Sự Cần Thiết Phải Đa Dạng Hóa Các Kênh Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch


dựa trên cơ cấu vốn tối ưu, cơ sở du lịch sẽ lựa chọn phát hành loại chứng khoán phù hợp. Mặt khác, chi phí vốn khi huy động vốn bằng phát hành chứng khoán cũng cần được chú ý. Phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ nhưng chi phí vốn lại cao do không được lợi thuế như chi phí vốn trái phiếu.

Phát triển NNLDL với quy mô ngày càng lớn đòi hỏi một lượng vốn ngày càng nhiều. Hiện nay, sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang là cách thức hiệu quả cho mục tiêu huy động vốn lớn của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. Các cơ sở du lịch, nhất là các cơ sở kinh doanh du lịch như công ty cổ phần du lịch cũng coi đây là nguồn vốn quan trọng cho phát triển NNLDL.

- Nguồn vốn ngoài nước:

Nguồn vốn ngoài nước đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội nhưng sự di chuyển của dòng vốn này phải được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính. Muốn vậy, Nhà nước phải tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi cho sự vận động của dòng vốn này, điều chỉnh và lựa chọn các hình thức thu hút đầu tư sao cho dòng vốn này đầu tư dài hạn trong nước một cách bền vững để có lợi cho nền kinh tế nói chung và cho phát triển NNLDL nói riêng.

Nguồn vốn ngoài nước bao gồm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII).

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA

ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. ODA là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay một số quốc gia nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội.


ODA được gọi là hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay với thời hạn dài không lãi suất hoặc lãi suất thấp, gọi là phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là nhằm phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư và được gọi là chính thức vì thường là cho Nhà nước vay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn cho vay lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố tài trợ) đạt ít nhất 25% [37]. Trong các loại tín dụng quốc tế ưu đãi của Chính phủ, ODA ngày càng phát triển phong phú đa dạng và là nguồn tài chính tín dụng quốc tế quan trọng.

Vốn ODA có ưu điểm về sự ưu đãi, thể hiện ở các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay với lãi suất thấp, thời hạn vay dài, có thời gian ân hạn không phải trả lãi hoặc trả nợ. ODA là nguồn vốn quan trọng đặc biệt đối với nước ta trong việc đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách, tình trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Nguồn vốn ODA sẽ tạo ra những tiền đề đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, hỗ trợ các công tác xã hội như giáo dục, y tế... tạo điều kiện phát triển du lịch.

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 8

Tuy nhiên, ODA cũng có những nhược điểm là hàm chứa những vấn đề mang sắc thái kinh tế, chính trị tiêu cực xuất phát từ các tác động khách quan bất lợi của môi trường kinh tế thế giới hay các áp đặt chủ quan thuộc về bên cấp vốn hay nguy cơ gây ra gánh nặng nợ nần đối với nước ta. Tuy nhiên, nếu nước ta hoạch định được các chính sách, giải pháp thu hút vốn, quản lý sử dụng, cân đối trả nợ hợp lý thì đây sẽ là kênh huy động quan trọng đáp ứng các nhu cầu vốn lớn cho đầu tư phát triển NNLDL. Thông qua người đại diện là Chính phủ, luồng vốn ODA thu hút được sẽ đi vào các dự án đầu tư


NNLDL, đầu tư phát triển kinh tế xã hội đồng thời tạo tiềm lực cho phát triển và HNKTQT.

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác theo tiềm năng điều hành kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao hơn đầu tư ở trong nước. FDI đã và đang trở thành hình thức huy động vốn nước ngoài phổ biến của nhiều nước đang phát triển khi mà các luồng dịch chuyển vốn từ các nước phát triển đi tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để gia tăng thu nhập trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia.

FDI thường được thực hiện bằng vốn tư nhân, do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức đầu tư này mang tính khả thi, hiệu quả kinh tế cao cũng như không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế và không dễ rút đi trong một thời gian ngắn. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tùy thuộc tỉ lệ vốn góp của mình.

Khác với ODA, FDI không chỉ đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sở tại, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên trong nước… Các nước tiếp nhận phải khai thác triệt để các lợi thế có được của nguồn vốn này nhằm đạt được sự phát triển tổng thể cao về kinh tế.

Mặt khác, các nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu thiệt thòi do phải áp dụng một số ưu đãi (như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giá thuê đất, vị trí doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên…) cho các nhà đầu tư hay bị các nhà đầu tư nước ngoài tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố


đầu vào, cũng như vẫn có thể bị chuyển giao những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu…

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của các nước rất lớn và ngày một gia tăng, quan hệ cung cầu về vốn trên thế giới rất căng thẳng, phải có một môi trường đầu tư hoàn thiện, hấp dẫn mới có thể gọi vốn đầu tư trực tiếp vào các dự án mang hiệu quả kinh tế xã hội. Nguồn vốn FDI có thể nói là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng đối với đầu tư phát triển kinh tế đất nước, phục vụ thiết thực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài – FII

Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tư chứng khoán quốc tế, nguồn vốn tín dụng quốc tế, nguồn vốn tín dụng thuê mua nước ngoài, tín dụng xuất khẩu...

Nguồn vốn đầu tư chứng khoán quốc tế: Đầu tư chứng khoán quốc tế là hình thức các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư vốn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu trong nước hoặc được chào bán trên thị trường quốc tế để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Yêu cầu của các nhà đầu tư khi thực hiện hình thức đầu tư gián tiếp này là đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư phải kinh doanh hiệu quả, có lãi, có triển vọng phát triển trong tương lai. Còn đối với bên nhận đầu tư, hình thức này vừa giúp nhanh chóng huy động lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển vừa hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh. Với một thị trường chứng khoán phát triển, hoạt động hiệu quả sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư chứng khoán quốc tế phát triển mạnh mẽ, tạo ra sự luân chuyển vốn nhanh chóng giữa ngoài nước và trong nước. Phát hành chứng khoán trên thị trường quốc tế hay thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu


trong nước đang là cách thức có hiệu quả để thu hút, huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư trong nước.

Nguồn vốn tín dụng quốc tế: Nguồn vốn tín dụng quốc tế chính là nguồn vốn huy động từ vay thương mại các tổ chức cá nhân nước ngoài. Các tổ chức cá nhân nước ngoài cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay. Các điều kiện để có thể huy động nguồn vốn này giống như việc huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đó là bên đi vay phải có mức độ tín nhiệm nhất định, phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, dự án đầu tư phải có tính khả thi, phải có thế chấp hoặc bảo lãnh đối với các khoản vay, lãi suất vay là theo thỏa thuận giữa các bên. Cách thức huy động này có độ rủi ro rất lớn nếu đầu tư không hiệu quả, thua lỗ. Tuy vậy, với nhu cầu đầu tư rất lớn như hiện nay cùng sự hội nhập quốc tế, việc luân chuyển vốn, đầu tư tín dụng quốc tế đang phát triển mạnh mẽ trở thành một trong những giải pháp huy động vốn lớn cho các doanh nghiệp trong nước.

Các kênh HĐVĐT xét trên góc độ vi mô (trên góc độ các cơ sở du

lịch)

Trên góc độ vi mô, nguồn vốn đầu tư của các cơ sở du lịch bao gồm

nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.

- Nguồn vốn bên trong của các cơ sở du lịch được hình thành từ phần tích lũy nội bộ của các cơ sở du lịch đó là phần vốn gớp ban đầu, lợi nhuận và khấu hao tài sản cố định. Với chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khác thì vốn của cơ sở du lịch để đầu tư phát triển nguồn nhân lực là nguồn vốn tự có cơ sở dùng để thực hiện các dự án đầu tư.

Nguồn vốn tự có của cơ sở du lịch như tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận để lại tái đầu tư và các khoản dự trữ, dự phòng ... Nguồn vốn tự có có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển, thể hiện nội lực và góp phần nâng cao vị


thế tài chính của cơ sở nhất là cơ sở kinh doanh du lịch. Kênh huy động vốn này giúp cơ sở tự chủ trong sử dụng vốn đầu tư cho phát triển.

Nguồn vốn này có tính độc lập, chủ động không bị phụ thuộc vào chủ nợ, hạn chế được rủi ro tín dụng. Nếu các dự án phát triển NNLDL được tài trợ bằng nguồn vốn này sẽ không làm tăng rủi ro tín dụng cho cơ sở du lịch. Tuy nhiên, nếu quy mô vốn đầu tư lớn thì nguồn vốn bên trong bị hạn chế, do vậy cần thiết phải HĐVĐT từ bên ngoài.

- Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn được hình thành từ hình thức vay nợ, phát hành chứng khoán ra công chúng, liên doanh, liên kết với các đối tác cho phát triển NNLDL. Cơ sở du lịch có thể lựa chọn kênh HĐVĐT trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng, thuê mua.

Trong phạm vi luận án, tác giả nghiên cứu huy động vốn trên góc độ vĩ mô.

1.2.3.2. Sự cần thiết phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch

Đa dạng hóa các kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL là thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau trong xã hội nhằm tăng nhanh khối lượng vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu về vốn. Như vậy, ngoài nguồn vốn NSNN, vốn đầu tư cho phát triển NNLDL còn được thu hút từ nhiều nguồn khác nhau như từ người dân, từ cộng đồng xã hội. Đa dạng hóa các kênh HĐVĐT nhằm mục đích huy động, khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư tiềm năng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng, nâng cao chất lượng, cơ cấu NNLDL.

Cần thiết phải đa dạng các kênh HĐVĐT vì:

-Yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT.

HNKTQT buộc đội ngũ nhân lực làm trong ngành Du lịch phải bước lên một vũ đài mới. Họ cần phải nâng cao, cập nhật các tri thức mới, nắm


chắc khoa học kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn để tạo nên được thế cạnh tranh trong môi trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay. Muốn nâng cao được sức cạnh tranh thì phải có sự nỗ lực, đồng bộ từ nhiều phía: cơ sở hạ tầng, con người, công nghệ, chính sách, nguồn vốn... trong đó, nguồn vốn là yếu tố mang tính quyết định nhất. Có được nguồn vốn cần phải đa dạng hóa các kênh HĐVĐT để quy mô vốn ngày càng lớn đáp ứng đủ nhu cầu tài trợ của các cơ sở cung cấp NNLDL cho xã hội.

- Giảm thiểu chi phí huy động vốn

NNLDL được cung cấp từ nhiều cơ sở khác nhau, mỗi cơ sở đều sử dụng nguồn vốn đầu tư để cho ra những “sản phẩm nhân lực” để cung cấp cho xã hội. Mỗi cơ sở không chỉ sử dụng một nguồn vốn mà sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư nhằm tối đa quy mô vốn cần có, mặt khác cần phải giảm thiểu chi phí huy động vốn. Các cơ sở cần lựa chọn quy mô vốn tối ưu sao cho chi phí huy động vốn là thấp nhất nhưng lại đem lại hiệu quả cao nhất.

- Phân tán rủi ro cho các chủ thể đầu tư phát triển NNLDL

Rủi ro bao gồm rủi ro trong huy động vốn, rủi ro trong đầu tư và rủi ro về tài chính. Đa dạng hóa các kênh HĐVĐT sẽ đa dạng hóa được các nguồn vốn đầu tư, loại trừ được một số rủi ro theo nguyên tắc phân tán rủi ro.

- Vốn đầu tư cho phát triển NNLDL lớn và thời gian đầu tư dài

Vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được thực hiện qua các hoạt động đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nên cần nhiều vốn đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên và thời gian hoàn vốn đầu tư dài nên vốn đầu tư được huy động đòi hỏi quy mô vốn lớn và trong thời gian dài. Muốn vậy, để đảm bảo đủ về quy mô vốn trong khi vốn NSNN hạn hẹp, vốn


tự có không đủ chi tiêu cho số lượng nhân lực du lịch ngày càng tăng, cần thu hút các nguồn vốn khác để phát triển NNLDL.

1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá huy động vốn đầu tư cho phát triển NNLDL

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng hóa thông thường, chi phí đầu vào và kết quả đầu ra có thể dễ dàng tính toán về mặt định lượng. Do vậy, các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá HĐVĐT cho hoạt động này phản ánh mối tương quan giữa kết quả - chi phí về mặt định lượng một cách rõ ràng như các chỉ tiêu so sánh giữa tổng số thu với tổng số chi phí, lợi nhuận so với doanh thu, lợi nhuận so với vốn kinh doanh, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tốc độ vòng quay của vốn. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá, nhà đầu tư lựa chọn dự án đầu tư tối ưu và quyết định nên bỏ vốn đầu tư hay không.

Đối với đầu tư phát triển NNLDL, các yếu tố đầu vào, đầu ra khó có thể định lượng được bằng thước đo tiền tệ. Kết quả của quá trình phát triển NNLDL biểu hiện ở số lượng, chất lượng và cơ cấu NNLDL trong đó chất lượng NNLDL rất khó đánh giá và có liên quan đến lợi ích của ngành Du lịch và toàn xã hội. Do vậy, khi đánh giá HĐVĐT cho phát triển NNLDL cần dựa trên quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội. Các chỉ tiêu đánh giá HĐVĐT cho phát triển NNLDL bao gồm:

Chỉ tiêu 1:Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư thực tế huy động

Quy mô vốn đầu tư là toàn bộ số vốn đầu tư thực tế huy động cho phát triển NNLDL được tính bằng tổng các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước trong thời gian một năm.

Cơ cấu vốn đầu tư được đo bằng tỷ lệ giữa từng nguồn vốn huy động được với tổng quy mô vốn huy động được cho phát triển NNLDL.

Chỉ tiêu 2:Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL

Mức đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được đo bằng tỷ lệ giữa quy mô vốn đầu tư đã huy động với nhu cầu vốn đầu tư cần huy

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí