Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Trong Việc Đào Tạo, Đào Tạo Lại, Dạy Nghề, Tạo Việc Làm, Tư Vấn Học Nghề Cho Lao Động Nông Nghiệp Trong Quá Trình


thông tin thị trường. Tăng cường đầu tư tổ chức sản xuất kết hợp với đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất như đường giao thông nội đồng, thủy lợi, điện nước, các dịch vụ cung ứng vật tư phục vụ cho tưới tiêu và phát triển cây trồng. Để có hiệu quả kinh tế cao các địa phương, các tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình trong quá trình xây dựng nông thôn mới cần căn cứ các điều kiện cụ thể để chọn ra các công thức luân canh cho phù hợp với đồng đất của địa phương mình như luân canh trong các loại đất khác nhau: đất chuyên trồng hoa màu, đất một lúa- rau màu; đất hai lúa- rau màu vụ đông; đất thấp trũng cấy một vụ lúa bấp bênh. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tiếp tục phát triển chăn nuôi ở những địa bàn có lợi thế đã có quy hoạch phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp quy mô phù hợp, xa khu dân cư để kiểm soát được dịch bệnh, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái. Bên canh đó cũng tập trung sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làng một sản phẩm”, phát triển làng nghề nông thôn theo thế mạnh của địa phương gắn với du lịch làng nghề.

- Tiến hành lựa chọn làng nghề để xây dựng dự án phát triển làng nghề theo ba loại hình:

+ Làng chưa có nghề phi nông nghiệp (lập dự án cấy nghề, chọn nghề, dịch vụ, làm gia công)

+ Làng đã có nghề nhưng chưa phát triển (lập dự án chọn và phát triển nghề có tiềm năng)

+ Làng đã có nghề truyền thống nhưng nay đã bị mai một (lập dự án khôi phục và phát triển nghề truyền thống)

- Phát triển nghề truyền thống (mây, tre đan, thêu dệt thổ cẩm…), xây dựng dân dụng (như sản xuất gạch ngói vật liệu xây dựng…); cơ khí sửa chữa- nông cụ cầm tay, công nghiệp chế biến nông lâm sản, đồ mộc gia dụng, thủ công mỹ nghệ…


- Phát triển dịch vụ thương mại và du lịch: Dịch vụ thương mại lưu thông hàng hóa, chợ đầu mối, chợ nông thôn, dịch vụ sản xuất tiêu dùng khác liên kết làng du lịch sinh thái, làng nghề ở nông thôn.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần tiếp tục thực hiện liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế khác cùng tham gia và thực hiện. Từ đó mới phát huy được mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp và cư dân ở nông thôn tạo sự phát triển bên vững, lâu dài cho mỗi địa phương trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đó cũng là một nội dung chủ yếu mà thành phố Hà Nội cùng với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị của huyện và xã phải quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hiện tại thành phố Hà Nội có 1.124 trang trại trong đó có 917 trang trại chăn nuôi, 156 trang trại nuôi trồng thủy sản, 36 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hơp, 13 trang trại trồng cây lâu năm, 2 trang trại trồng cây hàng năm. Nơi đây đã thu hút và giải quyết được khá lớn lượng lao động nông nghiệp thường xuyên và lao động thời vụ. Thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành nghiên cứu rà soát cơ chế chính sách, phát triển kinh tế trang trại để phát huy hơn nữa hiệu quả đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm của loại hình kinh tế này bởi vì các chính sách tại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của chính phủ về phát triển kinh tế trang trại (KTTT) đến nay có một số bất cập hơn nữa cần phải điều chỉnh bổ sung để phù hợp với luật đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

4.2.2.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn học nghề cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô

- Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp phải có sự “vào cuộc” mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị ở địa phương [13]. Nhận thức đúng về đào tạo nghề

Việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô Hà Nội - 18


cho nông dân và lao động nông thôn là cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương, nâng cao chất lượng, năng suất lao động; góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Hà Nội trên thị trường trong nước quốc tế. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội… thì ở đó công tác dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn dân nhất là các hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp nắm vẫng những chủ trương chính sách của Đảng; nhà nước, của thành phố, của huyện về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chính sách và các điều kiện để vay vốn ưu đãi, vay vốn thực hiện các dự án, vốn khuyến công, khuyến nông…

- Lựa chọn các ngành nghề phù hợp với từng xã, từng huyện để tổ chức tuyên truyền, tập huấn và đào tạo nghề ngày từ khi lập kế hoạch để cấp nguồn ngân sách hoặc huy động nguồn lực. Đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thực sự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh- dịch vụ trên địa bàn; từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, công tác điều tra, khảo sát nhu cầu phải thực hiện thường xuyên; nắm chắc các nhu cầu thực tế (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc…) của người dân ở từng địa phương (xã, huyện) và của doanh nghiệp.

- Lựa chọn đội ngũ giáo viên và các thầy dạy nghề có chuyên môn tốt để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác, tư vấn, hướng dẫn, đăng ký và dậy nghề để tuyên truyền.

- Hình thức tuyên truyền đa dạng phong phú: Đài phát thanh, phóng sự, bản tin, nhưng hiệu quả cao và thiết thực là tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm ở những đơn vị tổ chức cá nhân đã thực hiện có hiệu quả về việc


đào tạo dạy nghề, tạo việc làm tư vấn học nghề…Nội dung của các chuyên mục, chuyên trang tập trung vào tư vấn, giới thiệu học nghề và việc làm, cung cấp thông tin về hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thông tin về thị trường lao động trong và ngoài địa phương, tổ chức các diễn đàn trao đổi về học nghề, việc làm và tự tạo việc làm, các điển hình tốt trong triển khai thực hiện; thông tin, tuyên truyền kịp thời và toàn diện về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thực hiện đề án, đồng thời tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn xã hội về vai trò của đào tạo nghề gắn với việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn, nhằm đáp ứng quá trình chuyền dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lực lượng lao động, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và đất nước [67].

- Viết tin bài, xây dựng phóng sự, chuyên đề tuyên truyền trên hệ thống

đài phát thanh của huyện và xã.

- Viết tin bài tuyên truyền đăng trong phòng thông tin của bản tin nội bộ của huyện. Thông tin cho các chi bộ Đảng cơ sở thôn, xóm, xã, huyện, thành phố chỉ đạo.

- In ấn, cấp phát tờ rơi tuyên truyền tới các hộ gia đình và tới người lao

động.

- Tập huấn đội ngũ báo cáo viên, tổ dân vận về chủ trương, chính sách của

Đảng, nhà nước về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đến năm 2020, làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động ở các thôn xóm trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp, dậy nghề và tạo việc làm tới hội viên: Hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh tại các xã, các trường học và các trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp

cho người lao động tại các phiên giao dịch việc làm của các huyện.


- Đối tượng tuyên truyền bao gồm các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, bí thư chi bộ, trưởng, phó thôn, trưởng ban và các thành viên đang công tác mặt trận ở thôn, tổ dân phố…; tuyên truyền đến các hội viên: hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh… Tuyên truyền cho học sinh khối trường học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Tuyên truyền tới hộ gia đình và lao đông nông thôn, lao động nông nghiệp, lao động đang mất việc làm…

- Do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và lao động nông nghiệp (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác…), nên việc tổ chức tuyên truyền, đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình tuyên truyền, đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

- Phát hiện kịp thời để biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể của huyện, xã đã đóng góp tích cực cho công tác tuyên truyền vận động người lao động tham gia học nghề, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm. Nêu gương những điển hình tiên tiến về việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm cho nhiều người lao động trong đó có lao động nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

- Có đánh giá, lựa chọn những địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiệm vụ này để tổ chức thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm trực tiếp bằng người thực việc thực. Tránh bệnh thành tích phô trương tổng kết và báo cáo trên giấy, gây lãng phí khi sử dụng ngân sách nhà nước.

- Trong công tác tuyên truyền , cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, nhất là vai trò của chính quyền cấp xã, cấp huyện. Thực tế thời gian qua cho thấy, ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì ở đó công tác đào tạo nghề đạt được kết quả rất tích cực (người dân có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người dân


được nâng lên, giảm nghèo bền vững…). Đặc biệt, dạy nghề cho nông dân và lao động nông thôn phải gắn kết chặt chẽ với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của Chính phủ (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010).

4.2.2.4. Thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội trong đó có việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm và tiếp tục thực hiện Đề án ”Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đổi mới và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô ở những năm tiếp theo. Trong đó cần phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc phát triển kinh tế xã hội và phát triển nền nông nghiệp đô thị sinh thái của thủ đô, đặc biệt phải bám sát quy hoạch nông nghiệp Hà Nội đến năm 2020 định hướng 2030 được UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND.

Theo đó, quan điểm phát triển là Quy hoạch tổng thể nông nghiệp TP Hà Nội phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phát triển nông nghiệp Quốc gia và vùng Đồng bằng sông Hồng; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

– xã hội TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng NTM văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.


Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng năng suất và chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển những cây, con có lợi thế; giảm dần diện tích sản xuất cây lương thực đi đôi với việc phát triển lúa chất lượng cao; tăng sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, cây ăn quả nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước, lao động và vốn đầu tư.

Chuyển mạnh phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, tập trung ngoài khu dân cư; theo định hướng ổn định tổng đàn lợn và gia cầm tăng nhanh đàn bò sữa, phát triển đàn bò thịt. Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm canh, tăng nhanh năng suất, phát triển bền vững.

Do vậy, cần khảo sát và tham khảo định hướng phát triển nông nghiệp của từng huyện, xã để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo, giải quyết việc làm phù hợp. Phải đào tạo nghề có khả năng được ứng dụng cao, phù hợp với mô hình phát triển kinh tế, nông nghiệp tại địa phương.

Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và xóa đói giảm nghèo trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô là nhiệm vụ chủ yếu và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Do số lượng lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao trong lao động nông thôn, hơn nữa số lượng lao động đã qua đào tạo ở Hà Nội vẫn ở mức thấp, chính vì vậy, tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải có sự kết hợp giữa các cấp độ công nghệ, để không ngừng tăng năng suất và tăng giá trị sản xuất trên 1 ha diện tích đất nông nghiệp, liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp và giải quyết được nhiều việc làm, đảm bảo thu nhập và từng bước cải thiện đời sống cho lao động nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thủ đô Hà Nội. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp thủ đô ở mức hợp lý gắn với chuyển dịch cơ cấu hoạt động các ngành kinh tế mới bao gồm các bộ phận


gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau như là: lao động với trình độ công nghệ kỹ thuật và năng suất cao, làm ra những sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ mới, giá cả cạnh tranh có thể tham gia xuất khẩu; lao động với trình độ công nghệ trung bình, chủ yếu là sản xuất ra các mặt hàng phục vụ nhu cầu trong nước với giá cả phù hợp với sức mua của đại đa số nhân dân lao động, có sức cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập, tiến tới có thể tham gia sản xuất hàng xuất khẩu. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải có chính sách ưu tiên những lao động và những người có trình độ tham gia vào quá trình sản xuất xây dựng lực lượng nòng cốt phát triển lao động công nghệ cao. Lao động phổ thông chủ yếu là lao động thuần nông nghiệp sản xuất phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và đảm bảo thu nhập cho chính họ, đây là nhóm đối tượng cần được quan tâm khi thực hiện các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, cho vay vốn sản xuất…,tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đối với lao động nông nghiệp trong quá trình nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng yêu cầu sự lãnh đạo sâu sát và chỉ đạo cụ thể của chính quyền cấp cơ sở cùng với sự tham gia của các hội đoàn thể, ban công tác mặt trận, tổ dân vận, các thôn xóm đến từng gia đình, đối tượng được thụ hưởng các chính sách xã hội đảm bảo đúng, đủ, kịp thời. Phát huy khả năng đóng góp cho các hoạt động cộng đồng của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn của mỗi địa phương để không ngừng chăm lo cho đối tượng này.

Tăng cường đầu tư, nâng cấp các công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng thông tin, giải trí thư viện để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho lao động nông nghiệp và nông dân. Đặc biệt chú ý đầu tư các công trình vui chơi lành mạnh cho trẻ em, các khu tập luyện thể dục thể thao cho lao động nông nghiệp nhất là những người cao tuổi. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng làng, khu phố, cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa ở nông thôn. Đồng thời tổ chức thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội văn minh, tiết kiệm. Tiếp

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí