Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 3


đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và định lượng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như:

- Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nước và quốc tế; các số liệu thống kê đã được công bố, các báo cáo tổng hợp từ cơ quan có liên quan; kết quả các nghiên cứu trước đây được công bố trong nước và quốc tế.

- Nguồn thông tin sơ cấp:

+ Phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo, trưởng bộ phận Tài chính – Kế toán, trưởng bộ phận nhân sự của các cơ quan quản lý về NNLDL, CSĐTDL, doanh nghiệp du lịch.

+ Khảo sát 43 doanh nghiệp du lịch, 28 cơ sở đào tạo công lập, 28 cơ sở đào tạo ngoài công lập có tham gia đào tạo ngành Du lịch . Đối tượng trả lời bảng hỏi là lãnh đạo, người phụ trách nhân sự, phụ trách bộ phận Tài chính – Kế toán, khoa đào tạo du lịch của các đơn vị được khảo sát. Thời gian khảo sát thực hiện vào năm 2013.

Tác giả thiết kế bảng hỏi, sau đó xin ý kiến các nhà khoa học và chuyên gia để hoàn thiện. Bảng hỏi đã được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng.

Để hiểu rõ kết quả khảo sát và bản chất của HĐVĐT cho phát triển NNLDL, tác giả đã thiết kế những câu hỏi gợi ý cho phỏng vấn sâu. Dựa vào thông tin đã thu thập tác giả tổng hợp, phân tích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.

V. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Luận án mong muốn sẽ đạt được những ý nghĩa sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Về mặt khoa học: Đề tài tập trung nghiên cứu toàn diện lý luận về phát triển NNLDL, HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT. Luận án đã nghiên cứu và tìm hiểu được kinh nghiệm quốc tế về vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL.


Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 3

Về mặt thực tiễn: Đề tài vận dụng những vấn đề lý luận để làm rõ đặc điểm về HĐVĐT cho phát triển NNLDL, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế; tham khảo kinh nghiệm nước ngoài về HĐVĐT cho NNLDL, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cơ quan quản lý nhà nước ngành Du lịch, các cơ sở đào tạo du lịch, doanh nghiệp du lịch thực hiện các biện pháp HĐVĐT nhằm phát triển NNLDL tại đơn vị mình.

VI. Một số điểm mới của luận án

Luận án hy vọng sẽ đạt được những điểm mới sau:

- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam về mặt lý thuyết và thực tiễn.

- Đánh giá có hệ thống về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong những năm từ 2006 đến 2013, tìm ra được nguyên nhân chính của những bất cập về tình trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam.

- Đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ, có tính khả thi nhằm tăng cường công tác HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam.

VII. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận. phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm ba chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận về HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong điều kiện HNKTQT

Chương 2. Thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong bối cảnh HNKTQT giai đoạn 2006-2013

Chương 3. Giải pháp tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong HNKTQT đến năm 2020


B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1. Tình hình nghiên cứu trong nước:

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước có liên quan đến vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam được chia thành các nhóm chính sau:

Luận án tiến sĩ:

- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Sơn Hải năm 2012 với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”[33]. Luận án là công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn thuộc 5 tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và 5 tỉnh Tây Nguyên bằng cách tiếp cận liên ngành giữa phương pháp luận nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, phương pháp luận nghiên cứu phát triển ngành Du lịch và phương pháp luận nghiên cứu phát triển vùng của khoa học vùng. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển đất nước thông qua phát triển vùng, điển hình là ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc – Trung - Nam, thì việc kết hợp giữa phát triển ngành và phát triển vùng là đặc biệt có ý nghĩa mới đối với chiến lược quản lý hành chính công trong tương lai gần của đất nước. Luận án đã làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch như khái niệm, các đặc điểm đặc trưng của nguồn nhân lực ngành Du lịch, cơ cấu lao động, nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch . Tác giả luận án đã tiến hành điều tra khảo sát và điều tra xã hội học trên địa bàn của cả 10 tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, sử dụng các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tác giả còn đề xuất hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm phát triển nguồn


nhân lực ngành Du lịch tại khu vực khảo sát; đồng thời đề xuất những kiến nghị cụ thể đối với các bên có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Bộ VHTTDL, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong khu vực để các giải pháp có tính khả thi, mang lại hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, luận án này mới chỉ dừng ở lĩnh vực phát triển NNLDL khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mà chưa đề cập cụ thể đến phát triển NNLDL cho Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Thanh Vân năm 2010 với đề tài “Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam” [70]. Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của nó đối với đào tạo nghề, trong đó khẳng định nguồn NSNN giữ vai trò chủ đạo. Luận án đã tổng hợp và hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề, tổng kết những bài học kinh nghiệm trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới. Tác giả đã tập hợp số liệu, phân tích thực trạng HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam giai đoạn 2001-2008, từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu sâu về lĩnh vực HĐVĐT trong phạm vi đào tạo nghề của Việt Nam mà chưa đề cập đến huy động vốn cho phát triển NNLDL ở Việt Nam.

- Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Chu Văn Yêm năm 2004 với đề tài “Các giải pháp tài chính nhằm phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010” [74]. Đề tài đã nêu được cơ sở lý luận về du lịch, thực trạng du lịch Việt Nam từ năm 1996 đến 2002; đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra hạn chế và nguyên nhân phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt những giải pháp tài


chính mà ngành Du lịch Việt Nam đã áp dụng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao. Từ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam và thực trạng áp dụng những giải pháp tài chính, tác giả đã đề xuất một số giải pháp tài chính để phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, trong đó có một số giải pháp chủ chốt như tăng cường đầu tư từ NSNN, giải pháp về tín dụng, bảo hiểm… Tuy nhiên, luận án nghiên cứu về giải pháp tài chính cho phát triển du lịch nói chung mà chưa đi sâu vào HĐVĐT cho lĩnh vực NNLDL nói riêng.

- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bằng năm 1996 với đề tài “Những giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển ngành Du lịch Việt Nam” [3]. Luận án đã đề cập đến cơ sở lý luận về vốn đầu tư, các kênh HĐVĐT và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Tác giả đã nêu được thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch trước năm 1996 và đề xuất được các giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2005. Nội dung luận án mới đề cập đến HĐVĐT và sử dụng vốn đầu tư cho du lịch trong giai đoạn trước (trước năm 2005) mà chưa đề cập cụ thể đến vấn đề HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài khoa học

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Hệ thống chính sách đầu tư, tài chính ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp” thực hiện năm 2013 do Hồ Việt Hà chủ nhiệm đề tài cùng nhóm tác giả của Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ VHTTDL [32].

Đề tài đã phân tích vai trò của chính sách đầu tư, tài chính đối với sự phát triển ngành VHTTDL và gia đình trong giai đoạn hiện nay. Giới thiệu một số tiêu chí cơ bản để làm cơ sở đánh giá các quy định pháp lý về đầu tư, tài chính ngành trong ngành VHTTDL và gia đình. Tổng quan kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng, ban hành và thực thi chính sách đầu tư,


tài chính nhằm quản lý và phát triển ngành VHTTDL và gia đình, trên cơ sở đó phân tích rút ra bài học vận dụng cho Việt Nam. Tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về đầu tư, tài chính trong lĩnh vực VHTTDL, gia đình. Phân tích những mặt được, chưa được của hệ thống chính sách này và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Đánh giá khái quát tình hình đầu tư, tài chính của ngành VHTTDL và gia đình giai đoạn 2006 – 2013, trong đó tập trung phân tích tình hình đầu tư, tài chính từ nguồn NSNN, từ các hình thức đầu tư, tài chính gián tiếp khác của nhà nước và từ các nguồn vốn xã hội hóa. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách đầu tư, tài chính đối với ngành VHTTDL và gia đình. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến lĩnh vực hệ thống chính sách đầu tư, tài chính đối với toàn bộ ngành VHTTDL và gia đình nói chung mà chưa đề cập đến vấn đề hệ thống chính sách HĐVĐT cho NNLDL nói riêng.

- Đề tài khoa học cấp Bộ“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch” thực hiện năm 2006 [8]. Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương, nói về lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển khu du lịch, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về đầu tư phát triển khu du lịch, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý và đầu tư phát triển các khu du lịch ở Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch. Trước năm 2006, việc đầu tư phát triển du lịch mới chỉ tập trung ở một số trung tâm, một số khu du lịch có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có vị trí thuận lợi, có cơ sở hạ tầng xã hội tương đối phát triển và chỉ tập trung đầu tư cho việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Sở dĩ như vậy là do chưa có những giải pháp thích hợp, những cơ chế chính sách để khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch. Với thực trạng đầu tư mất cân đối các tác giả đã xây dựng và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư ban đầu để


phát triển các khu du lịch (không đi sâu nghiên cứu các giai đoạn kinh doanh sau đầu tư) góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tăng thời gian lưu trú của khách và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.

Đề tài đã đưa ra một số định hướng và một số nhóm giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam. Về định hướng về đầu tư phát triển du lịch ở Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số nội dung sau:

i) Định hướng phát triển các chỉ tiêu du lịch chủ yếu; ii) Định hướng phát triển các trọng điểm du lịch và các khu du lịch.

Nhóm giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch ở Việt Nam bao gồm: giải pháp về công tác tổ chức, quản lý các khu du lịch; giải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu du lịch; giải pháp về đầu tư phát triển các khu du lịch; giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển khu du lịch; giải pháp về cơ chế chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch; giải pháp về phối hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu du lịch; giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển các khu du lịch; giải pháp về đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đề tài còn chưa đề cập đến đầu tư phát triển NNLDL Việt Nam trong điều kiện HNKTQT.

- Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học, thực tiễn và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch Việt Nam” thực hiện năm 2002 [7]. Đề tài xác định cơ sở lý luận và nội dung của xã hội hóa du lịch, đồng thời xác định những định hướng và các giải pháp chính cho việc triển khai thành công công cuộc xã hội hóa du lịch ở Việt Nam. Đề tài giới hạn nghiên cứu trong phạm vi các nội dung chính sách, các vấn đề hoạt động thực tiễn liên quan đến xã hội hoá du lịch, trong đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất du lịch, các phần tiêu dùng du


lịch tạm thời chưa có những phân tích sâu. Đề tài gồm 3 chương theo 3 nội dung nghiên cứu chính sau: Cơ sở lý luận về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa du lịch nói riêng; Thực trạng xã hội hóa du lịch ở Việt Nam, những vấn đề tồn tại; Những định hướng và giải pháp cho triển khai xã hội hóa Du lịch Việt Nam.

Bằng những nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu, những kinh nghiệm trong nước và quốc tế, đề tài đã đưa ra khái niệm về xã hội hóa du lịch và những nguyên tắc quan trọng trong thực hiện xã hội hóa du lịch. Nội dung xã hội hóa du lịch chính là xã hội hóa những lĩnh vực hoạt động cụ thể trong du lịch như: đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức cho cộng đồng tham gia vào quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường, tham gia vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tham gia vào các hoạt động quảng cáo, xúc tiến du lịch. Đề tài đã đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa du lịch ở nước ta qua một số chỉ tiêu chính: môi trường pháp lý cho xã hội hóa du lịch, điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng hoạt động kinh doanh. Từ đó đề tài đã đưa ra được một số định hướng và giải pháp thực hiện xã hội hóa du lịch. Các giải pháp được các nhà nghiên cứu phân thành 5 nhóm chính: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý thực hiện, nhóm giải pháp hành chính, nhóm giải pháp về quảng bá, xúc tiến, hình thành các hiệp hội là giải pháp tăng cường xã hội hóa du lịch. Đề tài tập trung nghiên cứu về giải pháp xã hội hóa du lịch nói chung mà chưa đề cập đến xã hội hóa cho NNLDL.

Bài báo

- Bài báo “Phát triển nguồn nhân lực dựa trên các chiến lược kinh tế” của tác giả Phùng Lê Dung và Đỗ Hoàng Điệp đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu phi và Trung Đông số 2/2009 [27]. Bài báo nói về những hệ của thiếu hụt nhân lực có chất lượng ở Việt Nam đó là làm sụt giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình của các quốc gia Hiệp hội

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023