Tổ Chức Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đánh Giá Kế Hoạch Dạy Học Môn Hóa Học Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh

hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, của trường bạn, của các chuyên gia trong và ngoài nước về tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh như thế nào cho thật hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm thiết kế các hoạt động sao cho gây hứng thú cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học

- Nhà trường tiến hành nhiều phương thức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên. Phương thức chủ yếu đang được thực hiện là bồi dưỡng tại chỗ, tại trường.Tập trung vào việc bồi dưỡng việc vận dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, BGH nhà trường cần hết sức quan tâm đến những vấn đề như:

+ Tổ chức đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường, đội ngũ này trong thời gian tập huấn sẽ nghiên cứu sâu về việc xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học, thiết kế hoạt động dạy học mẫu và tổ chức một số buổi cho giáo viên toàn trường tham dự.

+ Đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên tại trường mình, tổ chuyên môn của mình, chủ động về thời gian tập huấn, trên cơ sở trình độ thực tế của đội ngũ giáo viên trường mình, tổ mình.

+ Cung cấp đầy đủ tài liệu về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học được thiết kế cho giáo viên dự bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho giáo viên được nghiên cứu tài liệu, nắm được nội dung trước, giáo viên dự kiến được cách thức tiến hành hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh để trong quá trình bồi dưỡng sẽ đưa ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều ý tưởng về tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần thay đổi phương pháp bồi dưỡng sao cho GV có nhiều thời gian thực hành thiết kế hoạt động dạy học trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các hoạt động học tập của học sinh, có sự trao đổi và rút kinh nghiệm, thống nhất phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Những kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhà trường cần trang bị cho GV cụ thể là:

* Xây dựng kế hoạch thiết kế hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1. Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động dạy học. 2: Đặt tên cho hoạt động

3: Xác định mục tiêu của hoạt động

4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động 5: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động 7: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.

* Trang bị cho GV các hình thức tổ chức dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường đảm bảo mục tiêu của cấp học đề ra theo chương trình hiện hiện hành và theo định hướng đổi mới

Khi thiết kế thực hiện các hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, GV và HS có cơ hội phát huy năng lực chủ động, sáng tạo, gây hứng thú, hấp dẫn trong các hoạt động, từ đó tri thức đến với HS một cách tự nhiên, dễ dàng, không gò bó, HS tự giác,nhiệt tình và tích cực hơn trong học tập

Trong điều kiện thực tại và chương trình hiện hành, GV căn cứ vào kế hoạch của nhà trường có thể lựa chọn những hình thức mới vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường vừa đáp ứng được nguyện vọng học tập của học sinh vẫn đảm bảo chương trình mà lại đạt được kết quả giáo dục cao nhất.

Hiệu trưởng chủ động trong việc lựa chọn tài liệu, nội dung, báo cáo viên, thời gian tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động tổ chuyên môn cho các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn:

+ Về tài liệu:

- Có thể sử dụng các tài liệu bổi dưỡng cán bộ quản lý do các dự án phát triển giáo dục THPT phát hành, các tài liệu của bộ Giáo dục và Đào tạo….. để biên soạn lại nội dung cần bồi dưỡng.

+ Về nội dung bồi dưỡng: cần tập trung vào các nội dung

- Cách thức điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm.

- Cách thức xây dựng một bản kế hoạch hoạt động của tổ.

- Cách thức tổ chức một buổi họp phân tích, rút kinh nghiệm tiết dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Quản lý sự xung đột.

+ Về hình thức bồi dưỡng, Hiệu trưởng có thể:

- Tổ chức các lớp học và mời các chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn;

- Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn ở trong nhà trường;

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các đơn vị trường bạn cho các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn.

+ Về thời gian:

- Đối với các chuyên đề ngắn có thể bồi dưỡng xen kẽ vào các thời điểm trong năm học.

- Với các nội dung lớn cần tổ chức vào dịp cuối năm, dịp hè.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Báo cáo viên là chuyên gia, có nhiều kinh nghiệm về tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông

- Nhà trường đưa kế hoạch bồi dưỡng về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trước khi bắt đầu năm học mới. Chuẩn bị các điều kiện cấp thiết (địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị, chuyên gia, báo cáo viên,…) để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, có sự tham gia của các chuyên gia về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông; có chế độ hỗ trợ kinh phí cụ thể, những quy định về bồi dưỡng để giáo viên có điều kiện về thời gian và vật chất tập trung vào thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông.

3.2.3. Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Có cơ sở cụ thể để đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.3.2. Ý nghĩa của biện pháp

Cung cấp các tiêu chí rõ ràng để giáo viên có thể tự chấm điểm cho mỗi phương diện của hoạt động học tập, từ đó giúp giáo viên định hướng cải tiến các hoạt động học tập đó.

Ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời, nếu phát hiện ra sai sót, lệch lạc trong các khâu của quá trình kiểm tra đánh giá sẽ có biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục kịp thời.

3.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Qua kế hoạch giáo dục môn Hóa học đã được phe duyệt, nhà trường và tổ chuyên môn, yêu cầu giáo viên soạn kế hoạch dạy học theo nhóm lớp chung, cần xác định nội dung kiến thức trọng tâm, phương pháp tổ chức và phương tiện dạy học bộ môn. Phổ biến kế hoạch triển khai dạy học theo chuẩn đầu ra cho toàn trường. Thực hiện chỉ đạo điểm cách xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học theo chuẩn đầu ra cho toàn trường chi tiết thông qua lực lượng giáo viên giỏi, có khả năng sáng tạo.

Xây dựng ngân hàng các kế hoạch bài dạy học phong phú, đa dạng cho phép giáo viên dễ dàng chọn lựa để xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học cho từng lớp chi tiết. Hiệu trưởng hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên lập kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy học theo kế hoạch và điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Hướng dẫn giáo viên cách ghi chép đánh giá về kế hoạch thực hiện sau mỗi ngày, tuần, tháng, chủ đề... những điểm chưa thực hiện được, vì sao, những khó khăn, thắc mắc khi thực hiện, kinh nghiệm tổ chức để trao đổi với đồng nghiệp.

* Các bước thực hiện:

- Bước 1: Ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng (có thể và một số giáo viên có kinh nghiệm) lập kế hoạch giáo dục môn Hóa học

- Bước 2: Chuyển kế hoạch giáo dục môn Hóa học tới các giáo viên trường, góp ý (dựa trên thực tiễn nhóm lớp về trình độ giáo viên, khả năng của HS, cơ sở vật chất,…)

- Bước 3: Ban giám hiệu và tổ trưởng điều chỉnh kế hoạch giáo dục môn Hóa học.

- Bước 4: Chuyển giáo viên đọc lại và góp ý thêm.

- Bước 5: Thống nhất toàn trường -> triển khai thực hiện theo kế hoạch giáo dục bộ môn.

- Bước 6: Căn cứ theo kế hoạch giáo dục môn học, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch từng bài dạy.

- Bước 7: Giáo viên tự đánh giá kế hoạch dạy học trước và sau khi thực hiện giờ dạy, từ đó có điều chỉnh phù hợp cho các tiết, bài sau, cho phù hợp từng đối tượng học sinh.

* Tiêu chí đánh giá một kế hoạch dạy học bao gồm các nội dung:

- Xây dựng kiến thức: Việc xây dựng kiến thức là hoạt động chủ yếu. Khi thực hiện nhiệm vụ, các em không chỉ học được kiến thức trong môn Hóa học mà còn học được nhiều kiến thức và kĩ năng khác...

- Hợp tác: HS làm việc nhóm, chia sẻ trách nhiệm và cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng đối với sản phẩm chung của cả nhóm.

- Sử dụng CNTT: HS sử dụng CNTT (ví dụ tìm kiếm thông tin trên Internet) để hỗ trợ cho việc xây dựng kiến thức, nhưng CNTT không phải là yếu tố bắt buộc (HS vẫn có thể tìm kiếm qua sách báo trên thư viện...).

- Tự điều chỉnh: HS tự đánh giá theo sự hướng dẫn của GV, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập

- Giải quyết vấn đề thực tế: Hướng dẫn HS liên hệ với các vấn đề thực tế, thực hiện các giải pháp trong bối cảnh thật.

Bảng 3.1. Thang đánh giá các tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học


Phương diện

Mức điểm


Nội dung cụ thể


Xây dựng kiến thức

1

Chỉ yêu cầu HS mô phỏng lại kiến thức (tái hiện)

2

Yêu cầu HS thực hiện một phần quy trình xây dựng kiến thức, nhưng không phải là yêu cầu chính của hoạt động. (HS tham gia trả lời câu hỏi, quan sát thí nghiệm do GV thực hiện…)

3

Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng trong nội tại một môn học. (HS phân tích, tổng hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông Vân Tảo, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội - 13


Phương diện

Mức điểm


Nội dung cụ thể



thông tin, tự làm thí nghiệm nghiên cứu, tự làm một mô hình, tự chứng minh một công thức…. để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao của môn học)

4

Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng liên quan đến nhiều môn học khác nhau.


Hợp tác

1

Không đòi hỏi HS làm việc theo cặp nhóm

2

HS phải làm việc cùng nhau theo nhóm, cặp nhưng không chia sẻ trách nhiệm với nhau. (làm việc theo cặp nhưng lại thực hiện nhiệm vụ độc lập, sau đó chỉ góp ý cho nhau về sản phẩm của mỗi cá nhân. Ví dụ: HS được cung cấp bộ mô hình nguyên tử, mỗi HS lắp ráp các phân tử khác nhau….)

3

HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng không cần phải cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng. (HS trong nhóm chỉ thực hiện một bước trong quy trình để tạo ra một sản phẩm)

4

HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng đưa ra các quyết định quan trọng về nội dung, quá trình, phương tiện, sản phẩm… (Ví dụ: HS cùng thiết kế, chế tạo dụng cụ đo pH, chế tạo thuốc trừ sâu sinh học, thiết kế thí nghiệm….)


Sử dụng CNTT

1

HS không có cơ hội sử dụng CNTT

2

HS sử dụng CNTT để học hoặc thực hiện các thao tác cơ bản để mô phỏng lại thông tin, không thực hiện quá trình xây dựng kiến thức (HS tìm kiếm thêm thông tin bổ sung sau khi học bài)

3

HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng việc này có thể không cần đến CNTT (HS luyện tập kiến thức đã học qua trò chơi trên Kahoot, …, tìm hiểu kiến thức mới qua việc sử dụng một mô phỏng kéo thả các thành phần của nguyên tử vào đúng vị trí…)

4

HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức và nếu không có ứng dụng CNTT thì không xây dựng được kiến thức. (HS sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo để thực hiện các thí nghiệm độc hại, không thực hiện được trong điều kiện phòng học bộ môn)


Phương diện

Mức điểm


Nội dung cụ thể


Tự điều chỉnh

1

Hoạt động học tập có thể hoàn thành dưới một tuần học.

2

Hoạt động học tập kéo dài hơn một tuần nhưng HS không được biết các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

3

Hoạt động học tập kéo dài hơn một tuần, HS được biết các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhưng không có cơ hội lên kế hoạch cho công việc của mình.

4

Hoạt động học tập kéo dài hơn một tuần, HS được biết các tiêu chí đánh giá sản phẩm và có thể lên kế hoạch cho công việc của mình.


Giải quyết vấn đề thực tế

1

Yêu cầu chính của họat động không phải là giải quyết vấn đề. HS chỉ sử dụng những điều đã học để hoàn thành nhiệm vụ.

2

Yêu cầu chính là giải quyết vấn đề nhưng vấn đề không có tính thực tế.

3

Yêu cầu chính là giải quyết vấn đề có tính thực tế, nhưng các giải pháp đưa ra chỉ là giả định

4

Yêu cầu chính là giải quyết vấn đề có tính thực tế, và HS cần thực hiện các giải pháp trong bối cảnh thật.


3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Có đội ngũ CBQL, GV làm việc công bằng, nghiêm túc và công khai. Các khâu cần được thực hiện có kế hoạch, chi tiết và cụ thể.

Mọi giáo viên trong tổ, nhóm đều hiểu rõ các tiêu chí và biết cách áp dụng thang đo để tự đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học.

3.2.4. Sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Đầu tư, bổ sung, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông

3.2.4.2. Ý nghĩa của biện pháp

Làm cho cán bộ QL và đội ngũ GV nhận thức được vai trò quan trọng của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong việc dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông là phương tiện nhận thức và trở thành bộ phận của PPDH, nhất là sử dụng CNTT và có kế hoạch đầu tư CSVC của nhà trường.

3.2.4.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Các điều kiện vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực bao gồm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. CSVC&TBDH là một trong những thành tố cấu thành của quá trình dạy học. CSVC&TBDH là một điều kiện rất quan trọng để đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. CSVC&TBDH có vai trò và tầm quan trọng như các thành tố nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, lực lựợng giáo dục và môi trường giáo dục. CSVC&TBDH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho người học như: Tăng tốc độ truyền tải thông tin, mà không làm giảm chất lượng thông tin, thực hiện các phương pháp dạy học trực quan, thực nghiệm, tạo những “vùng cộng tác” giữa người dạy và người học, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển hoạt động dạy học.

- Chỉ đạo chặt chẽ việc khai thác và sử dụng có hiệu quả TBDH trong quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc triển khai sử dụng TBDH của các tổ, nhóm chuyên môn và của cán bộ, giáo viên trong năm học.

- Chỉ đạo giáo viên, học sinh sau khi dùng xong phải có trách nhiệm lau chùi, vệ sinh, bảo dưỡng, bảo quản thiết bị, bảo đảm thiết bị sử dụng được lâu dài và giao trả cho nhân viên thiết bị theo đúng quy định. Đồng thời khuyến khích giáo viên, học sinh sửa chữa và có thể tự làm thêm một số đồ dùng thiết bị dạy học còn thiếu, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023