Thang Đo Các Nhân Tố Cấu Thành Ksnb Hoạt Động Td Và Hqđtd


Phương pháp xây dựng thang đo các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD được thực hiện như sau:

Đối với văn bản nội bộ cùng với các thủ tục kiểm soát được thiết lập với mục đích đưa ra các quy định về hoạt động TD và buộc CBNV tác nghiệp phải tuân thủ, tác giả tiến hành khảo sát đánh giá về tính hiệu lực của các văn bản nội bộ cùng với các thủ tục kiểm soát được thiết lập. Nghĩa là nhà quản lý đã ban hành các văn bản nội bộ và thiết lập các thủ tục kiểm soát nhằm nâng cao tính hữu hiệu của KSNB hoạt động TD trong NH. Tuy nhiên, trong thực tế, các văn bản này có hiệu lực hay không? Các thủ tục kiểm soát có đạt hữu hiệu không? CBNV có thực hiện theo đúng các quy định của văn bản nội bộ đã được ban hành? Thực hiện theo đúng các thủ tục kiểm soát đã được thiết lập?

Với các văn bản, thông báo nội bộ với mục đích hỗ trợ cho CBNV trong việc tác nghiệp như cảnh báo nhóm KH nợ lãi, cảnh báo sớm với các KH sẽ chuyển nhóm nợ, phân tích nhận diện RRTD, phân tích những thay đổi có ảnh hưởng lớn đến KSNB hoạt động TD … tác giả tiến hành khảo sát đánh giá mức độ hỗ trợ của các văn bản, thông báo này đến việc đánh giá KH của CBTD.

Với hai nhân tố TTTT và HĐGSTD, tác giả tiến hành đánh giá chất lượng của hai nhân tố này.

3.3.1.2. Công cụ nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính bao gồm nhiều phương pháp và công cụ khác nhau và rất khó có thể phân loại chúng một cách hoàn toàn. Một cách tổng quát có thể chia thành hai nhóm là một nhóm về phương pháp và một nhóm là công cụ (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Trong nghiên cứu này, công cụ nghiên cứu định tính được sử dụng qua phương pháp phỏng vấn sâu dưới dạng phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn đồng xây dựng, với mong muốn cả người tiến hành phỏng vấn và đối tượng được phỏng vấn cùng tạo ra những ý tưởng mới cùng với nhau (Trần Tiến Khai, 2012).

Chuyên gia phỏng vấn là các thầy, cô giáo có kiến thức và trình độ chuyên môn về KSNB và TD, CBNV trực tiếp tác nghiệp hoạt động TD hàng ngày có kiến thức


và kinh nghiệm lâu năm về tác nghiệp TD (phụ lục 2), chịu sự tác động trực tiếp của việc thiết kế KSNB hoạt động TD nơi họ làm việc, vì vậy có thể hiểu rõ, đánh giá và xây dựng được khách quan nhất. (Câu hỏi phỏng vấn chuyên gia: phụ lục 2)

Sau khi đồng thảo luận, các chuyên gia đồng ý về cách thức thiết lập các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD, HQHĐTD và góp ý chỉnh sửa một số câu hỏi nhằm phù hợp với thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD trong thực tế. Bên cạnh đó, theo ý kiến của các chuyên gia, bảng hỏi cần được thiết kế rút gọn hơn, vì bảng hỏi quá dài, sẽ gây mệt mỏi cho đối tượng khảo sát. Kết quả các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD, HQHĐTD như sau:

Bảng 3.1. Thang đo các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQĐTD


THÀNH PHẦN

NGUỒN


MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

Báo cáo COSO 2013, báo cáo Basel 1998


Khác

Ban lãnh đạo chi nhánh có thể hiện tính chính trực qua lời nói

Nguyên tắc (NH)1- COSO 2013, NT3-

BASEL 1998

Gamage, Lock và Fernando (2014), Onumah, Kuipo, và Obeng (2012)

Ban lãnh đạo chi nhánh có thể hiện tính

chính trực qua hành động

Sự tuân thủ các quy chuẩn, quy tắc ứng xử

và ĐĐNN

NT1- COSO2013


Phỏng vấn chuyên gia

Ban lãnh đạo chi nhánh xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập bởi Bản quy tắc ứng xử/ĐĐNN


NT1- COSO2013

Trách nhiệm về hoạt động TD được phân định

cụ thể


NT3-COSO2013, NT2-BASEL 1998


Gamage, Lock và Fernando (2014), Onumah, Kuipo, và Obeng (2012)

Hệ thống phân cấp báo cáo được thiết lập rõ

ràng

Chính sách nhân sự thu hút nhân viên có

năng lực

NT4- COSO2013

Phần thưởng/kỷ luật phụ thuộc vào kết quả

công việc


NT5- COSO2013

Phỏng vấn chuyên gia

Áp lực quá mức trong công việc

ĐÁNH GIÁ RỦI RO



Mục tiêu TD được thiết lập cụ thể theo từng chỉ tiêu


NT6-COSO 2013

Gamage, Lock và Fernando (2014), Onumah, Kuipo,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 10




và Obeng (2012)

Thực hiện nhận diện RRTD có thể phát sinh khi đánh giá hồ sơ KH


NT6-COSO 2013

Phỏng vấn chuyên gia


Xem xét khả năng xảy ra gian lận khi đánh giá hồ sơ KH


NT8- COSO2013

Gamage, Lock và Fernando (2014), Onumah, Kuipo,

và Obeng (2012)

Văn bản nội bộ về QLRR tín dụng hỗ trợ

cho công việc


Phỏng vấn chuyên

gia

Những thay đổi có tác động lớn đến hoạt động TD được cảnh báo kịp thời theo phân quyền


NT9- COSO2013, NT4- BASEL 1998

Gamage, Lock và Fernando (2014), Onumah, Kuipo, và Obeng (2012)

Chấm điểm, xếp hạng KH theo đúng các

tiêu chí được quy định

NT7- COSO2013,

NT1,2-BASEL 1998

Phỏng vấn chuyên

gia

HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT



Sự tuân thủ các nội dung được quy định

trong các văn bản được ban hành


NT10,11,12- COSO2013; NT5,6- BASEL 1998

Onumah, Kuipo,

và Obeng (2012)

Thực hiện đối chiếu các thông tin do KH cung cấp với các nguồn thông tin tham khảo

khác


Phỏng vấn chuyên gia

Hệ thống thông tin về hoạt động TD thường

xuyên được bảo trì


Tách biệt rõ ràng giữa 3 chức năng: kinh doanh, QLRR, tác nghiệp

Onumah, Kuipo, và Obeng (2012), phỏng vấn chuyên

gia

Mức độ tuân thủ các chỉ tiêu định dạng trước được tự động hóa trong hệ thống công nghệ thông tin (tự động chuyển nhóm nợ, tự

động thu gốc, lãi khi đến hạn…)


Phỏng vấn chuyên gia

Ngân hàng sử dụng phần mềm hiện đại, có thể kiểm tra logic trong mọi nghiệp vụ TD

để đưa ra những trường hợp nghi vấn sớm.


Onumah, Kuipo, và Obeng (2012)

Truy cập hệ thống thông tin TD được phân

quyền rõ ràng

Tài sản phục vụ hoạt động TD được bảo vệ

cẩn thận

Phỏng vấn chuyên

gia

THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG




Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động TD của

là đầy đủ


NT13,14,15- COSO 2013, NT 7,8,9-

BASEL 1998


Phỏng vấn chuyên gia

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động TD là

chính xác

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động TD

được cập nhật kịp thời

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động TD dễ

dàng truy cập

Hệ thống cơ sở dữ liệu về hoạt động TD chủ

động gửi đến nhân viên theo phân quyền

Việc trao đổi thông tin nội bộ NH là thuận

tiện

NH thiết lập đường dây nóng khuyến khích

nhân viên tố giác những vi phạm, gian lận…trong hoạt động TD

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT



Lãnh đạo chi nhánh thường xuyên giám sát

tiến độ thực hiện công việc của nhân viên


NT16, NT17- COSO 2013, NT 10,11, 12-

Basel 1998


Phỏng vấn chuyên gia

Biên bản kiểm toán về hoạt động TD phản

ánh đúng thực trạng hoạt động TD

Biên bản kiểm tra, kiểm soát về hoạt động TD phản ánh đúng thực trạng hoạt động TD

Những trường hợp vi phạm trong hoạt động

TD được xử lý kịp thời

ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC



Sự hỗ trợ của cấp trên đối với anh/chị trong

công việc


Lý thuyết hành vi có kế hoạch, lý thuyết động lực


Reychav và Sharkie (2010),

Tepeci (2001), Cheng và cộng sự (2013), phỏng vấn chuyên gia

Sự hỗ trợ của đồng nghiệp đối với anh/chị

trong công việc

Đánh giá công việc được thực hiện định kỳ

một cách công bằng

Sự tích cực cố gắng hoàn thành tốt công

việc

Tính tự chủ trong công việc

Công việc hiện tại phù hợp với khả năng và

sở trường

Tính khả thi của chỉ tiêu kế hoạch về hoạt

động TD

Cơ hội thăng tiến trong công việc hiện tại

khi hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch

Phần thưởng mà NH đưa ra phù hợp với

mong muốn


Sự hài lòng về công việc hiện tại



Sự sẵn sàng giới thiệu với bạn bè NH đang

làm việc là tốt

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG



Chỉ tiêu dư nợ của chi nhánh đạt kế hoạch

Mục tiêu được xây dựng bởi tiếp cận báo cáo Basel 1998COSO 2013 và thực tiễn thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch tại các NH được thể hiện tại báo cáo thường

niên của các NH


Hunziker (2017), phỏng vấn chuyên gia

Chỉ tiêu nợ xấu của chi nhánh đạt kế hoạch

Lợi nhuận của chi nhánh đạt kế hoạch


Báo cáo về hoạt động TD được lập một cách đáng tin cậy


3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính:

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng là:

Phương pháp phân tích, tổng hợp dựa trên nguồn thông tin từ các cuộc phỏng vấn sâu chuyên gia và các báo cáo thường niên của các NH được sử dụng để đưa ra những nhận định, đánh giá thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại NHTMCPVN để trả lời cho câu hỏi thứ nhất về thực trạng thiết lập KSNB hoạt động TD tại NHTMCPVN được thiết lập như thế nào.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá HQHĐTD tại các NH.

Phương pháp suy luận quy nạp được sử dụng nhằm trả lời cho câu hỏi thứ ba – gợi ý chính sách nào cần được khuyến nghị để hoàn thiện việc thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất tại NHTMCPVN.

3.3.2. Phương pháp định lượng

Phương pháp định lượng được sử dụng để trả lời cho câu hỏi thứ hai – mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD đến HQHĐTD như thế nào?

3.3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với mẫu khảo sát n=40. Mục đích thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach


Alpha. Kết quả đánh giá được sử dụng để loại đi những thang đo không phù hợp trước khi phân tích EFA và điều chỉnh thang đo nháp 2 thành thang đo chính thức (phụ lục 1)

3.3.2.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành KSNB đến HQHĐTD tại các NHTMCPVN.

Đối tượng khảo sát:

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát là các CBTD tại chi nhánh NHTMCPVN. Tác giả tập trung làm rõ dưới góc nhìn của các CBNV trực tiếp thực hiện hoạt động TD hàng ngày như cán bộ quan hệ KH, thẩm định, hỗ trợ TD, nhà quản lý hoạt động TD… đánh giá như thế nào đến việc thiết lập KSNB hoạt động TD tại các NHTMCPVN.

Phương thức khảo sát:

Bảng hỏi được gửi trực tiếp và qua email đến các CBTD làm việc tại các chi nhánh của NHTMCPVN.

Không gian nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu KSNB hoạt động TD tại 10 NHTMCP được NHNN lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước vốn Basel II tại Việt Nam là BIDV, VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB, vì:

Từ tháng 06/2016 các NH BIDV, VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, Sacombank, ACB, VPBank, Maritime Bank và VIB đã chính thức bước vào thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Đến năm 2018, các NH này hoàn thành việc thí điểm này, sau đó sẽ mở rộng áp dụng Basel II với các NHTM khác trong nước.

