Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 16


với tỷ lệ tương ứng 59% - 38% - 3%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 là 63,2 triệu đồng (tương đương 3.000USD).

Cơ cấu lao động chuyển dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng từ 65% năm 2010 xuống còn 63% năm 2015 và tỷ trọng các ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm từ 12,5 % năm 2010 xuống còn 10%.

Năng suất lao động tăng nhanh từ 47 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 102 triệu đồng/ lao động năm 2015.

Mục tiêu tổng quát:

Tập trung khai thác những lợi thế về so sánh của tỉnh, tạo ra những bước đột phá có tính chất quyết định, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về lượng đồng thời đẩy mạnh phát triển về chất của nền kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, đầu tư hợp lý để phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm động lực cho sự phát triển, sớm đưa tỉnh thành đô thị văn minh, hiện đại.

- Xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh, đồng thời là một công cụ nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, hưởng thụ tinh thần của nhân dân địa phương.

- Khai thác hiệu quả lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch có thương hiệu và mang đặc trưng văn hóa địa phương.


- Phát triển du lịch, sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để góp phần bảo tồn, khai thác hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững cả du lịch và môi trường sinh thái.

Mục tiêu cụ thể:

- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, gắn với phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, văn minh, hiện đại.

- Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư phát triển du lịch đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là các công trình mang tính động lực. Gắn kết và khai thác tối đa lợi thế từ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tập trung đầu tư xây dựng khu đô thị mới, trung tâm chính trị - hành chính tập trung của tỉnh, gắn với đầu tư nâng cấp, chỉnh trang thị xã Thủ Dầu Một và các đô thị vệ tinh như: Thuận An, Dĩ An,... theo hướng văn minh, hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao, tăng nhanh tỷ lệ qua đào tạo.

- Đẩy mạnh phát triển và chuyển giao công nghệ mới trong các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nông nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển mạnh hệ thống kết cầu hạ tầng theo hướng quy mô lớn, hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị.

- Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chất lượng ngày càng cao. Đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc.

3.1.1.3. Định hướng phát triển du lịch của Việt Nam 2011 -2020


Trong quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, ngành du lịch đề ra mục tiêu đến năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 10,3 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 47,5 triệu lượt mang lại doanh thu hơn 36 tỷ USD. Mục tiêu tổng quát cho giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030 được xây dựng là: phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các miền trong cả nước...

Quy hoạch giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, ngành du lịch xác định: tập trung vào thị trường nội địa với các loại hình du lịch nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm, phát triển nhanh thị trường khách quốc tế gần như Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu và Đông Âu, mở rộng thị trường mới như Trung Đông, Ấn Độ... Không gian phát triển du lịch sẽ tập trung theo bảy vùng nhằm đảm bảo tính liên kết, đa dạng và phát huy thế mạnh từng vùng. Động lực phát triển du lịch vùng và địa phương cũng được xác định ở 39 khu du lịch quốc gia, 30 điểm du lịch quốc gia và 10 đô thị du lịch..., trọng tâm phát triển sản phẩm sẽ là du lịch biển đảo, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đường bộ, hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu du lịch, cải thiện môi trường...

3.1.2. Các định hướng phát triển du lịch‌

3.1.2.1. Định hướng phát triển mạng lưới cơ sở vật chất phục vụ khách du

lịch.


* Hệ thống cơ sở lưu trú:

- Năm 2015 là 9.350 phòng.

- Năm 2020 là 17.410 phòng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 12,63%/năm và

giai đoạn 2016 – 2020 là 13,24%/năm.


Để phát triển hệ thống cơ sở lưu trú cả về chất lượng lẫn số lượng, Bình Dương cần tập trung:

+ Tăng cường số lượng phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn xếp hạng sao nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của hệ thống dịch vụ lưu trú.

+ Khuyến khích các cơ sở kinh doanh lưu trú cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú chưa đạt hạng tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

+ Phát triển hệ thống khách sạn cao cấp phục vụ phục vụ khách du lịch chi tiêu cao cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm lưu trú của Bình Dương.

Bên cạnh hệ thống khách sạn cần chú ý phát triển hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp tập trung ở khu vực hồ Dầu Tiếng, ven sông Đồng Nai, ven sông Sài Gòn.

* Hệ thống cơ sở thể thao cao cấp:

- Phát triển thể thao nước cao cấp tại khu vực hồ Dầu Tiếng, dự kiến khu vực bán đảo Tha La.

- Phát triển thể thao nước cao cấp trên sông Đồng Nai, dự kiến ở khu vực cù lao Rùa, huyện Tân Uyên.

* Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí:

- Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí hiện tại của tỉnh Bình Dương như công viên văn hóa Thanh Lễ và khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, do đó cần thu hút các dự án đầu tư các khu vui chơi giải trí tổng hợp tại các khu vực có tiềm năng khác như ở huyện Dầu Tiếng, cù lao Bạch Đằng, huyện Tân Uyên.

- Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí đặc biệt: như các khu vui chơi giải trí có thưởng trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khách sạn 5 sao.

- Hệ thống các khu vui chơi giải trí trong các khu du lịch.

- Hệ thống rạp chiếu phim, hệ thống tổ chức hội chợ - triển lãm,...

3.1.2.1. . Định hướng phát triển sản phẩm du lịch.

Ngành du lịch tỉnh Bình Dương sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch


chính như du lịch làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái. Ngoài ra, du lịch sẽ phát triển thêm cả du lịch mua sắm, du lịch Mice, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch thể thao cao cấp...

3.1.2.2. Định hướng đào tạo nhân lực du lịch.

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao như cao đẳng , đại học.

Đào tạo nhân có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch

Đào tạo lại và mở các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn cho lực lượng lao động trong ngành du lịch.

3.1.2.3. Định hướng đầu tư phát triển du lịch.

Mục tiêu tổng quát phát triển du lịch của tỉnh Bình Dương đến năm 2020 là xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, phát triển du lịch phải dựa trên việc đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả các lợi thế vị trí địa lý và tiềm năng du lịch để hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng văn hóa địa phương tạo thành thương hiệu cho du lịch Bình Dương trên thị trường du lịch, góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử, các giá trị di sản văn hóa, các giá trị môi trường sinh thái. Đồng thời sử dụng nguồn thu từ hoạt động du lịch để tái đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái... Đến năm 2030, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố mới Bình Dương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành liên quan khác phát triển, phấn đấu đến năm 2030, du lịch thành phố Bình Dương được xếp vào nhóm có du lịch phát triển trong nước và khu vực.

Về phát triển không gian du lịch, ưu tiên phát triển các không gian thuận lợi như: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu, khu vực ven sông Sài Gòn (Bến Cát), khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực hồ Cần Nôm, khu vực ven sông Đồng


Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng với nhiều loại hình du lịch đa dạng sức thu hút cao.

+ Định hướng quy hoạch không gian phía Nam:

Quy mô không gian phía Nam bao gồm khu vực thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần huyện Bến Cát

Khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven miệt vườn Lái Thiêu (thị xã Thuận An), khu vực ven sông Sài Gòn (thuộc huyện Bến Cát).

Trung tâm phát triển du lịch: Du lịch dịch vụ thị xã Thủ Dầu Một.

+ Định hướng quy hoạch không gian phía Tây Bắc:

Quy mô không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực lân cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm.

Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Dầu Tiếng.

+ Định hướng quy hoạch không gian phía Đông:

Quy mô không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo.

Các khu vực ưu tiên đầu tư: khu vực ven sông Đồng Nai, khu vực hồ Đá Bàn, khu vực cù lao Rùa, cù lao Bạch Đằng.

Trung tâm phát triển: Du lịch dịch vụ thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên.

+ Phát triển các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh:

Tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực: tuyến du lịch theo quốc lộ 13, tuyến du lịch theo đường ĐT 741 – 742, tuyến du lịch theo đường Hồ Chí Minh.

Các tuyến du lịch nội tỉnh: tuyến du lịch theo đường ĐT 744, tuyến du lịch theo đường ĐT 746 – 747.


Các tuyến du lịch đường sông: gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Bé.

Đất du lịch tăng từ 992 ha năm 2010 lên 4.384 ha năm 2020 (các dự án ưu tiên là 1400 ha).

3.1.2.4. Định hướng quảng cáo và tiếp thị du lịch.

Nâng cao công tác tuyên truyền, giới thiệu về du lịch tỉnh Bình Dương thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tư công tác quảng cáo trên kênh truyền hình, trên mạng internet, trên các báo chí nhằm tiếp thị các sản phẩm du lịch. Quảng bá du lịch theo hướng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu để làm nổi bật những đặc điểm ưu việt của du lịch tỉnh Bình Dương như in tuyên truyền quảng cáo qua các tập gấp, làm phim phóng sự về du lịch Bình Dương, xuất bản tập san, bản đồ du lịch, xây dưng webside du lịch Bình Dương, tổ chức các hội nghị, tham gia hội chợ, treo băng gôn, pano quảng cáo. Ngành du lịch tỉnh Bình Dương sẽ chủ động khai thác các nguồn lực từ ngân sách, nguồn hỗ trợ của các doanh nghiệp, mở rộng liên kết với các tỉnh bạn để nâng cao hiệu quả tuyên truyền nhằm thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.

3.2. Các dự báo trong tương lai‌

3.2.1. Dự báo du khách ( quốc tế và nội địa ) Bảng 3.10 SỐ LƯỢNG DU KHÁCH 2011 - 2020‌

(Đơn vị nghìn người)


Năm

2011

2015

2020

Tổng số

3.800

5.025

6.000

Khách nội địa

3.762

4.982

5.913

Khách quốc tế

37

43

87

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020 - 16


- Theo dự báo của Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Bình Dương, ngành du lịch của tỉnh năm 2011 đón 3.800.000 lượt khách, trong đó 3.762.000


lượt khách nội địa và 37.000 lượt khách quốc tế, sẽ phấn đấu đến năm 2015 đón được 5.025.000 lượt khách, trong đó có 43.000 lượt khách quốc tế và

4.982.000 lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân cho giai đoạn 2011 – 2015 là 7,02%.

- Đến năm 2020 sẽ đón hơn 6 triệu lượt khách, trong đó thu hút khoảng

87.000 lượt khách quốc tế và 5.913.000 lượt khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân ở giai đoạn 2016 – 2020 là 6,4%.

- Về tầm nhìn du lịch đến 2030, tỉnh Bình Dương sẽ thu hút khoảng 12 triệu lượt khách, trong đó có 110.000 lượt khách quốc tế và khoảng 11.890.000 lượt khách nội địa.

3.2.2. Dự báo doanh thu du lịch. Doanh thu được tính bằng công thức:‌

Doanh thu = (Lượt khách) X (Mức chi tiêu Bình Quân/ngày) X (Ngày lưu trú bình quân).

Dựa trên công thức trên, dự báo doanh thu du lịch giai đoạn đến 2015 và đến 2020, tầm nhìn du lịch đến 2030 như sau:

Bảng 3.11 DOANH THU DU LỊCH NĂM 2011 – 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)


Năm

2011

2015

2020

Tổng số

580

2223

4467


- Dự báo về doanh thu du lịch đến năm 2015 đạt khoảng 2.223 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu du lịch giai đoạn 2011 – 2015 là 35,25% / năm.

- Đến năm 2020 doanh thu du lịch dự tính sẽ đạt khoảng 4.467 tỷ đồng. Tố độ tăng trưởng bình quân của doanh thu du lịch giai đoạn 2016 – 2020 là 14,98% / năm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/04/2023