khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn đầu tư chia thành vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư ngoài nước.
+ Vốn đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Vốn đầu tư trong nước bao gồm: nguồn vốn NSNN; nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và nguồn vốn của tư nhân
+ Vốn đầu tư ngoài nước là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư ngoài nước bao gồm: Tài trợ phát triển chính thức (ODF),
trong đó, nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm tỷ trọng chủ yếu; nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế
Luận án sử dụng cách phân loại vốn đầu tư theo nguồn hình thành để nghiên cứu.
1.2.1.2. Vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch
Đầu tư phát triển là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác. Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại để làm tăng thêm các tài sản vật chất, vốn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì sự hoạt động của tài sản vật chất và vốn nhân lực [28]. Như vậy, đầu tư phát triển NNLDL là hoạt động sử dụng toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác để làm tăng thêm hoặc duy trì số lượng,chất lượng NNLDL.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung và đầu tư phát triển NNLDL nói riêng có đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác thể
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Đề Tài Luận Án
- Vai Trò Của Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trong Phát Triển Du Lịch
- Mức Độ Quan Trọng Của Nội Dung Phát Triển Nnldl
- Sự Cần Thiết Phải Đa Dạng Hóa Các Kênh Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch
- Các Yếu Tố Chủ Yếu Ảnh Hưởng Đến Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Trong Điều Kiện Hnktqt
- Kinh Nghiệm Huy Động Vốn Đầu Tư Cho Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Ở Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Rút Ra Bài Học Vận Dụng Cho Việt Nam
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
hiện trên các mặt: 1) Đầu tư phát triển NNLDL không đơn thuần là làm tăng thu nhập cho nhà đầu tư mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội khác và tạo nguồn lực cho phát triển du lịch và nền kinh tế; 2) Đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển NNLDL phải dựa trên quan điểm kinh tế - xã hội tổng hợp và dài hạn.
Như vậy, để đầu tư phát triển NNLDL cần có vốn. Vốn đầu tư phát triển NNLDL là toàn bộ tiền và tài sản hợp pháp khác được bỏ ra để nhằm tăng thêm hoặc duy trì số lượng,chất lượng NNLDL trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2.1.3. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch
Nhu cầu vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác mà nhà đầu tư cần có để thực hiện các hoạt động đầu tư. Như vậy, khi xác định nhu cầu vốn đầu tư nhà đầu tư cần phải xác định được nhu cầu về tiền và các tài sản đảm bảo thực hiện được hoạt động đầu tư. Đối với phát triển NNLDL, căn cứ vào mục tiêu phát triển, căn cứ vào tỷ trọng các nguồn vốn thành phần để xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Quy mô của hoạt động đầu tư phát triển NNLDL sẽ quyết định nhu cầu vốn đầu tư. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển NNLDL phát sinh do yêu cầu đầu tư phát triển của ngành Du lịch , lĩnh vực NNLDL trong điều kiện HNKTQT ngày càng sâu và toàn diện.
Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được xác định theo phương pháp gián tiếp hoặc trực tiếp. Theo nguồn hình thành, khi xác định nhu cầu vốn đầu tư cần phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư trong nước và nhu cầu vốn đầu tư ngoài nước. Nhu cầu vốn đầu tư trong nước bao gồm: nguồn vốn NSNN, nguồn vốn từ dân đóng góp và nguồn vốn của xã hội thông qua hình thức xã hội hóa. Đối với các hoạt động đầu tư mà nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì nhu cầu về vốn NSNN thường chiếm tỷ trọng lớn. Xác định nhu cầu vốn đầu tư cần phải xác định nhu cầu vốn thường xuyên bình quân trên một
nhân lực du lịch, số lượng nhân lực du lịch, mức đóng góp của nhân lực du lịch qua đào tạo và nhu cầu vốn từ xã hội hóa.
Nhu cầu vốn đầu tư ngoài nước bao gồm nhu cầu về vốn tài trợ phát triển chính thức, nhu cầu vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế, nhu cầu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế
1.2.2. Đặc điểm huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch
HĐVĐT là tổng hợp các biện pháp, giải pháp để khai thác, tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội. Từ cách tiếp cận trên, HĐVĐT cho phát triển NNLDL là quá trình tổ chức khai thác, tập trung nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL của ngành Du lịch và của quốc gia.
HĐVĐT cho phát triển NNLDL có những đặc điểm sau:
- Vốn đầu tư cho phát triển NNLDL được huy động là vốn dài hạn. Vốn đầu tư cần huy động không bị áp lực về quy mô lớn, thời gian ngắn do quá trình đầu tư vào NNLDL là quá trình đầu tư dài và sau khi đầu tư thì được tự tích lũy, phát triển. Đầu tư vào NNLDL là đầu tư vào tài sản vô hình nên khó đo lường chính xác giá trị của nó. Hiệu quả đầu tư phát triển NNLDL không được thể hiện ngay mà mất khoảng thời gian dài như một chiến lược phát triển dài hạn. Từ đặc điểm của đầu tư phát triển NNLDL như trên nên việc HĐVĐT cho phát triển NNLDL là HĐVĐT dài hạn.
- HĐVĐT cho phát triển NNLDL mang tính xã hội hóa cao. Hiệu ứng lan tỏa của đầu tư vào phát triển NNLDL là rất lớn, tạo ra những đột biến đối với phát triển kinh tế, du lịch do đặc điểm của NNLDL là mang tính sáng tạo, tự phát huy tiềm năng mà các nguồn vốn khác không có. Kết quả của việc đầu tư vào NNLDL không phải tăng lên như các tài sản vật chất mà là sự tăng lên
về số lượng, trí lực, kỹ năng nghề nghiêp du lịch, do vậy trong xã hội càng phát triển thì đầu tư vào NNLDL càng được cả xã hội coi trọng. Mặt khác, NNLDL góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển các nguồn lực khác nên làm tăng năng lực sản xuất của xã hội. Xã hội hóa là cách tốt nhất để huy động mọi nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tài trợ quốc tế cùng vào cuộc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị phát triển NNLDL phù hợp với trình độ phát triển du lịch, nền kinh tế, sớm ngang tầm với khu vực và quốc tế.
- Trên góc độ vĩ mô, đầu tư vào NNLDL có tỷ lệ thu hồi vốn cao. NNLDL không hề bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng, càng được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng du lịch càng tăng lên, càng tạo ra nhiều thu nhập du lịch. NNLDL như một nguồn vốn được gọi là vốn nhân lực, không mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác đó là khấu hao vốn đã đầu tư vào tài sản và loại hình vật chất khác.
- Vốn NSNN là nguồn vốn quan trọng bên cạnh các nguồn vốn khác cho phát triển NNLDL. Bên cạnh nguồn vốn từ xã hội hóa và các nguồn vốn khác, nguồn vốn NSNN vẫn được coi là nguồn vốn quan trọng, thể hiện sự điều tiết vĩ mô của nhà nước cho sự nghiệp phát triển nhân lực nói chung và NNLDL nói riêng. Tuy nhiên, nhu cầu về số lượng NNLDL càng nhiều nên nguồn vốn NSNN ngày càng hạn hẹp.
- Khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên hai quan điểm kinh tế và xã hội. Mục tiêu của đầu tư phát triển NNLDL không đơn thuần nhằm tăng thu nhập cho các nhà đầu tư mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội khác và tạo nguồn lực cho phát triển du lịch và nền kinh tế.
1.2.3. Các kênh huy động vốn và sự cần thiết phải đa dạng hóa các kênh huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch
1.2.3.1. Các kênh huy động vốn đầu tư
HĐVĐT là việc tổng hợp các biện pháp, hình thức để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL. Do vậy làm thế nào để các nguồn vốn đầu tư “chảy” đến những nơi đang cần vốn đầu tư, làm thế nào để khai thác được các nguồn vốn, hình thành nên vốn đầu tư cho phát triển NNLDL, cần phải xác định rõ các kênh HĐVĐT.
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn lực tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển kinh tế. Về bản chất nguồn vốn đầu tư chính là nguồn hình thành nên vốn đầu tư, bao gồm phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển NNLDL là toàn bộ phần tiết kiệm của nền kinh tế có thể huy động được cho phát triển NNLDL.
Xét trên góc độ vĩ mô
Nguồn vốn trong nước
Kênh HĐVĐT
xét trên góc độ vĩ mô
Nguồn vốn ngoài nước
Sơ đồ - Kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL xét trên góc độ vĩ mô
Nguồn vốn ODA
Nguồn vốn FDI
Nguồn vốn
FII
Nguồn vốn từ NSNN
Nguồn vốn ngoài NSNN
Xét trên toàn bộ nền kinh tế, các kênh HĐVĐT cho phát triển NNLDL bao gồm: Kênh huy động vốn trong nước và kênh huy động vốn ngoài nước.
- Nguồn vốn trong nước:
Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia. Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích luỹ của nội bộ nền kinh tế, bao gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, tổ chức, doanh nghiệp và tiết kiệm của Chính phủ được huy động vào phát triển NNLDL. Nguồn vốn này có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và tránh được hậu quả từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn NSNN và nguồn vốn ngoài NSNN.
+ Nguồn vốn NSNN là số tiền được chi từ NSNN cho phát triển NNLDL. Đối với chiến lược phát triển NNLDL, NSNN là nguồn vốn quan trọng tạo ra cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy. Đây là nguồn vốn hết sức cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo NNLDL. Nếu coi đội ngũ giáo viên là lực lượng lao động, học sinh là đối tượng lao động, trang thiết bị, cơ sở vật chất chính là những công cụ lao động – các yếu tố này gắn liền với nhau tạo thành một quy trình hoàn chỉnh không thể tách rời nhau trong quá trình đầu tư phát triển NNLDL. NSNN chính là nguồn tài chính cơ bản đảm bảo đời sống đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ cán bộ quản lý hành chính của toàn bộ hệ thống đào tạo nhân lực du lịch. NSNN ngoài việc đảm bảo tiền lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên còn dành một phần ưu đãi riêng cho sự nghiệp giáo dục như: phụ cấp giảng dạy, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp dạy thêm giờ, phụ cấp thâm niên...Đây cũng là những yếu tố khích lệ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo nhân lực du lịch nói riêng. Đầu tư của NSNN tạo điều kiện ban đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất để
phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn, thu hút các nguồn nhân lực, tài lực trong xã hội cùng tham gia chăm lo sự nghiệp phát triển nhân lực du lịch.
+ Nguồn vốn ngoài NSNN bao gồm nguồn vốn từ xã hội hóa, tín dụng, nguồn vốn huy động được từ thị trường tài chính
Nguồn vốn từ xã hội hóa là nguồn vốn có thể huy động từ các chủ thể trong xã hội. Có thể khai thác được nguồn vốn này nếu các chủ thể có vốn xác định được cần thiết phải phát triển NNLDL và đồng vốn mà họ bỏ ra vào nơi an toàn, có ích, có hiệu quả. Các chủ thể có vốn là người dân, tổ chức, cơ quan … góp vốn cho phát triển NNLDL thông qua các hình thức như đóng học phí, lệ phí, viện trợ, tài trợ. Học phí, lệ phí là nguồn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn từ xã hội hóa và nguồn vốn ngoài NSNN.
Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn huy động được từ các cá nhân, các tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời về vốn trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức. Các tổ chức tín dụng góp phần quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn giúp cho các cơ sở bổ sung vốn đầu tư để mở rộng hoạt động, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nguồn vốn tín dụng bao gồm nguồn vốn tín dụng nhà nước và nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển NNLDL nói riêng. Theo nguyên tắc, các cơ sở du lịch sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo hoàn trả vốn vay sau một thời gian nhất định do đó kích thích người vay vốn sử dụng có hiệu quả vốn vay. Nguồn vốn tín dụng của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước còn có vai trò phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô. Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế
xã hội của ngành Du lịch , lĩnh vực phát triển NNLDL theo định hướng chiến lược, thực hiện mục tiêu phát triển du lịch, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn vốn tín dụng nhà nước khuyến khích phát triển NNLDL ở những cơ sở du lịch, vùng du lịch kém phát triển.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng được hình thành thông qua công cụ thu hút vốn nhàn rỗi để cho vay, qua đó đã cung cấp cho nền kinh tế một khoản vốn đầu tư cần thiết để phát triển. Các cơ sở du lịch có thể tận dụng nguồn vốn quan trọng này để tìm kiếm nguồn tài trợ cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực. Hầu hết nguồn vốn này được các cơ sở du lịch có hoạt động kinh doanh áp dụng.
Khi sử dụng vốn tín dụng, cần chú ý đến chi phí vốn vay. Chi phí vốn vay được xác định theo lãi suất vay sau khi đã loại trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn nữa, cũng cần chú ý đến cơ cấu vốn khi sử dụng vốn vay. Vốn vay làm tăng khả năng rủi ro tài chính nên nếu hệ số nợ của đơn vị cao thì nên hạn chế huy động và sử dụng nguồn vốn này.
Nguồn vốn từ phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán là nguồn vốn trung và dài hạn cho cơ sở du lịch. Hình thức này cho phép cơ sở du lịch huy động số tiền nhàn rỗi trong tầng lớp dân cư và tìm kiếm, tập hợp các nhà đầu tư từ bên ngoài để tập trung thành nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Việc sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn qua thị trường chứng khoán đang là cách thức hiệu quả cho mục tiêu huy động vốn lớn và của cả nền kinh tế.
Nguồn vốn từ phát hành chứng khoán bao gồm nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu. Nếu phát hành cổ phiếu sẽ làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu và nếu phát hành trái phiếu sẽ làm tăng nợ cho cơ sở du lịch. Phát hành cổ phiếu, trái phiếu là một cách gọi thêm vốn cổ phần, vốn nợ của các công ty cổ phần nhằm tăng thêm vốn đầu tư. Do vậy,