) cho rằng tính trung thực và giá trị đạo đức là nhân tố quan trọng của MTKS vì chúng ảnh hưởng đến sự thiết kế, quản lý và giám sát của các bộ phận khác của KSNB.

Tính chính trực và các giá trị đạo đức trong NH sẽ chịu tác động bởi cách thức hoạt động và hành vi ứng xử cá nhân của HĐQT, ban lãnh đạo cấp cao (BLĐCC). Vì vậy, HĐQT, BLĐCC phải là những tấm gương phản ảnh sự tuân thủ các chuẩn mực về tính chính trực và giá trị đạo đức mà đơn vị muốn hướng đến. Lịch sử về hành vi có đạo đức và trách nhiệm của HĐQT, BLĐCC cũng như cam kết về việc giải quyết hành vi sai trái đã được chứng tỏ sẽ gửi đi những thông điệp mạnh hỗ trợ tính chính trực và giá trị đạo đức được xây dựng.


Để hướng đến và bắt buộc mọi CBNV phải hành động theo các giá trị đạo đức và tính chính trực đơn vị đã xây dựng, HĐQT cần thiết lập tiêu chuẩn về hành vi ứng xử. Các tiêu chuẩn về hành vi ứng xử được xây dựng là nền tảng cho việc đánh giá sự tuân thủ tính trung thực và các giá trị đạo đức của mọi cá nhân trong đơn vị. Các hành vi sai lệch so với tiêu chuẩn về hành vi ứng xử sẽ được xử lý kịp thời và nhất quán.

Cơ cấu tổ chức và quy trình báo cáo:

Cơ cấu tổ chức cung cấp một khung để hoạch định, thực hiện, kiểm soát và giám sát nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của đơn vị (Ramos, 2008). HĐQT và BQLCC sẽ thiết lập cơ cấu tổ chức và quy trình báo cáo cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát, định kỳ đánh giá hoạt động của đơn vị, hay nói cách khác là thực hiện trách nhiệm giám sát của họ. Họ được hỗ trợ bởi các quy trình, công nghệ thiết yếu để quy định trách nhiệm và luồng thông tin rõ ràng trong toàn bộ tổ chức cũng như đơn vị cấp dưới. Bất kể cơ cấu tổ chức, việc xác định và phân công quyền hạn, trách nhiệm, trình tự báo cáo và kênh truyền thông phải rõ ràng để có thể chịu trách nhiệm trong các đơn vị hoạt động, khu vực chức năng.

Hội đồng quản trị

HĐQT là một bộ phận quan trọng của môi trường kiểm soát và có ảnh hưởng quyết định đến các thành tố khác.

Trong cơ cấu thành viên HĐQT cần có những thành viên HĐQT độc lập nhằm hạn chế hành vi thiên vị hay xung đột lợi ích có thể phát sinh từ việc thành viên HĐQT nắm giữ chức vụ trong các bộ phận khác. Bên cạnh đó, thành viên HĐQT cần có kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện chức năng giám sát việc thiết kế và xây dựng KSNB hoạt động TD

Chính sách nhân sự và việc áp dụng trong thực tế

Chính sách và việc áp dụng trong thực tế về nguồn nhân lực là các hướng dẫn, quy định về tuyển dụng, đãi ngộ, để giữ chân các nhân viên có năng lực và việc áp dụng các hướng dẫn, quy định này vào thực tế. Chính sách nhân sự và việc áp dụng trong thực tế sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực và quyết định đến

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí