Biểu đồ 1.1. Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL
trong các CSĐTDL
1 | 2 | 3 | |
Học tập | 96% | 4% | 0% |
Đào tạo kỹ năng | 0% | 71% | 29% |
Phát triển | 4% | 25% | 71% |
Có thể bạn quan tâm!
- Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 3
- Đánh Giá Chung Về Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Đề Tài Luận Án
- Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trong Phát Triển Du Lịch
- Nhu Cầu Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Sự Cần Thiết Phải Đa Dạng Hóa Các Kênh Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Các Yếu Tố Chủ Yếu Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trong Điều Kiện Hnktqt
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
3
2
1
0%
50%
100%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013)
3
2
1
0%
50%
100%
Biểu đồ 1.2. Mức độ quan trọng của nội dung phát triển NNLDL trong các doanh nghiệp du lịch
1 | 2 | 3 | |
Học tập | 14% | 37% | 49% |
Đào tạo kỹ năng | 71% | 23% | 6% |
Phát triển | 14% | 40% | 46% |
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013)
Như vậy, đối với các cơ sở đào tạo du lịch, hoạt động học tập cần được chú trọng vì các CSĐTDL hầu hết là đào tạo mới (đào tạo lần đầu). Tuy nhiên, hoạt động đào tạo kỹ năng và hoạt động phát triển cũng cần được chú ý
vì tính chất đào tạo nghiệp vụ du lịch là tăng cường khả năng thực hành nghề và mức độ thành thạo trong thực hành nghiệp vụ.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp du lịch thì lại cho kết quả khác. Trong 43 doanh nghiệp du lịch được khảo sát, 35 doanh nghiệp trả lời thì 71% lại cho rằng hoạt động đào tạo kỹ năng là hoạt động quan trọng nhất, tiếp theo là hoạt động học tập (49%) và hoạt động phát triển (46%). Như vậy, đối với các doanh nghiệp du lịch thì hoạt động đào tạo kỹ năng cho nhân lực du lịch cần được chú trọng vì hầu hết các nhân lực du lịch tại các doanh nghiệp đã qua đào tạo lần đầu.
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Trình độ phát triển kinh tế và phát triển du lịch: Trình độ phát triển kinh tế tạo nên nền tảng vật chất để giải quyết các vấn đề về nguồn nhân lực. Ở những quốc gia có trình độ kinh tế phát triển cao, mặt bằng chung của đời sống nhân dân và các thiết chế xã hội đạt mức cao, Nhà nước có điều kiện đầu tư giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đào tạo ngồn nhân lực, các chính sách xã hội, do vậy chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao.
Trình độ phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển du lịch, trình độ phát triển du lịch sẽ quyết định đến số lượng, chất lượng và xu thế phát triển của NNLDL.
- Trình độ phát triển của giáo dục đào tạo: Giáo dục đào tạo là yếu tố cấu thành quan trọng của phát triển nguồn nhân lực, chất lượng của giáo dục đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực, thông qua giáo dục đào tạo các quốc gia hình thành nguồn nhân lực của mình với trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển. Trình độ phát triển của đào tạo du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của NNLDL.
- Tốc độ gia tăng dân số: Ở những nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng cao chính là lực cản đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và
phát triển nguồn nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số cao gây sức ép lên các cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách xã hội của nhà nước, trong đó có chính sách về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ở mức hợp lý.
- Các chính sách kinh tế, xã hội vĩ mô: Các chính sách kinh tế, xã hội vĩ mô của Nhà nước như chính sách giáo dục đào tạo; chính sách tuyển dụng, sử dụng lao động của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp du lịch, lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động... đều có tác động trực tiếp đến NNLDL.
Chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước không chỉ tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực mà còn hạn chế các tác động tiêu cực đến sự phát triển của nguồn nhân lực thông qua những công cụ điều tiết vĩ mô.
Chính sách phát triển du lịch của Nhà nước tác động đến sự phát triển du lịch, trong đó chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch .
- Các nhân tố tác động từ bên ngoài:
+ Toàn cầu hoá du lịch: Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, cạnh tranh gay gắt với nhau. Khả năng cạnh tranh được quyết định bởi năng lực tạo ra giá trị tăng thêm của các sản phẩm, dịch vụ và các quá trình hoạt động của mỗi quốc gia và của từng doanh nghiệp. Đóng góp chủ yếu vào điều này phụ thuộc vào kiến thức và các kỹ năng của lực lượng lao động. Trên thực tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo và các kỹ năng của lực lượng lao động là vũ khí cạnh tranh quan trọng trong thế kỷ XXI.
+ Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông: Tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra những thay đổi lớn trong các tổ chức và xuất hiện cách thức thực hiện công việc mới. Nhiều ngành nghề mới, công nghệ mới và phương thức quản lý mới xuất hiện, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để đảm nhận các công việc mới. Những biến đổi trong các tổ chức cũng làm thay đổi vai trò của người lao động, họ có nhu cầu trong việc ra quyết định và thực sự cần thiết trong việc mở rộng hơn các kỹ năng làm việc. Người nhân viên cần bổ sung nhiều hơn các kỹ năng nghiệp vụ du lịch so với trước đây. Những điều này làm thay đổi mạnh mẽ về chất đối với NNLDL.
+ Xu thế thay đổi về cách thức đi du lịch và các nhu cầu trong khi đi du lịch: Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông được cải thiện vượt bậc cho phép khách du lịch rút ngắn thời gian đi lại, tiếp cận đến nhiều điểm đến du lịch, tạo nên xu thế khách du lịch rút ngắn thời gian lưu trú tại mỗi điểm du lịch và thực hiện nhiều chuyến đi du lịch đến các điểm đến du lịch khác nhau trong thời gian trong năm.
Các dịch vụ du lịch được chia thành 3 nhóm: nhóm dịch vụ chính (gồm ăn uống và lưu trú), nhóm dịch vụ bổ sung (nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khoẻ, tham gia các hoạt động thể thao, văn hoá
- xã hội...) và nhóm dịch vụ đặc trưng (ví dụ dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ mà vì nó người ta đi du lịch, như dịch vụ khám chữa bệnh trong du lịch ddieieuf dưỡng…) . Cùng với xu thế đi du lịch nhiều lần trong năm thì khách du lịch ngày càng có nhu cầu nhiều hơn với các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ bổ sung. Những thay đổi của “cầu du lịch” đã làm thay đổi “cung du lịch” và qua đó tác động trực tiếp, làm thay đổi sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch .
Qua khảo sát 28 CSĐTDL công lập, 28 CSĐTDL ngoài công lập, 43 doanh nghiệp du lịch, nhận được tổng cộng 83 phiếu trả lời (Biểu đồ 1.3) thì 70% cho rằng trình độ phát triển của giáo dục đào tạo là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất, sau đó là trình độ phát triển kinh tế và du lịch (70%), chính sách kinh tế xã hội vĩ mô (66%), các nhân tố tác động từ bên ngoài (66%) và cuối cùng là tốc độ gia tăng dân số (63%).
Biểu đồ 1.3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến phát triển NNLDL
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2013)
1.1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực du lịch
Để đánh giá sự phát triển NNLDL, cần thiết phải có hệ thống chỉ tiêu đo lường, đánh giá. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLDL là tập hợp các chỉ tiêu phản ánh về số lượng và chất lượng NNLDL. Mỗi chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi theo thời gian một đặc trưng nhất định về số lượng hoặc chất lượng NNLDL. Hệ thống các chỉ tiêu phát triển NNLDL phản ánh một cách tổng thể trình độ phát triển NNLDL trong một giai đoạn hoặc thời kỳ phát triển nhất định.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển NNLDL được phân chia theo các nhóm: chỉ tiêu chung, chỉ tiêu về đào tạo, chỉ tiêu về sử dụng NNLDL, chỉ tiêu về tài chính phát triển NNLDL. Áp dụng phương pháp thống kê, so sánh để đánh giá về sự phát triển NNLDL cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Nhóm chỉ tiêu chung về phát triển NNLDL
- Chỉ tiêu số lượng: Bao gồm toàn bộ số lượng nhân lực làm việc trong ngành Du lịch. Để đánh giá, cần tính toán được số lượng NNLDL tăng giảm hàng năm về số tương đối và tuyệt đối. Chỉ tiêu này cho biết quy mô về NNLDL tại thời điểm đánh giá.
- Chỉ tiêu chất lượng: Bao gồm các chỉ tiêu theo trình độ chuyên môn, trình độ đào tạo của NNLDL, qua đó thấy được chất lượng NNLDL đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra hay chưa.
Nhóm chỉ tiêu về đào tạo NNLDL
Phản ánh về đào tạo NNLDL, sử dụng chỉ tiêu về số người được đào tạo ngành, nghề du lịch hàng năm như số người được đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Qua nhóm chỉ tiêu này thấy được tình trạng đào tạo NNLDL theo các cấp đào tạo có đáp ứng được yêu cầu phát triển NNLDL hay không.
Nhóm chỉ tiêu về sử dụng NNLDL
- Chỉ tiêu về số lao động làm việc trong ngành Du lịch. Phản ánh biến động tương đối và tuyệt đối về số lượng lao động hàng năm, tỷ trọng số lượng lao động trong ngành Du lịch với tổng số lượng lao động làm việc trong nền kinh tế.
- Chỉ tiêu về năng suất lao động du lịch. Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị tổng thu du lịch trên 1 lao động du lịch, phản ánh chất lượng và hiệu quả sử dụng lao động du lịch.
Tổng thu du lịch | |
= | (1.1) |
Tổng số lao động du lịch bình quân |
Chỉ tiêu này phản ánh cứ bình quân một lao động du lịch thì tạo ra được bao nhiêu đồng tổng thu du lịch. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng suất lao động du lịch càng cao và ngược lại
Nhóm chỉ tiêu về tài chính phát triển NNLDL
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:
- Chi NSNN hàng năm cho NNLDL: Phản ánh biến động tuyệt đối về quy mô NSNN hàng năm cho NNLDL và biến động tương đối bằng cách so sánh nguồn NSNN chi cho NNLDL với tổng nguồn NSNN chi cho phát triển nguồn nhân lực hàng năm. Chỉ tiêu này thể hiện sự cam kết, quyết tâm chính trị của Nhà nước trong phát triển NNLDL, phản ánh kết quả thực hiện giải pháp phát triển NNLDL về chi ngân sách cho phát triển NNLDL.
- Đầu tư phát triển hàng năm cho NNLDL: Phản ánh số vốn dành cho đầu tư phát triển NNLDL hàng năm. Chỉ tiêu này thể hiện hành động thực tế của Nhà nước, ngành Du lịch, các tỉnh, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân cho phát triển NNLDL thông qua đầu tư kinh phí cho xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị trong các lĩnh vực phục vụ cho phát triển NNLDL, phản ánh kết quả thực hiện giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển NNLDL.
Luận án sử dụng tổng hợp các nhóm chỉ tiêu để đánh giá phát triển NNLDL.
1.2. HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.2.1. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch
1.2.1.1 Vốn đầu tư
Khái niệm vốn đầu tư
Vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản. Vốn và tài sản là hai mặt giá trị và hiện vật của một bộ phận nguồn lực được huy động vào quá
trình kinh doanh. Vốn biểu hiện mặt giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trị hàng hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định. Như vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanh bất kỳ nào cũng cần tới một lượng vốn nhất định, dù vốn đó được biểu hiện vật chất hay tài chính. Vốn được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển nhanh và lâu dài của nền kinh tế.
Vốn là khái niệm mang tính khối tích lũy và có thể được xác định tại một thời điểm (thí dụ 31 tháng 12 hàng năm), còn “đầu tư” mang tính dòng, lưu lượng trong một khoảng thời gian. Vốn đầu tư là vốn được bỏ vào hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo Luật Đầu tư năm 2005: Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp [51].
Tóm lại, có thể hiểu Vốn đầu tư là toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác được bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp
Phân loại vốn đầu tư
- Căn cứ vào thời hạn thu hồi, vốn đầu tư chia thành vốn đầu tư ngắn hạn và vốn đầu tư dài hạn. Vốn đầu tư ngắn hạn là vốn đầu tư có thời hạn thu hồi từ 1 năm trở xuống. Vốn đầu tư dài hạn là vốn đầu tư có thời hạn thu hồi trên 1 năm.
- Căn cứ vào tính chất đầu tư, vốn đầu tư chia thành vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp.
Vốn đầu tư trực tiếp là vốn đầu tư của nhà đầu tư bỏ vào dự án đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn đầu tư bỏ vào dự án đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá của quỹ đầu tư chứng