Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 5

phóng túng, Nguyễn Bính gặp ai cũng yêu hoặc tưởng tượng ra người ta yêu mình để mà yêu, mà nhớ. Do đó, tương tư không còn là trạng thái tình cảm bình thường trong yêu đương mà đã trở thành một căn bệnh, một căn bệnh không chết người nhưng không kém xót xa đau đớn về tinh thần trong thơ Nguyễn Bính:

Gió mưa là bệnh của trời

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng

( Tương tư )

Tương tư là đồng nhất với đau khổ. Cuộc đời thi nhân gặp không biết bao nhiêu bóng giai nhân nhưng chỉ là những hình bóng chập chờn, lởn vởn. Con người đa tình này đã mang nhiều mối tình trăng gió trên con đường xê dịch nhưng rồi tất cả chỉ là phù hoa để lại cho nhà thơ nỗi niềm đau thương thất vọng. Biết bao những tâm tư đổ chan hoà trên trang thơ chua xót, oán hận do những bóng giai nhân đó dệt lên. Nhưng, tương tư nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Tình yêu của thi sỹ làng quê ấy như cánh hoa trinh bạch trắng trong nở trên mặt đất đầy vật cản. Biết bao những mộng ước bị tan vỡ ngổn ngang, nhà thơ chỉ còn biết than thở :


Tôi rót hồn tôi xuống mắt nàng Hồn tôi là cả một lời van

Tôi van nàng đấy, van nàng đấy Ai có yêu đương chẳng vội vàng

(Người con gái ở lầu hoa)

Trong thơ Nguyễn Bính ta ít thấy những cuộc gặp gỡ của trai gái trong hạnh phúc lứa đôi mà thường là những giấc mơ, trạng thái mong ước, tương tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

. Đặc biệt có cả ước mơ về đám cưới đẹp với “ những mâm cau phủ lụa điều”, với “ xe cưới ngời hoa trắng”, “ cửa kính huy hoàng vạt áo thêu”. Nhưng đám cưới là tột đỉnh của hạnh phúc hay là tột đỉnh của khổ đau ? Tình yêu với

Nguyễn Bính chỉ như chiếc bong bóng khi trời mưa để rồi khi mưa tạnh nhà thơ ngậm ngùi, tiếc nuối :

Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 5

Mưa thế mà to chảy ướt sân

Giọt gianh dài xuống những dòng ngân Từng con bong bóng lanh chanh nổi Như mộng đời tôi vỡ tan tành

( Mưa )

Cho nên dù có mơ nhiều về hôn nhân, về đám cưới thì Nguyễn Bính vẫn không thể thoát khỏi vòng dây oan nghiệt của ái tình. Vì vậy đọc thơ ông ta thấy chất chứa một không gian đầy mong ước và cùng với nó là thời gian của sự đợi chờ và cuối cùng là thời gian vô vọng :

Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng !

Vẫn là chuyện tình dang dở nhưng những vần thơ viết về tình yêu ngang trái của Nguyễn Bính lại lặng lẽ, êm đềm , tĩnh và phẳng, chậm dãi và lắng sâu. Nó giống như thứ mưa phùn nhẹ của mùa xuân “ phơi phới bay” nên đầy ắp những tương tư. Hơn thế nữa, mặc dù mất mát trong tình yêu nhưng Nguyễn Bính không bi quan chán nản mà tìm thấy sự cảm thông với những khó khăn trắc trở trong tình yêu :


Tình tôi nở giữa mùa thu

Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm

( Đêm cuối cùng )

Và nhất là trong cảnh ngộ “lỡ bước sang ngang” của bao nhiêu số phận, bao nhiêu cuộc đời.

Từ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư đến Thế Lữ, Nguyễn Bính…đều mang trong mình nỗi đau mất mát trong tình yêu. Nhưng có lẽ không ai thể hiện nỗi đau sâu sắc đến tê dại như Vũ Hoàng Chương

Qua việc tìm hiểu thơ Vũ Hoàng Chương và một số nhà Thơ mới ta thấy: buồn, cô đơn, đau khổ là những trạng thái tinh thần đồng hành với các thi sĩ. Trong Thơ mới có cái buồn vô cớ, cái bơ vơ, cái nhớ nhung, cái côi cút, quạnh quẽ và cả cái sầu thảm “sầu chi lắm, trời ơi, chiều tận thế (Huy Cận). Những bơ vơ, đau buồn và sầu thảm ấy nếu đứng trên yêu cầu cách mạng mà bàn thì không tránh khỏi được xem là tiêu cực. Nhưng xét cho cùng chúng có cơ sở, ngọn nguồn là lòng yêu đời yêu cuộc sống. Bởi vì có yêu đời, yêu cuộc sống thì mới đau đớn, xót xa trước thực tế cuộc đời “ đang giơ vuốt”. Hơn thế nữa những trạng thái tình cảm ấy lại là sự thể hiện cái Tôi bản ngã, là sự ý thức vai trò, vị trí của mình trong nền văn học nước nhà của các thi sĩ Thơ mới. Chính cái Tôi của Thơ mới đã mở ra cho thơ con đường mới , rộng rãi và tốt đẹp hơn nhiều, đem đến bước ngoặt trong lịch sử thơ ca Việt Nam.


Chương 2

CON ĐƯỜNG THOÁT LY HIỆN THỰC


Thoát ly hiện thực là một cách phủ nhận thực tại và thể hiện cái Tôi đầy bản lĩnh của Thơ mới. Tuy nhiên, đây là trào lưu thơ ca mang ý thức hệ tư sản và quan điểm Nghệ thuật vì nghệ thuật”, chịu ảnh hưởng rõ nét của những quan điểm nghệ thuật phương Tây, đặc biệt là chủ nghĩa tượng trưng của Baudelaire và các trường phái suy đồi khác ở Pháp. Điều này được thể hiện rõ

trong quan điểm sáng tác của nhiều nhà thơ có tên tuổi. Hàn Mặc Tử cho rằng:

“Làm thơ tức là điên”. Xuân Diệu thì quan niệm :

Là thi sỹ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

(Cảm xúc)

Thế Lữ tâm sự :


Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ đẹp có muôn hình muôn vẻ Mượn cây bút nàng Ly Tao tôi vẽ Và mượn cây đàn ngàn phím tôi ca

( Cây đàn muôn điệu)

Phạm Hầu chủ trương: “ Nghệ thuật cao cấp phải đài các. Phải đem ta xa đời sống thường về vật chất…”. Còn Chế Lan Viên thì cho rằng: “ Làm thơ là làm sự phi thường” và kêu gọi các thi sỹ hãy lánh xa những “phiền hà sâu bọ của cuộc đời” “ thoát lên tất cả các nhu cầu…Thoát tục ở trên cõi tục”. Rõ ràng các nhà Thơ mới đã đưa nghệ thuật đi xa hơn cuộc sống và luôn mơ ước đến một cái gì “trong sạch” “thanh tao” xa lạ với trần thế.

Nhưng đôi khi giữa quan niệm và thực tế sáng tác cũng không phải là một. Thơ mới là tiếng nói của một lớp người đang khao khát tự do, khao khát được giải phóng tâm hồn khỏi những ràng buộc của xã hội cũ. Muốn được bay nhảy giữa bầu trời cao rộng, muốn được tự do cất tiếng nói của chính mình nhưng họ không thể tìm được lối ra giữa cuộc sống đầy bon chen. Cho nên muốn thoát ly cũng chẳng dễ dàng bởi những nỗi buồn, những chua chát đắng cay của cuộc đời vẫn theo đuổi và đôi khi cứ bám diết lấy nhà thơ như mối duyên nợ không thể bứt. Bởi thế dù có “ thoát lên tiên cùng Thế Lữ” hay “ phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư” hoặc “đắm say cùng Xuân Diệu” thì cõi tiên ấy, trường tình ấy cũng không thể ở ngoài cuộc đời. Xét cho cùng thoát ly cũng là thái độ phủ nhận cuộc sống. Thoát ly cũng là phương tiện để thể hiện mình, thể hiện cái Tôi một cách mạnh mẽ nhất.

Vũ Hoàng Chương đến với Thơ mới bằng một cái Tôi sừng sững giữa bầu trời thơ. Thất vọng trong tình yêu, ý thức được sự lạc loài khiến ông lâm vào tình trạng bế tắc. Cái Tôi Vũ Hoàng Chương vẫy vùng trong vũng lầy cuộc sống để tìm đường thoát ly. Con đường quen thuộc là trở về quá khứ, trốn vào tình yêu nhưng với Vũ Hoàng Chương tỏ ra vẫn chưa hữu hiệu. Vũ Hoàng Chương đã tìm đến thú say với hy vọng tìm thấy một niềm đam mê, một lẽ sống mới, một sự tự do cho chính cuộc sống, lý tưởng và nghệ thuật của mình.

2.1. Tìm đến thú say

Buồn nản, chán chường và bế tắc Vũ Hoàng Chương đã bỏ lại sau mình cuộc sống trần gian, thực tại để tìm đến một thế giới đẹp đẽ mơ thực đi đôi. Cái thế giới mà ở đó con người được giải thoát hoàn toàn và có thể dễ dàng chuyển từ không gian này sang không gian khác. Đó là thế giới của mộng ước, lý tưởng, thế giới riêng trong ý niệm của thi sĩ. Để làm được điều đó nhà thơ đã tìm đến những thú say để giải thoát tâm hồn mình. Ở trạng thái say thi sĩ có thể thoát ly cuộc sống thực tại để được đắm mình trong mơ mộng, được sống trong mộng ảo. Đó là một thế giới “tuyệt đối” một thế giới vẹn toàn, lý tưởng:

Xin dốc hết nồng cay cho đến cặn Uống cho mê và uống nữa cho điên Rồi dang tay theo chậm gót Nàng Men Về tắm ở suối Mơ, nguồn Tuyệt đối

Với bài Lý tưởng trong tập Thơ say Vũ Hoàng Chương như muốn tuyên ngôn cho phương châm nghệ thuật của mình, thậm chí cho cả cuộc sống của mình bằng “say”- một tuyên ngôn lạ so với các nhà thơ cùng thời. Qua Thơ Say Mây thi đã thực hiện một cuộc hành trình cùng “khói, rượu, say, tình, mộng” tìm đến một thế giới “ Toàn Hương và Tận Mỹ”. Chỉ có say mới giúp được ông thoát ly thực tại một cách tuyệt đối. Đó là cái cá biệt, độc đáo riêng của Vũ Hoàng Chương mà chưa hẳn nhà thơ nào cũng dám tìm đến vì đó là

con đường xa lạ, không quen thuộc và thất bại vì thế cũng nặng nề hơn, cay đắng hơn.

Để tìm hiểu về cái say trong thơ Vũ Hoàng Chương, một lần nữa xin được trở lai với lời nhận xét của Hoài Thanh, Hoài Chân trong cuốn Thi nhân Việt Nam: “Ý giả Vũ Hoàng Chương định nối nghiệp những thi hào xưa của Đông Á :cái nghiệp say. Người say đủ thứ: say rượu, say đàn, say ca, say tình đong đưa. Người lại còn “hơn” cổ nhân những thú say mới nhập cảnh: say thuốc phiện, say nhảy đầm. Bấy nhiêu say sưa đều nuôi bằng một say sưa to hơn mọi say sưa khác: say thơ”

Như thế Vũ Hoàng Chương say nhiều thứ quá. Và thứ say nào ông cũng đắm đuối, hết mình đến mức “ngả nghiêng” “điên rồ xác thịt”. Đây là tâm trạng của nhà thơ trong thú say rượu:

Cổ chưa khô, đầu chưa nặng, mắt chưa hoa , Tay mềm mại bước còn chưa chếnh choáng Chưa cuối xứ Mê ly, chưa cùng thời Phóng đãng Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men.

(Say đi em)

Vũ Hoàng Chương say trong sự điên đảo của cuồng vọng, trong sự chìm đắm của chán chường, thất vọng. Thơ say của ông chủ yếu mang một nỗi lòng ngao ngán bi quan, có lúc mang vẻ chua chát, hằn học. Say đi em là thi phẩm tiêu biểu nhất trong cảm hứng trên của Vũ Hoàng Chương. Đến với Say đi em người đọc được tận hưởng cảm giác lâng lâng, chếnh choáng của hơi men. Cảm giác ấy lại được trợ giúp bởi ánh đèn màu hư ảo, bởi những giai điệu, âm thanh nhiệt cuồng gấp gáp của Tây phương nên nó giục giã, riết nóng và mời gọi :

Âm ba gờn gợn nhỏ

Ánh sáng phai phai dần…

Bốn tường gương điên đảo bóng giai nhân Lui đôi vai, tiến đôi chân;

Riết đôi tay, ngả đôi thân,

Sàn gỗ trơn chập chờn như biển gió.

Lảo đảo, quay cuồng, lập loè ánh sáng là cái say mới. Với tác động của các yếu tố dẫn dụ ngoại quan như rượu, âm nhạc, ánh sáng, vũ điệu…Vũ Hoàng Chương đã đi đến tận cùng cảm giác của kẻ say cuồng trong điệu nhảy để thả hồn quên lãng trong những ảo giác mập mờ, tiếng nhạc du dương, căn phòng điên đảo:

Say đi em! Say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn

Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt Rượu, rượu nữa và quên, quên hết !

Vừa trầm bổng du dương, vừa da diết khắc khoải nhịp điệu bài thơ có một sức gợi cảm mãnh liệt đem đến cho người đọc cảm giác lâng lâng, chếnh choáng theo ánh đèn lơi lả, ngả nghiêng, theo âm thanh réo rắt, theo bước chân xiêu vẹo. Dường như trong phút giây ấy rượu - thể xác - linh hồn đã có sự hoà hợp thành nhất thể để dâng tặng cho đời một cảm giác tuyệt vời: huyền ảo, hư hư thực thực, bồng bềnh như trong mộng:

Hồn ngả lâu rồi nhưng chân còn dẻo Lòng chót nghiêng mà bước vẫn du dương Lòng nghiêng tràn hết yêu đương

Bước chân còn nhịp Nghê thường lẳng lơ

Men rượu càng bốc, sự chuyển động càng nhịp nhàng, uyển chuyển cho tới lúc hồn và xác hoà lẫn vào nhau trong trạng thái say, thị giác mờ đi, các giác quan tê liệt: “Không biết nữa màu xanh hay sắc đỏ” thì sự hoà hợp thể xác và linh hồn ở tuyệt đỉnh và tất cả trở thành “hư ảnh” :

Ta quá say rồi! Sắc ngã màu trôi…

Gian phòng không đứng vững, Có ai ghì hư ảnh sát kề môi ?

Ta thấy dường như Vũ Hoàng Chương không phải mượn rượu để giải sầu mà ông như đang muốn hoà mình vào cốc rượu đắng để các giác quan tê liệt, để quên đi nỗi niềm đau xót, thống khổ đang dồn đọng trong tâm tư . Vậy thì đâu phải say để mà vui, say để được “Dốc cả giang hà” như Tản Đà mà Vũ Hoàng Chương say bởi sầu, bởi tuyệt vọng, bởi ngao ngán. Say để mà quên đời. Trong phong trào thơ mới, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên…Cũng có ý muốn say sưa, muốn truỵ lạc để quên đi lẽ đời. Nhưng các thú say của họ ở mức nhẹ hơn, bình tĩnh hơn so với khát vọng say sưa của Vũ Hoàng Chương. Có lẽ vì thế mà thơ say của họ còn ngượng ngập, bối rối chưa tới mức điên cuồng như thơ Vũ Hoàng Chương. Đó là điểm nổi bật trong thơ say của ông . Có lẽ khi say con người ta dễ thật với lòng mình nhất cho nên Vũ Hoàng Chương không ngần ngại mà phơi bày tất cả với ước muốn quên hết thảy của mình để “Uống cho mê và uống nữa cho điên” .

Xưa nay, những người thành thực luôn mở hết lòng mình và thường bị thói đời cười giễu, khinh bỉ. Giá mà Vũ Hoàng Chương khôn ngoan hơn, thủ đoạn hơn một chút mà đừng đem ra phơi bày trước bàn dân thiên hạ những bí mật của đời mình thì chắc chắn người ta sẽ nhìn ông với một con mắt khác. Nói như cái việc nhảy đầm, việc tìm quên lãng trong những thú vui giải trí thì có gì là lạ? Hồi ấy Hà Nội đâu còn giữ được nét cổ xưa mà đã rất tân thời với điệu điệu valse, tango trong ánh đèn biếc , ánh đèn hồng. Vũ Hoàng Chương đã mang sắc màu ấy, nhịp điệu ấy vào thơ mình và thể hiện nó bằng tất cả sự say mê đắm đuối. Thế mà người ta lại coi ông là truỵ lạc, là khêu gợi mà quên rằng đằng sau nó là cả một nỗi niềm sâu lắng. Phải đọc đến những vần thơ cuối bài ta mới nhận ra nỗi đau đớn đến tê dại của một người nghệ sĩ tài ba :

Nhưng em ơi

Đất trời nghiêng ngửa

Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ Đất trời nghiêng ngửa

Thành Sầu không sụp đổ em ơi !

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 02/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí