Nguyên Tắc Phù Hợp Với Yêu Cầu Trường Tiểu Học Đạt Chuẩn Quố C Gia

Việc nghiên cứu thực trạng huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở huyện Trấn Yên cho thấy mặc dù đã có nhiều hoạt động tích cực nhưng chưa mang tính đồng bộ, chưa liên kết với nhau để tạo nên sức mạnh tổng hợp; mức độ thực hiện các giải pháp đã nêu chưa đạt kết quả cao. Cần thiết phải tìm ra các giải pháp huy động các nguồn lực để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn ở huyện Trấn Yên trong giai đoạn hiện nay mang tính đồng bộ, hệ thống, được thực thi một cách cụ thể, sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ64HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC

XÂY DỰNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA‌

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng, chi phối tới tất cả các biện pháp mà các người nghiên cứu phải quan tâm. Các biện pháp đề xuất chỉ có giá trị, đạt tính khả thi khi chúng nằm trong khuôn khổ của pháp luật, được hiến pháp, các bộ luật, các văn bản pháp quy cho phép. Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp, nhà nghiên cứu cần tìm hiểu một số công cụ cơ bản trong quản lý nhà nước về Giáo dục như: Các văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành TW, Luật Giáo dục, các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các văn bản hành chính,…

Trong bối cảnh đổi mới Giáo dục hiện nay, để các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của nghành Giáo dục, của địa phương, người nghiên cứu cần bám sát Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020, Luật Giáo dục và đặc biệt là văn bản số 6890/BGDĐT-KHTC, ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục&Đào tạo ban hành về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Bên cạnh đó cần nắm vững Nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện ủy; Kế hoạch xây dựng trường chuẩn Quốc gia từng giai đoạn của UBND tỉnh và của UBND huyện. Chiến lược phát triển KT-XH, công tác phát triển CBQL, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, sao cho các biện pháp đề xuất mang lại hiệu quả Giáo dục rõ rệt, phù hợp với thực tiễn địa phương.

Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn quốc gia - 10

3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với địa bàn nghiên cứu



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ65HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nội dung đề xuất các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, phải căn cứ vào tình hình phát triển KT-XH của địa phương trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng việc huy động nguồn lực và thực tiễn công tác huy động nguồn lực. Các biện pháp đề xuất cần quan tâm đến tính khả thi, đến nhu cầu thực tiễn Giáo dục của địa phương, nằm trong khuôn khổ cho phép của tỉnh, hạn chế tính chủ quan, phiến diện trong khi đề xuất biện pháp, loại bỏ các biện pháp đúng nhưng không khả thi với công tác huy động nguồn lực của địa phương. Nguyên tắc này không cho phép người quản lý áp đặt các ý kiến chủ quan khi thực hiện việc huy động nguồn lực, mà phải xuất phát từ các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của việc huy động nguồn lực. Các biện pháp đề xuất phải cụ thể hóa được các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của ngành và của địa phương, phù hợp với quy định của Sở GD&ĐT trong công tác huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia. Được như vậy, các biện pháp đề xuất sẽ có giá trị trong thực tiễn chỉ đạo Giáo dục ở các địa phương.

3.1.3. Nguyên tắc phù hợp với yêu cầu trường tiểu học đạt chuẩn Quố c gia

Huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia cần phải phù hợp với quy định của Điều lệ trường tiểu học, quy định Tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học, được ban hành kèm theo thông tư của Bộ GD&ĐT.

Huy động nguồn lực giáo dục xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia phải đem lại hiệu quả giáo dục bên trong và hiệu quả giáo dục bên ngoài: Kết quả giáo dục huy động nguồn lực phát triển trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia đem lại phải đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học và mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường, đồng thời phải tạo ra được sự hài lòng của phụ huynh học sinh và sự hài lòng của xã hội về các giá trị sản phẩm đó.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Kế thừa là sự tiếp nối giữa những việc đã làm, đang làm và sẽ làm trong tương lai. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất các biện pháp, đòi hỏi người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ66HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nn nn bn nh h

nghiên cứu phải tổng hợp được các biện pháp đã làm, chắt lọc được những cách làm hay, những yếu tố tích cực của mỗi biện pháp đã thực hiện, phát hiện những tồn tại không hiệu quả, tránh phủ nhận sạch trơn hoặc đề xuất các biện pháp mới không dựa trên thực trạng và thực tiễn các biện pháp cũ đã có. Khi đề xuất các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, người nghiên cứu phải cho thấy cách làm mới, dựa trên cơ sở của các biện pháp đã làm, đảm bảo sự phù hợp với thực tiễn Giáo dục của địa phương, của nhà trường. Trong quá trình nghiên cứu, những biện pháp cũ không còn phù hợp cần thay thế bằng các biện pháp mới thiết thực hơn, nhằm đảm bảo tính ổn định, sự phát triển bền vững, tránh được tình trạng duy ý chí trong công tác huy động nguồn lực trong giai đoạn hiện nay.

3.2 Các biện pháp huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn Quố c gia

3.2.1 Nhóm các biện pháp của trường tiểu học

3.2.1.1 Biện pháp 1: Nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân của cán bộ, giáo viên trong huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

* Ý nghĩa, mục đích:

Giúp nhà trường thiết lập được các mục tiêu, phương án huy động nguồn lực và nâng cao ý thức cho cán bộ giáo viên về các mục tiêu và phương án huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, từ đó giúp họ nhận thức về trách nhiệm cá nhân trong huy động nguồn lực để phát triển nhà trường.

* Nội dung và cách tiến hành:

Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của nhà trường và xác định ý thức cá nhân trong thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phải được cụ thể hóa tới hoạt động của từng tổ chuyên môn và từng cá nhân phải được thể hiện thông qua các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ bồi dưỡng cho giáo viên của nhà trường.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ67HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Kế hoạch phải được lượng hóa tới từng buổi sinh hoạt chuyên đề, từng buổi dự giờ đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, và các đợt lấy ý kiến phản hồi của người học về giáo viên.

Kế hoạch phải được thực hiện thông qua các hoạt động tự bồi dưỡng của từng giáo viên qua các báo cáo xeminar và chuyên đề, hay báo cáo sáng kiến cải tiến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và của tổ nhóm chuyên môn.

Kế hoạch huy động nguồn lực phải được thực hiện thông qua hoạt động huy động cán bộ chuyên gia giáo dục của cộng đồng, doanh nghiệp giỏi, cựu học sinh thành đạt tham gia chia sẻ kinh nghiệm giáo dục học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và sinh hoạt tập thể của nhà trường vv…

Kế hoạch huy động nguồn lực phải có kế hoạch kiểm tra, đánh giá nguồn lực đồng thời phải có tiêu chuẩn, tiêu chí đo cụ thể, xác thực, con số thông kê phải minh bạch. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải cụ thể hóa về nguồn lực kiểm tra, thời gian tiến hành và các thông số đo.

Kế hoạch huy động nguồn lực phải trở thành kế hoạch của mỗi giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường và các thành viên tham gia.

Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường phải được hiệu trưởng cụ thể hóa tới từng hạng mục và giao trách nhiệm cho từng cá nhân và tổ chức tham gia, kế hoạch hóa hoạt động sử dụng bảo quản cơ sở vật chất, tài chính của nhà trường, coi đó là trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên của nhà trường. Ngoài huy động nguồn lực trong trường, cán bộ, giáo viên còn có kế hoạch huy động nguồn tài chính cơ sở vật chất ngoài trường, xác định được tiềm năng của các lực lượng cần huy động và mối quan hệ tương tác với họ, chiến thuật thu hút họ tham gia.

Hiệu trưởng trường tiểu học cần phổ biến để giáo viên nắm vững tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia và vai trò của giáo viên trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ68HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nn nn bn nh h

xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia thông qua huy động nguồn lực trong và ngoài trường và đặc biệt là huy động nguồn nhân lực để xây dựng phát triển nhà trường theo chuẩn.

* Điều kiện thực hiện:

Hiệu trưởng phải có tầm nhìn, phải có năng lực phân tích môi trường và đánh giá đúng năng lực đội ngũ giáo viên và các thành viên mời tham gia huy động nguồn lực giáo dục cùng với nhà trường.

Hiệu trưởng phải có năng lực quyết định và thể chế hóa các kế hoạch đã xây dựng về phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa các hình thức phát triển và có chiến thuật thu hút giáo viên và tổ chức xã hội, cá nhân tham gia.

Cán bộ giáo viên phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực nói riêng và nguồn lực nói chung trong giáo dục học sinh và phát triển nhà trường, tự giác thực hiện kế hoạch chung của nhà trường và kế hoạch riêng của cá nhân.

3.2.1.2 Biện pháp 2: Chỉ đạo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đã có của trường tiểu học

* Ý nghĩa, mục đích:

Nhằm sử dụng tối đa, hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực và tài lực để xây dựng và phát triển nhà trường, tạo ra sức mạnh về con người, cơ sở vật chất trong phát triển trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

* Nội dung và cách tiến hành:

Sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý nhà trường gọn nhẹ làm việc có hiệu lực và hiệu quả, điều hòa phối hợp giữa các bộ phận trong sử dụng nhân lực, vật lực của nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.

Sử dụng hiệu quả và đồng bộ nguồn nhân lực với hệ thống tổ chức thông tin khoa học của nhà trường, thực hiện lưu dữ và sử dụng thông tin hiệu quả trong dạy học và quản lý trường học.



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ69HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thực hiện văn hóa nề nếp và văn hóa hành chính trong trường học nhằm tạo môi trường làm việc giúp cán bộ giáo viên phát huy vai trò cá nhân trong hoạt động dạy học và quản lý học sinh.

Cán bộ quản lý quan tâm đến cải thiện môi trường làm việc, xây dựng văn hóa học hỏi, tạo động lực làm việc cho giáo viên phát huy năng lực chuyên môn, tập trung trí tuệ phát huy vai trò chủ đạo trong hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

Quản lý các nguồn lực phải được tiến hành công khai, minh bạch, thực hiện tốt chế độ 3 công khai trên Websiete của trường đó là công khai về cam kết thực hiện chất lượng giáo dục, công khai về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai về tài chính, thông qua hoạt động công khai khẳng định nguồn lực của nhà trường và có chính sách kêu gọi đầu tư phát triển nâng cấp nhà trường.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ khoa học hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường và của địa phương. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thực tế và có sự tham gia góp ý của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Thực hiện tiết kiệm các khoản chi tiêu về dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại vv… chi phí vật tư, văn phòng phẩm vv… chi phí cho hội họp và nhiều chi phí khác không cần thiết. Thực hiện khoán chi phí hành chính, quản lý đến từng cá nhân, từng bộ phận trong chi phí hành chính của trường.

Mở rộng hoạt động cho các tổ chức đoàn thể của Trường thành lập các quỹ huy động nguồn lực để phát triển trường tiểu học cụ thể như thành lập các quỹ sau đây:

Quỹ Hội cha mẹ học sinh của Trường Quỹ học sinh nghèo vượt khó

Quỹ cựu học sinh của trường

Quỹ cựu giáo chức, Hội phụ nữ, Đoàn, Đội vv…



nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ70HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Mở rộng các hoạt động dịch vụ hợp pháp để tăng việc làm và các khoản thu cho Nhà trường: Cho thuê cơ sở vật chất, dịch vụ thể thao - văn hóa vv...

Xây dựng các mối quan hệ thân thiện trong tập thể sư phạm nhà trường, tạo văn hóa chia sẻ cùng nhau tháo gỡ khó khăn chung của nhà trường để phát triển trường tiểu học. Mỗi đơn vị, cá nhân phát huy hết tiềm năng của mình trong dạy học, trong quản lý hoạt động giáo dục học sinh và nâng cấp cơ sở vật chất trường học.

Phát huy vai trò của giáo viên cốt cán, tổ chuyên môn trong đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thu hút học sinh đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.

* Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch chiến lược về huy động nguồn lực phát triển trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, coi kế hoạch đó là kế hoạch chung trong kế hoạch phát triển nhà trường.

Cán bộ, giáo viên phải có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của huy động nguồn lực và trách nhiệm cá nhân trong huy động nguồn lực phát triển trường học.

Hiệu trưởng trường tiểu học phải có thuật nhìn người, sử dụng người một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả, phải có khả năng nắm bắt công việc của trường biết nắm bao quát toàn diện và tập trung xử lý khâu yếu kém.

3.2.1.3 Biện pháp 3: Thực hiện dân chủ trong giáo dục và dân chủ trong nhà trường trong quản lý huy động nguồn lực xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

* Ý nghĩa, mục đích:

Mục tiêu của dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường là việc làm nhằm hiện thực hoá chủ trương quan điểm về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm


nn nn bn nh h

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đ71HTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2023