Đánh Giá Chung Về Tình Hình Nghiên Cứu Và Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Đề Tài Luận Án


các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế. Tác giả đề cập đến thực trạng phát triển nhân lực ở Việt Nam và đưa ra được giải pháp phát triển nguồn nhân lực bằng cách gắn kết chiến lược phát triển nhân lực và kinh tế như đào tạo theo nhu cầu xã hội, hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào tạo nhân lực. Bài báo đã đề cập đến phát triển nhân lực nói chung mà chưa đề cập đến phát triển NNLDL trong giai đoạn hiện nay.

- Bài báo “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - Vấn đề cấp bách sau khủng hoảng” của tác giả Hoàng Văn Châu đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38/2009 [17]. Bài báo nói đến những điều kiện cần thiết để có một thị trường lao động chất lượng cao ở Việt Nam, thực trạng thị trường lao động ở Việt Nam và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào nhưng tình trạng cung nhân lực có chất lượng cao không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tác giả còn đề cập đến sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu đến việc sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn và tình trạng mất việc làm tăng cao. Từ thực trạng nguồn nhân lực, tác giả đã đưa ra 10 giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cao cho nền kinh tế, trong đó có các giải pháp chủ chốt như tăng cường các hoạt động dự báo cung – cầu nguồn nhân lực; phát triển và đào tạo những ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu xã hội; các cơ sở đào tạo phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao theo hướng tăng cường kiến thức thực tế, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng ngoại ngữ; tăng cường liên kết đào tạo; nhà nước tăng tỷ trọng đầu tư cho giáo dục. Bài báo chưa đề cập cụ thể đến NNLDL chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay.

- Bài báo “Đâu là điều kiện cần thiết để phát triển NNLDL” của tác giả Trần Quang Hảo đăng trên Tạp chí Du lịch Việt Nam số 4/2008 [34]. Tác giả


đã đề cập đến việc giải bài toán phát triển NNLDL trong đó giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua là liên kết giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với cơ sở đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội chưa đạt được kết quả mong muốn. Lý do chính của những hạn chế trong hoạt động giáo dục đào tạo chủ yếu xuất phát từ cơ chế, chính sách và hoạt động quản lý về giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Tác giả đã đề xuất giải pháp để phát triển NNLDL là cần có sự quan tâm giải quyết cụ thể, khoa học, đồng bộ, tích cực hơn từ Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, của cả hệ thống giáo dục đào tạo, có sự phối hợp thực sự chặt chẽ, nghiêm túc với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Tác giả đã đề cập được các điều kiện cần thiết để phát triển NNLDL nhưng chưa đi sâu nghiên cứu lĩnh vực HĐVĐT cho phát triển NNLDL trong giai đoạn hiện nay.

- Bài báo “Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Vũ Đức Minh đăng trên tạp chí Khoa học và Thương mại, số 17/2007 [45]. Bài báo đã đề cập đến đặc điểm, thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch. Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đào tạo lại tại các doanh nghiệp du lịch. Qua đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp về đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Việt Nam, trong đó có giải pháp đối với các cơ sở đào tạo, giải pháp đối với doanh nghiệp du lịch. Như vậy, bài báo mới đi sâu vào lĩnh vực đào tạo NNLDL mà chưa nghiên cứu đến HĐVĐT cho NNLDL Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Bài báo “Human Resource Development in the Tourism Sector in Asia” của tác giả Soh, Juliana Kheng Mei đăng trên Tạp chí The Berkeley Electronic Press năm 2008 [76]. Trên cơ sở minh họa số liệu ở một số nước


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

như Singapore, Macau, China và Thailand, bài báo nói về thực trạng phát triển công nghiệp du lịch ở Châu Á, dự báo về doanh thu du lịch, số khách đến, số lao động du lịch vào năm 2015 ở Châu Á. Tác giả phản ánh thực trạng phát triển NNLDL, về cung cầu nhân lực du lịch ở Châu Á, qua đó chỉ ra được những vấn đề lớn mà Châu Á đang phải đối mặt trong công cuộc phát triển nhân lực du lịch là kỹ năng tay nghề, sự thiếu hụt về lao động du lịch, chất lượng đào tạo của các CSĐTDL. Tác giả cũng nhấn mạnh các CSĐTDL ở Châu Á hiện nay thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp sử dụng lao động du lịch, thiếu các kỹ năng nâng cấp, chưa tạo được cơ hội học tập suốt đời cho lao động du lịch. Từ thực trạng, tác giả đã đưa ra chiến lược phát triển NNLDL ở cấp khu vực Châu Á và cấp quốc gia cho các nước Singapore, Macau, China và Thailand. Bài báo khẳng định thu từ du lịch đang phát triển mạnh ở châu Á, đóng góp một số lượng đáng kể so với GDP ở nhiều nước, trong thời gian tới cần giảm tình trạng thiếu nhân lực có tay nghề cao, cả ở cấp nghề và quản lý trong ngành Du lịch. Mỗi quốc gia đã có Chiến lược phát triển NNLDL, những chiến lược này phải được thực hiện để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo cho ngành công nghiệp du lịch. Như vậy, bài báo mới dừng ở việc phân tích thực trạng phát triển NNLDL ở một số nước Châu Á mà chưa nghiên cứu cụ thể đến HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở những nước này.

3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án

Huy động vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 4

- Những công trình khoa học kể trên mới dừng lại mức độ nghiên cứu chung về nhân lực, du lịch, đội ngũ trí thức, NNLDL của vùng hoặc HĐVĐT cho phát triển đào tạo nghề nói chung hoặc chính sách tài chính của tất cả lĩnh vực VHTTDL và gia đình mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống, cụ thể về cơ sở lý luận của HĐVĐT cho phát triển NNLDL.


- Những công trình nghiên cứu trên mới chỉ đưa ra được thực trạng của du lịch Việt Nam, nguồn nhân lực Việt Nam, NNLDL Việt Nam, chính sách tài chính của tất cả lĩnh vực VHTTDL và gia đình hoặc thực trạng huy động vốn và sử dụng vốn cho phát triển du lịch Việt Nam trước năm 1996 mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam hiện nay.

- Hệ thống các giải pháp của các nghiên cứu trên cũng dừng lại ở tầm vĩ mô về giải pháp tài chính phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, giải pháp HĐVĐT cho đào tạo nghề, giải pháp phát triển NNLDL của một vùng, giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính của lĩnh vực VHTTDL và gia đình nói chung mà chưa có những nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu về tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020.

Từ những đánh giá về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, luận án đặt ra nhiệm vụ hệ thống hoá, chọn lọc, phát triển những khái niệm và vấn đề lý luận về HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam; tham khảo kinh nghiệm HĐVĐT cho phát triển NNLDL ở một số quốc gia trên thế giới; phân tích thực trạng HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2013; đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường HĐVĐT cho phát triển NNLDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


C. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ


1.1. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hiện nay, có những quan niệm khác nhau về HNKTQT. Chỉ riêng về thuật ngữ, người ta sử dụng những từ ngữ tương tự nhau về hàm ý, như là "liên kết kinh tế quốc tế”, "HNKTQT”, "toàn cầu hoá kinh tế”. Các thuật ngữ "liên kết kinh tế quốc tế” và "HNKTQT” thường được sử dụng khi nói về chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia.

Trong cuốn “Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện HNKTQT”, thì: “HNKTQT là quá trình gắn kết nền kinh tế của đất nước với nền kinh tế thế giới, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức quốc tế, tuân thủ những quy định các “luật chơi” chung” [2]

Theo giáo trình Kinh tế quốc tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thì: “HNKTQT là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu trong đó các nước thành viên chịu sự ràng buộc theo những quy định chung của cả khối. Nói một cách khái quát, HNKTQT là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác” [15].


Tác giả chọn khái niệm HNKTQT của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm cơ sở nghiên cứu.

1.1.1.2. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

HNKTQT là xu thế vận động tất yếu của các nền kinh tế trên thế giới gắn với quá trình toàn cầu hóa và khu vực. Về bản chất, HNKTQT được thể hiện như sau:

HNKTQT là quá trình vừa hợp tác để phát triển, vừa đấu tranh lẫn nhau rất phức tạp, là quá trình giảm thiểu và xóa bỏ từng bước và từng phần rào cản thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo xu hướng tự do hóa thương mại, đầu tư, tài chính... HNKTQT tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho hoạt động kinh doanh của danh nghiệp du lịch, hoạt động đào tạo phát triển cho các CSĐTDL, buộc các đơn vị này phải tiến hành đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh. HNKTQT tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh chính sách của quốc gia về NNLDL, về huy động vốn cho phát triển NNLDL. HNKTQT mở rộng quá trình khai thác, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý.

1.1.1.3. Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Nội dung chủ yếu của quá trình HNKTQT bao gồm:

- Ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế, cùng các thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam kết đối với thành viên của các định chế, tổ chức đó.

- Tiến hành các công việc cần thiết ở trong nước, trong vùng lãnh thổ của mình để đảm bảo đạt được mục tiêu của quá trình hội nhập cũng như thực hiện các quy định cam kết quốc tế về hội nhập.

Nội dung cơ bản của mỗi quốc gia khi tham gia HNKTQT:


- Điều chỉnh chính sách theo hướng tự do hoá và mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào quan thuế và phi thuế quan.

- Điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế phù hợp với quá trình tự do hoá và mở

cửa.

- Tiến hành các cải cách cần thiết về kinh tế, xã hội, đặc biệt là cải cách

hệ thống các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh

- Đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công chức, đội ngũ nhân lực quản trị doanh nghiệp và lực lượng nhân lực trực tiếp lành nghề có thể đáp ứng tốt các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế [40]

1.1.2. Nguồn nhân lực du lịch

1.1.2.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và phát triển với tốc độ nhanh. Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của du lịch, do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về du lịch do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau, do có sự khác nhau về ngôn ngữ ở các quốc gia, do tính chất đặc thù của ngành Du lịch .

Nếu xem xét du lịch như là hiện tượng nhân văn, hiện tượng xã hội làm phong phú thêm nhận thức và cuộc sống con người. Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO - World Tourism Organization of United Nation) đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bao gồm những hoạt động của những người đi đến một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời hạn không quá một năm liên tục để vui chơi, vì công việc hay vì mục đích khác không liên quan đến những hoạt động kiếm tiền ở nơi mà họ đến”. Nếu


xem du lịch không chỉ đơn thuần là hoạt động xã hội mà còn là hoạt động kinh tế, du lịch được coi là toàn bộ các hoạt động mà mục tiêu là kết hợp các hoạt động của các đối tượng tham gia vào quá trình, kết hợp giá trị của các tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn với các dịch vụ, hàng hóa để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách.

Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về du lịch. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu theo hai khía cạnh:

Dưới góc độ người du lịch: Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật.

Dưới góc độ ngành kinh tế: Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả lớn có thể coi là hình thức xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa tại chỗ.

Từ khi có Luật Du lịch, khái niệm du lịch ở nước ta được sử dụng tương đối thống nhất. Luật Du lịch giải thích khái niệm du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [51].

Khái niệm của Luật Du lịch mang tính khái quát, nói lên được hai khía cạnh cơ bản của du lịch là chuyến đi ngoài nơi cư trú với mục đích tham quan nghỉ dưỡng và các hoạt động liên quan đến chuyến đi đó. Luận án chọn khái niệm về du lịch của Luật Du lịch để làm cơ sở nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023