Ngày 14/12/2017, Vietcombank chính thức công bố đã cơ bản hoàn thành khung quản trị rủi ro thị trường theo yêu cầu của Basel II. Với việc hoàn thành khung QLRR thị trường này, Vietcombank đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu chính của chương trình quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Các NH còn lại đã và đang


dần hoàn thiện mô hình quản trị điều hành, mô hình quản trị rủi ro, hệ thống khung chính sách quản trị rủi ro đến các công cụ đo lường, QLRR một cách hiệu quả. Việc áp dụng Basel II sẽ tạo động lực và định hướng trong việc nâng cao năng lực QLRR của các NH theo các chuẩn mực quốc tế.

Vì vậy, việc nghiên cứu tại 10 NH trên giúp tác giả kế thừa được các kết quả tối ưu nhất về phương pháp quản trị rủi ro trong lĩnh vực NH vào nghiên cứu về KSNB hoạt động TD, từ đó khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện thiết lập KSNB hoạt động TD nhằm đảm bảo hợp lý đạt được mục tiêu hoạt động TD đạt hiệu quả cao nhất.

Mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu chọn mẫu mục đích và được lấy theo phương pháp thuận tiện, với kích thước mẫu được thực hiện như sau:

Theo Hair và ctg (2010) (trích Nguyễn Đình Thọ, 2014), kích thước mẫu được xác định tốt nhất là dựa vào mức tối thiểu và số lượng biến đưa vào trong phân tích của mô hình, với mẫu nghiên cứu tối thiểu là bằng Pj * k, với Pj là số biến quan sát của thang đo thứ j (j= 1 đến t) và k là tỷ lệ số quan sát so với biến quan sát. Mức mẫu tối thiểu là 50. Số lượng biến trong mô hình của đề tài nghiên cứu 52 biến quan sát, vậy số mẫu tối thiểu là: 260

Phương pháp xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi là phiếu điều tra, là bảng liệt kê các câu hỏi điều tra mà người được phỏng vấn tự trả lời bằng cách tự viết vào (Trần Tiến Khai, 2012).

Câu hỏi sử dụng là câu hỏi đóng, là các câu hỏi với các trả lời cho sẵn và người trả lời sẽ chọn một hay nhiều trả lời cho các câu hỏi đó. Nghiên cứu sử dụng thang đo quãng Likert 5 mức được sử dụng để đo lường các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD, với mức độ rất thấp tương ứng với mức 1 và rất cao tương ứng với mức 5. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu.

Đánh giá thang đo

Qua điều tra sơ bộ cho thấy, các thang đo này có thể được sử dụng để đo lường các nhân tố cấu thành KSNB hoạt động TD và HQHĐTD tại các NHTMCPVN, vì


vậy chúng được sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính là: hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), cụ thể:

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Hệ số tin cậy Cronbach Alpha là hệ số sử dụng phổ biến để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Nguyên tắc loại biến

Theo Peterson (1994) tiêu chí để Cronbach Alpha được chấp nhận thông thường là từ 0,7 trở lên. Tuy nhiên theo Slater (1995), Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên cũng được chấp nhận khi khái niệm đang đo lường là mới (trích Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Các biến quan sát dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, hệ số tương quan của biến – tổng được sử dụng để đánh giá. Nếu một biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng ≥ 0,30 thì biến đó đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá

Thang đo các khái niệm nghiên cứu được đánh giá giá trị thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phương pháp trích principal componets với phép quay vuông góc Varimax được sử dụng trong phân tích EFA

Điều kiện để phân tích EFA

Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy) và kiểm định Barlett (Barlett’s test of sphericity) để kiểm định điều kiện phân tích EFA. Nếu 0,50 ≤ KMO ≤ 1 kết luận EFA là thích hợp và có ý nghĩa.

Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết Ho: độ tương quan giữa các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (pvalue < 0,005) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, để đánh giá giá trị thang đo, cần xem xét

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí