Phong Thái, Tác Phong Của Công Chức Hành Chính Trong Thực Thi Công Vụ


3.3.2.2. Hạn chế, tồn tại

Báo cáo SIPAS2019 cho thấy, có 86,72% người dân được hỏi cảm thấy hài lòng (nghĩa là vẫn còn có 13,28% người dân cảm thấy chưa hài lòng) về thái độ giao tiếp lịch sự của công chức [15, tr41]. Bên cạnh đó, mức độ hài lòng về thái độ giao tiếp lịch sự của công chức có sự khác biệt giữa các lĩnh vực khác nhau. Trong tám lĩnh vực được SIPAS khảo sát năm 2019, tỷ lệ người dân hài lòng với giao tiếp, ứng xử của công chức trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là cao nhất (90,1%); tiếp đó đến lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (88,6%); lĩnh vực tư pháp, trợ giúp pháp lý đạt 88,05%; lĩnh vực giao thông vận tải đứng thứ tư với 88,46%; lĩnh vực xây dựng, quản lý dự án đứng thứ năm với 87,96%; đứng thứ sáu là lĩnh vực tư pháp, lao động với 87,88%; đứng thứ bảy là lĩnh vực kinh doanh với 86,92%. Tỷ lệ người dân hài lòng với giao tiếp của công chức công tác trong lĩnh vực đất đai, môi trường thấp nhất với 85,84% [15].

Bảng 3.8. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng

liên quan đến giao tiếp, ứng xử của công chức hành chính


Tiêu chí

Phổ

biến

Ít

Không

Không tôn trọng thứ bậc hành chính

1,3

20,2

78,5

Bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ

1,8

26,6

71,6

Thiếu lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp

1,7

28,6

69,7

Thiếu tôn trọng, không lắng nghe nhân dân

1,2

23,3

75,5

Không lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp

2,1

43,4

54,5

Ứng xử với nhân dân thiếu chuẩn mực, niềm nở

1,4

21,3

77,3

Không có tinh thần chủ động phối hợp, hợp tác và tương

trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ

3,6

39,7

56,7

Thiếu tôn trọng, chú ý lắng nghe, công tâm, khách quan

trong việc sử dụng, đánh giá cấp dưới

3,9

32,7

63,4

Thiếu thẳng thắn trong việc tham mưu giải quyết công việc

3,2

40,2

56,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Văn hóa trách nhiệm của công chức hành chính trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay - 15

Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án


Theo kết quả khảo sát của Luận án, vấn đề giao tiếp, ứng xử của công chức vẫn còn tồn tại những hạn chế. Có ba nhóm hành vi, hiện tượng liên quan đến giao tiếp, ứng xử của công chức hành chính khi TTCV có tỷ lệ người được hỏi cho rằng vẫn còn tồn tại ở cơ quan, đơn vị của mình ở mức trên 40%, bao gồm: Không lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp (45,5%); Thiếu sự thẳng thắn trong việc tham mưu giải quyết công việc (43,4%); Không có tinh thần chủ động phối hợp, hợp tác và tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ (43,3%).

Hai nhóm hành vi, hiện tượng có tỷ lệ người được hỏi cho rằng còn tồn tại trong cơ quan, đơn vị ở mức trên 30%, gồm: Thiếu tôn trọng, chú ý lắng nghe, công tâm, khách quan trong việc sử dụng, đánh giá cấp dưới (36,6%); Thiếu lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp (30,3%). Còn lại bốn nhóm hành vi, hiện tượng có tỷ lệ cho rằng còn tồn tại trong cơ quan, đơn vị ở mức trên 20%, gồm: Bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ (28,4%); Thiếu tôn trọng, không lắng nghe nhân dân (24,5%); Ứng xử với nhân dân thiếu chuẩn mực, thiếu sự niềm nở (22,7%); Không tôn trọng thứ bậc hành chính (21,5%).

Trên thực tế, vấn đề giao tiếp, ứng xử của công chức hành chính trong thời gian qua cũng đã được đề cập đến nhiều. Tình trạng công chức vi phạm trách nhiệm công vụ, đạo đức công vụ, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử, vô cảm trước những khó khăn, vướng mắc, bức xúc của nhân dân vẫn tồn tại. Điển hình là vụ gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng tử cho người đã mất ở Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội là một ví dụ. Kết luận của đoàn thanh tra thành phố Hà Nội nêu rò: Nguyên nhân của vụ việc là do “cán bộ giải quyết thủ tục ở bộ phận một cửa phường Văn Miếu có hành vi thực thi công vụ không đúng quy định , không hướng dẫn tận tình, thiếu trách nhiệm trong khi thực thi nhiệm vụ”. Tiếp đến, thời gian vừa qua, truyền thông và mạng xã hội cũng xôn xao về clip phản ánh việc Phó chủ tịch Phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh có những phát ngôn thiếu chuẩn


mực trong khi thi hành công vụ đối với người bán hàng rong (Theo báo Công an nhân dân 21/4/2020) . Những vụ việc xảy ra cho thấy, vấn đề giao tiếp ứng xử của công chức trong khi thi hành công vụ luôn là một kỹ năng quan trọng đòi hỏi công chức ngoài việc giải quyết công việc đúng quy trình, thủ tục còn phải biết sẻ chia, thấu cảm, có những lời nói, hành vi chuẩn mực. Người xưa đã nói “ lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, Đối với công chức thì việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử nhằm đạt được hiệu quả cao trong quá trình thực thi công vụ luôn là mục tiêu mà các cơ quan, tổ chức nào cũng muốn hướng tới.

3.3.3. Phong thái, tác phong của công chức hành chính trong thực thi công vụ

3.3.3.1. Những kết quả đạt được

Các tiêu chí để đo lường phong thái, tác phong trong quá trình TTCV của công chức hành chính đã được xác định rò trong mục 2.2.3 bao gồm:

- Văn minh, lịch sự, đĩnh đạc, tự tin khi TTCV;

- Chấp hành tốt quy định giờ giấc làm việc;

- Đeo thẻ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự theo quy định;

- Linh hoạt, hợp tình, hợp lý trong xử lý công việc.

Về cơ bản, theo các tài liệu mà nghiên cứu sinh được tiếp cận khi nghiên cứu về công chức, công vụ, cho đến thời điểm hiện nay hầu như chưa có tài liệu nào đưa ra các kết quả đánh giá cụ thể, chi tiết về phong thái, tác phong của công chức trong TTCV. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Luận án cho thấy, các tiêu chí về phong thái, tác phong của công chức được đánh giá khá cao. Tiêu chí “Đeo thẻ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự theo quy định” có điểm trung bình là 4,5 điểm; tiêu chí “Chấp hành tốt quy định giờ giấc làm việc” có điểm đánh giá là 4,42 điểm; tiêu chí “Văn minh, lịch sự, đĩnh đạc, tự tin khi TTCV” đạt 3,52 điểm và tiêu chí “Linh hoạt, hợp tình, hợp lý trong xử lý công việc” đạt 3,27 điểm (bảng 3.3).


Bảng 3.3. Điểm đánh giá về phong thái, tác phong của công chức trong TTCV


Tiêu chí

Điểm đánh giá

Đeo thẻ, ăn mặc gọn gàng, lịch sự theo quy định

4,5

Chấp hành tốt quy định giờ giấc làm việc

4,42

Văn minh, lịch sự, đĩnh đạc, tự tin khi TTCV

3,52

Linh hoạt, hợp tình, hợp lý trong xử lý công việc

3,27

Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án

Theo kết quả điều tra PCI, tính linh hoạt của chính quyền địa phương đối với khu vực kinh tế tư nhân đã có sự chuyển biến đáng kể trong thời gian qua. Vào thời điểm năm 2006, khi cuộc điều tra PCI lần đầu tiên được tiến hành, chỉ có 48,3% ý kiến được hỏi đánh giá tích cực về thái độ của chính quyền địa phương đối với khu vực kinh tế tư nhân, đến năm 2019, con số này đã tăng lên đến 54,1% [15, tr52].

Trong bối cảnh nước ta đang chú trọng công tác cải cách hành chính, việc xây dựng đội ngũ công chức làm việc chuyên nghiệp vừa là một trong những mục tiêu, đồng thời cũng chính là giải pháp để có thể hướng tới việc xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, minh bạch.

Trên thực tế, hiện nay nhiều địa phương, đơn vị cũng rất chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ CBCC có phong thái, tác phong chuyên nghiệp hiện đại, thông qua việc ban hành các văn bản quy định cụ thể về văn hóa công sở của địa phương, đơn vị mình; hoặc thành lập các tổ kiểm tra công vụ để kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế về hoạt động công vụ của địa phương.

Chẳng hạn, tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện đã ban hành quyết định số 503/QĐ-UBND, ngày 01/6/2017 về việc thành lập Tổ kiểm tra công vụ đối với CBCC, viên chức thuộc UBND huyện Lạc Dương, nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định về chế độ công vụ của CBCC, viên chức trong các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Một trong những nội dung được thường xuyên kiểm tra đó là việc chấp hành thời gian làm việc, việc uống rượu bia trong giờ làm việc và buổi


trưa các ngày làm việc của CBCC, viên chức. Tổ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ một cách thường xuyên hoặc đột xuất, thậm chí để đảm bảo việc chấp hành giờ giấc của CBCC, viên chức, ngoài việc kiểm tra tại các cơ quan, đơn vị, vào đầu giờ buổi sáng, tổ kiểm tra còn tiến hành tới các quán ăn sáng, cà phê quanh địa bàn thị trấn, địa bàn các xã để kịp thời phát hiện các trường hợp không nghiêm túc chấp hành giờ giấc. Chính vì vậy, việc chấp hành giờ giấc của CBCC, viên chức huyện Lạc Dương tương đối tốt.

Đối với huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, ngoài việc thành lập các tổ kiểm tra công vụ, UBND, HĐND và Huyện ủy còn thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương của CBCC, viên chức thông qua hệ thống camera giám sát…

Tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, trong các buổi họp do Huyện ủy, UBND chủ trì nghiêm cấm các thành viên tham gia dự họp sử dụng điện thoại và để dãy bàn đầu tiên dành riêng cho những người đến muộn…

Nhìn chung, với sự kiên quyết của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thiết lập lại trật tự, kỷ cương, xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ CBCC, cho đến nay về cơ bản phong thái, tác phong của đội ngũ công chức hành chính đã ngày càng được cải thiện.

3.3.3.2. Hạn chế, tồn tại

Trong Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan HCNN (ban hành kèm theo quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và Đề án văn hóa công vụ (ban hành kèm theo quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ) đều có những nội dung quy định rất rò về vấn đề phong thái, tác phong của CBCC nói chung, trong đó có công chức hành chính. Chính nhờ những quy định cụ thể, có thể thấy trong những năm gần đây, phong thái, tác phong của công chức hành chính đều đã có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tồn tại hiện tượng công chức có tác phong thiếu nghiêm túc trong TTCV.


Chẳng hạn, ngày 22/12/2016 UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 6564/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính. Kết quả làm việc của đoàn kiểm tra tại các cơ quan, tổ chức cho thấy: tình trạng không đeo thẻ khi TTCV vẫn còn phổ biến; một số trường hợp vắng mặt tại trụ sở trong giờ làm việc, thậm chí là vắng mặt không có lý do [27].

Trong năm 2016, Đoàn kiểm tra về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của CBCC, viên chức do Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành kiểm tra một số cơ quan, tổ chức, kết quả kiểm tra cho thấy: “Có đơn vị, thời điểm đoàn đến kiểm tra là sáng thứ sáu, trong giờ làm việc, có 25/34 công chức không có mặt tại nơi làm việc mà không nêu ra được lý do; tương tự, tại một cơ quan khác có 4 công chức vắng mặt không nêu được lý do chính đáng... hoặc hầu hết các CBCC của Sở Tài Chính không đeo thẻ trong quá trình làm việc và một cán bộ rời nhiệm sở trước thời gian quy định...” [77].

Kết quả khảo sát của Luận án cho thấy, những vi phạm của công chức hành chính về phong thái, tác phong trong quá trình TTCV vẫn còn tồn tại. Có 1,7% người được hỏi cho rằng trong cơ quan, tổ chức mình còn tồn tại phổ biến tình trạng công chức không đeo thẻ hoặc mặc trang phục không đúng quy định trong quá trình TTCV, 13,3% ý kiến cho rằng tình trạng này còn tồn tại ở cơ quan, tổ chức nhưng không phải là phổ biến. Với hiện tượng vi phạm các quy định về giờ giấc làm việc, có 2,1% cho rằng tình trạng này là phổ biến và 13,7% cho rằng có tồn tại nhưng không phổ biết. 3,2% cho rằng hiện tượng thiếu văn minh, lịch sự, tự tin khi TTCV và 3,7% cho rằng hiện tượng cứng nhắc trong xử lý công việc là phổ biến. Có 20,5 % và 24,2% ý kiến người được hỏi cho rằng hai hiện tượng này có tồn tại trong cơ quan, tổ chức nhưng không phổ biến.


Bảng 3.9. Mức độ tồn tại của một số hiện tượng

liên quan đến phong thái, tác phong của công chức hành chính


Tiêu chí

Phổ biến

Ít

Không có

Vi phạm quy định về đeo thẻ và trang phục công sở

1,7

13,3

85,3

Vi phạm quy định giờ giấc làm việc

2,1

13,7

84,2

Thiếu văn minh, lịch sự, tự tin khi TTCV

3,2

20,5

76,3

Cứng nhắc trong xử lý công việc

3, 7

24,2

72,1

Nguồn: Kết quả khảo sát của Luận án

3.3.4. Đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của công chức hành chính trong thực thi công vụ

3.3.4.1. Những kết quả đạt được

Có sáu tiêu chí để đo lường đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của công chức trong TTCV (đã trình bày ở mục 2.2.4), bao gồm:

- Gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;

- Có lối sống tiết kiệm, giản dị, trung thực, trong sáng, lành mạnh…

- Không mắc vào các tệ nạn xã hội;

- Tuân thủ kỷ luật phát ngôn;

- Có ý thức nâng cao trình độ, năng lực;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về những điều công chức được và không được phép làm.

Theo quy định tại mục 4, Luật CBCC 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2019) một số nội dung cơ bản về những điều công chức không được làm bao gồm:

- “Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công;

- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức;


- Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước”.

Mặc dù cũng chưa có những số liệu công bố về các tiêu chí cụ thể liên quan đến đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của công chức, nhưng kết quả một số cuộc điều tra lớn cho thấy, vấn đề đạo đức của công chức ngày càng được cải thiện. Theo báo cáo PAPI 2019, tỷ lệ người dân cho biết “không bị vòi vĩnh đòi hối lộ trong 12 tháng vừa qua” đã tăng dần kể từ năm 2016 đến nay, mặc dù mức tăng không nhiều, nhưng đây cũng là một chỉ báo đáng mừng cho thấy sự cải thiện về đạo đức nghề nghiệp của công chức trong TTCV.

Bảng 3.4: Tỷ lệ người dân cho biết không bị vòi vĩnh đòi hối lộ


Năm

Tiêu chí

2016

2017

2018

2019

Tỷ lệ người dân cho biết không bị vòi vĩnh đòi

hối lộ trong 12 tháng vừa qua

95,20

95,43

96,03

96,64

Nguồn: Báo cáo PAPI 2019

Theo báo cáo PCI 2019, các chỉ báo đánh giá về đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của đội ngũ công chức các địa phương trong năm 2019 cũng đã có sự cải thiện đáng kể: “Tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý với nhận định “chi trả ‘hoa hồng’ là cần thiết để có cơ hội thắng thầu” chỉ còn là 41,2%, tiếp tục giảm so với con số 48,4% của năm 2018 và mức 54,9% của năm 2017. Năm 2019 có 54,1% doanh nghiệp phản ánh về việc tồn tại hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ nhà nước địa phương giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm so với con số 58,2% của năm 2018. Theo điều tra PCI năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức chỉ là 53,6%, mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây” [15, tr25].

Năm 2018 có 58,2% doanh nghiệp cho rằng “hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ nhà nước địa phương giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp” vẫn còn tồn tại, thì đến năm 2019 tỷ lệ này giảm xuống còn 54,1%.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí