Thực Trạng Sự Hiện Hữu Của Các Nhân Tố Cấu Thành Kiểm Soát Nội Bộ Hoạt Động Tín Dụng‌


bao thuộc tính quan trọng trong kết quả EFA: (1) số lượng nhân tố trích được, (2) trọng số nhân tố và tổng phương sai trích (Nguyễn Đình Thọ, 2014).

(i) Số lượng nhân tố trích được:

Trong nghiên cứu này, phương pháp xác định số lượng nhân tố là dựa vào eigenvalue, cụ thể là chỉ có nhân tố nào lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn 1 biến gốc (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

(ii) Trọng số nhân tố:

Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), trọng số nhân tố của một biến trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố khác nó không đo lường phải thấp. Đạt được điều này, thang đo đạt được giá trị hội tụ. Điều này được thể hiện qua hai tiêu chí sau: trọng số nhân tố của một biến Xi là λi ≥ 0,50 là giá trị chấp nhận, chênh lệch trọng số λiA - λiB >0,30 là giá trị thường được các nhà nghiên cứu chấp nhận. (A, B là nhân tố đo lường), tổng phương sai trích. Tổng phương sai trích thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng phương sai trích phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số từ 60% trở lên là tốt. Nếu thỏa được các điều kiện này, mô hình EFA là phù hợp

Mô hình lượng hóa

Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động TD được thể hiện qua hàm hồi quy tuyến tính sau:

Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + …+ βiXi

Trong đó: Y là biến phụ thuộc; β0, β1, β2, β3,…, βi là các hệ số hồi quy; X1, X2, X3,…, Xi là các biến độc lập

Các kiểm định cần thực hiện:

(i) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy:

Mục tiêu của kiểm định này là xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không.


(ii) Mức độ phù hợp của mô hình

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xác định xem có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy là khác không.

(iii) Hiện tượng đa cộng tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp và có thể không có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này, tác giả sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (VIF) để kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập. Điều kiện là VIF <10 để không có hiện tượng đa cộng tuyến

(iv) Hiện tượng tự tương quan

Trong mô hình dữ liệu chéo, việc xảy ra hiện tượng tự tương quan có thể dễ dàng khắc phục được bằng cách xáo trộn lại dữ liệu.

(v) Hiện tượng phương sai của phần dư thay đổi

Phương sai của phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối không giống nhau và giá trị phương sai không như nhau. Để kiểm định hiện tượng này, tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan / Cook-Weisberg để kiểm tra hiện tượng này (Gujarati, 2009)

Kết luận chương 3

Chương 3 đã xây dựng được quy trình nghiên cứu. Tiếp cận báo cáo BaselCOSO2013, mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã được đặt ra. Các phương pháp được lựa chọn nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu là:

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp và quy nạp và sử dụng công cụ nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia.

Phương pháp định lượng được thực hiện qua việc kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha, EFA và phương pháp hồi quy tuyến tính bội.


CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

4.1. QUY TRÌNH TÍN DỤNG

KSNB hoạt động TD được thiết lập qua việc cài đặt các bộ phận cấu thành KSNB vào QTTD. Vì vậy, để hiểu được thực trạng việc thiết lập các bộ phận cấu thành KSNB hoạt động TD, trước tiên cần tìm hiểu thực trạng thiết lập QTTD tại các NHTMCP.

QTTD được thiết lập hợp lý góp phần đảm bảo cho hoạt động TD được diễn ra thống nhất, khoa học và kiểm soát RRTD hiệu quả, từ đó nâng cao HQHĐTD.

Thực tế hiện nay, các NHTMCP đều ban hành các Quyết định kèm theo QTTD, đây là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ tại các NHTMCP. Quyết định về QTTD được in thành văn bản hoặc cẩm nang nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ TD tại NH. Qua đó, CBTD biết được trách nhiệm phải thực hiện ở vị trí của mình, mối quan hệ với những đồng nghiệp khác hoặc hiểu rõ hơn vai trò của mình trong toàn bộ quy trình.

QTTD tại các NHTMCP thường sẽ được phân chia thành QTTD doanh nghiệp và QTTD cá nhân. Tùy theo quy mô, đặc điểm của các NH mà QTTD được ban hành khác nhau ở mỗi NH, tuy nhiên, tựu chung lại các NH đều có QTTD có một số bước như sau:

QTTD doanh nghiệp:

Quy trình này áp dụng cho các KH là DN có nhu cầu TD (vay vốn, bảo lãnh, mở L/C) phục vụ sản xuất kinh doanh, gồm các bước theo sơ đồ sau:

(Trong đó:

Nhân viên A/O DN: Nhân viên phòng phục vụ KH DN

Nhân viên A/O cá nhân: Nhân viên phòng phục vụ KH cá nhân)



3a.Nhân viên A/O thẩm định KH về mọi mặt, ngoại trừ TSBĐ






3b. Phòng thẩm định TSBĐ định giá TSBĐ và lập tờ trình




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 1681462250 - 11



4.Tập hợp hồ sơ trình Ban TD/Hội đồng TD

Nhân viên A/O DN tập hợp hồ sơ do KH cung cấp và tờ trình của các bộ phận lập để trình Ban TD hoặc Hội đồng TD quyết định


5. Hoàn thiện hồ sơ TD

P.Thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao TS (nếu có)

NV A/O DN nhập hồ sơ TSBĐ, sau đó trình hồ sơ TD để Ban Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc chi nhánh ký duyệt


6. Thực hiện quyết định cấp TD

Giải ngân/Phát hành bảo lãnh/Mở LC


7. Kiểm tra và xử lý nợ vay

-Nhân viên A/O DN chịu trách nhiệm kiểm tra sau cho vay về mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của KH

- Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ

- A/O DN theo dõi thu gốc, lãi, phân tích rủi ro theo từng đối tượng, khu vực KH…

- Kiểm tra lại viêc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao phòng Kế toán nội

8. Tất toán hợp đồng TD

1. Tiếp xúc với KH, hướng dẫn lập hồ sơ

- Nhân viên A/O DN tiếp thị, giới thiệu sp

- KH đến NH để xin vay vốn

2. Tiếp nhận hồ sơ vay:

- Nhân viên A/O DN làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ từ KH

- Nhân viên A/O DN chuyển hồ sơ TSBĐ sang phòng thẩm định TSBĐ và xem xét báo cáo tài chính

Hình 4 1 Quy trình tín dụng doanh nghiệp QTTD cá nhân Quy trình này áp dụng cho 1

Hình 4 1 Quy trình tín dụng doanh nghiệp QTTD cá nhân Quy trình này áp dụng cho 2

Hình 4.1. Quy trình tín dụng doanh nghiệp

QTTD cá nhân:

Quy trình này áp dụng cho các KH là cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu dùng, làm kinh tế gia đình hoặc vay kinh doanh cá thể, gồm 8 bước theo sơ đồ sau:



1. NH quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi…


2. KH đến NH để xin vay vốn:

Nhân viên A/O cá nhân làm việc với KH, hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ từ KH


3. Thẩm định hồ sơ:

- Nhân viên A/O chuyển hồ sơ TSBĐ sang phòng thẩm định TSBĐ

Phòng thẩm định TSBĐ định giá TSBĐ và lập tờ trình


5. Hoàn thiện hồ sơ TD:

- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm thủ tục công chứng, nhận bàn giao TSBĐ (nếu có)

- Nhân viên A/O cá nhân nhập kho hồ sơ TSBĐ, lập hợp đồng khế ước…trình lãnh đạo ký



7. Kiểm tra và xử lý nợ vay:

- Nhân viên A/O cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của KH, theo dõi thu gốc, lãi…

- Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ

- Kiểm tra việc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao phòng Kế toán nội bộ

8. Tất toán hợp đồng TD

4. Nhân viên A/O cá nhân tập hợp hồ sơ, trình Ban TD/Hội đồng TD:

- Tờ trình thẩm định TSBĐ

- Tờ trình của NH A/O cá nhân

- Hồ sơ KH cung cấp


6. Nhân viên A/O cá nhân chuyển hợp đồng TD và khế ước vay đến bộ phận Giao dịch để giải ngân

Hình 4.2. Quy trình khách hàng cá nhân


4.2. THỰC TRẠNG SỰ HIỆN HỮU CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG‌

4.2.1. Môi trường kiểm soát


Sự cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức

Sự cam kết về tính chính trực và giá trị đạo đức được hầu hết các NHTMCPVN thể hiện qua các thông điệp tuyên bố về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi NH đã và đang hướng đến. Bên cạnh đó, mỗi NH đều ban hành văn bản nội bộ thể hiện rõ bản sắc văn hóa của NH và những quy định về đạo đức, chuẩn mực hành vi ứng xử CBNV cần tuân thủ. Một số NH truyền thông rộng rãi văn hóa NH qua trang thông tin của NH như Vietcombank và VPBank.

Cơ cấu tổ chức

Cơ quan có thẩm quyền cao nhất của NH là ĐHĐCĐ. ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua các phiên họp thường niên và bất thường hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. ĐHĐCĐ bầu ra HĐQT và Ban kiểm soát của NH.

Ban kiểm soát

Các ủy ban chuyên trách

Kiểm toán nội bộ

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Tùy theo đặc thù của mỗi NH mà có cơ cấu tổ chức của mỗi NH khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu tổ chức của các NH đều được thiết lập cơ bản qua các bộ phận/khối… sau:


Hội đồng trực thuộc

Ban Tổng Giám đốc


Khối kinh doanh

Khối vận hành

Khối phê duyệt

Khối Công nghệ thông tin

Khối quản trị nguồn nhân lực

Khối Tín dụng

Khối xử lý nợ

Khối QLRR

Các bộ phận hỗ trợ

Chi nhánh

Hình 4.3. Cơ cấu tổ chức của các NHTMCP

Nguồn: Tác giả tổng hợp


Nhằm trợ giúp cho hoạt động giám sát và điều hành, HĐQT thành lập các ủy ban trực thuộc. HĐQT chịu trách nhiệm ban hành các nghị quyết, quyết định nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh, hệ thống khung quản trị rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro … đồng thời chỉ đạo Ban Điều hành (BĐH) tập trung triển khai kế hoạch kinh doanh, kịp xử lý các khuyến nghị của cơ quan quản lý Nhà nước, Ban Kiểm soát và KTNB nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững. BĐH gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc, trợ giúp cho BĐH là các hội đồng trực thuộc.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng:

Thực tế tại các NH cho thấy, các NH đang QLRR theo hai mô hình là mô hình QLRRTD tập trung và mô hình QLRRTD phân tán, cụ thể:

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung:

80% các NH được khảo sát hiện nay đang áp dụng mô hình QLRRTD tập trung.Với mô hình này có sự tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: kinh doanh, QLRR và tác nghiệp. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu là giảm thiểu RRTD có thể phát sinh, đồng thời phát huy được tối đa khả năng của từng vị trí CBTD.

Với mô hình quản lý RRTD tập trung, NH sẽ chuyển đổi theo hướng chuyên môn hóa vai trò bán sản phẩm, dịch vụ và chăm sóc KH tại chi nhánh; mọi hoạt động tác nghiệp khác sẽ tập trung tại Hội sở.

20% NH được khảo sát áp dụng mô hình QLRRTD phân tán là Vietinbank và Sacombank. Với mô hình này chưa có sự tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: kinh doanh, QLRR và tác nghiệp. CBTD thực hiện nhiều chức năng như vừa là cán bộ quan hệ KH cũng là cán bộ thẩm định TD.

Hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động tín dụng

Tùy theo mô hình quản lý RRTD, hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động TD được thiết lập tương ứng, cụ thể:

Với mô hình quản lý RRTD tập trung, hệ thống phân cấp báo cáo về hoạt động TD được thiết lập theo chiều dọc theo các chức năng được phân tách cụ thể. CBTD


tại chi nhánh gửi trực tiếp báo cáo lên bộ phận cấp trên cùng chức năng theo quy định.

Với mô hình quản lý RRTD phân tán, Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của báo cáo được lập. Giám đốc chi nhánh là người ký sau cùng trước khi báo cáo được gửi đến bộ phận tuyến trên theo phân quyền.

Ba tuyển kiểm soát:

Tùy theo nhu cầu, quy mô và đặc điểm của mỗi NH mà việc lựa chọn áp dụng mô hình quản lý RRTD là khác nhau, tuy nhiên, mỗi NH đều kết hợp việc quản trị RRTD với mô hình ba tuyến kiểm soát như sau:

Tuyến kiểm soát thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, các chuyên viên KH, chi nhánh, các đơn vị vận hành tại Hội sở... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động cho vay và các quy trình vận hành khác, bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự ĐGRR và kiểm soát tính hiệu quả của từng đơn vị.

Tuyến kiểm soát thứ hai là khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế. Tuyến này có rất nhiều nhiệm vụ, trong đó quan trọng hơn cả là việc độc lập đánh giá và kiểm soát tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phòng thủ thứ nhất; QLRR chính thông qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn TD và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm…

Tuyến kiểm soát thứ ba là bộ phận KTNB. Đây là bộ phận trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc BĐH của NH, nên việc đánh giá 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được thực hiện độc lập và khách quan.

Với mô hình 3 tuyến kiểm soát này, tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia quá trình quản trị rủi ro. Do vậy, mô hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của NH được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để vận hành thành công, đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cả về tiền bạc lẫn thời gian.

Hội đồng quản trị

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí