Nguồn Lực Tài Chính Và Khả Năng Huy Động Vốn Cho Đầu Tư Phát Triển


Tóm lại, rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt nam.

2.1.1.8. Tài nguyên du lịch

Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam.

- Hồ Ba Bể là danh thắng thiên nhiên được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1996, hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hội xuân Ba Bể được tổ chức vào tháng giêng âm lịch hàng năm.

- Căn cứ địa cách mạng - ATK Chợ Đồn: Đây là một trong những khu căn cứ mà Bác Hồ và các cán bộ cấp cao của Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

- Ngoài ra phải kể đến những danh thắng nổi tiếng như: động Puông, động Nà Poỏng, động Ba Cửa, hang Sơn Dương, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ.

2.1.1.9. Về dân số và lao động

Năm 2007 dân số toàn tỉnh ước khoảng 305,8 nghìn người với 7 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm 60,4%, dân tộc Kinh chiếm 19,3%, dân tộc Dao chiếm 9,5% và dân tộc Nùng chiếm 7,4%; mật độ dân số bình quân 62,8 người/km2, dân số nông thôn chiếm 85% và dân số thành thị 15%. Số người trong độ tuổi lao động là: 200.460 người (chiếm 65,5% tổng dân số).

Số lao động tham gia hoạt động kinh tế thời điểm năm 2007 khoảng 169 nghìn người chiếm 85% so với số dân trong độ tuổi lao động, chủ yếu là lao


động phổ thông chưa được qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp. Lao động ở khu vực nông thôn chủ yếu là làm ruộng gắn với chăn nuôi, làm vườn và dịch vụ ở tại hộ gia đình. Đến năm 2007, khu vực công nghiệp - xây dựng mới thu hút được khoảng 6,3%, khu vực dịch vụ mới thu hút được khoảng 15,4%; còn lại khu vực nông, lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm 78,3% trong tổng số lao động. Trình độ nguồn nhân lực của Bắc Kạn vào loại thấp so với mức bình quân chung của cả nước, lao động qua đào tạo mới chỉ có gần 17% (mức bình quân chung của cả nước là 28%), trong đó qua đào tạo nghề là 9,5%, lao động có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 1,25%, trình độ trung cấp 5,2%, công nhân kỹ thuật chỉ có 1,2%.

* Dự báo phát triển dân số

Phát triển dân số được dự báo với phương án mức sinh trung bình, dựa theo khuôn khổ dự báo phát triển dân số của cả nước đến năm 2010 và 2020 theo xu thế giảm dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội và căn cứ vào thành tựu đạt được về dân số trong những thập kỷ vừa qua.

Kết quả dự báo cho thấy trong giai đoạn từ năm 2006 2020 dân số Bắc Kạn bước vào thời kỳ dân số “vàng”(2) với cơ cấu dân số trong tuổi lao động (nam 15 - 60, nữ từ 15 - 55 tuổi) chiếm tới 62,10% vào năm 2010 và 62,5% vào năm 2020. Thời kỳ thời kỳ dân số vàng sẽ tạo ra cho Bắc Kạn

một thách thức lớn về tạo công ăn việc làm cho dân số trong độ tuổi lao động, tuy nhiên đây là một cơ hội tốt cho tỉnh về nguồn lao động mà nếu phát huy tốt sẽ là một yếu tố phát triển cực kỳ quý báu đối với Bắc Kạn trong thời kỳ quy hoạch mới.

2 Dân số “vàng” chỉ thời kỳ cơ cấu lao động trong tổng dân số đạt mức cao từ 55% trở lên.


Biểu 2.5: Dân số và dự báo phát triển dân số tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

Đơn vị tính: 1.000 người



Chỉ tiêu


2005


2010


2015


2020

Nhịp độ tăng

bình quân

2006 -

2010

2011-

2015

2016 -

2020

Tổng dân số

300,2

317,1

334,1

352,0

1,10

1,05

1,05

Trong đó:








- Thành thị

46,2

63,3

63,3

133,5

6,5

7,5

8,0

% so tổng số

15,39

19,96

27,2

37,93




- Dân số trong tuổi lao động

185,0

196,6

207,1

218,2

1,22

1,05

1,05

% so tổng số

61,62

62,1

62,2

62,5




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn - 8

Nguồn: Quy hoạch tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 2006-2020.


2.1.1.10. Nguồn lực tài chính và khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thu ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Kạn trong những năm vừa qua tăng nhanh với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997-2007 đạt 22,15%/ năm. Năm 1997 thu ngân sách nhà nước toàn tỉnh mới chỉ đạt 16.761 triệu đồng thì đến năm 2007 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đã đạt 123.316 triệu đồng. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân đạt 8%. Tính chung nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển trên địa bàn (bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương) đều tăng dần qua các năm, bình quân giai đoạn 2001- 2005 ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển tăng 31,64%/ năm, năm 2005 nguồn vốn ĐTPT thuộc ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ 71,41% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

- Các nguồn lực ngoài ngân sách: Các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước như nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn từ khu vực dân cư và tư nhân, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khá lớn song vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội do chưa khơi dậy và thu hút được tiềm


năng to lớn của các nguồn vốn này đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. Theo kết quả chính thức tổng điều tra vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 của Tổng cục Thống kê, nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước năm 2004 chiếm tỷ trọng gần 30% trong cơ cấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Trong 2 năm 2006 và 2007 nguồn vốn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đăng ký đầu tư vào địa bàn đã đạt trên 2000 tỷ đồng. Trong những năm tới tỉnh Bắc Kạn cần có chính sách hợp lý nhằm khơi dậy được tiềm năng to lớn từ nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước thu hút vào các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đối với nguồn vốn ODA: Đây là một trong những nguồn lực quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của Bắc Kạn. Trong những năm gần đây nguồn ODA dành cho Bắc Kạn tăng nhanh đặc biệt là trong năm 2006 và 2007 nguồn vốn ODA dành cho lĩnh vực giao thông và thuỷ lợi của Bắc Kạn tăng vọt so các năm trước.

Như vậy, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, và con người của tỉnh Bắc Kạn khá đa dạng, phong phú. Trong đó tiềm năng về khoáng sản và tài nguyên rừng là một thế mạnh lớn. Bên cạnh đó nguồn lao động tuy không lớn song cũng là một tiềm năng để phát triển. Ngoài ra Bắc Kạn còn có nguồn tài nguyên về lịch sử, văn hoá xã hội khá đặc trưng cho vùng và có khả nă ng thu hút được sự chú ý, quan tâm của du khách trong và ngoài nước. Vì vậy có thể khẳng định tiềm năng của Bắc Kạn có thể tạo được tốc độ tăng trưởng cao nếu phát huy hết khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có của tỉnh.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001-2007

2.1.2.1. Đánh giá chung

* Về quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Kạn tăng cao trong giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,85%/năm. Trong 2


năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP không đều do nền kinh tế gặp nhiều bất lợi của ngoại cảnh. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 9,66% song đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 12,55% với tổng GDP tính theo giá hiện hành đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng đột biến so với năm 2006, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của giai đoạn trước.

Biểu 2.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Bắc Kạn, vùng TDMN Bắc Bộ và cả nước thời kỳ 2001-2005

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

tăng trưởng kinh tế

Bắc Kạn

Vùng TDMN

Bắc Bộ

Cả nước

Giai đoạn 2001 - 2005

11,85

10,2

7,50

Trong đó:




- Công nghiệp - xây dựng

27,87

17,0

10,2

- Nông lâm thuỷ sản

5,89

5,9

3,8

- Dịch vụ

16,13

10,9

7,00

* Về cơ cấu kinh tế:

- Giai đoạn 2001-2005: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm xuống còn 41,96% (giảm 16,28% so với năm 2000); tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ đều tăng: công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 21,83% trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,21% (tăng 10,24% so với năm 2000).

- Giai đoạn 2006-2007: Trong 2 năm 2006 và năm 2007 nền kinh tế có nhiều biến động lớn, sự giảm sút trong sản xuất công nghiệp và sự tăng trưởng đột biến trong năm 2007 của ngành nông nghiệp làm cơ cấu kinh tế của tỉnh thay đổi. Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp lên đến 45%, ngành công nghiệp-xây dựng giảm còn 18,56% và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 36,44% vào năm 2007.


Biểu 2.7: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2001-2007



Chỉ tiêu


2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007

GDP theo giá hiện

hành (tỷ đồng)

561.026

652.225

718.996

901.840

1.060.400

1.235.458

1.514.334

- Nông lâm nghiệp

300.433

340.387

365.564

411.813

444.929

501.370

681.495

- Công nghiệp -

Xây dựng

106.879

129.602

150.893

179.223

231.518

258.030

281.083

- Dịch vụ

153.714

182.236

202.539

310.804

383.953

476.058

551.756

Cơ cấukinh tế (%)

100

100

100

100

100

100

100

- Nông lâm nghiệp

53,55

52,19

50,84

45,66

41,96

40,58

45,00

- Công nghiệp -

Xây dựng

19,05

19,87

20,99

19,87

21,83

20,89

18,56

- Dịch vụ

27,40

27,94

28,17

34,46

36,21

38,53

36,44

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 10 năm qua đạt cao song chưa bền vững, còn chịu ảnh hưởng lớn của các tác động ngoại sinh, tiềm lực kinh tế còn khá nhỏ bé (GDP giá hiện hành năm 2007 bằng 0,15% GDP cả nước).

* Đầu tư xã hội và thu nhập bình quân đầu người:

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm, giai đoạn 1997 - 2005 tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 27%/năm từ 122 tỷ đồng năm 1997 lên trên 830 tỷ đồng năm 2005. Trong 2 năm 2006 - 2007 cùng với các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển với các tỉnh bạn, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên nhanh chóng, tính riêng trong năm 2007 tổng mức vốn đầu tư đăng ký thực hiện trên địa bàn ước đạt trên 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay khối lượng vốn đầu tư đã đăng ký được giải ngân không cao.

- Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến nay được tăng lên đáng kể, năm 1997 GDP bình quân đầu người của tỉnh Bắc Kạn


mới chỉ là 1,35 triệu đồng/ người/ năm, đến năm 2007 GDP bình quân đầu người đã đạt đến con số 4,95 triệu đồng/ người/ năm, (khoảng 310 USD). Tuy chỉ tiêu này còn thấp so với cả nước (năm 2007 cả nước đạt 830 USD/người/năm) song kết quả thực hiện trong 10 năm qua cũng là một thành tựu đáng khích lệ.

* Về hoạt động xuất nhập khẩu:

Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong những năm qua không lớn, giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu không ổn định qua các năm, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong 10 năm qua mới chỉ đạt 6,357 triệu USD trong đó xuất khẩu đạt 6,3 triệu USD (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là quặng và tinh quặng khoáng sản), giá trị nhập khẩu thấp so tổng kim ngạch XNK hàng năm.

* Về thu ngân sách địa phương:

Thu ngân sách trong những năm vừa qua tốc độ đạt cao song mới đạt hơn 6% so với GDP. Năm 2007 thu ngân sách đạt 123,316 tỷ đồng gấp 4,2 lần so với năm 2001. Bình quân 5 năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng thu ngân sách bình quân đạt 22,52%/ năm, tính chung cả giai đoạn 2001-2007 đạt 22,25%/ năm.

Biểu 2.8: Thu ngân sách địa phương qua các năm 2001 - 2007



Chỉ tiêu


Năm 2001


Năm 2005


Năm 2006


Năm 2007

Bình quân giai

đoạn (%)

2001-

2005

2001-

2007

Thu ngân sách

nhà nước (tỷ đồng)


29,036


70,411


107,821


123,316


22,52


25,25

Tóm lại, tăng trưởng kinh tế Bắc Kạn trong những năm qua tuy đã đạt được tốc độ cao song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tốc độ cao hơn cả nước song quy mô còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp


hơn nhiều so với mức bình quân chung cuả cả nước, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao (trên 30%), kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Sản xuất kinh doanh vẫn còn nhỏ lẻ chưa tạo được tiềm lực kinh tế to lớn.

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

a) Ngành công nghiệp - xây dựng

Sản xuất công nghiệp Bắc Kạn có bước tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GTSX ngành công nghiệp giai đoạn 2001-2005 đạt 28,86%/ năm. Vào năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp tăng 3,55 lần so với năm 2000 và năm 2006 đạt 185,9 tỷ đồng tăng 12,67% so với năm 2005, năm 2007 ước thực hiện đạt 189,031 tỷ đồng, tăng 1,7% so năm 2006. Đến nay, Bắc Kạn đã hình thành hầu hết các ngành công nghiệp tuy còn rất nhỏ bé, trong đó rò rệt nhất là nhóm ngành chủ yếu gồm: Công nghiệp khai thác chiếm 54,58%, công nghiệp chế biến chiếm 41,08% và công nghiệp phân phối điện nước chiếm 4,34% trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: Quặng sắt khai thác năm 2006 đạt 207 nghìn tấn, quặng chì-kẽm 25 nghìn tấn, giấy đế 2.155 tấn, xi măng 22,8 nghìn tấn, Clanhke đạt 18,4 nghìn tấn, gỗ xẻ xây dựng 7 nghìn m3, lắp ráp ô tô 200 chiếc... Các ngành công nghiệp như khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản đang được các nhà đầu tư quan tâm, đã có một số dự án được triển khai thực hiện. Một số cơ sở công nghiệp trọng điểm có quy mô nhỏ và vừa đã được đầu tư xây dựng như : Liên doanh may công nghiệp công suất 2,2 triệu sản phẩm/ năm ; nhà máy lắp ráp và đóng mới ô-tô tải nhỏ công suất giai đoạn I là 500 xe/ năm; nhà máy sản xuất giấy đế Trung Hoà - Chợ Đồn công suất 2.55 tấn/ năm. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh từ 11% năm 2000 lên 21% năm 2005.

Đến năm 2005 toàn tỉnh có tới 1.423 cơ sở sản xuất công nghiệp gấp 1,6 lần năm 2000, thu hút 6533 lao động gấp 1,8 lần năm 2000, hầu hết các sản phẩm công nghiệp trong 5 năm 2001 - 2005 đều tăng khá.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí